Quyết định 361/QĐ-TTCP năm 2020 công bố thủ tục hành chính được thay thế trong lĩnh vực tổ chức cán bộ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Thanh tra Chính phủ
Số hiệu | 361/QĐ-TTCP |
Ngày ban hành | 08/06/2020 |
Ngày có hiệu lực | 08/06/2020 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thanh tra Chính phủ |
Người ký | Lê Minh Khái |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
THANH TRA CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 361/QĐ-TTCP |
Hà Nội, ngày 08 tháng 6 năm 2020 |
TỔNG THANH TRA CHÍNH PHỦ
Căn cứ Nghị định số 50/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 159/QĐ-TTCP ngày 19 tháng 3 năm 2020 của Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành Quy chế Điều động, luân chuyển công chức và biệt phái công chức, viên chức Thanh tra Chính phủ;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
|
TỔNG THANH TRA |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC THAY THẾ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA THANH TRA CHÍNH PHỦ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 361/QĐ-TTCP ngày 08 tháng 6 năm 2020 của Tổng Thanh tra Chính phủ)
PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Stt |
Tên TTHC thay thế |
Tên TTHC được thay thế |
Tên VB quy định nội dung thay thế |
Lĩnh vực |
Cơ quan thực hiện |
1. |
Thủ tục điều động công chức |
Thủ tục điều động công chức |
Quyết định số 159/QĐ-TTCP ngày 19/3/2020[1] |
Tổ chức cán bộ |
Thanh tra Chính phủ |
2. |
Thủ tục luân chuyển công chức |
Thủ tục luân chuyển công chức |
Quyết định số 159/QĐ-TTCP ngày 19/3/2020 |
Tổ chức cán bộ |
Thanh tra Chính phủ |
3. |
Thủ tục biệt phái công chức, viên chức |
Thủ tục biệt phái công chức, viên chức |
Quyết định số 159/QĐ-TTCP ngày 19/3/2020 |
Tổ chức cán bộ |
Thanh tra Chính phủ |
PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Thủ tục điều động công chức
Trình tự thực hiện |
1. Điều động trong nội bộ Thanh tra Chính phủ - Bước 1: Vụ Tổ chức cán bộ lập danh sách công chức dự kiến điều động, báo cáo Ban cán sự đảng xin chủ trương điều động đối với lãnh đạo cấp vụ và tương đương, báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ đối với các trường hợp khác. - Bước 2: Căn cứ vào chủ trương của Ban cán sự đảng và ý kiến chỉ đạo của Tổng Thanh tra Chính phủ, Vụ Tổ chức cán bộ trao đổi với lãnh đạo, cấp ủy vụ, cục, đơn vị (đối với lãnh đạo cấp vụ), trao đổi với Thủ trưởng vụ, cục, đơn vị (đối với các trường hợp khác) nơi công chức đang công tác và nơi công chức sẽ chuyển đến; gặp và trao đổi yêu cầu công tác với công chức dự kiến điều động (nếu điều động theo yêu cầu công tác); xin ý kiến tham gia của Ban Thường vụ Đảng ủy Thanh tra Chính phủ nếu điều động công chức là lãnh đạo cấp vụ và tương đương. - Bước 3: Vụ Tổ chức cán bộ trình Tổng Thanh tra Chính phủ xem xét, quyết định việc điều động. Trường hợp Ban cán sự đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ không đồng ý cho chuyển công tác, Vụ Tổ chức cán bộ thông báo bằng văn bản cho Thủ trưởng vụ, cục, đơn vị và công chức có đơn xin chuyển công tác biết. 2. Điều động công chức của Thanh tra Chính phủ đến cơ quan khác - Bước 1: Cơ quan có nhu cầu tuyển dụng công chức của Thanh tra Chính phủ có văn bản đề nghị tiếp nhận công chức. - Bước 2: Vụ Tổ chức cán bộ nghiên cứu, trao đổi với công chức và Thủ trưởng vụ, cục, đơn vị sử dụng công chức. - Bước 3: Vụ Tổ chức cán bộ báo cáo Ban cán sự đảng xem xét, cho ý kiến chỉ đạo (đối với công chức là lãnh đạo cấp vụ và tương đương), báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ xem xét, cho ý kiến đối với các trường hợp khác. - Bước 4: Căn cứ chỉ đạo của Ban cán sự đảng, ý kiến của Tổng Thanh tra Chính phủ, Vụ Tổ chức cán bộ trình Tổng Thanh tra Chính phủ xem xét, quyết định cho chuyển công tác. Trường hợp Ban cán sự đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ không đồng ý cho chuyển công tác, Vụ Tổ chức cán bộ thông báo bằng văn bản cho Thủ trưởng vụ, cục, đơn vị, công chức và cơ quan đề nghị tuyển dụng công chức biết. |
