Quyết định 3767/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương đến năm 2040
Số hiệu | 3767/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 29/12/2023 |
Ngày có hiệu lực | 29/12/2023 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Dương |
Người ký | Võ Văn Minh |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3767/QĐ-UBND |
Bình Dương, ngày 29 tháng 12 năm 2023 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN DẦU TIẾNG ĐẾN NĂM 2040
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/06/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính Phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17/06/2020;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20/11/2018;
Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30/8/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 04/2022/TT-BXD ngày 24/10/2022 của Bộ Xây dựng Quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng và quy hoạch nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 601/QĐ-UBND ngày 11/3/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương;
Căn cứ Thông báo số 593-TB/TU ngày 23/6/2023 của Tỉnh ủy Bình Dương về ý kiến kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phương án phát triển kinh tế - xã hội huyện Dầu Tiếng giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Dầu Tiếng đến năm 2040;
Căn cứ Thông báo số 228/TB-UBND ngày 20/6/2023 về kết luận của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Phiên họp lần thứ 36 - Khóa X và Thông báo số 452/TB-UBND ngày 25/12/2023 về kết luận của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Phiên họp lần thứ 51 - Khóa X;
Theo đề nghị của Ủy ban nhân dân huyện Dầu Tiếng tại Tờ trình số 144/TTr-UBND ngày 18/12/2023 về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương đến năm 2040 và báo cáo của Sở Xây dựng tại Văn bản số 4613/SXD-QHKT ngày 21/12/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Dầu Tiếng đến năm 2040, với các nội dung sau:
1. Tên đồ án quy hoạch: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Dầu Tiếng đến năm 2040.
2. Vị trí, quy mô, ranh giới lập quy hoạch:
a. Vị trí: Huyện Dầu Tiếng nằm phía Tây Bắc tỉnh Bình Dương, tứ cận như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Hớn Quản, thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước;
- Phía Nam giáp thị xã Bến Cát và huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh;
- Phía Đông giáp huyện Bàu Bàng và huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước;
- Phía Tây giáp huyện Dương Minh Châu, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
b. Quy mô lập quy hoạch: 72.109,5 ha.
c. Phạm vi lập quy hoạch: Theo địa giới hành chính huyện Dầu Tiếng (gồm thị trấn Dầu Tiếng và 11 xã (Định An, Định Thành, Long Tân, Minh Hòa, Long Hòa, Thanh Tuyền, An Lập, Minh Tân, Minh Thạnh, Định Hiệp, Thanh An).
a. Tính chất: Đến năm 2030 phát triển theo hướng công nghiệp - nông nghiệp - đô thị - dịch vụ du lịch; giai đoạn 2031 - 2040 phát triển theo hướng công nghiệp - đô thị - dịch vụ du lịch - nông nghiệp.
b. Chức năng: Vùng sản xuất công nghiệp, phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp gắn với phát triển đô thị; Vùng cảnh quan, phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí; Vùng sản xuất nông nghiệp, trong đó nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đóng vai trò chủ lực.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3767/QĐ-UBND |
Bình Dương, ngày 29 tháng 12 năm 2023 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN DẦU TIẾNG ĐẾN NĂM 2040
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/06/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính Phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17/06/2020;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20/11/2018;
Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30/8/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 04/2022/TT-BXD ngày 24/10/2022 của Bộ Xây dựng Quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng và quy hoạch nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 601/QĐ-UBND ngày 11/3/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương;
Căn cứ Thông báo số 593-TB/TU ngày 23/6/2023 của Tỉnh ủy Bình Dương về ý kiến kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phương án phát triển kinh tế - xã hội huyện Dầu Tiếng giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Dầu Tiếng đến năm 2040;
Căn cứ Thông báo số 228/TB-UBND ngày 20/6/2023 về kết luận của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Phiên họp lần thứ 36 - Khóa X và Thông báo số 452/TB-UBND ngày 25/12/2023 về kết luận của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Phiên họp lần thứ 51 - Khóa X;
Theo đề nghị của Ủy ban nhân dân huyện Dầu Tiếng tại Tờ trình số 144/TTr-UBND ngày 18/12/2023 về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương đến năm 2040 và báo cáo của Sở Xây dựng tại Văn bản số 4613/SXD-QHKT ngày 21/12/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Dầu Tiếng đến năm 2040, với các nội dung sau:
1. Tên đồ án quy hoạch: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Dầu Tiếng đến năm 2040.
2. Vị trí, quy mô, ranh giới lập quy hoạch:
a. Vị trí: Huyện Dầu Tiếng nằm phía Tây Bắc tỉnh Bình Dương, tứ cận như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Hớn Quản, thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước;
- Phía Nam giáp thị xã Bến Cát và huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh;
- Phía Đông giáp huyện Bàu Bàng và huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước;
- Phía Tây giáp huyện Dương Minh Châu, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
b. Quy mô lập quy hoạch: 72.109,5 ha.
c. Phạm vi lập quy hoạch: Theo địa giới hành chính huyện Dầu Tiếng (gồm thị trấn Dầu Tiếng và 11 xã (Định An, Định Thành, Long Tân, Minh Hòa, Long Hòa, Thanh Tuyền, An Lập, Minh Tân, Minh Thạnh, Định Hiệp, Thanh An).
a. Tính chất: Đến năm 2030 phát triển theo hướng công nghiệp - nông nghiệp - đô thị - dịch vụ du lịch; giai đoạn 2031 - 2040 phát triển theo hướng công nghiệp - đô thị - dịch vụ du lịch - nông nghiệp.
b. Chức năng: Vùng sản xuất công nghiệp, phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp gắn với phát triển đô thị; Vùng cảnh quan, phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí; Vùng sản xuất nông nghiệp, trong đó nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đóng vai trò chủ lực.
4. Các giai đoạn nâng cấp đô thị
a. Giai đoạn đến năm 2025: Thị trấn Dầu Tiếng đạt đô thị loại IV; Thanh Tuyền và Long Hòa đạt đô thị loại V; thành lập thị trấn Thanh Tuyền.
b. Giai đoạn năm 2026 - 2030: Minh Hòa đạt đô thị loại V; thành lập 02 thị trấn Long Hòa và Minh Hòa; phấn đấu Thanh An, An Lập, Long Tân, Định Hiệp đạt các tiêu chí đô thị loại V; phấn đấu huyện đạt các tiêu chí của đô thị loại IV.
c. Giai đoạn năm 2031 - 2040: Nâng cấp huyện lên thị xã và tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh tiêu chí thị xã; xây dựng thị xã phát triển bền vững và hướng đến đô thị hiện đại, văn minh, sạch đẹp, thân thiện với môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
a. Kinh tế
Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp; tỷ trọng tương ứng: 56,92%; 31,32%; 11,76%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đến năm 2030 đạt 14,42%/năm; định hướng giai đoạn 2031 - 2040 đạt bình quân 15 - 25%/ năm.
b. Dân số, lao động, tỷ lệ đô thị hóa
- Đến năm 2030: Dân số khoảng 200.000 - 230.000 người; trong đó lao động khoảng 136.000 - 156.000 người; tỷ lệ đô thị hóa đạt 53%.
