Quyết định 405/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2025 (giai đoạn II)”
Số hiệu | 405/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 03/02/2021 |
Ngày có hiệu lực | 03/02/2021 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Định |
Người ký | Nguyễn Tuấn Thanh |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 405/QĐ-UBND |
Bình Định, ngày 03 tháng 02 năm 2021 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 15/02/2020 của Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030;
Căn cứ Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2025”; Công văn số 1721/UBDT-DTTS ngày 09/12/2020 của Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2021 - 2025 (giai đoạn II);
Theo đề nghị của Ban Dân tộc tỉnh tại Tờ trình số 61/TTr-BDT ngày 27/01/2021 và ý kiến thống nhất của các sở, ngành, UBND các huyện có liên quan.
QUYẾT ĐỊNH:
|
KT. CHỦ TỊCH |
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “GIẢM THIỂU TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ HÔN NHÂN CẬN
HUYẾT THỐNG TRONG VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN
2021-2025 (GIAI ĐOẠN II)”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 405/QĐ-UBND ngày 02/02/2021 của UBND tỉnh)
1. Mục đích
- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ của Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ;
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân về ý thức pháp luật, chuyển đổi hành vi trong hôn nhân của đồng bào dân tộc thiểu số nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số trong tỉnh.
2. Yêu cầu
- Các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị và UBND các huyện liên quan của tỉnh phối hợp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được phân công, góp phần hoàn thành Kế hoạch;
- Tăng cường quản lý, kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các trường hợp vi phạm pháp luật liên quan về hôn nhân và gia đình.
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Phạm vi
Thực hiện trên địa bàn các huyện có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống bao gồm: An Lão, Vân Canh, Vĩnh Thạnh, Hoài Ân, Tây Sơn, Phù Cát và các Trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú trên địa bàn tỉnh.
2. Đối tượng
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 405/QĐ-UBND |
Bình Định, ngày 03 tháng 02 năm 2021 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 15/02/2020 của Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030;
Căn cứ Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2025”; Công văn số 1721/UBDT-DTTS ngày 09/12/2020 của Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2021 - 2025 (giai đoạn II);
Theo đề nghị của Ban Dân tộc tỉnh tại Tờ trình số 61/TTr-BDT ngày 27/01/2021 và ý kiến thống nhất của các sở, ngành, UBND các huyện có liên quan.
QUYẾT ĐỊNH:
|
KT. CHỦ TỊCH |
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “GIẢM THIỂU TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ HÔN NHÂN CẬN
HUYẾT THỐNG TRONG VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN
2021-2025 (GIAI ĐOẠN II)”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 405/QĐ-UBND ngày 02/02/2021 của UBND tỉnh)
1. Mục đích
- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ của Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ;
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân về ý thức pháp luật, chuyển đổi hành vi trong hôn nhân của đồng bào dân tộc thiểu số nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số trong tỉnh.
2. Yêu cầu
- Các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị và UBND các huyện liên quan của tỉnh phối hợp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được phân công, góp phần hoàn thành Kế hoạch;
- Tăng cường quản lý, kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các trường hợp vi phạm pháp luật liên quan về hôn nhân và gia đình.
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Phạm vi
Thực hiện trên địa bàn các huyện có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống bao gồm: An Lão, Vân Canh, Vĩnh Thạnh, Hoài Ân, Tây Sơn, Phù Cát và các Trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú trên địa bàn tỉnh.
2. Đối tượng
- Thanh niên, vị thành niên (nam/nữ) là người dân tộc thiểu số chưa kết hôn/tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống;
- Phụ huynh học sinh/cha mẹ của nam, nữ thanh niên trong độ tuổi vị thành niên;
- Cán bộ cơ sở, các tổ chức đoàn thể và các đối tượng liên quan tham gia tuyên truyền, tập huấn nhằm ngăn ngừa tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở vùng dân tộc thiểu số;
- Già làng, bí thư chi bộ, trưởng thôn, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số và nhân dân vùng dân tộc thiểu số;
- Các tổ chức, cá nhân liên quan tham gia thực hiện Đề án.
