ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
39/2005/QĐ-UB
|
Bình
Phước, ngày 28 tháng 03 năm 2005
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND
ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Thông tư số 11/2004/TTLT-BNN-BNV
ngày 02/4/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ về việc
hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc
UBND quản lý Nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Căn cứ Công văn số 11/BNV-TCCB
ngày 04/01/2005 của Bộ Nội vụ về việc thực hiện Thông tư liên tịch số
11/2004/TTLT-BNN-BNV của Liên Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Nội
vụ.
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông
nghiệp & PTNT và Giám đốc Sở Nội vụ.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này “bản Quy chế tổ chức
và hoạt động của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước”.
Điều 2:
Bản Quy chế kèm theo Quyết định này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày ký và thay thế bản Quy chế được ban hành kèm theo Quyết định số
304/QĐ-UB ngày 11/3/1997 của UBND tỉnh.
Điều 3:
Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở
Nội vụ, Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Chủ tịch UBND các
huyện, thị xã, thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này.
Nơi nhận:
- Cục KTVB-Bộ Tư pháp
- CT, PCT.
- Như điều 3
- LĐVP, CV: NC, SX.
- Sở Nội vụ: 8 bản
- Lưu.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Nguyễn Tấn Hưng
|
QUY CHẾ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 39/2005/QĐ-UB ngày 28/3/2005 của UBND tỉnh
Bình Phước)
Chương 1.
VỊ TRÍ - CHỨC NĂNG
Điều 1.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan
chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Sở chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và
công tác của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về
chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Sở có tư cách pháp nhân, được sử dụng
con dấu riêng, được dự toán kinh phí để hoạt động và được mở tài khoản tại Kho
bạc Nhà nước theo quy định.
Điều 2.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu,
giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn về
nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản và phát triển nông thôn; về các dịch
vụ công thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Chương 2.
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
Điều 3.
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có những nhiệm
vụ và quyền hạn sau:
1/ Trình UBND tỉnh ban hành các quyết
định, chỉ thị về lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở và chịu trách nhiệm về nội
dung các văn bản đã trình.
2/ Trình UBND tỉnh và chịu trách
nhiệm về nội dung quy hoạch, kế hoạch phát triển, chương trình, dự án về nông
nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản và phát triển nông thôn phù hợp với quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
3/ Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và chịu
trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch phát triển, các chương trình, dự án, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ
thuật về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản và phát triển nông thôn đã
được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các
lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở.
4/ Về nông nghiệp (trồng trọt và
chăn nuôi):
4.1/ Thẩm định và chịu trách nhiệm
về phương án sử dụng đất dành cho trồng trọt và chăn nuôi; về biện pháp chống
thoái hóa đất trên địa bàn tỉnh theo quy định.
4.2/ Giúp UBND tỉnh chỉ đạo sản xuất
nông nghiệp, quyết định và chịu trách nhiệm về việc áp dụng giống cây trồng, giống
vật nuôi mới, thời vụ. Chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm việc sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật, thuốc thú y, vật tư nông nghiệp, phân bón, thức ăn chăn nuôi
và các chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp.
4.3/ Tổ chức công tác bảo vệ thực vật,
thú y, phòng và chống dịch bệnh động, thực vật và khắc phục hậu quả dịch bệnh;
chỉ đạo, thực hiện kiểm dịch nội địa về động, thực vật trên địa bàn tỉnh theo
quy định.
5/ Về lâm nghiệp:
5.1/ Xây dựng phương án, biện pháp,
chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp và
sử dụng vật tư lâm nghiệp; trồng rừng; phòng và chống dịch bệnh; bảo vệ rừng đầu
nguồn trên địa bàn tỉnh theo quy định.
5.2/ Tổ chức việc điều tra, phân loại
rừng, thống kê diện tích, cơ cấu trữ lượng của từng loại rừng; lập bản đồ rừng
trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
5.3/ Chịu trách nhiệm thẩm định, tổng
hợp hồ sơ về thiết kế khai thác rừng tự nhiên để UBND tỉnh phê duyệt, hoặc
trình cấp có thẩm qyền quyết định theo phân cấp của Chính phủ; trình UBND tỉnh
việc cấp phép khai thác rừng tự nhiên sau khi được phê duyệt và kiểm tra việc
khai thác rừng theo thiết kế được duyệt.