- Đến năm 2040: Dân số khoảng 270.000 - 320.000 người, trong đó lao động khoảng 184.000 - 218.000 người; tỷ lệ đô thị hóa đạt 80%.
c. Nhu cầu sử dụng đất
- Chỉ tiêu đất xây dựng đô thị: 167 - 250 m2/người, diện tích đất xây dựng đô thị: 5.300-8.000 ha;
- Diện tích đất xây dựng nông thôn khoảng 2.000 ha.
6. Tổ chức phân vùng và yêu cầu quản lý, phát triển theo các phân vùng
a. Phân vùng I: Là vùng đô thị trung tâm hành chính - dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Ranh giới gồm thị trấn Dầu Tiếng, Thanh An, Định Hiệp, một phần các xã Thanh Tuyền, An Lập và Định Thành; diện tích khoảng 18.600 ha. Định hướng phát triển Khu công nghiệp Dầu Tiếng 5, các cụm công nghiệp Định Hiệp 1, Định Hiệp 2, Định Hiệp 3, Thanh An 1, Thanh An 2, Thanh An 3, khu Logistic; phát triển thương mại dịch vụ tài chính, ngân hàng, vận tải, kinh doanh, dịch vụ cung ứng lao động, dịch vụ du lịch và các dịch vụ hỗ trợ cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp; phát triển vùng chuyên canh cây ăn trái ven sông Sài Gòn, sông Thị Tính, hồ Cần Nôm, đập Thị Tính, ... kết hợp với việc khai thác cảnh quan, hình thành các khu du lịch nông nghiệp sinh thái, nghỉ dưỡng.
b. Phân vùng II: Là vùng phát triển đô thị - công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp phía Nam. Ranh giới gồm các xã Thanh Tuyền, An Lập và một phần xã Long Tân; diện tích khoảng 13.400 ha. Định hướng hình thành tuyến dân cư kết hợp phát triển thương mại dịch vụ dọc trục ĐT.744, ĐT.748 và lõi trung tâm vùng là đô thị Thanh Tuyền; phát triển Khu công nghiệp Dầu Tiếng 1A, các cụm công nghiệp (An Lập, An Lập 2, An Lập 3); dịch vụ hỗ trợ phát triển công nghiệp, dịch vụ du lịch, vận tải; phát triển các khu chuyên canh vườn cây ăn trái kết hợp tuyến du lịch trên sông Sài Gòn, du lịch sinh thái và du lịch lịch sử.
c. Phân vùng III: Là vùng phát triển đô thị - công nghiệp - dịch vụ phía Đông. Ranh giới gồm một phần các xã Long Hòa và Long Tân; diện tích khoảng 7.200 ha. Định hướng phát triển vùng theo tuyến ĐT.749A và ĐT.750; phát triển Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Dầu Tiếng 4 ở khu vực phía Đông vùng gắn với vùng công nghiệp huyện Bàu Bàng; phát triển vùng cây ăn trái kết hợp với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
d. Phân vùng IV: Là vùng phát triển nông nghiệp công nghệ cao - đô thị - dịch vụ phía Bắc. Ranh giới gồm xã Định Thành, Minh Tân, một phần các xã Minh Hòa và Định An; diện tích khoảng 17.400ha. Định hướng phát triển vùng theo tuyến ĐH.744B và ĐT.749B; phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Long Hòa, Minh Tân; phát triển vùng chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao tại xã Minh Thạnh kết hợp phát triển các loại hình du lịch nông nghiệp.
e. Phân vùng V: Là vùng phát triển dịch vụ (chủ yếu là dịch vụ du lịch) - nông nghiệp phía Tây Bắc. Ranh giới gồm xã Định Thành, một phần các xã Minh Hòa và Định An; diện tích khoảng 15.500 ha. Định hướng phát triển vùng theo tuyến ĐT.744 và ĐT.749B, phát triển dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, nông nghiệp công nghệ cao và vườn cây ăn trái dọc quanh hồ Dầu Tiếng.
7. Định hướng phát triển không gian
a. Khu vực phát triển đô thị
- Khu vực phát triển đô thị ở phía Tây và Nam thuộc các phân vùng I, II, III, IV; là các phân vùng phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ; gồm thị trấn Dầu Tiếng và các xã: Thanh Tuyền, Thanh An, An Lập, Long Hoà, Long Tân, Định Hiệp, Minh Hoà. Các khu vực trên là tiền đề để đến năm 2040 phát triển huyện Dầu Tiếng lên thị xã.
- Thị trấn Dầu Tiếng:
+ Định hướng năm 2025 thị trấn Dầu Tiếng đạt tiêu chí đô thị loại IV; định hướng đến năm 2030, tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh tiêu chí đô thị loại IV.
+ Quy mô dân số: Đến năm 2030 là 45.000 - 50.000 người, đến năm 2040 là 58.000 - 65.000 người.
+ Quy mô đất xây dựng đô thị đến năm 2030 là 752 - 1.250 ha, đến năm 2040 là 969 - 1.625 ha.
+ Tính chất, chức năng: Là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học, giáo dục, đào tạo, y tế, thương mại, du lịch huyện Dầu Tiếng; Là động lực thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện Dầu Tiếng nói riêng và tỉnh Bình Dương nói chung.
- Đô thị Thanh Tuyền:
+ Định hướng đến năm 2025, Thanh Tuyền đạt tiêu chí đô thị loại V và thành lập thị trấn Thanh Tuyền; đến năm 2030 hoàn chỉnh tiêu chí đô thị loại V.
+ Quy mô dân số đến năm 2030 là 20.000 - 25.000 người, đến năm 2040 là 30.000 - 34.000 người.
+ Quy mô đất xây dựng đô thị đến năm 2030 là 334 - 625 ha, đến năm 2040 là 501 - 850 ha.