3. Thời gian thực hiện: 5 năm (từ năm 2021 đến năm 2025).
1.1. Các hoạt động chủ yếu
- Hướng dẫn, triển khai các hoạt động phù hợp với các yếu tố về văn hóa, giới, lứa tuổi và dân tộc để tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, vận động xóa bỏ những hủ tục lạc hậu và ngăn ngừa, hạn chế tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống;
- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng: Mở các chuyên trang, chuyên mục trên Báo Bình Định, trang thông tin điện tử của Ban Dân tộc tỉnh và các huyện, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, qua hệ thống thông tin, truyền thanh tuyến huyện, xã;
- Tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật; xây dựng tiểu phẩm tuyên truyền, băng hình, đĩa hình truyền thông;
- Tuyên truyền, vận động thông qua hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật; qua các hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp lý miễn phí tại cộng đồng và lưu động tại thôn, làng;
- Lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, vận động với các hoạt động giao lưu văn hóa, lễ hội, hoạt động hòa giải tại cộng đồng, các cuộc họp, hội nghị, sinh hoạt của chính quyền, đoàn thể, hoạt động ngoại khóa trong trường học, các câu lạc bộ, các tổ, nhóm;
- Đề cao và phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Tỉnh đoàn Bình Định, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, già làng, trưởng thôn, dòng họ, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tham gia thực hiện tuyên truyền, vận động đồng bào, các đối tượng vị thành niên, thanh niên dân tộc thiểu số xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, thực hiện việc phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
1.2. Phương thức thực hiện: Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội và địa phương hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động, tư vấn nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của đồng bào và thanh niên dân tộc thiểu số về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
1.3. Thời gian thực hiện: Hàng năm (từ năm 2021 đến năm 2025).
1.4. Kinh phí thực hiện: 1.584 triệu đồng (ước tính 316,8 triệu đồng/năm).
2.1. Các tài liệu, sản phẩm tuyên truyền chủ yếu
- Tài liệu hệ thống hóa các văn bản pháp luật liên quan về hôn nhân và gia đình;
- Tài liệu hướng dẫn, tìm hiểu pháp luật về hôn nhân và gia đình; về tác hại, hậu quả của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống;
- Tài liệu giới thiệu về những phong tục, tập quán tốt đẹp của các dân tộc trong hôn nhân và những hủ tục lạc hậu trong hôn nhân cần vận động xóa bỏ;
- Tài liệu hỏi - đáp pháp luật về hôn nhân, về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống;
- Những nội dung cần biết về pháp luật hôn nhân và gia đình; về tảo hôn, kết hôn cận huyết thống;
- Tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hôn nhân và gia đình trên hệ thống truyền thanh xã, thôn;
- Sổ tay tuyên truyền các loại (như: Sổ tay tuyên truyền viên thôn; Sổ tay lồng ghép tuyên truyền ngăn ngừa tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và chăm sóc sức khỏe sinh sản;…);
- Sách, tài liệu nghiên cứu, tham khảo liên quan khác;
- Tờ rơi, tờ gấp, pa nô, áp phích, tranh cổ động, khẩu hiệu,… tuyên truyền pháp luật về hôn nhân và gia đình;
- Xây dựng tiểu phẩm bằng tiếng, băng hình, đĩa hình truyền thông; xây dựng chuyên mục, chương trình tuyên truyền phổ biến pháp luật liên quan trên đài, báo, tạp chí…
2.2. Phương thức thực hiện: Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đoàn thể liên quan và địa phương triển khai tổ chức biên soạn, cung cấp tài liệu, sản phẩm truyền thông để tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của đồng bào và thanh niên dân tộc thiểu số trong hôn nhân.
