Quyết định 402/QĐ-TTg năm 2009 về Kế hoạch hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 18/2008/QH12 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 402/QĐ-TTg
Ngày ban hành 27/03/2009
Ngày có hiệu lực 11/05/2009
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 402/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 27 tháng 03 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 18/2008/QH12 NGÀY 03 THÁNG 6 NĂM 2008 CỦA QUỐC HỘI VỀ ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT XÃ HỘI HÓA ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN DÂN

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 18/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 18/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Bộ Y tế chịu trách nhiệm theo dõi và định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội về tình hình thực hiện Kế hoạch hành động này.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, cổng TTĐT các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu Văn thư, KGVX (5b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 18/2008/QH12 NGÀY 03 THÁNG 6 NĂM 2008 CỦA QUỐC HỘI VỀ ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT XÃ HỘI HÓA ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN DÂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ)

I. MỤC TIÊU

Kế hoạch hành động của Chính phủ nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện tốt các nội dung của Nghị quyết số 18/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Quốc hội; xác định và phân công rõ trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc tổ chức thực hiện để nhanh chóng phát huy hiệu lực của Nghị quyết trong đời sống xã hội, tạo bước chuyển biến rõ rệt trong nhận thức về xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, củng cố và phát triển hệ thống y tế công lập từ trung ương đến địa phương và y tế ngoài công lập; tăng cường huy động nguồn lực của Nhà nước và xã hội dành cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.

II. NHIỆM VỤ

1. Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật để đẩy mạnh xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân:

a) Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ và cơ quan có liên quan khẩn trương xây dựng và hoàn chỉnh dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế với lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, trình Chính phủ xem xét ban hành; đồng thời chủ động phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng, ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn thực hiện ngay khi Luật Bảo hiểm y tế có hiệu lực thi hành.

b) Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ và cơ quan liên quan xây dựng, trình Chính phủ dự thảo các dự án luật, pháp lệnh thuộc lĩnh vực y tế theo chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội.

c) Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tổng kết, đánh giá việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân. Trên cơ sở đó rà soát, sửa đổi, bổ sung để ban hành theo thẩm quyền, hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành để thúc đẩy và nâng cao hiệu quả việc thực hiện xã hội hóa về y tế công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Các Bộ quản lý các lĩnh vực chuyên ngành liên quan đến y tế có trách nhiệm đưa chủ trương xã hội hóa để nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân khi xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.

d) Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan sớm hoàn chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện Đề án “Đổi mới cơ chế hoạt động và cơ chế tài chính (trong đó có tiền lương, giá dịch vụ y tế) đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập” sau khi có ý kiến kết luận của Bộ Chính trị, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành theo thẩm quyền để tổ chức triển khai thực hiện.

2. Thông tin, truyền thông, nâng cao nhận thức về xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân:

a) Bộ Y tế đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách pháp luật về xã hội hóa trong lĩnh vực y tế, các kiến thức về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài phát thanh, đài truyền hình và các tài liệu truyền thông phù hợp với đặc điểm xã hội của các vùng, miền, các tầng lớp nhân dân để từng bước nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi người dân trong việc tự bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe bản thân, tự giác và tích cực tham gia vào các phong trào vệ sinh phòng bệnh, rèn luyện thân thể, phòng chống dịch bệnh, phòng chống các tệ nạn xã hội, hạn chế những lối sống và thói quen có hại cho sức khỏe, xây dựng nếp sống văn minh, lành mạnh.

b) Bộ Y tế chủ động phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan và Bảo hiểm xã hội Việt Nam đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện pháp luật về bảo hiểm y tế.

c) Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm chỉ đạo hệ thống các cơ quan thông tin và truyền thông phản ánh kịp thời, trung thực các nội dung có liên quan tới sự nghiệp phát triển của ngành y tế, về xã hội hóa công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

d) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm chỉ đạo hệ thống các cơ quan văn hóa, thể thao và du lịch các cấp phối hợp chặt chẽ với ngành y tế thực hiện tốt phong trào làng văn hóa sức khỏe; phong trào vệ sinh phòng bệnh, rèn luyện thân thể; phòng, chống dịch bệnh, phong trào bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng, chống các tệ nạn xã hội, hạn chế những lối sống và thói quen có hại cho sức khỏe, xây dựng nếp sống văn minh, lành mạnh.

đ) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh để tổ chức phổ biến Nghị quyết số 18/2008/QH12 của Quốc hội; các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân đối với các cấp ủy đảng, chính quyền, đặc biệt là ở cơ sở. Coi việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền về xã hội hóa đối với công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của địa phương; quy định rõ trách nhiệm của các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội về xã hội hóa trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân ở từng địa phương, đơn vị.

3. Tổ chức sắp xếp lại hệ thống y tế công lập, khuyến khích phát triển các cơ sở y tế ngoài công lập:

[...]