BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
4255/QĐ-BGTVT
|
Hà
Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH VỀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN
ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ DO BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI QUẢN LÝ
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Luật Đấu thầu số
43/2013/QH13 ngày 26/11/2013;
Căn cứ Luật Đầu tư công số
49/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
Căn cứ Luật Xây dựng số
50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
Căn cứ Luật Đầu tư số 67/2014/QH13
ngày 26/11/2014;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP
ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 63/2014/NĐ-CP
ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu
thầu về lựa chọn nhà thầu;
Căn cứ Nghị định số 15/2015/NĐ-CP
ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình
thức đối tác công tư;
Căn cứ Nghị định số 30/2015/NĐ-CP
ngày 17/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu
thầu về lựa chọn nhà đầu tư;
Căn cứ Nghị định số 32/2015/NĐ-CP
ngày 25/3/2015 của Chính phủ quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 37/2015/NĐ-CP
ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP
ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP
ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 2777/QĐ-BGTVT
ngày 03/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy định về việc tổ
chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ký kết và thực hiện hợp đồng các dự án đầu
tư theo hình thức đối tác công tư do Bộ Giao thông vận tải quản lý;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản
lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
1. Quyết định này quy định về nhiệm vụ,
quyền hạn của Ban Quản lý dự án (Ban QLDA) được Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT)
giao thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
(CQNNCTQ) đối với các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (sau đây gọi
là dự án đầu tư theo hình thức PPP) do Bộ GTVT quản lý.
2. Đối với các dự án do Tổng cục Đường
bộ Việt Nam (Tổng cục ĐBVN), Cục quản lý chuyên ngành (Cục QLCN) là cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, Tổng cục ĐBVN và Cục QLCN có trách nhiệm cập nhật các quy định
phù hợp của Quyết định này vào Hợp đồng dự án làm cơ sở triển
khai thực hiện.
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
Quyết định này áp dụng đối với các
Ban QLDA được Bộ GTVT giao thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, Tổng cục ĐBVN và Cục QLCN đối với các dự án do Tổng cục
ĐBVN và Cục QLCN là CQNNCTQ, các cơ quan tham mưu của Bộ GTVT và các tổ chức,
cá nhân có liên quan đối với các dự án đầu tư theo hình thức
PPP do Bộ GTVT quản lý.
Điều 3. Nhiệm vụ,
quyền hạn của Ban QLDA trong giai đoạn chuẩn bị dự án
1. Đề xuất dự án
a) Đối với dự án do Cơ quan nhà nước
có thẩm quyền đề xuất: Ban QLDA tổ chức lập đề xuất dự án (bao gồm cả nhiệm vụ,
dự toán công tác khảo sát, lập đề xuất dự án, nếu có) và chuẩn bị các nội dung
có liên quan trình Bộ GTVT xem xét, phê duyệt.
b) Đối với dự án do Nhà đầu tư đề xuất:
Ban QLDA có trách nhiệm phối hợp, hướng dẫn Nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ; tiếp nhận
và xem xét hồ sơ trước khi trình Bộ GTVT xem xét, phê duyệt.
Trong trường hợp
có nhiều Nhà đầu tư đề xuất một dự án, Ban QLDA có trách nhiệm tổ chức đánh
giá, lựa chọn đề xuất dự án theo đúng quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và hướng
dẫn của Bộ GTVT; trình Bộ GTVT xem xét, phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc lựa
chọn đề xuất dự án trình duyệt.
c) Công bố dự án: Ban QLDA có trách
nhiệm cung cấp nội dung dự án công bố theo đúng quy định tại khoản
2 Điều 5 Quyết định số 2777/QĐ-BGTVT ngày 03/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải (Quyết định số 2777/QĐ-BGTVT) và Nghị định số 15/2015/NĐ-CP; phối hợp với Văn phòng Bộ, Trung tâm Công nghệ thông tin
thực hiện việc công bố dự án trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định
của pháp luật về đấu thầu và Cổng thông tin điện tử Bộ
GTVT.
