ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 36/2017/QĐ-UBND
|
Đà Nẵng, ngày 21 tháng 11 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC QUY ĐỊNH MỨC TRÍCH KINH PHÍ, MỨC CHI TỔ CHỨC THỰC HIỆN BỒI THƯỜNG HỖ TRỢ,
TÁI ĐỊNH CƯ; CƯỠNG CHẾ KIỂM ĐẾM, CƯỠNG CHẾ THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 47/2014/NĐ-CP
ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư khi Nhà nước thu hồi
đất;
Căn cứ Thông tư số 74/2015/TT-BTC
ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, sử dụng
và thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài
chính.
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Mức trích
kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế
kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất
1. Mức trích kinh phí bảo đảm cho việc
tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư các dự
án đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Thực hiện theo Khoản
1 Điều 3 Thông tư số 74/2015/TT-BTC: Mức trích kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư được trích 2% tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án, tiểu dự án, được quy thành 100% và phân bổ cho các cơ quan, đơn vị như
sau:
a) Trích chi phí cho hoạt động của Hội
đồng bồi thường thiệt hại, hỗ trợ và tái định cư (sau đây gọi tắt là Hội đồng bồi
thường) và các cơ quan liên quan 15%, cụ thể như sau:
- Trích cho UBND quận, huyện 4%;
- Trích chi phí cho hoạt động của Hội
đồng bồi thường 3%;
- Trích cho cơ quan thẩm định, phê
duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 3% (Phương
án bồi thường hỗ trợ tái định cư do UBND thành phố phê duyệt
thì trích cho cơ quan cấp thành phố; Phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư do
UBND quận, huyện phê duyệt thì trích 2% cho cơ quan cấp quận, huyện, 1% cho cơ
quan cấp thành phố để thực hiện nhiệm vụ);
- Trích cho Văn phòng UBND thành phố
để xử lý các nội dung liên quan đến đền bù, giải tỏa, tái định cư 1%;
- Trích cho UBND phường, xã 4%.
b) Phần còn lại
85% trích cho Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố và các Chi nhánh Trung tâm
Phát triển quỹ đất sử dụng để phục vụ cho các hoạt động liên quan đến công tác
tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bổ sung nguồn kinh phí thực
hiện cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Hàng năm, căn cứ tình hình thực
hiện dự toán thu chi năm trước, kế hoạch trong năm, Trung tâm Phát triển quỹ đất
thành phố có trách nhiệm xây dựng phương án tự chủ trình Sở Tài nguyên và Môi
trường thẩm định, gửi Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo UBND thành phố xem xét,
quyết định.
Các cơ quan, đơn vị phối hợp (UBND quận,
huyện, Hội đồng bồi thường, cơ quan thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư, Văn phòng UBND thành phố, UBND phường, xã) được
trích kinh phí nêu trên, sử dụng kinh phí theo đúng quy định
tại Điều 4 và Điều 5 Thông tư số 74/2015/TT-BTC của Bộ Tài
chính.
2. Kinh phí dự phòng tổ chức thực hiện
cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất
Tổ chức làm nhiệm
vụ bồi thường căn cứ mức kinh phí được trích cụ thể của từng
dự án, tiểu dự án xác định kinh phí dự phòng tổ chức thực hiện cưỡng chế
kiểm đếm và cưỡng chế thu hồi đất 10% kinh phí quy định tại khoản
1, Điều 1, Quyết định này để tổng hợp vào dự toán chung.
Điều 2. Nội dung
chi và mức chi tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế
kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất
1. Nội dung chi và mức chi tổ chức thực
hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Thực hiện theo quy định tại khoản 1, Điều
4 và Điều 5 của Thông tư số 74/2015/TT-BTC.
2. Nội dung chi và mức chi tổ chức cưỡng
chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất: Thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 4 và Điều 5 của
Thông tư số 74/2015/TT-BTC. Trong đó, mức chi hỗ trợ cho
người trực tiếp tham gia công tác cưỡng chế tại hiện trường 100.000 đồng/người/ngày
(50.000 đồng/người/buổi); chi họp 50.000 đồng/người/cuộc họp.
