Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 42/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn và tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 42/2010/QĐ-UBND
Ngày ban hành 30/08/2010
Ngày có hiệu lực 09/09/2010
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Thế Thảo
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI 
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 42/2010/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 30 tháng 08 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THÔN, TỔ DÂN PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17/4/2008 của Chính phủ - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thi hành các Điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22 và Điều 26 của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Quyết định số 13/2002/QĐ-BNV ngày 06/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn và tổ dân phố;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn và tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 92/2003/QĐ-UB ngày 05/8/2003 của UBND thành phố Hà Nội (cũ) về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của tổ dân phố, Quyết định số 133/2003/QĐ-UB ngày 22/10/2003 của UBND thành phố Hà Nội (cũ) về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, Quyết định số 902/2003/QĐ-UB ngày 01/7/2003 của UBND tỉnh Hà Tây (cũ) về ban hành Quy định về tổ chức, hoạt động của thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Hà Tây.

Quyết định này có hiệu lực sau mười ngày kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, có liên quan; Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn; Trưởng thôn, Phó thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Tổ phó tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Nội vụ;
- Cục KTVB-Bộ Tư pháp;
- Th.trực: Thành ủy, HĐND TP;
- Chủ tịch và các PCT UBND TP;
- Ủy ban MTTQ TP;
- Các Ban của Thành ủy;
- Các Đoàn thể thuộc TP;
- Như Điều 3;
- C/pVP, các phòng CV;
- Website CP; TT Công báo;
- Lưu: VT, NC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Thế Thảo

 

QUY CHẾ

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THÔN, TỔ DÂN PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 42/2010/QĐ-UBND ngày 30 tháng 8 năm 2010 của UBND thành phố Hà Nội)

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Thôn, làng, bản (gọi chung là thôn) và tổ dân phố, khu phố, khối phố (gọi chung là tổ dân phố) là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư, nơi thực hiện quyền dân chủ trực tiếp nhằm phát huy các hình thức hoạt động tự quản và tổ chức, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, nhiệm vụ cấp trên giao.

Thôn được công nhận và thành lập ở xã, tổ dân phố được công nhận và thành lập ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Thôn và tổ dân phố không phải là một cấp hành chính, do chính quyền xã, phường, thị trấn trực tiếp quản lý. Thôn có Trưởng thôn và Phó thôn, tổ dân phố có Tổ trưởng tổ dân phố và Tổ phó tổ dân phố là những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Nhiệm kỳ của Trưởng thôn, Phó thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Tổ phó tổ dân phố từ hai năm đến tối đa không quá hai năm rưỡi, tính từ khi có quyết định công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 3. Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố là người đại diện cho nhân dân ở thôn, tổ dân phố, do cử tri hoặc cử tri đại diện các hộ gia đình ở thôn, tổ dân phố trực tiếp bầu ra theo nhiệm kỳ và được Chủ tịch UBND cấp xã ra quyết định công nhận.

Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố chịu sự quản lý, chỉ đạo, điều hành của UBND cấp xã, chịu sự lãnh đạo của Chi bộ thôn, Chi bộ tổ dân phố; có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Ban Công tác Mặt trận và các tổ chức, đoàn thể, tổ đại biểu HĐND cấp xã, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (ở thôn), công an viên ở thôn (hoặc cảnh sát khu vực ở tổ dân phố) triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao trên địa bàn thôn, tổ dân phố.

Phó thôn, Tổ phó tổ dân phố là người giúp việc Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ do Trưởng thôn hay Tổ trưởng tổ dân phố phân công; thay mặt Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố điều hành công việc khi được Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố ủy quyền.

Phó thôn, Tổ phó tổ dân phố do UBND cấp xã xem xét ra quyết định công nhận trên cơ sở đề nghị của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố sau khi thống nhất với Ban công tác Mặt trận Tổ quốc ở thôn, tổ dân phố.

Điều 4. Trưởng thôn, Phó thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Tổ phó tổ dân phố phải luôn luôn gần gũi nhân dân; tôn trọng, chú ý lắng nghe nguyện vọng của nhân dân; kiên quyết bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân; giải quyết công việc trên cơ sở pháp luật quy định, chống các tư tưởng, hành vi bè phái, cục bộ địa phương gây mất đoàn kết trong nhân dân.

Điều 5. Tiêu chuẩn Trưởng thôn, Phó thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Tổ phó tổ dân phố

Là người có hộ khẩu và cư trú thường xuyên, lâu dài ở thôn, tổ dân phố, đủ 21 tuổi trở lên, có sức khỏe, nhiệt tình, trung thực và có tinh thần trách nhiệm trong công tác; tốt nghiệp trung học cơ sở (cấp II cũ) trở lên; bản thân và gia đình gương mẫu về đạo đức, lối sống, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, được nhân dân tín nhiệm; có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện tốt các công việc của cộng đồng và cấp trên giao.

Chương 2.

TỔ CHỨC CỦA THÔN VÀ TỔ DÂN PHỐ

[...]