Quyết định 375/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt Đề án củng cố tổ chức Ban Chỉ đạo An ninh trật tự và các mô hình tự quản về An ninh trật tự tại cơ sở do tỉnh Thanh Hóa ban hành

Số hiệu 375/QĐ-UBND
Ngày ban hành 14/02/2008
Ngày có hiệu lực 14/02/2008
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Nguyễn Văn Lợi
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 375/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 14 tháng 02 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN CỦNG CỐ TỔ CHỨC BAN CHỈ ĐẠO AN NINH TRẬT TỰ VÀ CÁC MÔ HÌNH TỰ QUẢN VỀ AN NINH TRẬT TỰ TẠI CƠ SỞ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND các cấp ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ về tăng cường công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới;

Xét đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh tại Tờ trình số 298/PV11 (PX28) ngày 21/12/2007,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án "Củng cố tổ chức Ban chỉ đạo An ninh trật tự và các mô hình tự quản về An ninh trật tự tại cơ sở".

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Lợi

 

ĐỀ ÁN

CỦNG CỐ TỔ CHỨC BAN CHỈ ĐẠO ANTT VÀ CÁC MÔ HÌNH TỰ QUẢN VỀ ANTT TẠI CƠ SỞ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 375/QĐ-UBND ngày 14/02/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)

Phần 1.

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH ANTT VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO, CÁC MÔ HÌNH TỰ QUẢN VỀ ANTT TẠI CƠ SỞ

I. Thực trạng tình hình ANTT.

Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của các Cấp ủy Đng, chính quyn, sự phối hợp của các ngành, đoàn thể và sự tham gia tích cực của quần chúng nhân dân, An ninh chính trị luôn được giữ vững, Trật tự an toàn xã hội được đảm bảo ổn định... Kết quả đó đã góp phn quan trọng đm bảo sự ổn định chính trị, thúc đẩy sự nghiệp kinh tế - xã hội phát triển, tăng cường tiềm lực QP-AN trên địa bàn tnh.

Bên cạnh kết quả đạt được, tình hình ANTT vẫn còn tiềm ẩn những vấn đphức tạp:

- An ninh quốc gia: Các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chống phá với nhiu phương thức ngày càng nguy hiểm, thâm độc; khu vực biên giới hoạt động của Phỉ, hoạt động tuyên truyền việc thành lp “Vương quốc người Mông” tiếp tục gia tăng. Hoạt động phát triển đạo trái phép trong vùng đồng bào dân tộc, buôn bán vận chuyển ma túy trái phép qua biên giới vn còn din ra phức tạp; các mâu thun, tranh chấp, khiếu kiện trong nội bộ nhân dân chưa giảm, có những nơi đã trở thành “điểm nóng”...

- Hoạt động của tội phạm có xu hướng ngày càng phức tạp, nghiêm trọng hơn, nhất là tội phạm hoạt động có tổ chức, có tính chất chuyên nghip, tội phạm sử dụng vũ khí, như: Cướp, cướp giật,... Đáng chú ý là sự xuất hiện của một số loại tội phạm mới như: Tội phạm có tính chất quốc tế, tội phạm lợi dụng công nghệ cao, trộm cp cước viễn thông... tình hình tệ nạn xã hội còn din ra phức tạp, nhất là tnạn ma túy, cờ bạc và mại dâm.

Các tình hình trên đã tác động đến tư tưởng, gây m lý băn khoăn, lo lắng trong một bộ phận đảng viên và qun chúng nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh.

II. Thực trạng hoạt động của các Ban chỉ đạo và mô hình tự quản về ANTT tại cơ sở.

1. Ở xã, phường, thị trấn.

Trong nhiều năm ở xã, phường, thị trấn tồn tại nhiu loại hình ban chđạo liên quan đến chỉ đạo công tác đm bo ANTT như: Ban chỉ đạo 138, Ban chỉ đạo phòng chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS; Ban an toàn giao thông; Ban chỉ đạo các Nghị quyết liên tịch giữa Công an với Mặt trận Tổ quốc, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, v.v…

- Do tồn tại nhiều Ban chỉ đạo, nên hội họp nhiều, tốn thời gian, kinh phí, trong khi đó chức năng, nhiệm vụ, phân công không rõ ràng, chồng chéo. Khi có vụ việc về ANTT xảy ra chỉ huy, chỉ đạo thiếu tập trung, thống nhất, chưa huy động có hiệu quả sức mạnh của các ngành, đoàn thể và không quy được trách nhiệm cá nhân.

- Các vụ việc về ANTT khi xảy ra thì trên 70% ở cơ sở do cấp xã, thị trấn trực tiếp giải quyết, trong khi đó chưa xác định được lực lượng nòng cốt ở cơ sở là lực lượng nào, nhất là lực lượng thường trực còn thiếu nên khi có vụ việc xảy ra, nhất là các vụ việc gây rối trật tự công cộng, khiếu kiện đông người, tranh chấp phức tạp hoặc "điểm nóng" thì không đủ khả năng để giải quyết.

[...]