ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 36/2012/QĐ-UBND
|
Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CÁC CƠ QUAN TƯ PHÁP DO NGÀNH DỌC QUẢN LÝ THUỘC
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND
ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước
ngày 16/12/2002;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP
ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân
sách nhà nước;
Căn cứ Nghị quyết số 19/2009/NQ-HĐND ngày 11/12/2009 của HĐND thành phố Hà Nội
về cơ chế, chính sách hỗ trợ các cơ quan Tư pháp, Bổ trợ tư pháp thành phố Hà Nội;
Căn cứ Công văn số 155/HĐND-BPC
ngày 4/5/2012 của HĐND thành phố Hà Nội về việc góp
ý chính sách hỗ trợ cơ quan Tư pháp do ngành dọc quản lý thuộc thành phố
Hà Nội;
Căn cứ Công văn số 9601/BTC-NSNN ngày 18/7/2012 của Bộ Tài chính về chủ trương hỗ trợ đối
với một số đối tượng không thuộc chức danh tư pháp;
Xét đề nghị của Liên Sở: Tài chính
- Tư pháp tại Tờ trình số 4785/TTr - LS: TC-TP ngày
26/10/2011 và Công văn số 3554/STC-QLNS ngày
6/8/2012; Công văn số 5415/STC-QLNS ngày 02/11/2012; Công văn số 5838/STC-QLNS
ngày 26/11/2012 của Sở Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định
chính sách hỗ trợ cơ quan Tư pháp do ngành dọc quản lý thuộc thành phố Hà Nội,
bao gồm: Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố và quận, huyện, thị xã; Tòa án nhân
dân Thành phố và quận, huyện, thị xã; Cục Thi hành án dân sự Thành phố và Chi cục
Thi hành án dân sự quận, huyện, thị xã (sau đây gọi tắt là cơ quan Tư pháp).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ
ngày ký và thay thế Quyết định số 114/2006/QĐ-UBND ngày 04/7/2006 của UBND
thành phố Hà Nội ban hành Quy định hỗ trợ các cơ quan Tư pháp thuộc ngành dọc
quản lý đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội và các văn bản khác của Thành phố
trái với quy định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc các Sở:
Tài chính, Kế hoạch & Đầu tư, Tư pháp, Thông tin và Truyền thông, Quy hoạch
kiến trúc, Tài nguyên và Môi trường; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Thành phố Hà Nội,
Thủ trưởng các cơ quan Tư pháp theo quy định tại Điều 1 Quyết định này; Chủ tịch
UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp,
Tòa án nhân dân Tối cao, VKS nhân dân Tối cao; Tổng Cục
thi hành án dân sự;
- TT Thành ủy, TT HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND TP:
- Các PCT UBND
TP;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư
pháp;
- Cổng Thông tin điện tử Chính
phủ;
- Ban Pháp chế; Ban KTNS HĐNDTP;
- Trung tâm Công báo TP;
- PVPGiao, PVP Công, PVP Thịnh,
PVP Hoạt;
- Các phòng: TH, KT, TNMT,
NC, QHXDGT;
- Lưu: VT, KThà.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT .CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Huy Tưởng
|
QUY ĐỊNH
VỀ
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CÁC CƠ QUAN TƯ PHÁP DO NGÀNH DỌC QUẢN LÝ THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 36/2012/QĐ-UBND ngày
29/11/2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố)
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng
và phạm vi điều chỉnh:
Quy định này quy định việc ngân sách
Thành phố hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần kinh phí cho các cơ
quan Tư pháp, bổ trợ tư pháp thực hiện công tác cải cách tư pháp theo tinh thần
Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách
tư pháp đến năm 2020, Nghị quyết số 19/2009/NQ-HĐND ngày 11/12/2009 của Hội đồng
nhân dân thành phố Hà Nội về cơ chế, chính sách hỗ trợ các
cơ quan Tư pháp, bổ trợ tư pháp thành phố Hà Nội và phù hợp
với khả năng cân đối của ngân sách Thành phố.
1. Các cơ quan Tư pháp bao gồm: Viện
Kiểm sát nhân dân Thành phố và quận, huyện, thị xã; Tòa án nhân dân Thành phố
và quận, huyện, thị xã; Cục Thi hành án dân sự Thành phố và Chi cục Thi hành án
dân sự quận, huyện, thị xã.
2. Các cơ quan Tư pháp có trách nhiệm
sử dụng kinh phí được hỗ trợ đúng mục đích, đúng chế độ và thanh, quyết toán
theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Điều 2. Nguyên
tắc hỗ trợ:
1. Hỗ trợ về kinh phí chi thường
xuyên:
Ngân sách Thành phố hỗ trợ toàn bộ hoặc
một phần kinh phí để cải tạo, sửa chữa trụ sở, đầu tư
trang thiết bị làm việc; kinh phí phục vụ các hoạt động chuyên môn, kinh phí
đào tạo, bồi dưỡng và học tập trao đổi kinh nghiệm cho các cơ quan Tư pháp.