+ Tính chức, chức năng: Là trung tâm kinh tế - xã hội, đô thị dịch vụ du lịch, đóng vai trò là cửa ngõ liên kết khu vực phía Nam huyện Dầu Tiếng với khu vực Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.
- Đô thị Minh Hòa:
+ Định hướng đến năm 2030 Minh Hòa đạt tiêu chí đô thị loại V và thành lập thị trấn Minh Hòa.
+ Quy mô dân số đến năm 2030 là 18.000 - 23.000 người, đến năm 2040 là 25.000 - 31.000 người.
+ Quy mô đất xây dựng đô thị đến năm 2030 là 301 - 575 ha, đến năm 2040 là 418 - 775 ha.
+ Tính chất, chức năng: Là trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội, thương mại, dịch vụ và du lịch gắn với khu du lịch núi Cậu và lòng hồ Dầu Tiếng; là đầu mối giao thông quan trọng phía Bắc của huyện Dầu Tiếng.
- Đô thị Long Hòa:
+ Định hướng đến năm 2025, Long Hòa đạt tiêu chí đô thị loại V; định hướng đến năm 2030, thành lập thị trấn Long Hòa.
+ Quy mô dân số đến năm 2030 là 18.000 - 23.000 người, đến năm 2040 là 25.000 - 31.000 người.
+ Quy mô đất xây dựng đô thị đến năm 2030 là 301 - 575 ha, đến năm 2040 là 418-775 ha.
+ Tính chất và chức năng: Là trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội, thương mại, dịch vụ, du lịch và đầu mối giao thông phía Đông của huyện Dầu Tiếng.
- Đô thị Thanh An:
+ Định hướng đến năm 2030, phấn đấu Thanh An đạt các tiêu chí đô thị loại V.
+ Quy mô dân số đến năm 2030 là 17.000 - 20.000 người, đến năm 2040 là 24.000 - 28.000 người.
+ Quy mô đất xây dựng đô thị đến năm 2030 là 284 - 500 ha, đến năm 2040 là 401 - 700 ha.
+ Tính chất và chức năng: Là đô thị công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.
- Đô thị An Lập:
+ Định hướng đến năm 2030, phấn đấu An Lập đạt các tiêu chí đô thị loại V.
+ Quy mô dân số đến năm 2030 là 15.000 - 16.000 người, đến năm 2040 là 19.000 - 24.000 người.
+ Quy mô đất xây dựng đô thị đến năm 2030 là 251 - 400 ha, đến năm 2040 là 317- 600 ha.
+ Tính chất và chức năng: Là khu đô thị công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.
- Đô thị Long Tân:
+ Định hướng đến năm 2030, phấn đấu Long Tân đạt các tiêu chí đô thị loại V.
+ Quy mô dân số đến năm 2030 là 14.000 - 15.000 người, đến năm 2040 là 18.000 - 23.000 người.
+ Quy mô đất xây dựng đô thị đến năm 2030 là 234 - 375 ha, đến năm 2040 là 301 - 575 ha.
+ Tính chất và chức năng: Là đô thị công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.
- Đô thị Định Hiệp:
+ Định hướng đến năm 2030, phấn đấu Định Hiệp đạt các tiêu chí đô thị loại V.
+ Quy mô dân số đến năm 2030 là 14.000 - 15.000 người, đến năm 2040 là 18.000 - 21.000 người.
+ Quy mô đất xây dựng đô thị đến năm 2030 là 234 - 375 ha, đến năm 2040 là 301 - 525 ha.
+ Tính chất và chức năng: Là đô thị công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.
b. Khu vực phát triển dân cư nông thôn
Khu vực phát triển dân cư nông thôn ở phía Bắc thuộc các phân vùng IV, V; là các phân vùng phát triển nông nghiệp gồm các xã Định Thành, Định An, Minh Tân, Minh Thạnh. Định hướng phát triển các khu vực nông thôn đảm bảo tiêu chí của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo các giai đoạn; tổ chức trung tâm xã, điểm dân cư nông thôn; các công trình về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo hướng tiếp cận với các tiêu chí đô thị nhằm nâng cao chất lượng sống, giảm dần sự chênh lệch giữa đô thị và nông thôn.
c. Định hướng các khu chức năng
- Khu vực phát triển sản xuất công nghiệp
+ Khu công nghiệp:
Tiếp tục triển khai 02 khu công nghiệp đã có chủ trương quy hoạch: Khu công nghiệp Bàu Bàng mở rộng (có khoảng 107,8 ha thuộc huyện Dầu Tiếng), khu công nghiệp Rạch Bắp mở rộng (có khoảng 24,75 ha thuộc huyện Dầu Tiếng);
Bố trí thêm 01 khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Dầu Tiếng 4 (có khoảng 795 ha thuộc huyện Dầu Tiếng) tại Long Hòa và 02 khu công nghiệp gồm: Dầu Tiếng 1A (diện tích khoảng 800,77 ha) tại Long Tân, Dầu Tiếng 5 (diện tích khoảng 500 ha) tại Định Hiệp;
+ Cụm công nghiệp: Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh cụm công nghiệp Thanh An (diện tích khoảng 47,5 ha); Bố trí thêm 12 cụm công nghiệp mới, trong đó 11 cụm có diện tích mỗi cụm khoảng 75 ha (gồm An Lập, An Lập 2, An Lập 3, Định Hiệp 1, Định Hiệp 2, Định Hiệp 3, Thanh An 1, Thanh An 2, Thanh An 3, Long Hòa 1 và Long Hòa 2); 01 cụm công nghiệp có diện tích khoảng 50 ha (Long Tân).
+ Khuyến khích phát triển công nghiệp tập trung, sau năm 2025 sẽ không phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngoài khu, cụm công nghiệp. Công nghiệp phát triển theo hướng ít thâm dụng lao động và đất đai, công nghiệp xanh, zero carbon, công nghệ cao, công nghệ 4.0 và theo mô hình công nghiệp - đô thị - dịch vụ, đồng bộ với hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
+ Khai thác khoáng sản và vật liệu xây dựng: Tiếp tục khai thác các khu vực hiện hữu (diện tích khoảng 48,5 ha) đến khi hết thời hạn và bổ sung thêm khoảng 4,1 ha khu vực khai thác mới (tại thị trấn Dầu tiếng và các xã Minh Hòa, Long Hòa, Định An, Định Hiệp).