2.3. Thời gian thực hiện: Hàng năm (từ năm 2021 đến năm 2025).
3.4. Kinh phí thực hiện: 575 triệu đồng (ước tính 115 triệu đồng/năm).
3.1. Các hoạt động chủ yếu
- Nghiên cứu, triển khai các hoạt động truyền thông, vận động, tư vấn, can thiệp nhằm thay đổi hành vi, tăng cường khả năng tiếp cận thông tin và huy động sự tham gia của cộng đồng thực hiện ngăn ngừa, giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số;
- Sơ kết, tổng kết đánh giá thực hiện nhân rộng mô hình.
3.2. Phương thức thực hiện: Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan và địa phương triển khai và nhân rộng mô hình điểm tại các xã khu vực III, xã có đông dân tộc thiểu số sinh sống và các Trường Phổ thông dân tộc nội trú, bán trú trên địa bàn tỉnh.
3.3. Địa bàn, thời gian thực hiện
Dự kiến triển khai tại các xã khu vực III, xã có đông dân tộc thiểu số sinh sống và có nguy cơ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cao và các Trường Phổ thông dân tộc nội trú, bán trú trên địa bàn tỉnh.
3.4. Kinh phí thực hiện: 1.095 triệu (ước tính 219 triệu đồng/năm).
4. Nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức tham gia thực hiện Đề án
4.1. Các hoạt động chủ yếu
- Biên soạn, cung cấp tài liệu tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan về hôn nhân và gia đình trong đồng bào và thanh niên dân tộc thiểu số;
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan về hôn nhân và gia đình trong đồng bào và thanh niên dân tộc thiểu số;
- Hỗ trợ, cung cấp tài liệu, sản phẩm truyền thông liên quan về hôn nhân và gia đình cho các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện tuyên truyền và ngăn ngừa tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở vùng dân tộc thiểu số;
- Tổ chức tham quan, học hỏi kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh nhằm nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức tham gia thực hiện Đề án;
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, giao lưu văn hóa, lễ hội: cung cấp thông tin, trao đổi, thảo luận, tuyên truyền, phổ biến và kiến nghị, đề xuất nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số.
4.2. Phương thức thực hiện: Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể và địa phương liên quan tổ chức triển khai thực hiện.
4.3. Đối tượng: Cán bộ làm công tác dân tộc cấp tỉnh, huyện; Lãnh đạo UBND xã, cán bộ làm công tác dân tộc, cán bộ làm công tác tư pháp - hộ tịch, bí thư chi bộ, trưởng thôn, trưởng các đoàn thể ở cơ sở, báo cáo viên, cộng tác viên của các xã vùng dân tộc thiểu số và các Trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú trên địa bàn tỉnh.
4.4. Thời gian thực hiện: Hàng năm (từ năm 2021 đến năm 2025).
4.5. Kinh phí thực hiện: 600 triệu đồng (ước tính 120 triệu đồng/năm).
5. Quản lý, kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án
5.1. Các hoạt động chủ yếu
- Đưa mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình; về phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vào trong chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hằng năm của chính quyền các cấp các ngành ở địa phương;
- Xây dựng, đưa các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, các quy định pháp luật liên quan khác vào hương ước, quy ước, tiêu chuẩn thôn, làng văn hóa, gia đình văn hóa;
- Phối hợp chặt chẽ và tăng cường các hoạt động giao lưu giữa các địa phương lân cận và thực hiện ngăn ngừa, phòng chống nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số;
- Tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.
5.2. Phương thức thực hiện: Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch.
5.3. Thời gian thực hiện: Hàng năm (từ năm 2021 đến năm 2025).
5.4. Kinh phí thực hiện: 160 triệu đồng (ước tính 32 triệu đồng/năm).
- Nguồn kinh phí thực hiện do ngân sách nhà nước cấp theo quy định;
- Kế hoạch thực hiện: 4.014 triệu đồng (Bốn tỷ không trăm mười bốn triệu đồng).