2. Hỗ trợ về địa điểm xây dựng trụ sở
làm việc và kinh phí đầu tư xây dựng trụ sở:
Thành phố ưu tiên phê duyệt quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất, bố trí trụ sở làm việc theo quy hoạch, đúng tiêu chuẩn và
định mức quy định, hỗ trợ việc giải phóng mặt bằng, đền bù giải phóng mặt bằng,
hạ tầng kỹ thuật và đấu nối hạ tầng kỹ
thuật ngoài hàng rào của dự án, hỗ trợ kinh phí đầu tư xây
dựng trụ sở làm việc.
Chương 2.
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ
THỂ
Điều 3. Hỗ trợ
về kinh phí chi thường xuyên:
Ngoài các quy định của Trung ương,
ngân sách Thành phố hỗ trợ cho các đối tượng cụ thể như sau:
1. Hỗ trợ Hội thẩm nhân dân Thành
phố, quận, huyện và thị xã:
a) Chi phí thù lao phiên tòa 50.000 đồng
(Năm mươi ngàn đồng) /người/ngày, kể cả ngày làm việc
nghiên cứu hồ sơ.
b) Hỗ trợ Hội thẩm nhân dân khi ốm
đau phải điều trị tại bệnh viện, chế độ thăm hỏi là 200.000 đồng (Hai trăm ngàn
đồng)/lần/người; khi qua đời phúng viếng theo quy định hiện hành.
2. Hỗ trợ bồi dưỡng cho những người
trực tiếp tham gia cưỡng chế Thi hành án dân sự như sau:
a) Người chủ trì cưỡng chế thi hành
án: mức 50.000 đồng (Năm mươi ngàn đồng)/người/ngày tham
gia cưỡng chế.
b) Những người khác trực tiếp tham
gia cưỡng chế thi hành án mức 40.000 đồng (Bốn mươi ngàn đồng) /người/ngày tham
gia cưỡng chế.
3. Hỗ trợ Hội đồng tuyển chọn thẩm
phán, Hội đồng sát hạch chấp hành viên, Hội đồng tuyển chọn kiểm sát viên: mức
hỗ trợ 50.000.000 đồng (Năm mươi triệu đồng)/01hội đồng/01 lần/năm.
4. Hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo bồi dưỡng
lý luận chính trị, pháp luật quốc tế, ngoại ngữ, công nghệ
thông tin, kinh phí trao đổi học tập kinh nghiệm; cụ thể như sau:
a) Hỗ trợ kinh
phí đào tạo bồi dưỡng lý luận chính trị, pháp luật quốc tế, ngoại ngữ, công nghệ thông tin đối với các lớp đào tạo trong nước do đơn vị tổ
chức (thực hiện theo quy định hiện hành)
b) Đối với kinh phí trao đổi học tập
kinh nghiệm: chỉ áp dụng hỗ trợ đi trao đổi học tập kinh
nghiệm trong nước và chương trình hợp tác nước ngoài đã có
chủ trương của Thành phố; số lượt 01 đoàn/năm.
5. Hỗ trợ 50% kinh phí để cải tạo, sửa
chữa trụ sở làm việc đối với các cơ quan Tư pháp cấp Thành
phố, cấp quận, huyện và thị xã trên cơ sở tổng dự toán
kinh phí của dự án cải tạo, sửa chữa trụ sở làm việc đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
6. Về nhu cầu kinh phí đầu tư trang
thiết bị làm việc cho các cơ quan Tư pháp phục vụ cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm cải thiện năng lực làm việc cho các cơ
quan Tư pháp. Sở Tài chính tham mưu trình Ủy ban nhân dân
Thành phố quyết định theo dự toán hàng năm.
Điều 4. Hỗ trợ về
địa điểm xây dựng trụ sở làm việc và kinh phí đầu tư xây dựng trụ sở:
1. Về địa điểm xây dựng trụ sở làm việc:
Thành phố ưu tiên phê duyệt quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất và bố trí trụ sở làm việc cho các cơ quan Tư pháp Thành phố,
cụ thể như sau:
1.1. Đối với các cơ quan Tư pháp cấp
Thành phố:
Thành phố ưu tiên phê duyệt quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất và bố trí địa điểm mới đảm bảo đủ diện tích làm việc theo
quy định. Thành phố hỗ trợ toàn bộ kinh phí di dời, đền bù giải phóng mặt bằng,
hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật và đấu nối hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào của dự án đầu tư xây dựng trụ sở cho các cơ quan Tư pháp. Theo đó các cơ quan Tư
pháp có trách nhiệm bàn giao lại trụ sở cũ cho Thành phố để bố trí cho các đơn vị khác thuộc Thành phố quản lý. Trường hợp các cơ
quan Tư pháp tiếp tục sử dụng trụ sở cũ theo quy hoạch của ngành thì các cơ
quan Tư pháp không được hỗ trợ tiền đền bù, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ hạ tầng
kỹ thuật và đấu nối hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào khi thực hiện dự án.