- Khu vực phát triển du lịch
+ Khu vực ven hồ Dầu Tiếng (các xã Định Thành, Minh Hoà): Phát triển du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái kết hợp sân golf; du lịch thể thao, giải trí; du lịch văn hóa, lịch sử, ... quy mô khoảng 1.500 ha;
+ Khu vực ven sông Sài Gòn (các xã Thanh Tuyền, xã Thanh An, thị trấn Dầu Tiếng): Phát triển các dịch vụ du lịch chăm sóc sức khỏe, văn hóa, lịch sử, nghỉ dưỡng, sinh thái kết hợp sân gôn, ... tại Khu du lịch Địa đạo Củ Chi mở rộng, khu vực cánh đồng Cây Siu; quy mô khoảng 350 ha.
+ Khu vực ven sông Thị Tính, đập Thị Tính (các xã Định Hiệp, An Lập, Long Hoà): Phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái cao cấp kết hợp sân golf, du lịch giải trí kết hợp với bến thuyền, ca nô, ... quy mô khoảng 580 ha;
+ Khu vực hồ Cần Nôm (xã Thanh An): Phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái kết hợp sân gôn, du lịch trải nghiệm khu nông nghiệp công nghệ cao, quy mô khoảng 1.150 ha.
- Khu vực thương mại - dịch vụ
+ Chợ và trung tâm thương mại: Mạng lưới chợ phát triển đồng bộ chợ trung tâm huyện đến các chợ trung tâm đô thị mới và các trung tâm xã. Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh khai thác chợ đáp ứng nhu cầu hoạt động giao lưu hàng hóa trong vùng. Phát triển các công trình thương mại, dịch vụ tại các đô thị; tập trung đầu tư mỗi đô thị có ít nhất 01 siêu thị có quy mô lớn.
+ Dịch vụ Logistic: Định hướng 01 khu Logistics diện tích khoảng 247 ha tại Thanh Tuyền, Thanh An để đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Phát triển dịch vụ vận tải dọc theo các trục đường chính, dịch vụ công nghiệp, dịch vụ tài chính để bổ trợ cho sự phát triển các khu công nghiệp.
+ Đầu tư phát triển mạng lưới hạ tầng xăng dầu theo hướng hiện đại, an toàn; bổ sung các trạm xăng dầu, trạm cung cấp năng lượng hiện đại (tích hợp các loại cung cấp nhiên liệu như xăng dầu, trạm sạc điện, khí CNG, ... và kết hợp các trạm dừng nghỉ chân) trên các tuyến đường mới.
- Khu vực nông nghiệp
+ Trồng trọt: Phát triển vùng chuyên canh cây có múi ở khu vực ven sông Sài Gòn, sông Thị Tính và các hồ, kênh, suối trên địa bàn; hình thành vùng chuyên canh rau thực phẩm; chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang loại cây có có giá trị cao hơn; định hướng đến năm 2040 huyện Dầu Tiếng không còn đất trồng lúa.
+ Chăn nuôi: Phát triển vùng chăn nuôi tập trung ở Minh Thạnh; quy mô khoảng 860 ha.
+ Hình thành 02 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Long Hòa (diện tích khoảng 1.105,21 ha) và xã Minh Tân (diện tích khoảng 1.103,19 ha).
- Khu vực lâm nghiệp: Bảo tồn rừng phòng hộ có diện tích 3.652,4 ha tại các xã Định Thành và Minh Hòa, rừng đặc dụng có diện tích 209,58 ha (rừng lịch sử Kiến An) tại ở xã An Lập.
- Khu vực, điểm di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh: Vùng di tích cần bảo vệ gồm: Quần thể di tích danh thắng Núi Cậu - Lòng hồ Dầu tiếng (xã Định Thành), khu di tích lịch sử rừng Kiến An (xã An Lập), Sở chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh (xã Minh Tân), Vòng Thành Đất Họ Võ (xã Long Tân), Đình thần Dầu Tiếng (thị trấn Dầu Tiếng), Khu căn cứ cách mạng Vườn Trầu (xã Long Hòa), Địa điểm lần đầu tiên Mỹ rải bom B52 tại Việt Nam (xã Long Tân), Chùa Hoa Nghiêm (thị trấn Dầu Tiếng).
- Khu vực bảo vệ cảnh quan: Vùng bảo vệ cảnh quan dọc hệ thống sông, suối, kênh, rạch, hồ, đập là hành lang bảo vệ mặt nước có chiều rộng phù hợp với quy định chuyên ngành và phạm vi bảo vệ cảnh quan rộng từ 50-100m.
- Khu vực đầu mối hạ tầng kỹ thuật:
+ Định hướng Khu phức hợp điện năng lượng mặt trời và năng lượng tái tạo trên trục đường ĐT.744 (tại xã Định An) quy mô khoảng 513,47 ha.
+ Bố trí khu hoa viên nghĩa trang tại xã Định An quy mô khoảng 50 ha.
- Khu vực an ninh, quốc phòng
+ Đất quốc phòng: Giữ nguyên các khu vực quốc phòng hiện hữu (Sư đoàn 367 tại Thanh An, Ban chỉ huy quân sự Thanh Tuyền, Ban chỉ huy quân sự huyện Dầu Tiếng tại Định Thành, Trạm thông tin tại Định Thành); tổng diện tích 58,48 ha. Định hướng thêm 07 khu vực đất quốc phòng có tổng quy mô 321,9 ha (theo định hướng của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bình Dương) và vùng đệm dự trữ để mở rộng Sân bay quân sự Định An thành Sân bay lưỡng dụng trong tương lai quy mô khoảng 150 ha.
+ Đất an ninh: Giữ lại đất an ninh hiện hữu tại các xã, thị trấn; bổ sung vị trí các trụ sở an ninh trong các khu công nghiệp.
+ Việc tổ chức sắp xếp, bố trí quỹ đất an ninh, quốc phòng phải tuân thủ theo quy hoạch chuyên ngành.
d. Tổ chức phân bố hệ thống trung tâm
- Trung tâm hành chính: Giữ nguyên Trung tâm hành chính hiện hữu tại thị trấn Dầu Tiếng; việc nâng cấp, mở rộng phù hợp với yêu cầu và phát triển của địa phương.
- Văn hóa, thể dục thể thao
+ Xây dựng hoàn chỉnh Trung tâm văn hóa - thể thao cấp huyện; đầu tư nâng cấp các công trình văn hóa, thể thao hiện đạt tiêu chuẩn quy định bảo đảm tiêu chí đô thị. Khuyến khích phát triển các cơ sở sinh hoạt văn hóa, các câu lạc bộ thể thao tại các cụm dân cư, khu, cụm công nghiệp.
