Quyết định 377/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Đề án “Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước” đến năm 2016 trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Số hiệu 377/QĐ-UBND
Ngày ban hành 15/03/2013
Ngày có hiệu lực 15/03/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Cà Mau
Người ký Nguyễn Tiến Hải
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 377/QĐ-UBND

Cà Mau, ngày 15 tháng 03 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “CỦNG CỐ, KIỆN TOÀN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÔNG TÁC PBGDPL ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN CỦA ĐẤT NƯỚC” ĐẾN NĂM 2016 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09/4/2012 của Thtướng Chính phvề ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ và nhân dân;

Theo đề nghị của Giám đốc STư pháp tại Công văn số 119/STP-PBGDPL ngày 26/02/2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác PBGDPL đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước” đến năm 2016 trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thành phố Cà Mau có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3 (t/h);
- Bộ Tư pháp (b/c);
- TT Tnh ủy, HĐND tỉnh;
- UBMTTQ tnh;
- Ban Tuyên giáo Tnh ủy;
- Ban Tổ chức Tnh ủy;
- Viện kiểm sát nhân dân tnh;
- Tòa án nhân dân tỉnh;
- Trường Chính trị tỉnh;
- Cơ quan Báo, Đài;
- Cổng Thông tin Điện t;
- Trung tâm Công báo;
- NC (A);
- Lưu: VT, Ktr17/3.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn
Tiến Hải

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “CỦNG CỐ, KIỆN TOÀN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÔNG TÁC PBGDPL ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN CỦA ĐẤT NƯỚC” ĐẾN NĂM 2016 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 377/QĐ-UBND ngày 15 tháng 3 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)

Thực hiện Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 19/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân từ năm 2012 đến năm 2016; Quyết định số 940/QĐ-UBND ngày 12/7/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau về việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chương trình hành động của Chính phủ về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2012 - 2016”. Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện Đ án II “Củng c, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác PBGDPL đáp ứng yêu cu đi mới, phát triển của đất nước” (Gọi tắt là Đán II) với những mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau đây:

I. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

1. Về tổ chức nguồn nhân lực:

- Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL cấp tỉnh, cấp huyện; Ban điều hành Đán thanh thiếu niên, Đề án tuyên truyền phòng - chống tham nhũng, các Ban Điều hành và các Đán thuộc Chương trình 409 của Chính phủ; các cơ quan Tư pháp đảm bảo về tiêu chuẩn về chính trị, pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ để đảm trách tốt vai trò tham mưu và tổ chức các hoạt động PBGDPL theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật các cấp theo hướng chuyên sâu theo ngành, lĩnh vực, có khả năng tổ chức và thực hiện tốt các cuộc PBGDPL. Bố trí 100% công chức pháp chế các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và từ 80 đến 85% cán bộ pháp chế doanh nghiệp nhà nước; 80% cơ quan báo, đài trên địa bàn có phóng viên, biên tập viên chuyên trách hoặc giỏi về PBGDPL; sắp xếp, bổ sung biên chế là giáo viên, giảng viên pháp luật cấp giáo dục mầm non, tiểu học, THCS, THPT; giáo dục cộng đồng, các Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện; các Trường đại học, Cao đẳng, Trung cấp nghề; Trường chính trị tỉnh và các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện; Trường huấn luyện Quân sự địa phương, Trường Đoàn, Trung tâm huấn luyện nghiệp vụ Công an tỉnh và các cơ sở đào tạo khác... Sắp xếp, quy hoạch và đào tạo có lộ trình, đảm bảo chất lượng và bố trí sử dụng đúng vị trí, phát huy tốt hiệu quả.

- Có cơ chế thích hợp, huy động và tạo điều kiện thu hút đông đảo Luật sư, Luật gia, Trợ giúp viên pháp lý, Tư vấn viên pháp luật, Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên và các cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, các đoàn thchính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp tham gia công tác PBGDPL; nâng cao chất lượng Ban công tác Mặt trận cấp xã, Thanh tra nhân dân, tổ chức hòa giải cơ sở, các loại hình câu lạc bộ và nhóm quần chúng nòng cốt trong công tác PBGDPL tại địa bàn cơ sở.

2. Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ PBGDPL:

- Có 100% thành viên HĐPH công tác PBGDPL cấp tỉnh, cấp huyện, Ban điu hành các Đán và những người trực tiếp làm công tác PBGDPL được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ PBGDPL, đảm bảo thực hiện tt nhiệm vụ tham mưu cho cấp ủy, chính quyền chỉ đạo, điều phối các hoạt động PBGDPL theo ngành, lĩnh vực và địa phương. Trước mắt, thành viên HĐPH và Ban điều hành Đán phải nhận thức đầy đủ vai trò và trách nhiệm của mình đối với công tác PBGDPL; thấy rõ công tác PBGDPL là một bộ phận của công tác tư tưởng trong tình hình mới và là nhiệm vụ của chệ thống chính trị, từ đó chủ động đề ra những chủ trương, giải pháp phù hợp cho ngành, địa phương mình.

- Có từ 80% trở lên những người làm công tác pháp chế các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và doanh nghiệp nhà nước; Phóng viên báo, đài và đội ngũ làm công tác thông tin cổ động; Giáo viên dạy môn giáo dục công dân trong các cấp học, ngành học; Luật sư, Luật gia; Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Thanh tra viên, Chấp hành viên, Công chứng viên, Trợ giúp viên pháp lý; Tư vấn viên pháp luật và các cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên tham gia công tác pháp luật... được bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng PBGDPL tương ứng với nhiệm vụ được phân công.

- Xây dựng và nhân rộng loại hình Câu lạc bộ tuyên truyền pháp luật và các hình thức Câu lạc bộ khác thuộc các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể... tại địa bàn cơ sở, đảm bảo là nơi sinh hoạt bổ ích cho cán bộ và nhân dân, thông qua đó đẩy mạnh các hoạt động PBGDPL cho cán bộ và nhân dân.

- Phấn đấu xây dựng có ít nhất 60% trở lên nhóm nòng cốt tham gia công tác PBGDPL có hiệu quả, từng bước phát triển đều khắp phong trào toàn dân học tập và làm theo pháp luật, trong đó cần chú trọng những mô hình thiết thực, thật sự hiệu quả, nhằm phát triển nhân rộng.

- Có t 90% trở lên hòa giải viên cơ sđược bồi dưỡng nghiệp vụ PBGDPL hàng năm; lồng ghép PBGDPL 100% vụ việc hòa giải tại cơ sở.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

[...]