UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
------
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số: 39/2006/QĐ-UB
|
Hà Nội, ngày 04 tháng 4 năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH "QUY ĐỊNH TRÌNH TỰ, THỦ
TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI”
UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân;
Căn cứ Nghị quyết số
03/2000/NQ-CP của Chính phủ về kinh tế trang trại;
Căn cứ Thông tư liên Bộ
số 69/2000/TTLB-BNN-TCTK ngày 23.6.2000, số 62/TTLB-BNN-TCTK ngày 20.5.2003
hướng dẫn tiêu chí xác định k/tế trang trại;
Xét đề nghị của Giám
đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Công văn số 252/NN-CS ngày 09.3.2006 về việc ban
hành Quy định trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại trên địa
bàn Thành phố Hà Nội và Văn bản báo cáo thẩm định số 350/STP-VBPQ ngày
21.02.2006 của Sở Tư pháp.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành
kèm theo Quyết định này bản "Quy định về trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng
nhận kinh tế trang trại trên địa bàn Thành phố Hà Nội".
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những quy định trước đây của UBND
Thành phố trái với quy định này đều bãi bỏ.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc các sở: Nông nghiệp & PTNT, Kế
hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thương mại, Tài nguyên Môi trường và Nhà đất, Lao
động Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ, Quy hoạch kiến trúc, Giám
đốc Ngân hàng Nhà nước Hà Nội, Cục trưởng các cục: Thống kê Hà Nội, Thuế Hà Nội,
Thủ trưởng các ngành liên quan, Chủ tịch UBND các quận huyện và các tổ chức, cá
nhân sản xuất nông nghiệp thi hành Quyết định này./.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ
NỘI
KT/CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Quý Đôn
|
QUY ĐỊNH
VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KINH
TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết
định số 39/2006/QĐ-UB ngày 04/4/2006 của UBND Thành phố Hà Nội)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh
Quy
định trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại cho hộ gia đình, hộ
công nhân viên Nhà nước và lực lượng vũ trang đã nghỉ hưu, các hộ thành thị và
cá nhân chuyên sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản hoặc sản
xuất nông nghiệp là chính, có làm thêm dịch vụ phi nông nghiệp ở nông thôn trên
địa bàn Thành phố Hà Nội, thoả mãn một trong các điều kiện tại Điều 2 của bản
Quy định này.
Điều 2. Tiêu chí để xác định kinh tế trang trại
Để
được cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại hộ gia đình, cá nhân cần đạt được một
hoặc cả hai tiêu chí quy định dưới đây:
Tiêu chí 1:
Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ bình quân/1 năm đạt từ 40 triệu đồng trở
lên đối với một trang trại.
Tiêu chí 2: Quy
mô sản xuất phải đạt các chỉ tiêu tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh
tế như sau:
a/.
Đối với trang trại trồng trọt:
-
Trang trại trồng cây hàng năm diện tích từ 2 ha trở lên.
-
Trang trại trồng cây lâu năm (cây công nghiệp, cây ăn quả) diện tích từ 3 ha trở
lên.
-
Trang trại lâm nghiệp (trồng và chăm sóc) diện tích từ 10 ha trở lên.
b/.
Đối với trang trại trồng trọt:
-
Chăn nuôi trâu bò:
+
Chăn nuôi sinh sản thường xuyên từ 10 con trở lên.
+
Chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên.
-
Chăn nuôi lợn, dê, cừu...
+
Chăn nuôi sinh sản có thường xuyên từ 20 con trở lên đối với lợn; đối với dê, cừu
từ 100 con trở lên.
+
Chăn nuôi lợn thịt có thường xuyên từ 100 con trở lên (không kể lợn sữa), dê thịt
từ 200 con trở lên.
-
Chăn nuôi gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng có thường xuyên từ 200 con trở lên (không
tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi).
c/.
Đối với trang trại nuôi trồng thuỷ sản:
Diện
tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản có từ 2 ha trở lên (riêng đối với nuôi tôm
thịt theo kiểu công nghiệp từ 1 ha trở lên).
d/.
Trang trại tổng hợp:
Trang
trại sản xuất nhiều loại sản phẩm của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
Tiêu chí xác định của loại trang trại này là quy định sản lượng hàng hóa, dịch
vụ bình quân 1 năm.
Điều 3. Kinh tế trang trại
Kinh
tế trang trại theo Quy định này được hiểu như sau:
Kinh
tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở nông, lâm, ngư nghiệp, thủy
sản có mục đích chính là sản xuất hàng hóa, có tư liệu sản xuất thuộc quyền sở
hữu (hoặc quyền sử dụng) của một chủ độc lập. Sản xuất được tiến hành trên
ruộng đất, mặt nước có quy mô đủ lớn, các yếu tố sản xuất và cách thức tổ chức
quản lý tiến bộ, trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ, gắn với thị trường.
Chương II
TRÌNH TỰ THỦ TỤC
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KINH TẾ TRANG TRẠI
Điều 4. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại
1/.
Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại.
2/.
Báo cáo tóm tắt hình hình sản xuất kinh doanh của hộ nêu được các nội dung chủ yếu
sau:
-
Họ và tên chủ hộ.
-
Địa điểm sản xuất kinh doanh.