+ Định hướng 01 công viên trung tâm huyện tại thị trấn Dầu Tiếng (quy mô khoảng 114 ha); khuyến khích phát triển hệ thống công viên cây xanh tập trung tại các thị trấn, các trung tâm xã, các khu nhà ở và khu công nghiệp để phục vụ nhu cầu sử dụng của người dân.
- Nghiên cứu, đào tạo, giáo dục và dạy nghề: Giữ lại 04 trường trung học phổ thông hiện hữu và bố trí thêm 04 trường trung học phổ thông mới tại xã Thanh An, An Lập, Định Hiệp và Long Tân; đầu tư xây dựng mới Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (tại thị trấn Dầu tiếng) với quy mô khoảng 2 - 4 ha; bố trí quỹ đất xây dựng Khu nghiên cứu, đào tạo - dịch vụ giáo dục (quy mô khoảng 47 ha) tại Định Hiệp. Khuyến khích xã hội hoá đầu tư giáo dục, đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới.
- Y tế: Nâng cấp, mở rộng Trung tâm Y tế huyện và bệnh viện Đa khoa cao su Dầu Tiếng hiện hữu đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị. Xã hội hoá đầu tư phát triển mới 03 bệnh viện đa khoa tư nhân tại Long Hòa, Minh Hòa, Thanh Tuyền; Trung tâm dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại xã Định Hiệp (diện tích khoảng 47ha). Nâng cấp các trạm y tế tại các xã đạt tiêu chuẩn quốc gia theo quy định của Bộ Y tế.
- Nhà ở xã hội: Quy mô nhà ở xã hội khoảng 41 ha tập trung tại các khu vực phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (thị trấn Dầu Tiếng, Thanh Tuyền, Long Hòa, Định Hiệp, Thanh An, An Lập, Long Tân, Minh Hòa)
- Trung tâm xã: Khu trung tâm xã gồm có trụ sở làm việc của cơ quan hành chính và các công trình công cộng cấp xã; được tổ chức trên cơ sở khu vực hiện hữu mở rộng hoặc khu vực mới đảm bảo bán kính phục vụ người dân.
8. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật
a. Giao thông
- Giao thông đối ngoại
+ Đường bộ: Cao tốc Hồ Chí Minh lộ giới 82m; Quốc lộ 56B lộ giới 42m - 62,0m;
+ Đường sắt quốc gia: Tuyến Bàu Bàng - Tây Ninh vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu Mộc Bài đi qua tỉnh Tây Ninh và tỉnh Bình Dương (qua địa bàn huyện Dầu Tiếng và Bàu Bàng) về ga An Bình (Dĩ An), ra cảng Cái Mép, Vũng Tàu.
- Giao thông đường tỉnh
+ Đường trục Bắc - Nam gồm các tuyến: ĐT.744 (lộ giới 22,0m-42,0m), ĐT.748 (lộ giới 42,0m), ĐT.748ND (lộ giới 42,0m), ĐT.749A (lộ giới 42,0m), ĐT.749G (lộ giới 42,0m), ĐT.744B (lộ giới 42,0m).
+ Đường trục Đông - Tây gồm các tuyến: ĐT.750 (lộ giới 42,0m), ĐT.745A (lộ giới 60,0m), ĐT.745B (lộ giới 60,0m), ĐT.749B (lộ giới 60,0m), ĐT.749B ND (lộ giới 60,0m); ĐT.749C (lộ giới 42,0m), ĐT 749D (lộ giới 42,0m), ĐT.749E (lộ giới 42,0m), ĐT.749F (lộ giới 62,0m).
- Giao thông nội vùng
+ Đầu tư nâng cấp mở rộng lộ giới và đề xuất mở mới các tuyến đường huyện gồm: ĐH.701 (lộ giới 32,0m), ĐH.701 ND (lộ giới 32,0m), ĐH.702 và ĐH.702 ND (lộ giới 25,0m- 38,0m), ĐH.703 và ĐH.703ND (lộ giới 19,0m- 40,0m), ĐH.705 (lộ giới 32,0m), ĐH.708 và ĐH.708 ND (lộ giới 32m), ĐH.710 và ĐH.710 ND (lộ giới 32m), ĐH.711 (lộ giới 32,0m- 42,0m), ĐH.713 (lộ giới 32,0m), ĐH.715 và ĐH.715 ND (lộ giới 32m), ĐH.716 và ĐH.716 ND (lộ giới 32m), ĐH.717 và ĐH.717 ND (lộ giới 32m), ĐH.719 và ĐH.719 ND (lộ giới 32m), ĐH.720 (lộ giới 32,0m - 42,0m), ĐH.721 và ĐH.721 ND (lộ giới 32m), ĐH.722 và ĐH.722 ND (lộ giới 32m); ĐH.723, ĐH.724, ĐH.725, ĐH.726 và ĐH.727 (lộ giới 32m); ĐH.728 (lộ giới 19,0m -42,0m), ĐH.729, ĐH.730, ĐH.731, ĐH.732, ĐH.733, ĐH.734 và ĐH.735 (lộ giới 32m); ĐH.736 (lộ giới 24,0m - 42,0m); ĐH.737 (lộ giới 42m); ĐH.738, DH.739, ĐH.740 (lộ giới 32m); đường Vành Đai Thanh Tuyền (lộ giới 42m); đường Ven sông Sài Gòn (lộ giới 32m); đường Ven sông Thị Tính (lộ giới 22m).
- Công trình giao thông
+ Cầu:
Cầu trên sông Sài Gòn: Gồm 04 cầu hiện hữu: cầu Mới, cầu Tàu, cầu Bình Dương - Tây Ninh, cầu Bến Súc; đầu tư xây dựng 04 câu mới: câu Trảng Bàng - Dầu Tiếng 1, cầu Trảng Bàng - Dầu Tiếng 2, cầu Trảng Bàng - Dầu Tiếng 3, cầu Dầu Tiếng - Củ Chi.
Cầu trên sông Thị Tính: Xây dựng 07 cầu mới: cầu Long Hoà - Định Hiệp, cầu Long Hoà - Long Tân, cầu An Lập - Long Tân 1, cầu An Lập - Long Tân, cầu An Lập - Long Tân 3, cầu An Lập - Long Nguyên, cầu An Lập - Long Nguyên 2.