(Kèm theo phụ lục Kế hoạch hoạt động và kinh phí thực hiện Đề án)
V. NHIỆM VỤ CỦA CÁC SỞ, BAN, NGÀNH
1. Ban Dân tộc tỉnh
- Giao Ban Dân tộc tỉnh là cơ quan thường trực có nhiệm vụ tham mưu giúp UBND tỉnh chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn và tổ chức triển khai Kế hoạch thực hiện; định kỳ hằng năm tổng hợp báo cáo Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành liên quan và UBND tỉnh kết quả thực hiện theo quy định;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015;
- Tổ chức triển khai các hoạt động theo Kế hoạch được phê duyệt để thực hiện các nhiệm vụ giai đoạn 2021 - 2025;
- Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Mô hình điểm và các hoạt động của Kế hoạch; tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn II (2021 - 2025).
2. Sở Tài chính: Hàng năm lập dự toán kinh phí trong kế hoạch ngân sách của tỉnh, gửi Bộ Tài chính, Ủy ban Dân tộc trình cấp có thẩm quyền xem xét hỗ trợ từ ngân sách Trung ương để thực hiện. Hàng năm, tham mưu UBND tỉnh cấp kinh phí cho Ban Dân tộc tỉnh để thực hiện theo quy định.
3. Sở Y tế: Thực hiện lồng ghép các hoạt động tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân, chăm sóc sức khỏe sinh sản; dân số, kế hoạch hóa gia đình vào các chương trình, đề án của ngành nhằm nâng cao chất lượng dân số.
4. Sở Văn hóa và Thể thao: Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh đưa các quy định về phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, thể thao và gia đình vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; bổ sung quy định về phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước ở khu dân cư; đưa nội dung phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là một trong các tiêu chí khi xét công nhận gia đình văn hóa, thôn, làng văn hóa hàng năm.
5. Sở Tư pháp: Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh, các sở, ngành và địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật hôn nhân và gia đình và trợ giúp pháp lý đối với vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
6. Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao các huyện, thị xã, thành phố thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục, chuyển đổi hành vi về tảo tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS.
7. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bình Định: Xây dựng các phóng sự, bài viết nói về tác hại, hậu quả của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống phát sóng, đăng tải nhằm thay đổi nhận thức, hành vi người dân, nhất là người dân vùng đồng bào DTTS về thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình.
8. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chỉ đạo, triển khai đưa nội dung giáo dục giới tính; các quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình; tác hại, hậu quả của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vào tuyên truyền, giáo dục trong các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú; tăng cường công tác hướng nghiệp, hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt Đoàn, Đội, Câu lạc bộ, tổ, nhóm,...trong trường học để tuyên truyền, cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật về hôn nhân và gia đình đối với học sinh, đặc biệt là học sinh người dân tộc thiểu số.
9. Các Sở, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp, lồng ghép các hoạt động liên quan để thực hiện nội dung của Kế hoạch.
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; Tỉnh Đoàn Bình Định; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; Hội Nông dân tỉnh và các tổ chức chính trị xã hội: Căn cứ vào nhiệm vụ được giao có Kế hoạch lồng ghép các nội dung về giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số vào các hoạt động của ngành để phối hợp thực hiện Kế hoạch.
11. UBND các huyện liên quan
- Chỉ đạo đưa mục tiêu, nhiệm vụ về hôn nhân và gia đình, về phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào chương trình, kế hoạch hoạt động của chính quyền và các đoàn thể ở địa phương hàng năm;
- UBND các huyện xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế của địa phương để thực hiện có hiệu quả;
- Định kỳ hàng năm sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm và báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ của Đề án trên địa bàn về Ban Dân tộc tỉnh trước ngày 15/11 hàng năm để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề án của Thủ tướng Chính phủ về “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn
2021 - 2025” trên địa bàn tỉnh Bình Định; yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện; trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phản ánh về Ban Dân tộc tỉnh để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh điều chỉnh kịp thời./.
NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN II (2021 -
2025)
(Kèm theo Kế hoạch thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và
hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2025”)
1. Kế hoạch thực hiện
ĐVT: triệu đồng
TT |
Hoạt động |
Đơn vị chịu trách nhiệm |
Kinh phí |
||
Địa phương |
Trung ương |
Tổng cộng |
|||
01 |
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động, tư vấn nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của đồng bào dân tộc thiểu số trong hôn nhân và tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống |
Ban Dân tộc tỉnh |
1.488 |
96 |
1.584 |
02 |
Biên soạn, cung cấp thông tin, tài liệu, sản phẩm tuyên truyền về hôn nhân và ngăn ngừa tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống |
Ban Dân tộc tỉnh |
575 |
|
575 |
03 |
Triển khai, nhân rộng mô hình điểm đối với địa bàn vùng dân tộc thiểu số có tỷ lệ hoặc nguy cơ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cao |
Ban Dân tộc tỉnh + các địa phương, Trường PTDT nội trú, bán trú |
195 |
900 |
1.095 |
04 |
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tham gia thực hiện Đề án |
Ban Dân tộc tỉnh |
500 |
100 |
600 |
05 |
Quản lý, kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án |
Ban Dân tộc tỉnh |
160 |
|
160 |
|
Cộng |
|
2.918 |
1.096 |
4.014 |
(Bốn tỷ không trăm mười bốn triệu đồng)
2. Dự toán kinh phí chi tiết theo từng năm triển khai thực hiện Mô hình
* Năm: 2021
ĐVT: triệu đồng
TT |
Hoạt động |
Đơn vị thực hiện |
Kinh phí |
||
Địa phương |
Trung ương |
Tổng cộng |
|||
01 |
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động, tư vấn nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của đồng bào dân tộc thiểu số trong hôn nhân và tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống: |
Ban Dân tộc tỉnh |
288 |
96 |
384 |
|
15 đơn vị/năm x 19,2 triệu đồng/đơn vị |
|
288 |
|
288 |
|
05 đơn vị/năm x 19,2 triệu đồng/đơn vị |
|
|
96 |
96 |
02 |
Biên soạn, cung cấp thông tin, tài liệu, sản phẩm tuyên truyền về hôn nhân và ngăn ngừa tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống |
Ban Dân tộc tỉnh |
115 |
|
115 |
|
- Xây dựng chuyên mục tuyên truyền thông qua tin, bài, ảnh và các hoạt động trực quan, sinh động liên quan đến tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên Báo Bình Định |
|
15 |
|
|
|
- Xây dựng tin bài, chuyên trang, chuyên mục về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định |
|
30 |
|
|
|
- Xây dựng pano tuyên truyền tại các Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú, Bán trú và các thôn, làng đồng bào DTTS… |
|
70 |
|
|
03 |
Triển khai, nhân rộng mô hình điểm đối với địa bàn vùng dân tộc thiểu số có tỷ lệ hoặc nguy cơ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cao |
Ban Dân tộc tỉnh + các địa phương, Trường PTDT nội trú, bán trú |
195 |
|
195 |
|
15 mô hình x 13 triệu đồng/mô hình |
|
|
|
|
04 |
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tham gia thực hiện Đề án |
Ban Dân tộc tỉnh |
100 |
100 |
200 |
|
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, giao lưu văn hóa, lễ hội: 10 chương trình x 20 triệu đồng/chương trình |
|
100 |
100 |
200 |
05 |
Quản lý, kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án |
Ban Dân tộc tỉnh |
20 |
|
20 |
|
- Ban Dân tộc phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể và địa phương triển khai xây dựng mô hình: hướng dẫn thành lập BCĐ, quy chế hoạt động BCĐ, thành lập tổ tư vấn, quy chế hoạt động tổ tư vấn, kinh phí hoạt động BCĐ, tổ tư vấn, ký cam kết thi đua |
|
20 |
|
20 |
|
Cộng |
|
718 |
196 |
914 |
(Chín trăm mười bốn triệu đồng)
* Năm: 2022
ĐVT: triệu đồng
TT |
Hoạt động |
Đơn vị thực hiện |
Kinh phí |
||
Địa phương |
Trung ương |
Tổng cộng |
|||
01 |