5.4/ Trình UBND tỉnh quyết định
thành lập các khu rừng phòng hộ, các khu rừng đặc dụng và các khu rừng có tầm
quan trọng khác thuộc địa phương theo thẩm quyền của UBND tỉnh theo quy định của
pháp luật.
6/ Về thủy lợi:
6.1/ Trình UBND tỉnh phân cấp quản
lý các công trình thủy lợi vừa và nhỏ và chương trình mục tiêu cấp, thoát nước
nông thôn trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm về việc
xây dựng, khai thác, sử dụng và bảo vệ công trình thủy lợi vừa và nhỏ, tổ chức
thực hiện chương trình, mục tiêu cấp, thoát nước nông thôn đã được phê duyệt.
6.2/ Thực hiện các quy định về quản
lý lưu vực sông, suối, khai thác sử dụng và phát triển tổng hợp các dòng sông,
suối trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
6.3/ Chỉ đạo công tác bảo vệ các
công trình trong mùa mưa, lũ; xây dựng phương án, biện pháp và tổ chức thực hiện
việc phòng, chống lũ, lụt, bão, hạn hán, sạt lở ven sông trên địa bàn tỉnh.
7/ Về Thủy sản:
7.1/ Quản lý bảo vệ, nuôi trồng và
phát triển thủy sản theo quy hoạch, kế hoạch. Quản lý thống nhất về giống thủy
sản trên địa bàn tỉnh.
7.2/ Quản lý về thức ăn nuôi trồng
thủy sản, thú y thủy sản; các loại vật tư hóa chất, chế phẩm sinh học dùng
trong nuôi trồng thủy sản; kiểm soát ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật, chất
thải công nghiệp đến môi trường nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật.
7.3/ Quản lý các hoạt động khai
thác thủy sản; chỉ đạo việc thực hiện khai thác thủy sản theo quy hoạch, kế hoạch
và các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa
bàn tỉnh.
7.4/ Theo dõi, tổng kết tình hình
diễn biến về nguồn lợi thủy sản, tình hình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy
sản ở địa phương.
8/ Về phát triển nông thôn:
8.1/ Tổng hợp, trình UBND tỉnh về
cơ chế, chính sách, biện pháp khuyến khích phát triển nông thôn; theo dõi, tổng
hợp báo cáo UBND tỉnh về phát triển nông thôn trên địa bàn.
8.2/ Hướng dẫn phát triển kinh tế hộ,
trang trại, kinh tế hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp và doanh nghiệp nông nghiệp,
lâm nghiệp vừa và nhỏ; tổ chức thực hiện việc sắp xếp, đổi mới và phát triển
nông, lâm trường Nhà nước trên địa bàn tỉnh theo phương án được duyệt.
8.3/ Tổ chức thực hiện công tác
khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư trên địa bàn tỉnh.
8.4/ Hướng dẫn việc chế biến nông,
lâm sản và muối; phát triển ngành, nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh
theo quy định;
8.5/ Chỉ đạo, kiểm tra và chịu
trách nhiệm về việc khai thác và sử dụng nước sạch nông thôn trên địa bàn theo quy
định của pháp luật.
9/ Phối hợp với cơ quan liên quan tổ
chức công tác dự báo thị trường nông sản, lâm sản và thủy sản.
10/ Xây dựng hệ thống thông tin,
lưu trữ tư liệu về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản và phát triển
nông thôn, tổ chức công tác thống kê, diễn biến đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp,
diễn biến rừng theo quy định.
11/ Hướng dẫn, kiểm tra việc thực
hiện các dự án và xây dựng mô hình phát triển về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy
lợi, thủy sản và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh; chịu trách nhiệm thực
hiện các chương trình, dự án được giao.
12/ Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến
bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất của ngành nông nghiệp và phát triển nông
thôn trên địa bàn tỉnh.
13/ Thực hiện hợp tác quốc tế theo
phân cấp của UBND tỉnh và quy định của pháp luật.