2. Báo cáo nghiên cứu khả thi
a) Đối với dự án
do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề xuất: Ban QLDA thực hiện theo quy định tại
điểm a và điểm c khoản 1 Điều 6 Quyết định số 2777/QĐ-BGTVT.
Ban QLDA chịu trách nhiệm về nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi trình duyệt, đảm
bảo tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng; quy định của Chính phủ
tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP và các quy định khác
của pháp luật có liên quan.
b) Đối với dự án do Nhà đầu tư đề xuất:
Ban QLDA và Nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại điểm a khoản
2 Điều 6 Quyết định số 2777/QĐ-BGTVT. Ban QLDA hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm
tra việc tổ chức lựa chọn nhà thầu tư vấn giai đoạn chuẩn bị dự án của Nhà đầu
tư đảm bảo tuân thủ quy định hiện hành; Ban QLDA chịu trách nhiệm kiểm tra,
giám sát quá trình Nhà đầu tư lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, công tác môi trường
và các công tác khác có liên quan, tiếp nhận và xem xét hồ
sơ trước khi trình Bộ GTVT (bao gồm cả nhiệm vụ, dự toán công tác khảo sát, lập
báo cáo nghiên cứu khả thi) đảm bảo hồ sơ tuân thủ quy định của pháp luật về đầu
tư xây dựng; Nghị định số 15/2015/NĐ-CP, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP và các quy
định khác của pháp luật có liên quan.
3. Ban QLDA có trách nhiệm theo dõi,
đôn đốc, hướng dẫn và phối hợp với Nhà đầu tư tập hợp đầy
đủ hồ sơ liên quan để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh Báo cáo
nghiên cứu khả thi, tổng mức đầu tư (nếu có) trong quá trình thực hiện dự án.
Điều 4. Nhiệm vụ,
quyền hạn của Ban QLDA về lựa chọn nhà thầu tham gia thực hiện dự án
1. Xem xét, chấp thuận quy chế lựa chọn
nhà thầu tư vấn, cung cấp hàng hóa, xây lắp và nhà thầu khác theo quy định tại Điều 44 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP trước khi Nhà đầu tư (NĐT),
Doanh nghiệp dự án (DNDA) ban hành.
2. Kiểm tra, rà soát và trình Bộ GTVT
chấp thuận trước khi NĐT, DNDA phê duyệt các nội dung:
a) Kế hoạch lựa
chọn nhà thầu;
b) Khung tiêu chí chung trong Hồ sơ mời
thầu, Hồ sơ yêu cầu đối với các gói thầu Tư vấn: khảo sát, thiết kế; giám sát;
kiểm định; kiểm toán; gói thầu xây lắp; mua sắm hàng hóa, bảo hiểm...;
c) Kết quả lựa chọn nhà thầu các gói
thầu: tư vấn khảo sát thiết kế, tư vấn giám sát, tư vấn kiểm định, tư vấn kiểm
toán quyết toán vốn đầu tư; các gói thầu xây lắp có công trình cấp I trở lên;
d) Năng lực, kinh nghiệm của đơn vị
thực hiện các gói thầu do NĐT, DNDA tự thực hiện.
3. Xem xét, chấp thuận Hồ sơ mời thầu,
hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu của NĐT, DNDA (ngoài các gói thầu quy
định tại điểm c khoản 2 Điều này).
4. Kiểm tra, rà soát nội dung hợp đồng,
các điều chỉnh, bổ sung hợp đồng (nếu có) giữa NĐT, DNDA với
các nhà thầu tham gia dự án trước khi ký kết, đảm bảo tuân thủ quy định của
pháp luật;
5. Trường hợp
NĐT, DNDA không tuân thủ các quy định về lựa chọn nhà thầu tại hợp đồng dự án, Ban QLDA có trách nhiệm kịp thời báo cáo Bộ GTVT để
xử lý.
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Ban QLDA trong công tác thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau
thiết kế cơ sở và dự toán xây dựng
1. Thực hiện điểm đ
khoản 1 Điều 11 Quyết định số 2777/QĐ-BGTVT; Kiểm tra, rà soát, trình cơ
quan chuyên môn về xây dựng của Bộ GTVT thẩm định đề cương và dự toán chi phí các gói thầu tư vấn do NĐT, DNDA tổ
chức lập.
