ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 39
/2017/QĐ-UBND
|
Tiền Giang,
ngày 08 tháng 11 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH HỖ TRỢ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI NÔNG HỘ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương
ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04
tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả
chăn nuôi nông hộ, giai đoạn 2015-2020;
Căn cứ Thông tư số 09/2015/TT-BNNPTNT ngày 03
tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn
thực hiện Điểm a, Khoản 1, Điều 6 Quyết định 50/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ;
Căn cứ Thông tư số 25/2015/TT-BNNPTNT ngày 01
tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban
hành Danh mục giống vật nuôi được sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam;
Căn cứ Thông tư số 205/2015/TT-BTC ngày 23
tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về cơ chế tài chính thực
hiện Quyết định 50/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này Quy định hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh
Tiền Giang giai đoạn 2017 - 2020.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh có liên
quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công, thị
xã Cai Lậy và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này.
Quyết định này có hiệu lực từ
ngày 20 tháng 11 năm 2017./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VB);
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- UBND tỉnh: CT, các PCT;
- TT.UBMTTQ tỉnh;
- VP. Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- VPUB: CVP và các PCVP,
các Phòng NC, Ban TCD;
- Cổng TTĐT, Công báo tỉnh;
- Lưu: VT, P.KT (Tâm, Nhã).
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
|
QUY ĐỊNH
HỖ TRỢ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI NÔNG HỘ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 39/2017/QĐ-UBND ngày 08/11/2017 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Tiền Giang)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định hỗ trợ phối giống nhân tạo gia súc, con giống vật nuôi, xử lý
chất thải chăn nuôi cho nông hộ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2017 -
2020.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Nông hộ chăn nuôi heo, bò, gia
cầm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (trừ các nông hộ chăn nuôi gia công cho các
doanh nghiệp) thực hiện đúng quy định của pháp luật về
chăn nuôi (gọi tắt là hộ chăn nuôi).
2. Người làm
dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc (bao gồm bò, dê) và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hỗ trợ
nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ
THỂ
Điều 3. Hỗ trợ phối giống nhân tạo hàng năm đối với heo,
bò
1. Điều kiện hưởng hỗ trợ
a) Theo quy định tại Điểm b
Khoản 1 Điều 3 Quyết định 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng
Chính phủ.
b) Theo quy định
tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 09/2015/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 3 năm
2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn.
c) Theo quy định
tại Điều 3 Thông tư số 09/2015/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 3 năm 2015 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Điểm a Khoản 2 Điều này.
2. Loại tinh, định mức và đơn giá liều tinh hỗ trợ
a) Loại tinh
- Loại tinh heo:
Tinh được sản xuất từ heo đực giống có năng suất cao
(Yorkshire, Landrace, Duroc, Pietrain,…).
- Loại tinh bò:
Tinh đông lạnh được sản xuất từ bò đực giống hướng thịt, sữa
có năng suất cao (Brahman, Charolais, Angus, Limousin,
BBB, Holstein Friesian - HF,...).
b) Định mức
- Tinh heo: Hỗ trợ 100% kinh phí về liều tinh; mức hỗ trợ không quá 02 liều tinh/01 lần
phối giống và không quá 05 liều tinh/01
heo nái/năm.
- Tinh bò (tinh
đông lạnh): Hỗ trợ 100% kinh phí về liều tinh; mức hỗ trợ
không quá 02 liều tinh/01 bò cái thịt/năm, không quá 04 liều tinh/01 bò cái sữa/năm.
c) Đơn giá liều tinh: Theo kế hoạch hàng năm được cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt.
3. Hỗ trợ vật tư phối giống nhân tạo trên bò
a) Loại vật tư
- Nitơ lỏng: 02 lít/01 bò cái sữa/năm; 1,5 lít/01 bò cái thịt/năm.
- Găng tay: 04 đôi/01 bò cái sữa/năm; 02 đôi/01 bò cái thịt/năm.