14/ Hướng dẫn, kiểm tra việc thực
hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản
và phát triển nông thôn của tỉnh theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm
về các dịch vụ công do Sở tổ chức thực hiện.
15/ Cấp và thu hồi các giấy phép
thuộc các lĩnh vực được giao quản lý theo phân cấp của UBND tỉnh và theo quy định
của pháp luật.
16/ Thanh tra, kiểm tra và giải quyết
khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm pháp luật về
nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản và phát triển nông thôn trong phạm
vi quản lý theo quy định của pháp luật.
17/ Thực hiện nhiệm vụ thường trực
của Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão của tỉnh theo quy định của pháp luật;
tham gia khắc phục hậu quả thiên tai về bão, lũ, lụt, hạn hán, úng ngập, chua
phèn, sạt lở, dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy lợi, thủy
sản trên địa bàn tỉnh.
18/ Chỉ đạo và tổ chức thực hiện
chương trình cải cách hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý sau
khi được UBND tỉnh phê duyệt.
19/ Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp
vụ trong quản lý ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với cấp huyện,
thị xã.
20/ Báo cáo định kỳ hàng tháng,
hàng quý, 6 tháng, hàng năm và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao
cho UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
21/ Quản lý công chức, viên chức và
người lao động theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh; tổ chức
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ xã, phường, thị trấn
làm công tác quản lý về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản và phát triển
nông thôn theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND tỉnh.
22/ Quản lý tài chính, tài sản của
cơ quan theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh.
23/ Thực hiện các nhiệm vụ khác
theo quy định của pháp luật hoặc do UBND tỉnh giao.
Chương 3.
TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CHẾ ĐỘ
LÀM VIỆC
Điều 4.
Tổ chức bộ máy:
1/ Lãnh đạo Sở:
Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn do 01 Giám đốc Sở điều hành và có từ 01 đến 03 Phó giám đốc giúp việc
cho Giám đốc. Các chức vụ Giám đốc và Phó Giám đốc Sở do UBND tỉnh bổ nhiệm
theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
quy định và theo các quy định của Đảng và Nhà nước về quản lý cán bộ.
2/ Cơ cấu tổ chức của Sở, gồm có:
a. Văn phòng Sở.
b. Các phòng chuyên môn nghiệp vụ:
- Phòng Kế hoạch
- Phòng Nông nghiệp
- Phòng Thủy sản
c/ Thanh tra Sở
d/ Các Chi cục chuyên ngành:
- Chi cục Thú y
- Chi cục Bảo vệ thực vật
- Chi cục Lâm nghiệp
- Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt
bão
- Chi cục Phát triển nông thôn
e/ Tổ chức sự nghiệp:
- Trung tâm Khuyến nông.
- Các Ban Quản lý rừng:
+ Ban Quản lý rừng phòng hộ Tà Thiết.
+ Ban Quản lý rừng phòng hộ Bom Bo.
+ Ban Quản lý rừng phòng hộ Bù Gia
Phúc.
+ Ban Quản lý rừng kinh tế Tân Lập
3/ Văn phòng Sở có 01 Chánh Văn
phòng và có 01 Phó Chánh Văn Phòng; mỗi phòng chuyên môn, nghiệp vụ có 01 Trưởng
phòng và 01 Phó Trưởng phòng; Thanh tra Sở có 01 Chánh thanh tra và 01 Phó
Chánh Thanh tra. Chức vụ Chánh Văn phòng, Trưởng phòng do UBND tỉnh bổ nhiệm;
chức vụ Chánh Thanh tra do Giám đốc bổ nhiệm theo quy định của Đảng và Nhà nước
về quản lý cán bộ và quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ,
sau khi có thỏa thuận bằng văn bản của Chánh Thanh tra tỉnh; chức vụ Phó Chánh
Văn phòng, Phó Trưởng phòng, Phó Chánh Thanh tra do Giám đốc Sở bổ nhiệm.
4/ Nhiệm vụ cụ thể của mỗi phòng do
Giám đốc Sở quy định.
5/ Các Chi cục chuyên ngành, Trung
tâm, các Ban quản lý rừng trực thuộc Sở có Quy chế Tổ chức và hoạt động riêng
do UBND tỉnh ban hành.