2. Kiểm tra, rà soát, trình cơ quan chuyên môn về xây dựng của Bộ GTVT thẩm định, thẩm định điều
chỉnh hồ sơ thiết kế kỹ thuật trong trường hợp thiết kế 03
bước, hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp thiết
kế 02 bước và dự toán xây dựng công trình do NĐT, DNDA lập theo quy định tại Điều 82 Luật Xây dựng năm 2014 và Điều 25 Nghị
định số 59/2015/NĐ-CP. Tiếp nhận hồ sơ thiết kế, dự toán xây dựng công
trình do NĐT, DNDA phê duyệt, kịp thời báo cáo Bộ GTVT xử lý trong trường hợp
có sai khác với kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng của Bộ
GTVT.
Điều 6. Nhiệm vụ,
quyền hạn của Ban QLDA trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB)
Thực hiện điểm c khoản
1 Điều 11 Quyết định số 2777/QĐ-BGTVT, cụ thể như sau:
1. Phối hợp với
NĐT, DNDA, Chủ đầu tư dự án thành phần GPMB và các cơ quan, đơn vị liên quan trong các công tác: Cắm cọc GPMB, bàn giao cho địa
phương; lập phương án tổng thể, phương án chi tiết GPMB, di dời công trình thiết
yếu trong hành lang an toàn công trình kết cấu hạ tầng giao thông; tổ chức thực
hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định hiện hành của nhà
nước và của Bộ GTVT hướng dẫn thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư khi thu hồi đất xây dựng các dự án đầu tư xây dựng giao thông.
2. Phối hợp với
NĐT, DNDA, Chủ đầu tư dự án thành phần GPMB kiểm tra phương án và kinh phí
GPMB, xác định kế hoạch, nhu cầu sử dụng vốn GPMB của dự án để được bố trí nguồn vốn thực hiện (trường hợp nhà nước hỗ trợ nguồn vốn
GPMB) hoặc để Nhà đầu tư chuyển vốn GPMB cho địa phương, đảm
bảo đủ kinh phí để địa phương kịp thời chi trả theo phương
án chi tiết GPMB được duyệt. Kiểm tra, xem xét các tài liệu
do NĐT, DNDA trình Bộ GTVT để xem xét, xử lý.
3. Theo dõi, đôn đốc NĐT, DNDA, Chủ đầu
tư dự án thành phần GPMB thực hiện trách nhiệm quản lý, thanh toán, quyết toán
vốn GPMB theo quy định.
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Ban QLDA về quản lý, giám sát thực hiện hợp đồng dự án
1. Thực hiện các điểm
a, b, e và điểm g khoản 1 Điều 11 của Quyết định số 2777/QĐ-BGTVT.
2. Giám sát việc tuân thủ các nghĩa vụ
của NĐT, DNDA theo quy định tại hợp đồng dự án. Trường hợp NĐT, DNDA vi phạm các điều khoản của hợp đồng, kịp
thời báo cáo Bộ GTVT xử lý theo quy định.
3. Đôn đốc NĐT, DNDA chuẩn bị những nội dung NĐT, DNDA phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ
quan chuyên môn về xây dựng của Bộ GTVT để thẩm định hoặc thống nhất. Kiểm tra,
rà soát các nội dung do NĐT, DNDA điều chỉnh, hoàn thiện trên cơ sở ý kiến thẩm
định của CQNNCTQ, cơ quan chuyên môn về xây dựng.
4. Kiểm tra tiến độ bàn giao mặt bằng,
tiến độ thi công của dự án để làm cơ sở đề xuất xử lý vi phạm, gia hạn thời
gian thực hiện theo điều kiện hợp đồng.
5. Phối hợp với NĐT, DNDA rà soát Phụ
lục hợp đồng điều chỉnh, phương án tài chính theo giá trị thỏa thuận phê duyệt
quyết toán công trình hoàn thành, trình Bộ GTVT xem xét.