+ Nút giao thông:
Nút giao khác mức: Đường Hồ Chí Minh bố trí 8 nút giao: 3 nút giao liên thông (với ĐT.744, ĐT.748, ĐT.749A) và 5 nút giao trực thông (với ĐT.749E, ĐT.744B, Quốc lộ 56B, ĐH.716, ĐT.749F); đường Quốc lộ 56B có 2 nút giao trực thông (với ĐT.744, ĐT.749A); Đường Vành Đai 5 có 3 nút giao trực thông (với ĐT.744, ĐT.748, ĐT.744B); Đường ĐT.750 có 1 nút giao trực thông (với ĐH.719); Đường ĐT.749G có 1 nút giao trực thông (với ĐH.721); đường ĐT.749B có 1 nút giao trực thông (với ĐT.744B).
Nút giao cùng mức: Tại các vị trí giao cắt giữa các tuyến đường tỉnh, các trục chính đô thị với các tuyến đường liên khu vực, nếu có đủ diện tích bố trí giao thông đảm bảo theo tiêu chuẩn sẽ đề xuất mô hình nút đảo giao thông cùng mức, còn lại điều khiển bằng đèn tín hiệu.
+ Bến bãi: Xây dựng mới bến xe Dầu Tiếng đạt tiêu chuẩn bến loại 4 và 04 bến xe loại 6 tại Minh Hoà, Long Hoà, Bến Súc, Minh Thạnh.
+ Giao thông công cộng
Đường sắt đô thị: Tuyến số 7 (Mỹ Phước - Dầu Tiếng) đi từ Mỹ Phước (Bến Cát), theo đường ĐT.749A, ĐT.750 đến thị trấn Dầu Tiếng.
Đề-pô (depot): Trên tuyến ĐT.750 (Định Hiệp) kết hợp hỗ trợ cho việc duy tu bảo dưỡng hệ thống đường sắt đô thị.
Xây dựng mạng lưới giao thông công cộng đồng bộ và liên hoàn giữa các đô thị, vùng nông thôn, các khu chức năng, ... Nâng cấp tuyến xe buýt hiện hữu, mở thêm các tuyến mới, ưu tiên phát triển kết nối với khu vực trung tâm tỉnh; hoàn thiện mạng lưới xe buýt thường và phát triển các tuyến buýt nhanh trên một số trục đường chính.
+ Giao thông thủy
Đẩy mạnh khai thác các tuyến đường thủy nội địa trên sông Sài Gòn nhằm chia sẻ áp lực vận chuyển hàng hóa trên các tuyến giao thông đường bộ.
Cảng: Nâng cấp cảng Bến Súc hiện hữu; xây dựng mới 03 cảng Thanh An Phú Cường Thịnh và Thế Giới Nhà.
Bến thủy nội địa: Duy trì hoạt động của các bến hiện hữu đảm bảo phục vụ du lịch và vận chuyển các mặt hàng nhỏ, lẻ.
Bến khách đường thủy: Mở thêm các bến khách trên sông Sài Gòn để phục vụ du lịch.
b. Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng
- Giải pháp san nền:
+ Khu vực đô thị hiện hữu cải tạo, chỉnh trang: Giữ nguyên cao độ nền hiện trạng.
+ Khu vực quy hoạch mới: Cao độ mạng lưới đường phù hợp với điều kiện địa hình; quy hoạch cao độ nền chủ yếu bám theo địa hình tự nhiên, san lấp cục bộ để đảm bảo thoát nước.
+ Vùng đất trũng thấp ven sông Sài Gòn (xã Thanh Tuyền), có diện tích tương đối nhỏ được quy hoạch là vùng phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp du lịch, các khu vực cây xanh và một số công trình xây dựng với tính chất sinh thái thấp tầng với mật độ xây dựng thấp dưới 20%. Đầu tư xây dựng tuyến đường đê bao đường ven sông Sài Gòn Htim đường ≥3,0m.
+ Đối với các khu vực cây xanh công viên: Khuyến khích là các công viên ngập nước, không làm đê bao, không nâng nền, tôn trọng địa hình tự nhiên giữ lại không gian cho nước lên xuống, chỉ nên đắp nền hoặc có thể làm cầu đi bộ với chất liệu tự nhiên thích hợp phát triển mô hình du lịch sinh thái.
+ Bảo vệ chống sạt lở sông suối: Sông Sài Gòn và sông Thị Tính là các trục cảnh quan thiên nhiên quan trọng; bố trí hành lang bờ suối, khuyến khích sử dụng các giải pháp mềm, trồng cây xanh để bảo vệ và chống xói lở.
- Định hướng thoát nước mưa
+ Nguồn tiếp nhận: Hồ Dầu Tiếng, kênh Phước Hoà, sông Sài Gòn và sông Thị Tính.
+ Lưu vực thoát nước:
Khu vực phía Đông Bắc (xã Minh Thạnh) thoát nước ra kênh Phước Hoà.
Các khu vực phía Tây và phía Bắc (xã Định Thành, xã Minh Hoà) thoát nước ra hồ Dầu Tiếng.
Các khu vực: Vùng trung tâm (xã Định An và Minh Tân), phía Đông (xã Long Hoà và Long Tân), phía Đông Nam (xã An Lập) thoát nước ra sông Thị Tính.
Khu vực phía Tây Nam (thị trấn Dầu Tiếng, xã Thanh An, xã Định Hiệp), phía Nam (xã Thanh Tuyền) thoát nước ra sông Sài Gòn.
+ Giải pháp thoát nước mưa:
Hệ thống thoát nước mưa của huyện được thu gom vào các tuyến kênh tiêu chính, sau đó đổ ra các nhánh suối, kênh rạch và thoát ra nguồn tiếp nhận.
Cải tạo các hồ chứa nước đã có và đầu tư thêm các hồ điều hòa mới để giảm áp lực tiêu thoát cho vùng hạ du; tiếp tục cải tạo, nạo vét và kiên cố hoá các tuyến suối hiện hữu đảm bảo tiêu, thoát nước.
+ Trong vùng phát triển đô thị: Đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước mưa hoàn chỉnh trên các tuyến đường, trong các khu vực xây dựng mới, đảm bảo đồng bộ với hệ thống hiện hữu, thoát nước an toàn và hiệu quả.
c. Định hướng cấp nước
- Nguồn nước: Đầu tư xây dựng nhà máy cấp nước ở Dầu Tiếng, Thanh Tuyền và trạm bơm tăng áp Long Hòa. Cải tạo, nâng cấp các trạm cấp nước hiện hữu thành các trạm bơm tăng áp để đảm bảo áp lực cấp nước cho toàn khu vực.
- Giải pháp và chỉ tiêu cấp nước:
+ Vùng phát triển đô thị: Khai thác hợp lý các công trình cấp nước hiện có, mở rộng, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới các công trình cấp nước phù hợp với định hướng phát triển của các đô thị.