6/ Biên chế của Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn thuộc biên chế quản lý Nhà nước được UBND tỉnh giao hàng
năm.
Điều 5.
Chế độ làm việc:
1/ Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn làm việc theo chế độ thủ trưởng. Giám đốc Sở quyết định mọi vấn đề
thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở được quy định trong bản Quy
chế này và là người chịu trách nhiệm cao nhất trước UBND tỉnh; đồng thời chịu
trách nhiệm trước Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về các lĩnh vực công
tác chuyên môn, nghiệp vụ của Sở và trước pháp luật. Các Phó Giám đốc Sở giúp
việc cho Giám đốc, được Giám đốc Sở phân công phụ trách một số lĩnh vực công
tác. Phó Giám đốc Sở chịu trách nhiệm trước Giám đốc, đồng thời cùng Giám đốc
liên đới chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật về phần việc được
phân công phụ trách.
2/ Các phòng làm việc theo chế độ
thủ trưởng. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi công việc được
giao của phòng. Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng phân công phụ trách một số mặt
công tác và được ủy quyền điều hành công việc của phòng khi Trưởng phòng đi vắng.
3/ Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn hoạt động theo chương trình, kế hoạch công tác hàng năm được Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND tỉnh giao và theo chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn được quy định trong bản Quy chế này.
4/ Đảm bảo chế độ họp giao ban
(lãnh đạo Sở, các Trưởng, Phó phòng, đơn vị trực thuộc) theo định kỳ. Đồng thời
tổ chức các cuộc họp bất thường để phổ biến, triển khai các nhiệm vụ đột xuất,
cấp bách của UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao.
Chương 4.
MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC
Điều 6.
Sở có mối quan hệ công tác với các ngành, các cấp như
sau:
1/ Đối với Bộ Nông nghiệp và PTNT:
Sở chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn về
chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Giám đốc Sở có trách nhiệm báo
cáo tình hình công tác chuyên môn của ngành tại địa phương với Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn theo định kỳ và yêu cầu đột xuất.
2/ Đối với UBND tỉnh:
Sở chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp
và toàn diện của UBND tỉnh. Giám đốc Sở phải thường xuyên báo cáo công tác với
UBND tỉnh theo quy định và yêu cầu đột xuất. Trước khi thực hiện chủ trương
chính sách của các Bộ, ngành Trung ương có liên quan đến chương trình công tác,
kế hoạch chung của tỉnh, Giám đốc Sở phải xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh.
3/ Đối với các Sở, ngành:
Sở xây dựng có mối quan hệ phối hợp
chặt chẽ với các Sở, ngành trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, có quyền
đề nghị các Sở, ngành báo cáo tình hình và các vấn đề có liên quan đến các lĩnh
vực mà Sở quản lý bằng văn bản hoặc trực tiếp trao đổi để triển khai thực hiện
nhiệm vụ được giao theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh.
4/ Đối với UBND các huyện, thị xã:
- Sở thường xuyên quan hệ với UBND
các huyện, thị xã trong việc thực hiện nhiệm vụ thuộc các lĩnh vực ngành quản
lý, cùng nhau giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm
vụ trên tinh thần hợp tác và tôn trọng lẫn nhau. Trường hợp có những vấn đề chưa
nhất trí, các bên xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh.
- Sở có trách nhiệm chỉ đạo, hướng
dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của ngành cho Phòng chuyên môn của huyện, thị xã đối
với các lĩnh vực thuộc Sở quản lý, được quyền yêu cầu Phòng chuyên môn báo cáo
tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi,
thủy sản và phát triển nông thôn trên địa bàn huyện, thị xã theo chế độ báo cáo
thống kê định kỳ, kiểm tra về chuyên môn và các mặt công tác thuộc chức năng quản
lý của Sở.
Chương 5.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 7.
Bản Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Việc sửa đổi, bổ sung bản Quy chế này do Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT và
Giám đốc Sở Nội vụ đề nghị UBND tỉnh xem xét quyết định.
Bản Quy chế này thay thế bản Quy định
về tổ chức hoạt động của Sở Nông nghiệp & PTNT được ban hành kèm theo Quyết
định số 304/QĐ-UB ngày 11/3/1997 của UBND tỉnh.