6. Kiểm tra, đôn đốc NĐT, DNDA thực
hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn lao động, an toàn công
trình và an toàn giao thông trong quá trình thi công đối với công trình vừa thi
công, vừa khai thác.
7. Kiểm tra tính
pháp lý và quản lý Bảo đảm thực hiện hợp đồng của Nhà đầu
tư theo đúng quy định của pháp luật; theo dõi thời hạn Bảo đảm thực hiện hợp đồng
đảm bảo phù hợp với tiến độ thực hiện dự án theo quy định.
Điều 8. Nhiệm vụ,
quyền hạn của Ban QLDA về quản lý nguồn vốn của dự án
1. Xây dựng kế hoạch vốn hàng năm
(ngân sách nhà nước, huy động của Nhà đầu tư và các nguồn vốn hợp pháp khác) của
dự án để báo cáo Bộ GTVT. Theo dõi và báo cáo định kỳ tiến độ huy động vốn, tiến
độ giải ngân của dự án theo quy định.
2. Nguồn vốn của Nhà nước tham gia thực
hiện dự án (nếu có):
a) Tiếp nhận nguồn vốn của Nhà nước
tham gia thực hiện dự án (nếu có) và thực hiện việc cấp phát, thanh toán theo
quy định của pháp luật và hợp đồng dự án;
b) Đôn đốc, hướng dẫn NĐT, DNDA được
lựa chọn thực hiện dự án hoàn trả chi phí hỗ trợ chuẩn bị đầu tư và chi phí bảo
toàn nguồn vốn hỗ trợ chuẩn bị đầu tư để tạo nguồn vốn chuẩn bị đầu tư cho các
dự án khác.
3. Nguồn vốn do Nhà đầu tư huy động:
a) Kiểm tra, xác
nhận tiến độ huy động vốn (vốn chủ sở hữu, vốn vay) phù hợp
với tiến độ quy định trong hợp đồng dự án. Trường hợp NĐT, DNDA chậm trễ, không
đáp ứng tiến độ, kịp thời báo cáo Bộ GTVT để xử lý;
b) Kiểm tra, rà soát giá trị giải
ngân, tiến độ giải ngân, giá trị hoàn VAT của dự án;
c) Kiểm tra, xác nhận lãi suất tiền
vay và số lãi vay phải trả trong quá trình thực hiện dự án đảm bảo phù hợp với
quy định của hợp đồng dự án và quy định của pháp luật.
Điều 9. Nhiệm vụ,
quyền hạn của Ban QLDA về quản lý, giám sát chất lượng công trình
1. Kiểm tra việc
giám sát quá trình thi công xây dựng công trình theo quy định tại hợp đồng dự án.
2. Kiểm tra việc tuân thủ các quy
trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quản lý vận hành công trình theo hợp đồng
dự án.
3. Tổ chức thực hiện công tác kiểm định
chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và toàn bộ công trình xây dựng
khi có nghi ngờ về chất lượng hoặc khi được cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu và
theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.
4. Chủ trì rà soát, báo cáo Bộ GTVT
xem xét, quyết định đối với các hạng mục và khối lượng phát sinh ngoài quy định
của Hợp đồng dự án; phối hợp với NĐT, DNDA và các bên liên
quan giải quyết những vướng mắc phát sinh trong thi công xây dựng công trình và
xử lý, khắc phục sự cố công trình xây dựng theo quy định của pháp luật.
5. Yêu cầu NĐT, DNDA đình chỉ nhà thầu
khi xét thấy chất lượng công việc thực hiện không đảm bảo yêu cầu. Trường hợp
NĐT, DNDA không tuân thủ, kịp thời báo cáo Bộ GTVT để xử lý.
6. Yêu cầu NĐT, DNDA thay thế nhân sự
của Tư vấn giám sát trong trường hợp các nhân sự Tư vấn giám sát không đáp ứng trình
độ, năng lực và kinh nghiệm theo quy định trong Hồ sơ mời thầu, Hồ sơ yêu cầu
hoặc chất lượng công việc không đảm bảo yêu cầu. Trường hợp NĐT, DNDA không
tuân thủ, kịp thời báo cáo Bộ GTVT để xử lý.
