Quyết định 40/2002/QĐ-BVHTT phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Xuất bản, In, Phát hành sách đến năm 2010 do Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin ban hành

Số hiệu 40/2002/QĐ-BVHTT
Ngày ban hành 31/12/2002
Ngày có hiệu lực 15/01/2003
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Văn hoá và Thông tin
Người ký Phạm Quang Nghị
Lĩnh vực Doanh nghiệp

BỘ VĂN HOÁ-THÔNG TIN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 40/2002/QĐ-BVHTT

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2002

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH XUẤT BẢN, IN, PHÁT HÀNH SÁCH ĐẾN NĂM 2010

BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HOÁ - THÔNG TIN

Căn cứ Nghị định 81/CP ngày 8/11/1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, bộ máy của Bộ Văn hoá - Thông tin;

Căn cứ Chiến lược phát triển văn hoá đến năm 2010;

Xét đề nghị của Cục Xuất bản tại tờ trình số 1506/TTg-CXB ngày 17/12/2002 của Cục Xuất bản và ý kiến của Bộ, ngành liên quan về việc Quy hoạch phát triển ngành Xuất bản, In, Phát hành sách đến năm 2010;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Xuất bản, In, Phát hành sách đến năm 2010, với những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Mục tiêu

- Ngành Xuất bản, In, Phát hành sách Việt Nam do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo, Nhà nước quản lý, phát triển theo hướng độc lập, tự chủ, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Xuất bản phẩm đa dạng về thể loại, phong phú về nội dung, phục vụ tốt sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, đáp ứng nhu cầu về xuất bản phẩm ngày càng cao của nhân dân, Tuyên truyền, phổ biến những xuất bản phẩm tiêu biểu của Việt Nam với các nước trên thế giới. Tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại để giới thiệu với nhân dân trong nước.

- Duy trì nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm 15-20% về số đầu sách, 10-15% về trang in. Đến năm 2005 đạt 4 bản sách/người/năm, 485 tỷ trang in tiêu chuẩn, kim ngạch xuất khẩu xuất bản phẩm tăng gấp 1,5 lần so với năm 2000. Đến năm 2010 đạt 6 bản sách/người/năm, 785 tỷ trang in tiêu chuẩn, kim ngạch xuất khẩu xuất bản tăng gấp 2 lần so với năm 2005.

- Phấn đấu đến năm 2010 đưa ngành xuất bản - in - phát hành Việt Nam vươn lên hàng trung bình khá của Châu Á.

2. Định hướng phát triển

a) Về xuất bản:

- Hoàn thành việc xuất bản các bộ sách kinh điển về Chủ nghĩa Mác-Lê Nin; sách của Chủ tịch Hồ Chí Minh; toàn tập văn kiện Đảng và hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước; các chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, các tuyển tập, toàn tập về sự phát triển văn học nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật tương xứng với sự phát triển của đất nước.

- Bảo đảm thoả mãn nhu cầu sách giáo khoa ở bậc phổ thông, giáo trình cho các trường cao đẳng, đại học và sau đại học. Chú trọng các sách khoa học kỹ thuật phục vụ cho nghiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đào tạo nghề; sách dành cho thanh, thiếu niên, nhi đồng nhằm giáo dục lòng yêu ngước, tự hào về truyền thống văn hoá dân tộc, lòng nhân ái, ý chí tự lực tự cường... hình thành nhân cách và lối sống lành mạnh cho thế hệ trẻ.

b) Về In:

- Chuyển dịch cơ cấu in theo hướng tăng sản lượng ấn phẩm có chất lượng cao, trong đó sách khoảng 10-15%; báo, tạp trí 20-25%; bao bì, nhãn hàng 25%; quảng cáo 10-15% và nhu cầu về giấy tờ quản lý khác.

- Tập trung nghiên cứu đầu tư vào lĩnh vực in các sản phẩm bao bì trên vật liệu khác nhau như: màng, mỏng phức hợp, cát tông và kim loại nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về bao bì cho các loại sản phẩm được sản xuất trong nước.

- Tiếp tục hoàn thiện về hiện đại hoá in offset với công nghệ, thiết bị tiên tiến, đồng thời chú trọng đầu tư công nghệ in ống đồng và in Flexo cho các loại bao bì màng mỏng phức hợp. Thí điểm các công nghệ chế bản không phim và in kỹ thuật số ở một số cơ sở in có nhu cầu in nhanh, chú trọng nghiên cứu sản xuất một số thiết bị chế bản, thiết bị phụ trợ khác và vật tư ngành in.

c) Về Phát hành sách:

- Phấn đấu đưa sách đến mọi miền đất nước, nhất là vùng cao, vùng sâu, vùng xa, góp phần khắc phục sự chênh lệch về hưởng thụ văn hoá của nhân dân ở các vùng, miền. Mở rộng thị trường ra ngoài nước, nhất là các thị trường truyền thống.

- Xây dựng thị trường sách lành mạnh, phong phú, đa dạng về thể loại, có nội dung tư tưởng tốt phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hoá ngày càng cao của nhân dân và giới thiệu nền văn hoá Việt Nam với các nước.

3. Các giải pháp chủ yếu để thực hiện quy hoạch

a) Về tổ chức:

* Xuất bản:

[...]