3. Các chi phí liên quan khác tính theo thực tế, trên cơ sở hóa đơn, chứng từ hợp pháp.
Điều 3. Lập dự
toán, sử dụng và thanh toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư và cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi
1. Lập dự toán kinh phí tổ chức thực
hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất.
a) Xác định mức trích kinh phí tổ chức
thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm
đếm, cưỡng chế thu hồi đất.
Cùng với việc lập, trình phê duyệt
Phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ cho các hộ giải tỏa của dự án; Tổ chức
làm nhiệm vụ bồi thường (Trung tâm Phát triển quỹ đất thành
phố/Chi nhánh Trung tâm Phát triển quỹ đất) căn cứ tổng mức bồi thường, hỗ
trợ của dự án và mức trích nêu tại khoản 1, 2 Điều 1 xác định kinh phí tổ chức
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất và
tổng hợp chung vào Phương án bồi thường trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Lập dự toán
kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Hàng năm căn cứ mức trích 2% kinh phí
tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và nội
dung chi quy định tại khoản 1, Điều 2, Quyết định này, Trung tâm Phát triển quỹ
đất thành phố lập dự toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư (bao gồm cả kinh phí trích cho UBND quận, huyện; Hội đồng bồi thường; cơ
quan thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Văn phòng
UBND thành phố và phường, xã), trình Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, gửi
Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo UBND thành phố xem xét phê duyệt.
c) Lập dự toán kinh phí cưỡng chế kiểm
đếm, cưỡng chế thu hồi đất
Khi có quyết định cưỡng chế kiểm đếm,
cưỡng chế thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Tổ chức làm nhiệm vụ
bồi thường căn cứ nội dung chi và mức chi quy định tại Khoản 2, Điều 2, Quyết định
này để lập dự toán chi tiết kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng
chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất gửi cơ quan tài chính thẩm định trình Ủy
ban nhân dân cùng cấp phê duyệt (các dự án do UBND cấp quận, huyện phê duyệt
Phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ, gửi phòng Tài chính; các dự án do UBND
thành phố phê duyệt Phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ, gửi Sở Tài chính).
2. Sử dụng kinh phí tổ chức thực hiện
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng
chế thu hồi đất
a) Đối với kinh phí tổ chức thực hiện
bồi thường, hỗ trợ, tái định: Căn cứ kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ
trợ, tái định được phê duyệt trong các Quyết định phê duyệt Phương án chi tiết
bồi thường, hỗ trợ của dự án, Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố thực hiện
rút kinh phí tại Kho bạc Nhà nước để chuyển cho các đơn vị phối hợp và chi cho
hoạt động của Trung tâm theo dự toán được duyệt.
b) Đối với kinh phí cưỡng chế kiểm đếm,
cưỡng chế thu hồi đất: Chỉ được sử dụng khi có Quyết định cưỡng chế kiểm đếm,
cưỡng chế thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 4. Quyết
toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm
đếm, cưỡng chế thu hồi đất
1. Đối với kinh phí tổ chức thực hiện
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
a) Thực hiện
theo khoản 3, Điều 6, Thông tư 74/2015/TT-BTC. Trong đó đối với Tổ chức làm nhiệm
vụ bồi thường (Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố), việc quyết toán phần
kinh phí được trích để tự chủ tài chính (bao gồm cả kinh phí chi hỗ trợ cho các
cơ quan, đơn vị phối hợp) thực hiện quyết toán theo niên độ ngân sách hàng năm
quy định tại Thông tư số 01/2007/TT-BTC ngày 02/01/2007 của Bộ Tài chính về hướng
dẫn xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với các cơ quan hành
chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và ngân sách
các cấp và các văn bản quy định hiện hành.
b) Các đơn vị phối
hợp (Hội đồng bồi thường, cơ quan thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư, Văn phòng UBND thành phố, UBND các quận, huyện và UBND phường, xã) có trách
nhiệm tổng hợp chứng từ chi từ nguồn được trích gửi cho Trung tâm Phát triển quỹ
đất thành phố để kiểm tra và tổng hợp chung vào quyết toán gửi Sở Tài chính.
c) Kinh phí được
trích không sử dụng hết được chuyển sang năm sau.
