Quyết định 38/1998/QĐ-BCN về Quy chế tổ chức và hoạt động Thanh tra Bộ Công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành.

Số hiệu 38/1998/QĐ-BCN
Ngày ban hành 09/06/1998
Ngày có hiệu lực 24/06/1998
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Công nghiệp
Người ký Đặng Vũ Chư
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

CÔNG NGHIỆP
 *******

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 *******
 

 Số: 38/1998/QĐ-BCN

Hà Nội, ngày 09  tháng 6  năm 1998

 

Căn cứ Nghị định số 74/CP ngày 01/11/1995 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Công nghiệp;
Căn cứ Pháp lệnh Thanh tra ban hành ngày 01/4/1990;
Căn cứ Nghị định số 244/HĐBT ngày 30/6/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định về tổ chức hệ thống Thanh tra Nhà nước và biện pháp bảo đảm hoạt động thanh tra;
Sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Nhà nước;
Xét đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ Công nghiệp,

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế tổ chức và hoạt động Thanh tra Bộ Công nghiệp”.

Điều 2: Quy chế này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế các quy chế ban hành kèm theo các quyết định: số 467/QĐ/CNNg-TC ngày 24/10/1991 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng, số 01/NL/TCCB-TTr ngày 01/2/1992 của Bộ trưởng Bộ Năng lượng và số 287/CNN-TTr ngày 04/5/1992 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ.

Điều 3: Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ chức năng, Cục trưởng các Cục quản lý Nhà nước chuyên ngành thuộc Bộ, Giám đốc các Sở Công nghiệp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong ngành Công nghiệp có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3,
- VP Chính phủ,
- Viện Kiểm sát NDTC,
- Tóa án NDTC,
- Thanh tra Nhà nước,
- TLĐLĐ Việt Nam,
- Công đoàn CN Việt Nam,
- Công báo,
- Lưu VP, TTra Bộ.

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP




Đặng Vũ Chư

 

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA BỘ CÔNG NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 38/1998/QĐ-BCN, ngày 09  tháng 6 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp)

Chương 1:

Điều 1. Thanh tra là một chức năng thiết yếu của Cơ quan quản lý Nhà nước, là phương thức bảo đảm Pháp chế, tăng cường kỷ luật trong quản lý Nhà nước, thực hiện quyền dân chủ XHCN.

Trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm tự thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách, pháp luật, nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước và các quyết định của mình, giải quyết các khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền trong phạm vi cơ quan, đơn vị.

Điều 2. Thanh tra Bộ Công nghiệp là tổ chức của Bộ Công nghiệp và nằm trong hệ thống Thanh tra Nhà nước, chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và sự chỉ đạo về công tác, tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Nhà nước, thực hiện quyền thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền trong phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ, quản lý Nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.

Điều 3. Hoạt động của Thanh tra Bộ phải tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời. Không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động của Thanh tra Bộ.

Điều 4. Các Cục thực hiện chức năng quản lý Nhà nước thuộc Bộ có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra thường xuyên các đơn vị, cơ sở thực hiện đúng các chế độ, chính sách, pháp luật, nhiệm vụ kế hoạch thuộc phạm vi quản lý của mình, kiến nghị với Bộ trưởng nội dung thanh tra khi thấy cần thiết.

Điều 5. Các cơ quan, đơn vị, cá nhân là đối tượng thanh tra và các tổ chức, cá nhân hữu quan có trách nhiệm thực hiện những yêu cầu, kiến nghị, quyết định về thanh tra của tổ chức thanh tra. Đoàn Thanh tra, Thanh tra viên hoặc cơ quan quản lý cấp trên theo quy định của pháp luật. Các đối tượng thanh tra có quyền khiếu nại, giải trình với cơ quan quản lý cấp trên theo quy định của pháp luật và Khoản 4 Điều 12 Chương IV của Quy chế này.

Chương 2:

Điều 6. Thanh tra Bộ Công nghiệp gồm có: Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, các thanh tra viên và các cán bộ thanh tra.

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Chánh Thanh tra Bộ, Phó Chánh Thanh tra Bộ thực hiện theo Điều 2 Nghị định số 244/HĐBT ngày 30/6/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về tổ chức hệ thống Thanh tra Nhà nước và biện pháp bảo đảm hoạt động Thanh tra.

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm  Thanh tra viên thực hiện theo Nghị định số 191/HĐBT ngày 18/6/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về quy chế Thanh tra viên.

Việc sử dụng cộng tác viên thanh tra thực hiện theo hướng dẫn của Tổng Thanh tra Nhà nước.

Thanh tra Bộ làm việc theo chế độ Thủ trưởng. Chánh Thanh tra Bộ chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, đồng thời chịu trách nhiệm trước Tổng Thanh tra Nhà nước về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ. Các Phó Chánh Thanh tra giúp Chánh Thanh tra trong điều hành hoạt động của Thanh tra Bộ được Chánh Thanh tra phân công phụ trách một hoặc một số lĩnh vực. Khi vắng mặt, Chánh Thanh tra giao cho một Phó Chánh Thanh tra thay mặt điều hành công việc của Thanh tra Bộ.

Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra Bộ được sử dụng con dấu riêng của Thanh tra Bộ.

Điều 7. Thanh tra Bộ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:

1. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật của các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và công dân theo thẩm quyền quản lý Nhà nước của Bộ Công nghiệp.

Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch được giao của cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.

2. Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công nghiệp giải quyết khiếu nại, tố cáo về những vấn đề thuộc thẩm quyền của Bộ Công nghiệp.

Giải quyết các khiếu nại, tố cáo mà Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ đã giải quyết nhưng đương sự còn khiếu nại, hoặc phát hiện việc giải quyết có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

3. Thực hiện những nhiệm vụ đột xuất do Tổng Thanh tra Nhà nước giao

[...]