+ Vùng nông thôn: Tại các điểm dân cư tập trung, mỗi xã xây dựng từ 01 đến 02 trạm cấp nước sạch quy mô nhỏ, khai thác nước ngầm đủ phục vụ cho các cụm dân cư tập trung; tại các vùng dân cư rải rác, triển khai chương trình nước sạch nông thôn tập trung lắp đặt các hệ thống lọc nước hộ gia đình.
+ Khu, cụm công nghiệp: Thực hiện đấu nối với các nhà máy cấp nước tập trung hiện có hoặc đầu tư xây dựng mới theo quy hoạch.
+ Nước phục vụ phát triển nông nghiệp: Cải tạo đập Thị Tính, kênh Phước Hoà, và hệ thống kênh, mương cung cấp nguồn nước mặt tưới tiêu cho các khu vực phát triển nông nghiệp.
d. Định hướng hệ thống điện, cung cấp năng lượng
- Tổng nhu cầu cấp điện đến năm 2040 là 577,0 MW.
- Nguồn cung cấp gồm có:
+ Trạm 500kV: Đầu tư xây dựng mới trạm Bình Dương 2 (3x900MVA).
+ Trạm 220kV: Đầu tư xây dựng mới 02 trạm: Bình Dương 2 và Định An (nguồn điện mặt trời).
+ Trạm 110kV: Dầu Tiếng (hiện hữu 2x40MVA); đầu tư mới 13 trạm: Dầu Tiếng 2, Dầu Tiếng 2B, Thanh An, An Lập, Dầu Tiếng 3, Dầu Tiếng 4, Dầu Tiếng 5, Dầu Tiếng 6, Dầu Tiếng 7, Dầu Tiếng 8, Dầu Tiếng 9, Long Hoà, Thanh Tuyền.
- Hệ thống điện trong khu vực đô thị đi ngầm trong tuynen, hào kỹ thuật, kết hợp đi chung với các hệ thống hạ tầng khác để đảm bảo cảnh quan, tăng hiệu quả đầu tư.
e. Định hướng hệ thống hạ tầng viễn thông thụ động: Hoàn thiện việc cải tạo, chỉnh trang hạ tầng mạng viễn thông cáp ngoại vi; các khu vực xây dựng mới phải có phương án triển khai đồng bộ mạng cáp ngầm theo các tuyến cống, tuynel kỹ thuật đảm bảo theo quy định; phát triển hệ thống đảm bảo thực hiện theo Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động của tỉnh.
f. Định hướng thoát nước và xử lý nước thải, quản lý chất thải rắn, nghĩa trang
* Thoát nước và xử lý nước thải:
- Tổng công suất xử lý nước thải giai đoạn 2040: 107.896 m3/ngày đêm, trong đó nước thải sinh hoạt: 67.122 m3/ngày đêm và nước thải công nghiệp: 40.774 m3/ngày đêm.
- Nguồn thoát nước thải: Đầu tư xây dựng mới 4 nhà máy xử lý nước thải ở thị trấn Dầu Tiếng, xã Thanh Tuyền, xã Long Hoà và xã Minh Hoà đảm bảo nhu cầu xử lý thoát nước sinh hoạt đô thị.
+ Giải pháp thoát nước thải:
+ Nước thải sinh hoạt: Xây dựng hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt riêng ở các khu vực đô thị, khu nhà ở dân cư mới theo các quy hoạch chi tiết được duyệt, ở vùng nông thôn: Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung quy mô nhỏ đảm bảo theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong từng giai đoạn. Đối với các khu vực phát triển đô thị có quy mô lớn sẽ xây dựng trạm xử lý nước thải riêng cho từng dự án.
+ Nước thải công nghiệp: Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các khu sản xuất tập trung phải xử lý nước thải trong khu theo các quy định hiện hành.
+ Nước thải y tế: Thu gom và xử lý riêng từng cơ sở.
* Quản lý chất thải rắn: Chất thải rắn được thu gom về Khu liên hợp Xử lí chất thải rắn Nam Bình Dương, thị xã Bến Cát; phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ thu gom rác thải đạt 100%. Bố trí 02 trạm trung chuyển chất thải rắn (xã Long Hoà, xã Minh Thạnh) và bố trí các điểm tập trung chất thải rắn ở các xã nhằm đảm bảo công tác thu gom rác thải được hiệu quả.
* Nghĩa trang, nhà tang lễ:
Cải tạo mở rộng, xây dựng mới nghĩa trang Định An theo mô hình hoa viên nghĩa trang, quy mô 50ha. Giữ lại tiếp tục sử dụng các nghĩa trang cấp IV gồm nghĩa trang nhân dân Phan Văn Tiến (An Lập) và các nghĩa trang khác đang còn hoạt động theo quy hoạch, kế hoạch của Tỉnh, Huyện. Các nghĩa trang hiện có tiếp tục chôn cất đến khi lấp đầy sẽ đóng cửa từ nay đến năm 2030, sau đó chuyển đổi công năng sang các loại đất công cộng khác.
Xây dựng nhà tang lễ ở thị trấn Dầu Tiếng.
9. Giải pháp bảo vệ môi trường
a. Phân vùng bảo vệ môi trường
- Phân vùng bảo vệ nguồn nước để có kế hoạch kiểm soát, giám sát chất lượng môi trường nước qua các chỉ tiêu quan trắc.
- Phân vùng bảo vệ hệ sinh thái, cảnh quan đất nông nghiệp bảo đảm sử dụng bền vững tài nguyên đất; đánh giá tác động môi trường đối với các dự án ảnh hưởng đến sinh thái các hồ Dầu Tiếng, cần Nôm và hệ thống sông Sài Gòn, sông Thị Tính, các phụ lưu sông.
b. Quản lý, kỹ thuật bảo vệ môi trường
- Bảo vệ môi trường đô thị, nông thôn và khu công nghiệp: Quy hoạch đảm bảo không gian xanh đô thị và khoảng cách ly các khu vực nhạy cảm; xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo đảm tiêu chuẩn quy định; có biện pháp khống chế các tác động tiêu cực từ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp.
- Khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên; có biện pháp ổn định môi trường sinh thái và xử lý các nguồn nước thải gây ô nhiễm.
c. Chương trình quản lý, giám sát và quan trắc môi trường
- Chương trình quản lý, giám sát môi trường: Thẩm định đánh giá tác động môi trường đối với các dự án theo thẩm quyền; định kỳ lập báo cáo giám sát chất lượng môi trường; kiểm tra sự tuân thủ quy định bảo vệ môi trường của các cơ sở và xử phạt khi có vi phạm.
