QUY ĐỊNH
VỀ CHỨC NĂNG,
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN THI ĐUA - KHEN THƯỞNG TRỰC
THUỘC SỞ NỘI VỤ TỈNH KON TUM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 37/2010/QĐ-UBND, ngày
24 tháng 9 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum)
Chương I
VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
Điều 1. Vị trí và chức năng.
1. Ban Thi đua
- Khen thưởng là tổ chức trực thuộc Sở Nội vụ, giúp Giám đốc Sở Nội vụ tham mưu
cho Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thi đua
- khen thưởng.
2. Ban Thi đua
- Khen thưởng chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở
Nội vụ; đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Ban Thi đua - Khen
thưởng Trung ương trực thuộc Bộ Nội vụ.
3. Ban Thi đua - Khen thưởng có con dấu riêng; tài
khoản của Ban Thi đua -Khen thưởng chung với tài khoản của Sở Nội vụ; trụ sở
của Ban Thi đua - Khen thưởng đóng tại thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn.
Nhiệm vụ
và quyền hạn của Ban Thi đua - Khen thưởng thực hiện theo quy định tại Điều 2 Thông
tư số 01/2010/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2010 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Ban
Thi đua - Khen thưởng trực thuộc Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương
Chương II
TỔ CHỨC BỘ MÁY, BIÊN CHẾ, HOẠT ĐỘNG CỦA BAN
Điều 3. Tổ chức
bộ máy, biên chế của Ban Thi đua - Khen thưởng.
1. Ban Thi đua
- Khen thưởng có Trưởng ban, một Phó trưởng ban và một số cán bộ chuyên môn nghiệp
vụ.
2. Biên chế của
Ban Thi đua - Khen thưởng là biên chế hành chính Nhà nước được Ủy ban nhân dân
tỉnh giao chỉ tiêu.
3. Việc bổ nhiệm,
miễn nhiệm Trưởng ban, Phó trưởng ban thực hiện theo quy định phân cấp quản lý cán bộ hiện hành.
Điều 4. Nhiệm vụ
và quyền hạn của Trưởng ban.
1. Trưởng ban là
người đứng đầu và là người đại diện theo pháp luật của Ban, chịu trách nhiệm trước
Giám đốc Sở Nội vụ và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban.
2. Trưởng ban
có nhiệm vụ, quyền hạn:
a. Chỉ đạo, điều hành Ban thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn theo pháp luật quy định về quản lý công tác thi đua, khen thưởng theo Quy
định này.
b. Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện và phân công thực hiện các
công việc trong Ban. Phân công nhiệm vụ cho Phó trưởng ban; uỷ quyền cho Phó
trưởng ban giải quyết một số công việc thuộc thẩm quyền của Trưởng ban.
c. Quản lý cán bộ, công chức, tài sản, cơ sở vật chất của Ban
theo quy định của pháp luật.
d. Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi để xảy ra tình trạng
tham nhũng, quan liêu, lãng phí trong Ban.
1. Giúp việc cho Trưởng ban, chịu trách
nhiệm trước Trưởng ban và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công; tham
gia ý kiến với Trưởng ban về công việc chung của cơ quan.
2. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của
Trưởng ban khi Trưởng ban ủy quyền.
Chương III
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC
Điều 6. Chế độ
làm việc.
1. Về xây dựng chương trình, kế hoạch
công tác:
Trên cơ sở chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước, chương trình công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Nội vụ, Ban
có trách nhiệm xây dựng chương trình kế hoạch công tác từng thời kỳ, làm cơ sở
cho quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Thời hạn giải quyết công việc:
Những công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban,
nếu pháp luật đã quy định thời hạn giải quyết thì phải giải quyết trong thời
hạn đó; nếu pháp luật không quy định thời hạn giải quyết, thì trong thời hạn không
quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Trưởng ban (hoặc Phó
Trưởng ban phụ trách lĩnh vực được phân công hoặc được ủy quyền) phải giải
quyết xong và trả lời cho tổ chức, cá nhân theo tinh thần cải cách hành chính.
Trường hợp chưa giải quyết hoặc không giải quyết được phải có văn bản trả lời
để tổ chức, cá nhân biết rõ lý do.
3. Chế độ soạn thảo, trình ký và ban
hành văn bản:
Việc soạn thảo văn bản thực hiện đúng quy trình, thể thức văn
bản. Nội dung văn bản phải rõ ràng, cụ thể và không được trái với quy định của
pháp luật; ban hành văn bản phải đến đúng đối tượng thi hành trong văn bản.
4. Công tác lưu trữ:
Việc lưu trữ phải tiến hành thường xuyên, kịp thời và đúng chế
độ quy định hiện hành của nhà nước.
Điều 7. Chế độ
báo cáo.
Trưởng ban tham mưu Giám đốc Sở Nội
vụ thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được
giao theo đúng thời gian quy định.
Khi đi công tác ngoài tỉnh, Trưởng
ban phải báo cáo Giám đốc Sở Nội vụ.
Khi có vấn đề đột xuất nảy sinh vượt
quá thẩm quyền thì Trưởng ban phải báo cáo Giám đốc Sở Nội vụ và cấp có thẩm
quyền để xử lý kịp thời.
Điều 8. Quan
hệ với Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.
1. Chịu sự quản lý, chỉ đạo, hướng
dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung
ương.
2. Khi có vướng mắc phát sinh về chuyên
môn nghiệp vụ, Ban tham mưu Giám đốc Sở Nội vụ báo cáo bằng văn bản gửi Ban Thi
đua - Khen thưởng Trung ương hoặc Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương.
Điều 9. Quan
hệ với Sở Nội vụ.
1. Chịu sự quản lý, chỉ đạo của Giám
đốc Sở Nội vụ; có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện các ý kiến chỉ đạo
của Giám đốc Sở Nội vụ liên quan đến công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen
thưởng; báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo, đề xuất phương án xử lý và đề nghị Giám
đốc Sở Nội vụ xem xét, quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Sở về lĩnh
vực quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng và tổ chức triển khai thực hiện
các ý kiến chỉ đạo đó.
2. Phản ánh đề xuất, kiến nghị với
Giám đốc Sở Nội vụ về công tác tổ chức, cán bộ, chế độ chính sách và các vấn đề
có liên quan đến hoạt động của Ban theo quy định của pháp luật.
3. Ban Thi đua - Khen thưởng thực hiện
chức năng đầu mối, chủ trì phối hợp với các Phòng, Ban chuyên môn có liên quan
của Sở Nội vụ tham mưu tổ chức quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng.
Điều 10. Quan
hệ với Phòng Nội vụ các huyện, thành phố; các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh.
Ban hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp
vụ và phối hợp với Phòng Nội vụ các huyện, thành phố; các sở, ban, ngành, đoàn
thể cấp tỉnh triển khai các hoạt động quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng,
bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kiến thức, nghiệp vụ, kỹ năng quản lý về thi
đua, khen thưởng cho đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng các
huyện, thành phố; các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 11. Trưởng Ban Thi đua - Khen
thưởng căn cứ vào Quy định này và các văn bản có liên quan để quy định nhiệm vụ
cụ thể và lề lối làm việc của Ban.
Điều 12. Trưởng Ban Thi đua - Khen
thưởng có trách nhiệm theo dõi, chỉ đạo việc thực hiện Quy định này. Trong quá
trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung, Trưởng Ban Thi
đua - Khen thưởng báo cáo Giám đốc Sở Nội vụ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét,
quyết định./.