- Ống dẫn tinh: 04 ống/01 bò cái sữa/năm; 02 ống/01 bò cái thịt/năm.
b) Định mức: Hỗ
trợ 100% kinh phí vật tư phối giống nhân tạo (Nitơ lỏng, găng tay, ống dẫn
tinh).
c) Đơn giá các loại vật tư: Theo kế hoạch hàng năm được
cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
4. Phương thức hỗ trợ
Thực hiện theo
quy định tại Khoản 1, Điều 2 Thông tư số 205/2015/TT-BTC
ngày 23 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Điều 4. Hỗ trợ mua heo, bò đực giống và gà, vịt giống bố mẹ hậu bị
1. Điều kiện hưởng hỗ trợ
a) Theo
quy định tại Điểm a và b Khoản 2, Điều 3 Quyết định 50/2014/QĐ-TTg ngày
04 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.
b) Theo quy định tại Khoản 1, Điều 6 Thông tư số 09/2015/TT-BNNPTNT
ngày ngày 03 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
c) Giống vật nuôi
phải nằm trong danh mục giống vật nuôi được sản
xuất, kinh doanh tại Việt Nam được ban hành theo Thông tư số 25/2015/TT-BNNPTNT
ngày 01 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
d) Theo quy định
tại Điều 4 Thông tư số 09/2015/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 3 năm 2015 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và có giấy chứng nhận kiểm
dịch vận chuyển của cơ quan thú y (đối với trường hợp vận chuyển từ ngoài tỉnh
về).
2. Định mức hỗ
trợ
a) Đối với
heo đực giống
Hỗ trợ 50% giá
trị con heo đực giống từ 06 tháng tuổi trở lên; mức hỗ trợ không quá 5.000.000 đồng (năm triệu đồng)/01 con heo
đực giống; mỗi hộ được hỗ trợ mua không quá 03 con heo đực giống.
b) Đối với bò đực giống
Hỗ trợ 50% giá
trị con bò đực giống từ 12 tháng tuổi trở lên; mức hỗ trợ không quá
20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng)/01 con bò đực giống; mỗi hộ chỉ
được hỗ trợ mua 01 con bò đực giống.
c) Đối với gà,
vịt giống bố mẹ hậu bị
Hỗ trợ 50% giá trị con giống từ 08 tuần tuổi trở lên; mức hỗ trợ không quá 50.000 đồng/con, mỗi hộ được hỗ trợ mua không quá 200 con gà hoặc 200 con vịt giống
bố mẹ hậu bị.
3. Phương thức
hỗ trợ
Thực hiện theo
quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 205/2015/TT-BTC
ngày 23 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Điều 5. Hỗ trợ xử lý chất thải chăn nuôi
1. Điều kiện hưởng hỗ trợ
a) Theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 3 Quyết định 50/2014/QĐ-TTg
ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.
b) Theo quy định
tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 09/2015/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 3 năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Định mức hỗ trợ
a) Công trình khí sinh học: Hỗ trợ 50% giá trị xây công trình; mức hỗ trợ không quá 5.000.000
đồng (năm triệu đồng)/01 công
trình/01 hộ.
b) Đệm lót sinh học đối với heo, gia cầm sinh
sản (nuôi nhốt): Hỗ trợ 50% giá trị làm đệm lót sinh học; mức hỗ trợ không quá 5.000.000
đồng (năm triệu đồng)/01 hộ.
3. Phương thức
hỗ trợ
Thực hiện theo
quy định tại Khoản 3 Điều 2 của Thông tư số
205/2015/TT-BTC ngày 23 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Điều 6. Hỗ trợ khuyến khích phát triển phối giống nhân tạo gia súc (bò,
dê)
1. Hỗ trợ
đào tạo, tập huấn kỹ thuật phối giống
nhân tạo gia súc (bò, dê)
a) Số lượng: 10 -
20 người/năm.
b) Định mức: Hỗ
trợ 100% kinh phí đào tạo, tập huấn cho các cá nhân về kỹ thuật phối giống nhân
tạo gia súc; mức hỗ trợ không quá 6.000.000 đồng (sáu
triệu đồng)/01 người.
c) Điều kiện hưởng hỗ trợ.