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động, tư vấn nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của đồng bào dân tộc thiểu số trong hôn nhân và tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống: 15 đơn vị/năm x 20 triệu đồng/đơn vị |
Ban Dân tộc tỉnh |
300 |
|
300 |
02 |
Biên soạn, cung cấp thông tin, tài liệu, sản phẩm tuyên truyền về hôn nhân và ngăn ngừa tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống |
Ban Dân tộc tỉnh |
115 |
|
115 |
|
- Xây dựng chuyên mục tuyên truyền thông qua tin, bài, ảnh và các hoạt động trực quan, sinh động liên quan đến tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên Báo Bình Định |
|
15 |
|
|
|
- Xây dựng tin bài, chuyên trang, chuyên mục về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định |
|
30 |
|
|
|
- Xây dựng pano tuyên truyền tại các Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú, Bán trú và các thôn, làng đồng bào DTTS… |
|
70 |
|
|
03 |
Triển khai, nhân rộng mô hình điểm đối với địa bàn vùng dân tộc thiểu số có tỷ lệ hoặc nguy cơ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cao |
Ban Dân tộc tỉnh + các địa phương, Trường PTDT nội trú, bán trú |
|
225 |
225 |
|
15 mô hình x 15 triệu đồng/mô hình |
|
|
|
|
04 |
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tham gia thực hiện Đề án |
Ban Dân tộc tỉnh |
100 |
|
100 |
|
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, giao lưu văn hóa, lễ hội: 5 chương trình x 20 triệu đồng/chương trình |
|
|
|
|
05 |
Quản lý, kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án |
Ban Dân tộc tỉnh |
20 |
|
20 |
|
- Ban Dân tộc phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể và địa phương kiểm tra tình hình thực hiện Đề án |
|
20 |
|
|
|
Cộng |
|
535 |
225 |
760 |
(Bảy trăm sáu mươi triệu đồng)
* Năm: 2023
ĐVT: triệu đồng
TT |
Hoạt động |
Đơn vị thực hiện |
Kinh phí |
||
Địa phương |
Trung ương |
Tổng cộng |
|||
01 |
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động, tư vấn nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của đồng bào dân tộc thiểu số trong hôn nhân và tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống: 15 đơn vị/năm x 20 triệu đồng/đơn vị |
Ban Dân tộc tỉnh |
300 |
|
300 |
02 |
Biên soạn, cung cấp thông tin, tài liệu, sản phẩm tuyên truyền về hôn nhân và ngăn ngừa tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống |
Ban Dân tộc tỉnh |
115 |
|
115 |
|
- Xây dựng chuyên mục tuyên truyền thông qua tin, bài, ảnh và các hoạt động trực quan, sinh động liên quan đến tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên Báo Bình Định |
|
15 |
|
|
|
- Xây dựng tin bài, chuyên trang, chuyên mục về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định |
|
30 |
|
|
|
- Xây dựng pano tuyên truyền tại các Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú, Bán trú và các thôn, làng đồng bào DTTS… |
|
70 |
|
|
03 |
Triển khai, nhân rộng mô hình điểm đối với địa bàn vùng dân tộc thiểu số có tỷ lệ hoặc nguy cơ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cao |
Ban Dân tộc tỉnh + các địa phương, Trường PTDT nội trú, bán trú |
|
225 |
225 |
|
15 mô hình x 15 triệu đồng/mô hình |
|
|
|
|
04 |
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tham gia thực hiện Đề án |
Ban Dân tộc tỉnh |
100 |
|
100 |
|
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, giao lưu văn hóa, lễ hội: 5 chương trình x 20 triệu đồng/chương trình |
|
|
|
|
05 |
Quản lý, kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án |
Ban Dân tộc tỉnh |
20 |
|
20 |
|
- Ban Dân tộc phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể và địa phương kiểm tra tình hình thực hiện Đề án |
|
20 |
|
|
|
Cộng |
|
535 |
225 |
760 |
(Bảy trăm sáu mươi triệu đồng)
* Năm: 2024
ĐVT: triệu đồng