7. Giám sát công tác quản lý chất lượng
công trình đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật và của Bộ GTVT.
8. Đối với dự án BT: thực hiện việc
giám sát chất lượng công trình theo thủ tục quy định đối với dự án đầu tư công
theo quy định tại khoản 2 Điều 48 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP
và quy định của Bộ GTVT.
Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Ban QLDA về nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây
dựng
1. Kiểm tra, giám sát công tác nghiệm
thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình
xây dựng.
2. Tham gia nghiệm thu hoàn thành hạng
mục công trình xây dựng khi kết thúc gói thầu xây dựng.
Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Ban QLDA về nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa
vào sử dụng
1. Kiểm tra,
giám sát, hướng dẫn NĐT, DNDA thực hiện đảm bảo các điều
kiện để nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy
định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP. Trường
hợp công trình không đáp ứng các điều kiện để nghiệm thu, kịp thời báo cáo Bộ
GTVT để xử lý.
2. Kiểm tra hồ sơ, tài liệu, đánh giá
chất lượng công trình xây dựng, báo cáo Bộ GTVT để phục vụ
cho công tác kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng đối với công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng theo quy định
tại Điều 123 Luật Xây dựng và Điều 32 Nghị
định số 46/2015/NĐ-CP.
3. Tham gia nghiệm thu công trình xây
dựng để đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Ban QLDA đối với công tác lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng
1. Kiểm tra,
giám sát, hướng dẫn NĐT, DNDA lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng trước khi đưa hạng
mục công trình hoặc công trình vào khai thác, vận hành.
2. Yêu cầu NĐT, DNDA lưu trữ hồ sơ và chuyển một bộ hồ sơ hoàn thành công
trình xây dựng cho Ban QLDA lưu trữ theo quy định tại khoản 3
Điều 33 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.
Điều 13. Nhiệm vụ,
quyền hạn của Ban QLDA đối với công tác bàn giao, chuyển giao hạng mục công
trình, công trình xây dựng dự án BT, BTO, BTL
1. Kiểm tra, giám sát, hướng dẫn NĐT,
DNDA thực hiện các thủ tục đảm bảo hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng
đáp ứng các điều kiện bàn giao quy định tại hợp đồng dự án và các quy định tại Điều 124 Luật Xây dựng.
2. Tổ chức giám định chất lượng, giá
trị, tình trạng công trình theo thỏa thuận tại hợp đồng dự
án, lập danh mục tài sản chuyển giao, xác định các hư hại (nếu có) và báo cáo Bộ
GTVT yêu cầu doanh nghiệp dự án thực hiện việc sửa chữa, bảo trì công trình.
3. Chuẩn bị hồ sơ, thủ tục, phối hợp NĐT,
DNDA xem xét việc đáp ứng các điều kiện chuyển giao quy định tại hợp đồng dự án và các quy định của văn bản quy phạm pháp luật khác có
liên quan.
Điều 14. Nhiệm vụ,
quyền hạn của Ban QLDA đối với công tác bảo hành, bảo trì công trình
1. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện
trách nhiệm bảo hành công trình xây dựng của Nhà đầu tư, nhà thầu theo quy định
tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP, Nghị định số 15/2015/NĐ-CP, các quy định của Bộ
GTVT và quy định tại Hợp đồng dự án; yêu cầu các bên chịu trách nhiệm về chất
lượng công trình tương ứng với phần công việc do mình thực hiện (kể cả sau thời
gian bảo hành đối với Nhà đầu tư).
2. Kiểm tra, rà soát “Quy trình bảo
trì công trình xây dựng” do NĐT, DNDA tổ chức lập trước khi trình CQNNCTQ chấp
thuận.
Điều 15. Nhiệm vụ,
quyền hạn của Ban QLDA về quyết toán công trình dự án
1. Kiểm tra, giám sát, hướng dẫn NĐT,
DNDA thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình hoàn thành đảm bảo để
trình CQNNCTQ trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày hoàn thành công
trình dự án theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Nghị định số
15/2015/NĐ-CP.