Theo quy định
tại Điểm b Khoản 1 Điều 4 Quyết định 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm
2014 của Thủ tướng Chính phủ.
d) Phương thức hỗ trợ.
Thực hiện theo
quy định tại Khoản 4, Điều 2 Thông tư số 205/2015/TT-BTC
ngày 23 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2. Hỗ trợ
mua bình chứa Nitơ lỏng
a) Loại bình: Từ
1,0 đến 3,7 lít.
b) Định mức: Hỗ
trợ 100% giá trị bình chứa Nitơ cho người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia
súc; mức hỗ trợ không quá 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) 01 bình/01 người.
c) Điều kiện
hưởng hỗ trợ
Theo quy định tại Điểm b Khoản
2 Điều 4 Quyết định 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng
Chính phủ
d) Phương thức hỗ
trợ
Thực hiện theo
quy định tại Khoản 5 Điều 2 Thông tư số 205/2015/TT-BTC ngày 23 tháng 12 năm
2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Điều 7. Xem xét hỗ trợ
1. Chậm nhất ngày
15 tháng 4 hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã thống kê danh sách các hộ chăn
nuôi, các tổ chức, cá nhân làm dịch vụ phối giống nhân tạo
gia súc (bao gồm bò, dê) trên địa bàn quản lý đảm bảo
các điều kiện để được hỗ trợ theo quy định tại Khoản 1, Điều 3; Khoản 1, Điều
4; Khoản 1, Điều 5; Điểm c, Khoản 1, Điều 6; Điểm c, Khoản 2, Điều 6 Quy định
này gửi Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, Phòng Kinh tế các
thị, thành.
Danh sách các hộ
chăn nuôi, các tổ chức, cá nhân làm dịch vụ phối giống
nhân tạo gia súc trên địa bàn quản lý đảm bảo các điều kiện
để được hỗ trợ phải được niêm yết công khai ít nhất 10 ngày, trước khi gửi
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, Phòng Kinh tế các thị,
thành.
2. Phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế các huyện, thị, thành tham mưu Ủy ban
nhân dân cùng cấp thành lập Hội đồng thẩm định.
a) Dựa vào kết quả
của Hội đồng thẩm định tham mưu Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định hỗ trợ cho
các đối tượng, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài chính chậm
nhất là 15 tháng 5 hàng năm.
b) Tham mưu Ủy
ban nhân dân cùng cấp phản hồi bằng văn bản để thông báo cho các hộ chăn nuôi,
các tổ chức, cá nhân nêu rõ lý do không hỗ trợ.
3. Trong thời
gian 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận văn bản của Ủy ban nhân dân các huyện, thị,
thành, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Tài chính xem
xét, thẩm định.
Trường hợp có yêu
cầu giải trình, bổ sung thì trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận
văn bản của Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn có văn bản đề nghị bổ sung hoặc giải trình.
Trong thời gian
05 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị giải trình của Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành giải
trình, bổ sung theo đề nghị.
4. Dựa trên kết
quả thẩm định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất Sở Tài chính
trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt làm căn cứ hỗ trợ, thanh quyết
toán theo quy định chậm nhất vào ngày 01 tháng 7 hàng năm.
Trường hợp có yêu
cầu giải trình, bổ sung thì trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận
văn bản trình của Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản yêu cầu Sở Tài
chính giải trình.
Trong thời gian
05 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản yêu cầu giải trình của Ủy ban nhân
dân tỉnh, Sở Tài chính phải thực hiện giải trình, bổ sung theo yêu cầu.
5. Trong thời
gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh,
Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã niêm yết
công khai danh sách các hộ chăn nuôi, các tổ chức, cá nhân được hỗ trợ theo quy
định pháp luật. Thời gian công khai ít nhất 20 ngày, sau đó triển khai thực hiện
hỗ trợ.