Cách thức thực hiện |
Thực hiện tại cơ quan, đơn vị quản lý công chức |
Thành phần, số lượng hồ sơ |
- Thành phần hồ sơ, bao gồm: 1. Đơn xin chuyển công tác, có xác nhận đồng ý của Thủ trưởng vụ, cục, đơn vị nơi trực tiếp quản lý, sử dụng công chức và nơi dự kiến xin chuyển tới (đối với trường hợp công chức có nguyện vọng chuyển công tác trong nội bộ Thanh tra Chính phủ); 2. Đơn xin chuyển công tác, có xác nhận đồng ý của Thủ trưởng vụ, cục, đơn vị nơi trực tiếp quản lý, sử dụng công chức và Thủ trưởng cơ quan nơi dự kiến xin chuyển tới (đối với trường hợp công chức có nguyện vọng chuyển công tác sang cơ quan khác); 3. Thông báo kết luận của Ban Cán sự đảng (nếu có); 4. Văn bản của cơ quan đề nghị tuyển dụng công chức (nếu có); 5. Ý kiến của các cá nhân, tổ chức có liên quan; 6. Tờ trình của Vụ Tổ chức cán bộ về việc điều động, chuyển công tác. - Số lượng hồ sơ: 01 bộ |
Thời hạn giải quyết |
Không quy định |
Đối tượng thực hiện TTHC |
Cá nhân |
Cơ quan thực hiện TTHC |
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tổng Thanh tra Chính phủ - Đơn vị trực tiếp thực hiện: Vụ Tổ chức cán bộ - Thanh tra Chính phủ |
Kết quả thực hiện TTHC |
Quyết định điều động hoặc chuyển công tác |
Lệ phí |
Không quy định |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai |
Không quy định |
Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC |
Việc điều động công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây: 1. Theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể; 2. Chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của pháp luật; 3. Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. |
Căn cứ pháp lý của TTHC |
- Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; - Nghị định số 93/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP; - Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; - Quy định số 105-QĐ/TW ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử; - Quyết định số 159/QĐ-TTCP ngày 19 tháng 3 năm 2020 của Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành Quy chế Điều động, luân chuyển công chức và biệt phái công chức, viên chức Thanh tra Chính phủ. |
2. Thủ tục luân chuyển công chức
Trình tự thực hiện |
Vụ Tổ chức cán bộ xây dựng kế hoạch luân chuyển công chức, lập danh sách công chức dự kiến luân chuyển, báo cáo Ban cán sự đảng xin chủ trương và tiến hành các bước sau đây: - Bước 1: Trao đổi với Thủ trưởng các vụ, cục, đơn vị có công chức dự kiến luân chuyển (nơi đi và nơi đến). Thông báo chủ trương luân chuyển với công chức dự kiến luân chuyển. - Bước 2: Xin ý kiến Ban Thường vụ Đảng ủy Thanh tra Chính phủ (đối với công chức là lãnh đạo cấp vụ và tương đương). - Bước 3: Tổng hợp hồ sơ trình Tổng Thanh tra Chính phủ xem xét, quyết định. |
Cách thức thực hiện |
Thực hiện tại cơ quan, đơn vị quản lý công chức |
Thành phần, số lượng hồ sơ |
- Thành phần hồ sơ, bao gồm: 1. Tờ trình về việc luân chuyển công chức; 2. Ý kiến của Ban Thường vụ Đảng ủy Thanh tra Chính phủ (nếu có); 3. Nhận xét, đánh giá của Thủ trưởng vụ, cục, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng công chức. - Số lượng hồ sơ: 01 bộ |
Thời hạn giải quyết |
Không quy định |
Đối tượng thực hiện TTHC |
Cá nhân |
Cơ quan thực hiện TTHC |