-
Tình trạng pháp lý của đất đai: nêu rõ nguồn gốc và hình thức quản lý như đất được
giao, thuê, khoán, tích tụ do chuyển đổi, chuyển nhượng...
-
Mô hình sản xuất: nuôi trồng thủy sản, trồng cây hàng năm, cây lâu năm và các giống
cây trồng tổng hợp...
-
Quy mô sản xuất: diện tích cây trồng, số lượng vật nuôi, diện tích mặt nước nuôi
trồng thủy sản.
-
Kết quả sản xuất kinh doanh của hộ: nêu năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi
hàng năm, tổng giá trị sản phẩm hàng hóa và dịch vụ bình quân năm (số liệu của 3
năm liên tục).
3/.
Xác nhận của UBND xã, phường nơi có trang trại về tình hình sản xuất kinh doanh
của hộ. Có thể xác nhận vào bản báo cáo nêu trên hoặc có văn bản nhận xét riêng,
trong đó phải thể hiện quan điểm và đề nghị của chính quyền cơ sở.
Điều 5. Trình tự cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại.
Chủ
hộ gửi hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại đến UBND quận, huyện. Trong
thời hạn không quá 15 ngày, UBND quận, huyện có trách nhiệm thẩm định xem xét
và cấp Giấy chứng nhận cho chủ hộ theo mẫu thống nhất của Thành phố, nếu không
đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại phải trả lời bằng văn bản
cho chủ hộ. UBND quận, huyện quy định chi tiết trình tự nộp, thẩm định, phê duyệt
và trả lời kết quả theo quy định về cải cách hành chính của quận, huyện.
Điều 6. Thay đổi, bổ sung, cấp lại Giấy chứng nhận kinh tế trang trại.
Sau
khi đã được cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại, hàng năm, chủ hộ có trách nhiệm
báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của hộ tới UBND quận, huyện. Trong quá
trình sản xuất, nếu có thay đổi nội dung hoạt động quy mô sản xuất của trang
trại thì chủ trang trại có trách nhiệm báo cáo bổ sung vào hồ sơ xin cấp Giấy
chứng nhận kinh tế trang trại và nộp cho UBND quận, huyện đề nghị được xem xét
cấp lại hoặc điều chỉnh, bổ sung.
Điều 7. Thu hồi Giấy chứng nhận kinh tế trang trại.
UBND
quận, huyện thu hồi Giấy chứng nhận kinh tế trang trại trong các trường hợp:
-
Trang trại chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh.
-
Trang trại giảm quy mô sản xuất dưới mức tiêu chuẩn quy định.
-
Trong thời gian 3 năm liên tục, trang trại sản xuất vẫn không đạt tiêu chí giá trị
sản xuất hàng hóa và dịch vụ.
-
Hoạt động của trang trại có hành vi vi phạm pháp luật.
Chương III
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ
CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KINH TẾ TRANG TRẠI
Điều 8. Quyền của hộ gia đình, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận kinh tế
trang trại.
1/.
Được hưởng các chính sách của Nhà nước về đất đai.
2/.
Được sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay để đảm bảo tiền vay của các tổ chức tín
dụng.
3/.
Được hưởng các chính sách ưu đãi về tín dụng theo Quyết định số 423/2000/QĐ-NHNN
ngày 22/9/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
4/.
Được ưu tiên vay vốn thuộc Chương trình khuyến nông, giải quyết việc làm, xoá đói
giảm nghèo.
5/.
Được hưởng một số chính sách khác theo Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/2/2000
của chính phủ về kinh tế trang trại.
Điều 9. Nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận kinh
tế trang trại.
1/.
Chủ trang trại có nghĩa vụ thực hiện các quy định của pháp luật về an ninh quốc
phòng, trật tự an toàn xã hội, tuân thủ các pháp lệnh về lao động, môi trường...
2/.
Chủ trang trại phải có ý thức tiếp thu kiến thức và kinh nghiệm điều hành sản xuất,
áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới vào sản
xuất sử dụng lao động gia đình và thuê lao động bên ngoài sản xuất hiệu quả
cao, có thu nhập vượt trội so với kinh tế hộ; phải tự nguyện làm đơn xin cấp
giấy chứng nhận trang trại và tuân thủ các quy định ở bản quy định này.
3/.
Trong quá trình sản xuất phải thực hiện các quy định kỹ thuật về bảo vệ đất và làm
giàu đất, các quy định khác của pháp luật về đất đai.
4/.
Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
5/.
Tuân thủ các quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.
6/
Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về lao động.
7/.
Tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn
hóa, danh lam thắng cảnh.
8/.
Có ý thức tiếp thu kiến thức và kinh nghiệm điều hành sản xuất, áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10. Giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Mọi
vấn đề về khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang
trại được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Tổ chức thực hiện.
1/
Chủ tịch UBND các quận, huyện xem xét cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại cho
các chủ trang trại đủ điều kiện trên địa bàn.
2/.
Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn quy trình thẩm định, kiểm tra (đôn đốc việc cấp
Giấy chứng nhận kinh tế trang trại trên địa bàn Thành phố, in ấn mẫu Giấy chứng
nhận trang trại thống nhất cấp cho các quận, huyện.
3/.
Hàng năm Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội có trách nhiệm tổng hợp tình hình phát triển
trang trại và việc cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại của các quận, huyện
báo cáo UBND Thành phố./.