TT |
Hoạt động |
Đơn vị thực hiện |
Kinh phí |
||
Địa phương |
Trung ương |
Tổng cộng |
|||
01 |
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động, tư vấn nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của đồng bào dân tộc thiểu số trong hôn nhân và tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống: 15 đơn vị/năm x 20 triệu đồng/đơn vị |
Ban Dân tộc tỉnh |
300 |
|
300 |
02 |
Biên soạn, cung cấp thông tin, tài liệu, sản phẩm tuyên truyền về hôn nhân và ngăn ngừa tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống |
Ban Dân tộc tỉnh |
115 |
|
115 |
|
- Xây dựng chuyên mục tuyên truyền thông qua tin, bài, ảnh và các hoạt động trực quan, sinh động liên quan đến tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên Báo Bình Định |
|
15 |
|
|
|
- Xây dựng tin bài, chuyên trang, chuyên mục về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định |
|
30 |
|
|
|
- Xây dựng pano tuyên truyền tại các Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú, Bán trú và các thôn, làng đồng bào DTTS… |
|
70 |
|
|
03 |
Triển khai, nhân rộng mô hình điểm đối với địa bàn vùng dân tộc thiểu số có tỷ lệ hoặc nguy cơ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cao |
Ban Dân tộc tỉnh + các địa phương, Trường PTDT nội trú, bán trú |
|
225 |
225 |
|
15 mô hình x 15 triệu đồng/mô hình |
|
|
|
|
04 |
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tham gia thực hiện Đề án |
Ban Dân tộc tỉnh |
100 |
|
100 |
|
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, giao lưu văn hóa, lễ hội: 5 chương trình x 20 triệu đồng/chương trình |
|
|
|
|
05 |
Quản lý, kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án |
Ban Dân tộc tỉnh |
20 |
|
20 |
|
- Ban Dân tộc phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể và địa phương kiểm tra tình hình thực hiện Đề án |
|
20 |
|
|
|
Cộng |
|
535 |
225 |
760 |
(Bảy trăm sáu mươi triệu đồng)
* Năm: 2025
ĐVT: triệu đồng
TT |
Hoạt động |
Đơn vị thực hiện |
Kinh phí |
||
Địa phương |
Trung ương |
Tổng cộng |
|||
01 |
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động, tư vấn nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của đồng bào dân tộc thiểu số trong hôn nhân và tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống: 15 đơn vị/năm x 20 triệu đồng/đơn vị |
Ban Dân tộc tỉnh |
300 |
|
300 |
02 |
Biên soạn, cung cấp thông tin, tài liệu, sản phẩm tuyên truyền về hôn nhân và ngăn ngừa tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống |
Ban Dân tộc tỉnh |
115 |
|
115 |
|
- Xây dựng chuyên mục tuyên truyền thông qua tin, bài, ảnh và các hoạt động trực quan, sinh động liên quan đến tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên Báo Bình Định |
|
15 |
|
|
|
- Xây dựng tin bài, chuyên trang, chuyên mục về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định |
|
30 |
|
|
|
- Xây dựng pano tuyên truyền tại các Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú, Bán trú và các thôn, làng đồng bào DTTS… |
|
70 |
|
|
03 |
Triển khai, nhân rộng mô hình điểm đối với địa bàn vùng dân tộc thiểu số có tỷ lệ hoặc nguy cơ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cao |
Ban Dân tộc tỉnh + các địa phương, Trường PTDT nội trú, bán trú |
|
225 |
225 |
|
15 mô hình x 15 triệu đồng/mô hình |
|
|
|
|
04 |
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tham gia thực hiện Đề án |
Ban Dân tộc tỉnh |
100 |
|
100 |
|
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, giao lưu văn hóa, lễ hội: 5 chương trình x 20 triệu đồng/chương trình |
|
|
|
|
05 |
Quản lý, kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án |
Ban Dân tộc tỉnh |
80 |
|
80 |
|
- Tổ chức tổng kết thực hiện Đề án |
|
80 |
|
|
|
Cộng |
|
595 |
225 |
820 |
(Tám trăm hai mươi triệu đồng)