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tổng Thanh tra Chính phủ - Đơn vị trực tiếp thực hiện: Vụ Tổ chức cán bộ - Thanh tra Chính phủ |
Kết quả thực hiện TTHC |
Quyết định luân chuyển |
Lệ phí |
Không quy định |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai |
Không quy định |
Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC |
Là công chức quản lý từ cấp phòng trở lên, có triển vọng, trong nguồn quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý cao hơn. |
Căn cứ pháp lý của TTHC |
- Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; - Nghị định số 93/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP; - Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; - Quy định số 105-QĐ/TW ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử; - Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19 tháng 02 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo; - Quyết định số 159/QĐ-TTCP ngày 19 tháng 3 năm 2020 của Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành Quy chế Điều động, luân chuyển công chức và biệt phái công chức, viên chức Thanh tra Chính phủ. |
3. Thủ tục biệt phái công chức, viên chức
Trình tự thực hiện |
Vụ Tổ chức cán bộ báo cáo Ban cán sự đảng xin chủ trương biệt phái đối với lãnh đạo cấp vụ và tương đương, báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ đối với các trường hợp khác, sau đó tiến hành các bước sau đây: - Bước 1: Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá (bằng văn bản) của Thủ trưởng vụ, cục, đơn vị nơi công chức, viên chức đang công tác. - Bước 2: Thông báo chủ trương biệt phái với công chức, viên chức dự kiến biệt phái. - Bước 3: Trình hồ sơ biệt phái để Tổng Thanh tra Chính phủ xem xét, quyết định. |
Cách thức thực hiện |
Thực hiện tại cơ quan, đơn vị quản lý công chức, viên chức |
Thành phần, số lượng hồ sơ |
- Thành phần hồ sơ, bao gồm: 1. Tờ trình về việc biệt phái công chức, viên chức; 2. Ý kiến nhận xét, đánh giá (bằng văn bản) của Thủ trưởng vụ, cục, đơn vị nơi công chức, viên chức đang công tác; 3. Ý kiến của công chức, viên chức dự kiến được biệt phái (nếu có). - Số lượng hồ sơ: 01 bộ |
Thời hạn giải quyết |
Không quy định |
Đối tượng thực hiện TTHC |
Cá nhân |
Cơ quan thực hiện TTHC |
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tổng Thanh tra Chính phủ - Đơn vị trực tiếp thực hiện: Vụ Tổ chức cán bộ - Thanh tra Chính phủ |
Kết quả thực hiện TTHC |
Quyết định biệt phái |
Lệ phí |
Không quy định |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai |
Không quy định |
Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC |
Điều kiện biệt phái: 1. Theo đề nghị của các cơ quan Đảng và Nhà nước mà không thể áp dụng hình thức điều động công chức, viên chức. 2. Theo yêu cầu nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ hoặc nhiệm vụ của cơ quan khác có liên quan. |
Căn cứ pháp lý của TTHC |
- Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; - Nghị định số 93/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP; - Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 04 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; - Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; - Quy định số 105-QĐ/TW ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử; - Quyết định số 159/QĐ-TTCP ngày 19 tháng 3 năm 2020 của Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành Quy chế Điều động, luân chuyển công chức và biệt phái công chức, viên chức Thanh tra Chính phủ. |
[1] Quyết định số 159/QĐ-TTCP ngày 19 tháng 3 năm 2020 của Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành Quy chế Điều động, luân chuyển công chức và biệt phái công chức, viên chức Thanh tra Chính phủ.