2. Kiểm tra, rà soát và trình các nội
dung để Bộ GTVT thỏa thuận với NĐT việc lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập, có
năng lực và kinh nghiệm thực hiện việc kiểm toán giá trị vốn đầu tư xây dựng
công trình dự án.
3. Hướng dẫn NĐT lập hồ sơ quyết toán
dự án hoàn thành và các nội dung chi phí khác theo thỏa thuận tại Hợp đồng dự
án. Sau khi có kết quả kiểm toán, tiến hành kiểm tra Báo cáo quyết toán của
NĐT, DNDA, kết quả thực hiện các kết luận của Thanh tra, Kiểm toán Nhà nước để
báo cáo Bộ GTVT xem xét, thỏa thuận quyết toán.
Điều 16. Nhiệm vụ,
quyền hạn của Ban QLDA về báo cáo, giám sát, đánh giá đầu tư, công khai tài
chính
1. Thực hiện nghiêm túc chế độ báo
cáo định kỳ về tình hình triển khai, thực hiện dự án theo quy định của Bộ GTVT
về việc yêu cầu báo cáo tiến độ, chất lượng trước ngày 22 hàng tháng hoặc khi
được Bộ GTVT yêu cầu.
2. Kiểm tra, giám sát, hướng dẫn NĐT,
DNDA thực hiện giám sát đánh giá dự án theo quy định của pháp luật về giám sát,
đánh giá đầu tư và thỏa thuận tại hợp
đồng dự án.
3. Kiểm tra, giám sát NĐT, DNDA thực
hiện công khai báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán theo
quy định của pháp luật và thỏa thuận tại hợp đồng dự án.
Điều 17. Xử lý
chuyển tiếp
1. Đối với các dự án đang trong giai
đoạn chuẩn bị dự án hoặc chưa ký hợp đồng chính thức giữa CQNNCTQ và NĐT: thực
hiện theo quy định tại Quyết định này.
2. Đối với các dự án đã ký hợp đồng
chính thức giữa CQNNCTQ với NĐT và đang triển khai thực hiện trước khi Quyết định
này có hiệu lực: Ban QLDA phải thực hiện việc rà soát, báo cáo Bộ GTVT (qua Ban
PPP) để sửa đổi, bổ sung Hợp đồng cho phù hợp với nội dung tại Quyết định này trong vòng 60 ngày kể từ ngày Quyết định
này có hiệu lực.
Điều 18. Hiệu lực thi hành, tổ
chức thực hiện
1. Quyết định này có hiệu lực kể từ
ngày ký. Bãi bỏ Quyết định số 3085/QĐ-BGTVT ngày 04/10/2013 của Bộ trưởng Bộ
GTVT ban hành Quy định tạm thời về nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý dự án đối
với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BT do Bộ GTVT quản lý.
2. Quá trình chuẩn bị ký kết hợp đồng dự án, Ban QLDA và cơ quan tham mưu của Bộ đưa các nội dung của
Quyết định này vào Hợp đồng dự án làm căn cứ để các bên triển khai thực hiện.
3. Trong quá trình thực hiện dự án,
ngoài việc tuân thủ các quy định tại Quyết định này, Ban QLDA, Tổng cục ĐBVN và
các Cục QLCN có trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật có liên quan
và các nhiệm vụ cụ thể khác do Bộ GTVT giao; báo cáo kịp thời các khó khăn, vướng
mắc để Bộ GTVT xem xét, xử lý.
4. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh
tra Bộ, Vụ trưởng - Trưởng Ban Quản lý đầu tư các dự án đối tác công - tư, các
Vụ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục
trưởng các Cục Quản lý chuyên ngành, Tổng Giám đốc các Ban
Quản lý dự án, các Nhà đầu tư, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như khoản 4 Điều 18;
- Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- Các Bộ: KH&ĐT, TC và XD;
- Các Thứ trưởng;
- Cổng thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Lưu: VT, CQLXD.
|
BỘ TRƯỞNG
Đinh La Thăng
|