2. Đối với kinh phí cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường tổ chức
chi trả và có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng
chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất cùng với quyết toán chi phí đền bù giải tỏa
của dự án.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thực hiện kể từ ngày
01 tháng 01 năm 2018 và bãi bỏ các Quyết định số 7783/QĐ-UBND ngày 25 tháng 9
năm 2012, Quyết định số 6727/QĐ-UBND ngày 01 tháng 9 năm 2009, Quyết định số
709/QĐ-UBND ngày 24 tháng 01 năm 2007, Quyết định số 3417/QĐ-UB ngày 22 tháng 4
năm 2005 và Quyết định số 2976/QĐ-UBND ngày 12 tháng 5 năm 2014 của UBND thành
phố Đà Nẵng về việc quy định, điều chỉnh mức chi phục vụ công tác lập hồ sơ đền
bù, giải tỏa các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và chi
phí lập thủ tục thu hồi đất, giao đất thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 6. Xử lý
chuyển tiếp
1. Kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư chi trả trước ngày 01 tháng 01 năm 2018 thì việc thanh, quyết toán kinh phí
tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thực hiện theo quy định tại
Quyết định số 7783/QĐ-UBND, Quyết định số 6727/QĐ-UBND, Quyết định số 709/QĐ-UBND,
Quyết định số 3417/QĐ-UB và Quyết định số 2976/QĐ-UBND của UBND thành phố Đà Nẵng
2. Kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư chi trả sau ngày 01 tháng 01 năm 2018 thì việc thanh, quyết toán kinh phí tổ
chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thực hiện theo quy định tại Quyết
định này.
3. Tổng chi phí tổ chức thực hiện bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư cho từng hồ sơ tính theo Quyết định 7783/QĐ-UBND và
Quyết định này không quá 2% chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Trung tâm
Phát triển quỹ đất thành phố có trách nhiệm điều chỉnh, bổ
sung kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định tại
Quyết định này, trình cấp thẩm quyền thẩm định, phê duyệt làm căn cứ triển khai
thực hiện.
Điều 7. Tổ chức
thực hiện
1. Chánh Văn phòng UBND thành phố,
Giám đốc các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên
và Môi trường, Xây dựng; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng;
Chủ tịch UBND các quận, huyện; Giám đốc Trung tâm Phát triển
quỹ đất thành phố; Giám đốc các: Chi nhánh Trung tâm Phát triển quỹ đất: số 1, số 2, số 3; Chủ tịch UBND
các phường, xã; Giám đốc các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định để triển
khai thực hiện.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có
khó khăn, vướng mắc phát sinh, các ngành, các cấp báo cáo
về Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo
UBND thành phố để xem xét xử lý hoặc sửa đổi, bổ sung cho
phù hợp với tình hình thực tế và quy định của pháp luật.
Nơi nhận:
- Bộ Tài chính (để báo
cáo);
- TTTU, TT HĐND TP;
- Đoàn ĐB QH thành phố;
- Cục Kiểm tra VBQPPL- Bộ Tư pháp;
- CT, PCT, UV UBND thành phố;
- UBMTTQVN thành phố;
- CVP, các PCVP UBND thành phố;
- Các Sở: KHĐT, TNMT, XD, TP;
- Kho bạc NN Đà Nẵng;
- Cổng Thông tin điện tử thành
phố
- UBND các quận, huyện, phường, xã;
- Trung tâm Phát triển quỹ đất và các Chi Nhánh:
- Các Ban QLDA đầu tư XD;
-Lưu: VT.STC, QLĐTư.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Huỳnh Đức Thơ
|