1.2. Đối với các cơ quan Tư pháp cấp
quận, huyện, thị xã:
a) Trường hợp các cơ quan Tư pháp có
trụ sở làm việc nhưng chưa đảm bảo diện tích theo quy định:
- Thành phố ưu tiên bố trí đủ diện
tích đất trong các khu liên cơ hành chính của các quận, huyện, thị xã hoặc các
khu đô thị mới theo quy hoạch đã có hạ tầng hoàn thiện cho các cơ quan tư pháp
xây dựng trụ sở; hoặc Thành phố bố trí địa điểm mới theo quy hoạch của Thành phố
tại các vị trí đất trước đây thuộc các cơ quan hành chính sự nghiệp của Thành
phố quản lý, nay được Thành phố sắp xếp lại trụ sở làm việc.
Khi đó, Thành phố thực hiện giao đất cho các cơ quan Tư pháp như là đối với đơn
vị hành chính sự nghiệp thuộc Thành phố quản lý, đảm bảo đúng các quy định theo
Luật Đất đai hiện hành.
- Các cơ quan Tư pháp được hỗ trợ
toàn bộ tiền đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu đất, hạ tầng kỹ thuật và đấu nối
hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào của dự án, cơ quan Tư pháp có trách nhiệm bàn
giao lại trụ sở cũ (không đảm bảo diện tích làm việc theo quy định) cho Thành
phố để quản lý và sử dụng. Trường hợp, các cơ quan Tư pháp tiếp tục sử dụng trụ
sở cũ thì phải đóng góp toàn bộ tiền đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng khu đất và không được hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật và đấu nối hạ tầng kỹ thuật
ngoài hàng rào của dự án.
- Trường hợp Thành phố bố trí địa điểm
mới cho các cơ quan Tư pháp tại nơi phải đền bù giải phóng
mặt bằng thì áp dụng các quy định như đối với cơ quan Tư
pháp cấp Thành phố (theo quy định tại điểm
1.1 khoản 1 điều 4)
b) Trường hợp
các cơ quan Tư pháp không có trụ sở bàn giao lại cho Thành phố (do trụ sở
đang sử dụng là thuê hoặc mượn), mức hỗ trợ như sau:
- Các cơ quan Tư pháp được bố trí đất
xây dựng trụ sở trong các khu liên cơ hành chính của các quận, huyện hoặc các
khu đô thị mới theo quy hoạch đã có hạ tầng hoàn thiện thì được Thành phố hỗ trợ
100% tiền đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu đất theo suất
đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Trường hợp Thành phố bố trí địa điểm
mới cho các cơ quan Tư pháp tại nơi phải đền bù, giải phóng mặt bằng thì các cơ
quan Tư pháp được Thành phố hỗ trợ 100% kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng theo phương án được cấp có thẩm quyền phê
duyệt, được hỗ trợ toàn bộ hạ tầng kỹ thuật và đấu nối hạ tầng kỹ thuật ngoài
hàng rào của dự án.
2. Về hỗ trợ kinh phí xây dựng trụ sở:
Căn cứ dự án đầu tư trụ sở các cơ quan Tư pháp được cấp có thẩm quyền phê duyệt; căn cứ khả năng ngân sách Thành phố, quận, huyện, thị
xã sẽ bố trí kinh phí hỗ trợ đầu tư xây dựng trụ sở các cơ
quan Tư pháp theo nguyên tắc: mức hỗ trợ không vượt quá 50% tổng mức đầu tư dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; mức cụ thể do
UBND trình HĐND cùng cấp quyết định theo quy định của Luật NSNN.
Điều 5. Về nguồn
kinh phí:
1. Các khoản chi có tính chất thường
xuyên tại Điều 3 được ngân sách Thành phố bố trí cân đối trong dự toán ngân
sách hàng năm của Ngân sách Thành phố báo cáo UBND trình
HĐND Thành phố quyết định.
2. Kinh phí xây dựng cơ bản tại Điều
4 được bố trí từ nguồn tăng thu ngân sách Thảnh phố và ngân sách các quận, huyện,
thị xã (nguồn tăng thu ngân sách so dự toán cấp trên giao) cân đối trong
dự toán ngân sách hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân trình Hội
đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
3. Đối với những quận, huyện và thị
xã không có nguồn tăng thu hoặc nguồn tăng thu không đảm bảo
để hỗ trợ, Thành phố sẽ điều tiết từ nguồn tăng thu ngân sách của Thành phố
(quận, huyện và thị xã có văn bản báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố)
Chương 3.