- Chương trình quan trắc môi trường: Nghiên cứu xây dựng các mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường trên lĩnh vực: Chất lượng không khí, chất lượng nước mặt và nước ngầm, chất lượng đất. Đối với chương trình quan trắc của các dự án lớn (khu đô thị, khu công nghiệp), bắt buộc chủ đầu tư các dự án này phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động tại các đầu ra của nhà máy xử lý nước thải.
10. Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện:
a. Chương trình ưu tiên đầu tư:
- Hạ tầng kỹ thuật:
+ Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh tuyến đường cao tốc Hồ Chí Minh; Nâng cấp, mở rộng đường ĐT 748, ĐT.749A, DT.744, DT.750.
+ Đầu tư xây dựng các tuyến đường động lực Bắc-Nam: ĐT.744B, ĐT.748ND, ĐT.749G; các tuyến đường động lực Đông - Tây: DT.749F, ĐT.749E; tuyến đường ven sông Sài Gòn; các tuyến đường Vành đai đô thị: Vành đai Thanh Tuyền, đường vành đai Long Hòa (DH.729), đường vành đai Minh Hòa (ĐH.731, ĐH.732); tuyến đường ĐH.728 kết nối giữa trung tâm thị trấn Dầu Tiếng với trung tâm Long Hòa.
+ Đầu tư xây dựng cầu Quốc lộ 56B, cầu kết nối khu công nghiệp - dịch vụ - đô thị Phước Đông - Bời Lời (Tây Ninh).
+ Đầu tư xây dựng bến xe Dầu Tiếng, Bến Súc, Long Hòa, Minh Hòa, Minh Thạnh
+ Đầu tư xây dựng nhà máy nước Dầu Tiếng, Thanh Tuyền, Long Hòa; trạm xử lý nước thải Minh Hòa, Dầu Tiếng, Long Hòa, Thanh Tuyền; nhà tang lễ thị trấn Dầu Tiếng.
- Hạ tầng xã hội:
+ Đầu tư xây dựng Trung tâm hành chính các xã Thanh Tuyền, An Lập, Minh Hòa.
+ Nâng cấp Trung tâm Y tế Huyện.
+ Đầu tư xây dựng công viên trung tâm huyện tại thị trấn và các công viên trung tâm các xã, thị trấn.
b. Nguồn lực thực hiện
- Về vốn đầu tư: Ngoài nguồn vốn đầu tư công từ ngân sách, vận dụng các cơ chế chính sách của Nhà nước kêu gọi đầu tư phát triển hạ tầng; huy động nguồn vốn từ các doanh nghiệp đầu tư các lĩnh vực: Công nghiệp, dịch vụ, đô thị, ...; thực hiện xã hội hóa y tế, giáo dục.
- Về đất đai: Quản lý và khai thác tốt nguồn tài nguyên đất đai, bảo đảm khai thác có hiệu quả và đúng theo định hướng quy hoạch trên cơ sở bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu.
- Phần văn bản:
+ Thuyết minh quy hoạch;
+ Các phụ lục, số liệu, bảng biểu;
+ Các văn bản pháp lý có liên quan;
+ Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch;
+ Dự thảo Tờ trình và Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch chung;
+ Đĩa CD lưu trữ.
- Phần bản vẽ:
+ Sơ đồ vị trí và liên hệ vùng;
+ Bản đồ hiện trạng phân bố dân cư, sử dụng đất và hệ thống hạ tầng xã hội; tỷ lệ 1/25.000;
+ Bản đồ hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật; tỷ lệ 1/25.000;
+ Bản đồ phân vùng quản lý phát triển; tỷ lệ 1/25.000;
+ Bản đồ định hướng phát triển không gian vùng; tỷ lệ 1/25.000;
+ Bản đồ định hướng giao thông; tỷ lệ 1/25.000;
+ Bản đồ định hướng chuẩn bị kỹ thuật và hệ thống thoát nước mưa; tỷ lệ 1/25.000;
+ Bản đồ định hướng hệ thống cấp nước; tỷ lệ 1/25.000;
+ Bản đồ định hướng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, quản lý chất thải rắn, nghĩa trang; tỷ lệ 1/25.000;
+ Bản đồ định hướng hệ thống điện và cung cấp năng lượng; tỷ lệ 1/25.000;
+ Bản đồ định hướng hệ thống hạ tầng viễn thông thụ động; tỷ lệ 1/1/25.000;
- Quy cách thể hiện hồ sơ theo Thông tư số 04/2022/TT-BXD ngày 24/10/2022 của Bộ Xây dựng Quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng và quy hoạch nông thôn.
Điều 2. Ủy ban nhân dân huyện Dầu Tiếng là đơn vị lập quy hoạch có trách nhiệm:
1. Tổ chức công bố quy hoạch, cắm mốc giới và quản lý giám sát việc thực hiện quy hoạch theo quy định.
2. Có trách nhiệm lập và phê duyệt kế hoạch thực hiện việc lập quy hoạch nông thôn, quy hoạch đô thị các xã, thị trấn nhằm cụ thể hoá nội dung của quy hoạch xây dựng vùng huyện.
3. Phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng liên quan đề xuất các giải pháp quản lý triển khai thực hiện quy hoạch, lập kế hoạch đầu tư xây dựng, huy động vốn đầu tư để thực hiện các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, các công trình trọng điểm.
4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về cung cấp các nội dung, văn bản, số liệu làm ảnh hưởng đến kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật của dự án này.
5. Chịu trách nhiệm trong việc lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch xây dựng theo Điều 18 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.
6. Tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để rà soát, cập nhật, đảm bảo sự đồng bộ với Quy hoạch tỉnh.
Điều 3. Trách nhiệm của đơn vị tư vấn thiết kế:
1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng và các số liệu tính toán trong thuyết minh quy hoạch chi tiết. Cá nhân người chủ trì và các kỹ sư thiết kế hạ tầng kỹ thuật phải chịu trách nhiệm cá nhân về tính đúng đắn và các giải pháp kỹ thuật, tính chính xác và độ tin cậy của các số liệu phục vụ khảo sát, thiết kế những quy định về kỹ thuật bản vẽ và khái toán.
2. Phải thực hiện giám sát tác giả và giải thích những vướng mắc, giải quyết hoàn tất những sai sót giữa hồ sơ thiết kế và thực tế triển khai (nếu có), đồng thời chịu trách nhiệm về các ý kiến, kết luận khi tham gia các nội dung trên.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |