ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
376/QĐTC-CTUBND
|
Sóc Trăng, ngày
11 tháng 09 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN THÍ ĐIỂM THU HÚT SINH VIÊN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
BỐ TRÍ LÀM NHIỆM VỤ CÔNG CHỨC TẠI CÁC XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN
2014 - 2018
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị quyết số
14/2014/NQ-HĐND ngày 15/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc
thông qua Đề án thí điểm thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học bố trí làm nhiệm
vụ công chức tại các xã trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2014 - 2018;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ
tỉnh Sóc Trăng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án thí
điểm thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học bố trí làm nhiệm vụ công chức tại các
xã trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2014 - 2018, cụ thể như sau:
I. NỘI DUNG ĐỀ ÁN:
1. Mục tiêu:
- Thu hút sinh viên bố trí làm nhiệm
vụ như công chức cấp xã nhằm tạo nguồn tuyển dụng, bố trí cán bộ, công chức cho
các địa phương, từng bước trẻ hóa, xây dựng đội ngũ công chức cấp xã có chất
lượng ổn định, lâu dài.
- Tăng cường trí thức trẻ có trình độ
đại học về công tác tại xã để giúp cấp ủy, chính quyền thực hiện tốt nhiệm vụ
chính trị địa phương, giải quyết công việc chuyên môn theo hướng cải cách thủ
tục hành chính.
- Giải quyết việc làm cho một bộ phận
sinh viên tốt nghiệp đại học.
2. Phạm vi, đối tượng:
a) Phạm vi:
Đề án thu hút 70 sinh viên tốt nghiệp
đại học về bố trí công tác tại 70 xã trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng thuộc phạm vi
Đề án (trừ 11 xã bãi ngang ven biển đã có Đề án của Chính phủ, 17 phường và 11
thị trấn). Trong đó, mỗi xã được bố trí 01 ứng viên về làm nhiệm vụ như công
chức (không nằm trong số lượng công chức quy định tại Quyết định số
37/2012/QĐ-UBND ngày 30/7/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng).
b) Đối tượng tham gia Đề án: Đối
tượng được Đề án tuyển chọn gọi là ứng viên Đề án, ứng viên Đề án phải có đủ
các điều kiện sau:
- Tốt nghiệp đại học loại khá trở lên
(không phân biệt loại hình đào tạo), có chuyên ngành phù hợp với vị trí công
tác.
- Có hộ khẩu tại tỉnh Sóc Trăng.
- Có độ tuổi dưới 30, là đoàn viên
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Có phẩm chất đạo đức tốt, có lý
lịch rõ ràng, bảo đảm đạt tiêu chuẩn về chính trị.
- Có sức khỏe tốt.
- Có đơn tình nguyện tham gia Đề án.
* Đối tượng được ưu tiên:
Tất cả các đối tượng phải đảm bảo
điều kiện nêu trên, ưu tiên theo thứ tự: Con của gia đình có công với cách
mạng; sinh viên tốt nghiệp loại giỏi; sinh viên tốt nghiệp hệ cử tuyển; sinh
viên là nữ; sinh viên là người dân tộc thiểu số; sinh viên đang cư trú tại các
xã thuộc phạm vi Đề án.
3. Các nhiệm vụ
được bố trí:
- Văn phòng - Thống kê, gồm các
chuyên ngành: Luật, hành chính, ngữ văn, quản trị văn phòng, thư ký văn phòng.
- Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng
và Môi trường, gồm các chuyên ngành: Quản lý đất đai, xây dựng, môi trường, các
ngành về nông nghiệp.
- Tài chính - Kế toán, gồm các chuyên
ngành: Tài chính, kế toán.
- Tư pháp - Hộ tịch, gồm các chuyên
ngành: Luật, hành chính.
- Văn hóa - Xã hội, gồm các chuyên
ngành: Quản lý văn hóa, hành chính, công tác xã hội, quản lý xã hội, xã hội học.
4. Thời gian và
tiến độ triển khai:
Đề án thực hiện từ năm 2014 - 2018 và
tiến hành các bước sau đây:
Bước 1:
Năm 2014
Triển khai Đề án đến Ủy ban nhân dân
cấp huyện, cấp xã; thông báo tuyển ứng viên; xét chọn ứng viên; bồi dưỡng kiến
thức, kỹ năng cần thiết để công tác và phân công ứng viên về các xã.
Bước 2:
Năm 2015 - 2017
- Tiếp tục bồi dưỡng kiến thức, kỹ
năng cần thiết để công tác và phân công ứng viên về các xã.
- Đánh giá sơ lược kết quả hoạt động
của ứng viên, cơ quan có thẩm quyền chọn những ứng viên có thành tích xuất sắc,
có năng lực, đủ điều kiện, quy hoạch bố trí vào các vị trí cán bộ, công chức
xã, số còn lại tiếp tục quản lý, quy hoạch sử dụng.
Bước 3: Cuối
năm 2018
Quản lý, bố trí sử dụng hoặc cho nghỉ
việc; tổ chức tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm về hiệu quả của Đề án.
5. Trách nhiệm và
quyền lợi của ứng viên:
a) Trách nhiệm:
Ứng viên Đề án có trách nhiệm thực
hiện tốt nhiệm vụ tại các xã thuộc Đề án theo phân công của cơ quan có thẩm
quyền trong thời gian ít nhất là 03 năm. Trường hợp ứng viên Đề án tự ý bỏ việc
khi chưa đủ thời gian làm việc theo cam kết thì phải bồi thường cho Nhà nước
kinh phí bồi dưỡng trước khi bố trí công tác tại xã theo quy định của pháp luật
(trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cho chấm dứt cam kết trước thời hạn
với lý do chính đáng).
b) Quyền lợi và chính sách áp dụng
đối với ứng viên Đề án:
- Tham gia lớp bồi dưỡng được hỗ trợ
2.000.000 đồng/người/tháng x 02 tháng.
- Khi có Quyết định phân công về xã
công tác, ứng viên được hưởng các quyền lợi như đối với công chức cấp xã.
c) Chính sách áp dụng đối với ứng
viên Đề án sau khi hoàn thành nhiệm vụ:
- Ứng viên Đề án hoàn thành tốt, hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ sẽ được cơ quan có thẩm quyền xem xét tuyển vào công
chức cấp xã hoặc quy hoạch giới thiệu bầu vào các chức danh cán bộ cấp xã.
- Ứng viên Đề án hoàn thành tốt, hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ nhưng có nhu cầu nghỉ việc thì được giải quyết chế độ
trợ cấp nghỉ việc theo quy định hiện hành như đối với công chức xã.
- Trường hợp ứng viên Đề án không
hoàn thành nhiệm vụ thì cho nghỉ việc (không giải quyết chế độ trợ cấp nghỉ
việc).
II. PHƯƠNG THỨC THỰC
HIỆN ĐỀ ÁN:
1. Tổ chức
tuyên truyền:
- Tổ chức thông tin rộng rãi trên các
kênh tuyên truyền về ý nghĩa, nội dung, phương pháp thực hiện và hiệu quả kinh
tế - xã hội của Đề án để sinh viên biết và đăng ký tham gia Đề án nếu có đủ
tiêu chuẩn, điều kiện và nhu cầu.
- Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở
Thông tin và Truyền thông, Báo Sóc Trăng, Đài Phát thanh - Truyền hình tổ chức
thực hiện.
2. Tổ chức
tuyển chọn ứng viên Đề án:
a) Nguyên tắc tuyển chọn:
- Bảo đảm công khai, minh bạch, khách
quan, công bằng và dân chủ.
- Căn cứ vào chỉ tiêu của Đề án và
điều kiện của ứng viên.
b) Nội dung công việc:
- Căn cứ vào chỉ tiêu được giao, cơ quan
được phân công chủ trì, phối hợp với các địa phương tổ chức tuyển chọn các ứng
viên Đề án theo tiêu chuẩn quy định.
- Thẩm định kết quả tuyển chọn ứng
viên Đề án: Sở Nội vụ chủ trì tham mưu cho Ban Chỉ đạo trong công tác tuyển
chọn; đồng thời, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt danh sách sinh viên đã
được tuyển chọn trước khi tổ chức đào tạo, bồi dưỡng.
3. Tổ chức bồi dưỡng
cho ứng viên trước khi về xã công tác:
a) Nội dung bồi dưỡng:
Chương trình bồi dưỡng được xây dựng
trên cơ sở chương trình khung về đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng hành chính đối với
cán bộ, công chức cấp xã đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, gồm các nội dung
cơ bản sau:
- Hệ thống chính trị ở nước ta;
- Kiến thức về quản lý nhà nước và
nội dung quản lý nhà nước ở xã;
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,
điều kiện và tiêu chuẩn cụ thể của cán bộ, công chức cấp xã;
- Cải cách hành chính;
- Soạn thảo văn bản...
b) Hình thức, thời gian và số lượng
ứng viên được bồi dưỡng:
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng tập trung.
- Thời gian bồi dưỡng: 02 tháng.
- Số lượng học viên của mỗi lớp học
dự kiến khoảng 50 người (tổng số ứng viên là 100, dự kiến chia thành 02 lớp).
Căn cứ vào kết quả học tập cuối khóa và đánh giá của Ban Tổ chức lớp học đối
với từng ứng viên, Ban Chỉ đạo sẽ tuyển chọn những ứng viên đủ tiêu chuẩn và
điều kiện (kết quả lấy từ trên xuống), Sở Nội vụ hoàn thiện hồ sơ, thủ tục
thông qua Ban Chỉ đạo và phân công ứng viên về các xã thuộc phạm vi thực hiện
Đề án.
c) Phân công thực hiện:
- Trường Chính trị xây dựng và biên
soạn nội dung chương trình bồi dưỡng phù hợp với đối tượng học viên.
- Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các
cơ quan có liên quan xem xét nội dung, tổ chức và quản lý lớp học.
4. Bố trí ứng
viên Đề án về các xã thuộc phạm vi thực hiện Đề án:
Phòng Nội vụ chủ trì, phối hợp với cơ
quan cùng cấp có liên quan tổ chức triển khai, thực hiện việc phân công ứng
viên Đề án về các xã; định kỳ báo cáo nhận xét, đánh giá bằng văn bản về Ủy ban
nhân dân huyện để làm căn cứ xem xét, quy hoạch và bố trí chính thức vào các
chức danh công chức cấp xã.
5. Trách nhiệm
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, xã thuộc phạm vi Đề án:
- Tiếp nhận, phân công, giao việc cụ
thể, giao người hướng dẫn; tạo điều kiện làm việc, sinh hoạt; đánh giá, báo cáo
định kỳ và sắp xếp, bố trí ứng viên sau khi hoàn thành Đề án.
- Tạo điều kiện để ứng viên tham gia
các hoạt động chính trị - văn hóa - xã hội tại địa phương và có kế hoạch bồi
dưỡng để phát triển Đảng nếu công tác tốt và tiêu biểu; trong điều kiện cho
phép bố trí chỗ ở cho ứng viên để bảo đảm sinh hoạt và công tác.
- Chịu trách nhiệm trước cấp trên về
hoạt động của ứng viên và sắp xếp, bố trí vào công chức khi Đề án kết thúc.
6. Đánh giá kết
quả công tác của ứng viên Đề án:
a) Nội dung đánh giá:
- Đánh giá việc thực hiện nghĩa vụ,
trách nhiệm của ứng viên Đề án.
- Đánh giá đóng góp của ứng viên Đề
án vào hiệu quả hoạt động của Ủy ban nhân dân xã.
b) Phương pháp tiến hành:
- Đối với cấp xã: 6 tháng một lần,
cấp ủy và chính quyền xã tổ chức đánh giá kết quả công tác của ứng viên Đề án
và báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân huyện (thông qua Phòng Nội vụ).
- Đối với cấp huyện: Phòng Nội vụ có
trách nhiệm tổng hợp báo cáo của các xã, hoàn chỉnh báo cáo đánh giá kết quả
công tác của các ứng viên sau 6 tháng, năm thực hiện Đề án trên địa bàn huyện
về Sở Nội vụ.
- Đối với cấp tỉnh: Hàng năm, Sở Nội
vụ tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả đánh giá công tác của ứng
viên Đề án.
c) Tổ chức tổng kết hoạt động của Đề
án: Nhằm đánh giá quá trình triển khai thực hiện Đề án, tác động, hiệu quả của
Đề án.
- Thời gian: Năm 2018.
- Cơ quan thực hiện: Sở Nội vụ, Ban
Chỉ đạo Đề án.
III. KINH PHÍ THỰC
HIỆN ĐỀ ÁN:
Tổng kinh phí thực hiện Đề án dự kiến
khoảng 14.500.000.000 đồng (Mười bốn tỷ, năm trăm triệu đồng), trong nguồn ngân
sách của tỉnh để thực hiện các hoạt động sau:
- Tổ chức hội nghị triển khai đến cấp
huyện, các xã thuộc Đề án.
- Tổ chức tuyên truyền, tuyển chọn
ứng viên Đề án.
- Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cần
thiết cho ứng viên trước khi bố trí làm công chức cấp xã.
- Tổ chức giao nhận ứng viên về các
xã thuộc Đề án.
- Chi trả trực tiếp cho các ứng viên
Đề án sau khi phân công về các xã gồm: tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản
trích nộp (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế), các chế độ, chính sách thu hút khác
theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt
động của Đề án.
- Đánh giá kết quả công tác của ứng
viên trong thời gian làm việc tại các xã thuộc Đề án.
- Tổng kết hoạt động của Đề án.
- Kinh phí quản lý Đề án và các chi
phí khác có liên quan.
- Chi hỗ trợ nghỉ việc đối với ứng
viên Đề án (nếu có).
- Dự phòng.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Sở Nội vụ, Sở Thông tin và Truyền
thông, Báo Sóc Trăng, Đài Phát thanh - Truyền hình, Ủy ban nhân dân huyện, thị
xã có kế hoạch tuyên truyền rộng rãi để sinh viên tốt nghiệp đại học tìm hiểu
và đăng ký tham gia.
2. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, Ủy
ban nhân dân xã đăng ký nhu cầu, chức danh cụ thể để Sở Nội vụ có kế hoạch
tuyển chọn, phân công về địa phương. Trước mắt các huyện, thị xã tạm ngưng
tuyển dụng công chức cấp xã để ưu tiên nguồn ứng viên Đề án, thực hiện có hiệu
quả Đề án này.
3. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với
Ban Tổ chức Tỉnh ủy và cơ quan, tổ chức có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân
tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án; tổ chức hướng dẫn, kiểm tra và giám
sát Ủy ban nhân dân huyện, thị xã và các xã thuộc Đề án trong quá trình triển
khai thực hiện Đề án.
4. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nội vụ xây dựng kế hoạch phân bổ kinh phí hàng năm,
trình Ủy ban nhân dân phê duyệt.
Điều 2. Chánh
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, các xã thuộc phạm vi Đề án
và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành kể từ
ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- TT. Tỉnh ủy;
- TT. HĐND;
- Ban Tổ chức Tỉnh ủy;
- Lưu: HC, TH.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Trung Hiếu
|
DANH SÁCH
70 XÃ THUỘC ĐỀ ÁN THU HÚT SINH VIÊN
STT
|
Đơn vị
hành chính
|
STT
|
Đơn vị
hành chính
|
STT
|
Đơn vị
hành chính
|
I
|
Cù Lao Dung
|
V
|
Châu Thành
|
VIII
|
TX Ngã Năm
|
1
|
An Thạnh 1
|
1
|
An Hiệp
|
1
|
Mỹ Quới
|
2
|
An Thạnh 2
|
2
|
Hồ Đắc Kiện
|
2
|
Long Bình
|
3
|
An Thạnh 3
|
3
|
Phú Tâm
|
3
|
Mỹ Bình
|
4
|
An Thạnh Đông
|
4
|
Phú Tân
|
4
|
Tân Long
|
5
|
An Thạnh Nam
|
5
|
Thiện Mỹ
|
5
|
Vĩnh Quới
|
II
|
Kế Sách
|
6
|
Thuận Hòa
|
IX
|
Thạnh Trị
|
1
|
An Mỹ
|
7
|
An Ninh
|
1
|
Châu Hưng
|
2
|
Ba Trinh
|
VI
|
Mỹ Tú
|
2
|
Lâm Kiết
|
3
|
Đại Hải
|
1
|
Long Hưng
|
3
|
Lâm Tân
|
4
|
Kế An
|
2
|
Mỹ Hương
|
4
|
Thạnh Tân
|
5
|
Kế Thành
|
3
|
Mỹ Phước
|
5
|
Thạnh Trị
|
6
|
Phong Nẫm
|
4
|
Mỹ Thuận
|
6
|
Tuân Tức
|
7
|
Thới An Hội
|
5
|
Mỹ Tú
|
7
|
Vĩnh Lợi
|
8
|
Trinh Phú
|
6
|
Phú Mỹ
|
8
|
Vĩnh Thành
|
9
|
Xuân Hòa
|
7
|
Thuận Hưng
|
XI
|
TX Vĩnh Châu
|
III
|
Long Phú
|
8
|
Hưng Phú
|
1
|
Hòa Đông
|
1
|
Châu Khánh
|
VII
|
Mỹ Xuyên
|
2
|
Lạc Hòa
|
2
|
Hậu Thạnh
|
1
|
Đại Tâm
|
3
|
Lai Hòa
|
3
|
Long Phú
|
2
|
Gia Hòa 1
|
4
|
Vĩnh Hiệp
|
4
|
Phú Hữu
|
3
|
Gia Hòa 2
|
5
|
Vĩnh Tân
|
5
|
Tân Hưng
|
4
|
HòaTú 1
|
|
|
6
|
Tân Thạnh
|
5
|
Hòa Tú 2
|
Tổng số xã
|
70
|
7
|
Trường Khánh
|
6
|
Ngọc Đông
|
|
|
IV
|
Trần Đề
|
7
|
Ngọc Tố
|
|
|
1
|
Liêu Tú
|
8
|
Tham Đôn
|
|
|
2
|
Tài Văn
|
9
|
Thạnh Phú
|
|
|
3
|
Thạnh Thới An
|
10
|
Thạnh Quới
|
|
|
4
|
Thạnh Thới Thuận
|
|
|
|
|
5
|
Viên An
|
|
|
|
|
6
|
Viên Bình
|
|
|
|
|