TỐ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 6. Trách nhiệm
của các cơ quan có liên quan
1. Các cơ quan Tư
pháp:
Căn cứ vào Nghị quyết số 49/NQ-TW
ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020;
Nghị quyết số 19/2009/NQ-HĐND, trong đó nêu một số nguyên
tắc nhấn mạnh một số nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung chỉ
đạo thực hiện hỗ trợ các cơ quan Tư pháp và văn bản liên quan của các cấp có thẩm quyền, căn cứ các quy định của quy chế này, thực hiện:
a) Hàng năm, xây dựng dự toán chi tiết
đề nghị hỗ trợ kinh phí gửi Ủy ban nhân dân Thành phố.
b) Thống kê đầy đủ, chi tiết quỹ nhà,
quỹ đất hiện đang sừ dụng báo cáo, đề xuất với Ủy ban nhân
dân Thành phố bố trí địa điểm mới cho những đơn vị chưa có trụ sở ổn định hoặc
có trụ sở nhưng chật hẹp so với quy định.
2. Sở Tư pháp.
Phối hợp với các
cơ quan Tư pháp triển khai kế hoạch cải cách Tư pháp; đánh giá tiến độ, hiệu quả
công tác cải cách Tư pháp và đề xuất với Thành phố những biện pháp đẩy mạnh công tác cải cách Tư pháp Thành phố, quận,
huyện và thị xã.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Hướng dẫn các cơ quan Tư pháp thực
hiện đầy đủ các thủ tục về đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật.
b) Phối hợp với Sở Tài chính cân đối
nguồn kinh phí xây dựng cơ bản tập trung hàng năm trình Ủy
ban nhân dân Thành phố quyết định hỗ trợ đối với các khoản chi quy định tại Khoản
2 Điều 4 Quy định này. Việc hỗ trợ có thể phân kỳ thành một số năm, phù hợp với
tiến độ của dự án và khả năng cân đối của ngân sách Thành phố.
4. Sở Thông tin
và Truyền thông:
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Kế
hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính trình Ủy ban
nhân dân Thành phố quyết định hỗ trợ kinh phí cho các cơ quan Tư pháp từ nguồn
kinh phí chương trình Công nghệ thông tin hàng năm để: mua
sắm một số trang thiết bị Công nghệ thông tin cho các bộ phận phục vụ công dân,
bộ phận 1 cửa; mua sắm hoặc xây dựng các phần mềm tác nghiệp
phục vụ cải cách hành chính, đặc biệt là cho giao dịch với công dân.
b) Hướng dẫn các cơ quan Tư pháp lập
kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch Công nghệ thông
tin hàng năm theo quy định của pháp luật.
5. Các Sở: Quy hoạch
kiến trúc, Tài nguyên và Môi trường.
Sở Quy hoạch kiến trúc chủ trì, phối
hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan Tư pháp, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã rà soát, quy hoạch và giới thiệu
địa điểm phù hợp cho các đơn vị chưa có trụ sở ổn định hoặc trụ sở chật hẹp so với quy định trình Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện giao đất để xây dựng trụ sở làm việc
ổn định, đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn và quy định hiện
hành.
6. Sở Tài chính:
a) Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với
các Sở, ngành, đơn vị liên quan cân đối ngân sách hàng năm
trình Ủy ban nhân dân Thành phố hỗ trợ kinh phí cho các cơ quan Tư pháp đối với các khoản chi quy định tại Điều
3 Quy định này, trừ kinh phí theo các chương trình mục tiêu của Thành phố như chương
trình phòng chống ma túy; chương trình phòng chống mại dâm, chương trình dân số
và các chương trình khác sẽ do các cơ quan thường trực của chương
trình trình Ủy ban nhân dân Thành phố.
b) Phối hợp với Sở Xây dựng rà soát,
thống kê và sắp xếp quỹ nhà của Thành phố để bố trí cho các cơ quan Tư pháp khi có nhu cầu sử dụng.
Điều 7. Trách nhiệm
UBND các quận, huyện và thị xã.
1. Phối hợp với
các Sở: Tài nguyên vả Môi trường, Quy hoạch kiến trúc giới thiệu địa điểm phù hợp
cho các cơ quan Tư pháp trên địa bàn để xây dựng trụ sở.
2. Hỗ trợ kinh phí cho các cơ quan Tư
pháp quận, huyện, thị xã đóng trên địa bàn theo yêu cầu phối
hợp công tác của quận, huyện, thị xã trong trường hợp nằm ngoài những nhiệm vụ
Thành phố giao và bố trí kinh phí đối với khoản chi quy định
tại tiết b khoản 2 Điều 4 Quy định này.