Điều 8. Nguồn kinh phí thực hiện
Nguồn kinh phí thực
hiện được sử dụng lồng ghép từ các nguồn vốn gồm: Nguồn ngân sách tỉnh; nguồn vốn
bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho ngân sách tỉnh; nguồn kinh phí
từ chương trình, dự án tỉnh và Trung ương, nguồn kinh phí từ các chương trình hợp
tác quốc tế khác và nguồn huy động đóng góp khác theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp có sự trùng lặp về chính sách hỗ trợ từ các chương trình, dự
án khác nhau thì đối tượng được lựa chọn áp dụng một chính sách hỗ trợ có lợi nhất.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Điều 9. Trách
nhiệm của các Sở, ngành tỉnh
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
a) Phối hợp Sở Tài chính, Ủy ban
nhân dân các huyện, thị, thành xây dựng kế hoạch từng năm và thẩm định hồ sơ
theo quy định.
b) Chủ trì, phối hợp với chính
quyền các cấp, tổ chức đoàn thể địa phương tổ chức tập huấn, tuyên truyền rộng
rãi nội dung của Quy định này.
c) Tham mưu Ủy
ban nhân dân tỉnh chỉ định và công bố danh sách các cơ sở sản xuất kinh doanh
giống vật nuôi hoặc vật tư chăn nuôi nhằm cung cấp liều tinh, con giống và vật
tư đảm bảo đúng quy định pháp luật.
d) Kiểm tra, giám sát việc sử dụng
con giống, tinh dịch có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng; tình hình dịch bệnh
trên vật nuôi được hỗ trợ.
đ) Tổ chức đào tạo, tập huấn kỹ
thuật phối giống nhân tạo gia súc (bò, dê) theo kế hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh
phê duyệt hàng năm.
e) Theo dõi, giám sát và kiểm
tra trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện Quy định này.
g) Phối hợp Sở Tài chính tham mưu
Ủy ban nhân dân tỉnh kế hoạch kiểm tra công tác hỗ trợ cho các nông
hộ tại địa phương; đồng thời chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên
quan và địa phương tổ chức kiểm tra công tác triển khai thực hiện trên
địa bàn tỉnh Tiền Giang.
h) Chủ trì, phối hợp Phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn huyện/Phòng Kinh tế thị, thành chuyển giao khoa
học kỹ thuật về chăn nuôi an toàn sinh học và phòng trị bệnh trên gia súc, gia
cầm; hướng dẫn các hộ chăn nuôi kỹ thuật xử lí chất thải bằng công
trình khí sinh học (Biogas) hoặc đệm lót sinh học theo quy định tại
Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 09/2015/TT-BNNPTNT ngày 03/3/2015 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
i) Hướng dẫn, hỗ trợ Ủy ban nhân
dân cấp xã xác nhận về việc xây mới công trình khí sinh học (Biogas) hoặc làm đệm lót sinh học của các hộ
chăn nuôi đáp ứng yêu cầu kỹ thuật quy định tại Khoản
2, Điều 6 Thông tư số 09/2015/TT-BNNPTNT ngày 03/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
k) Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành
có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện hàng năm tổng hợp, báo cáo tình hình
và kết quả triển khai thực hiện chính sách trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Tài chính
a) Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, các đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị,
thành xây dựng kế hoạch từng năm, bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ nhằm nâng cao
hiệu quả chăn nuôi nông hộ, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt thực hiện.
b) Hướng dẫn cụ thể cho các Sở,
ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã về cơ chế tài chính, bố trí nguồn vốn và
thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ nhằm thực hiện có hiệu quả các nội dung của
Quy định này.
3. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh
và đề nghị Báo Ấp Bắc
Hỗ trợ và phối hợp với các đơn vị
có liên quan tổ chức tuyên truyền các nội dung của Quy định này.
Điều 10. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân
cấp huyện, xã, hộ chăn nuôi được hưởng hỗ trợ
1. Ủy ban nhân
dân các huyện, thị, thành
a) Chủ trì đề
xuất hỗ trợ cho nông hộ dựa trên nhu cầu của địa phương
trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt hàng năm (nơi nhận Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài chính).
b) Chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí hỗ trợ được
phân bổ hàng năm đúng theo quy định pháp luật và hướng dẫn của Sở, ngành liên
quan.
c) Trực tiếp chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức, phối hợp với các
ngành liên quan tuyên truyền nội dung Quy định này đến các nông hộ.
d) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và phòng chuyên môn thực hiện các nội
dung sau:
- Căn cứ nội dung Quy định này, kết quả tiếp nhận các đối
tượng có nhu cầu đã được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận, đặc điểm tình hình
chăn nuôi tại địa phương tham mưu đề xuất hỗ trợ cho nông hộ trình Ủy ban nhân
dân cùng cấp phê duyệt hàng năm.
- Tham mưu thành lập hội đồng thẩm
định hồ sơ, danh sách các đối tượng đủ điều kiện được hỗ trợ trình Ủy ban nhân
dân cùng cấp phê duyệt.
- Trực tiếp chi kinh phí hỗ
trợ và hoàn tất chứng từ thanh, quyết toán kinh phí hỗ trợ theo quy
định; chịu trách nhiệm đối với chứng từ đề nghị hỗ trợ; lưu trữ
hồ sơ để phục vụ công tác kiểm tra, kiểm toán.
- Kiểm tra và xác nhận việc
các hộ chăn nuôi triển khai thực hiện công tác phối giống nhân tạo khi được nhận
hỗ trợ tinh và vật tư phối giống; thực hiện tiêm phòng các bệnh bắt buộc
cho gia súc, gia cầm và áp dụng kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học
đúng quy định pháp luật.
- Tổng hợp báo cáo tiến độ
thực hiện (trước ngày 05 tháng 11 hàng năm), báo cáo tổng kết giai đoạn
(trước ngày 05/11/2020); báo cáo đột xuất/theo yêu cầu của các cấp có thẩm
quyền. Nơi nhận báo cáo: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài
chính.
2. Ủy ban nhân dân các xã, phường
và thị trấn
a) Tuyên truyền phổ biến nội dung
Quy định này để các hộ chăn nuôi trên địa bàn quản lý biết và thực hiện.
b) Thống kê
danh sách các hộ chăn nuôi, các tổ chức, cá nhân làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc (bao gồm bò, dê) trên địa bàn quản lý đảm bảo các điều kiện để được hỗ trợ theo nội dung
của Quy định này.
c) Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công khai chính sách hỗ trợ:
danh sách, nội dung và kinh phí hỗ trợ trên các phương tiện thông tin đại
chúng, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.
d) Xác nhận về việc xây mới công trình khí sinh học hoặc làm đệm lót sinh
học của các hộ chăn nuôi đáp ứng yêu cầu kỹ thuật quy
định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 09/2015/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 3
năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn.
đ) Quản lý, giám sát các giống vật nuôi, vật tư phối giống nhân tạo, hệ thống
xử lý chất thải, đội ngũ phối giống nhân tạo được hỗ trợ đúng theo cam kết
trách nhiệm của từng đối tượng.
3. Trách nhiệm của hộ chăn nuôi được
hưởng hỗ trợ
a) Chăn nuôi phải đảm bảo an toàn
sinh học, an toàn dịch bệnh; thực hiện biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo
quy định pháp luật.
b) Vận hành tốt hầm Biogas để tận
dụng khí sinh học, sử dụng đệm lót sinh học có hiệu quả để bảo vệ môi trường gắn
với mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
c) Cam kết chăm sóc nuôi dưỡng và
khai thác con đực giống ít nhất 24 tháng đối với heo và 48 tháng đối với bò; trừ
trường hợp chết, loại thải hoặc thiên tai, dịch bệnh.
d) Không sử dụng đực giống không đạt
tiêu chuẩn để phối giống dịch vụ.
đ) Thực hiện tốt các quy định và hướng
dẫn của địa phương để được hưởng chính sách hỗ trợ.
Điều 11. Điều khoản thi hành
Trong quá trình
thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các Sở, ngành, địa phương phản ánh bằng
văn bản về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài chính tổng hợp báo
cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bổ sung cho phù hợp và chỉ đạo kịp thời./.