ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 354/QĐ-UBND
|
Phú Yên, ngày 22
tháng 03 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC VÀ QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC VIÊN CHỨC THUỘC PHẠM VI CHỨC
NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ NỘI VỤ
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11
năm 2019;
Căn cứ Nghị định số
63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành
chính và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của các N gh ị định liên quan đến kiểm soát thủ tục
hành chính;
Căn cứ Thông tư số
02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn
nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số
168/QĐ-BNV ngày 12 tháng 3 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc công bố thủ
tục hành chính quy định tại Nghị định số 85/2023/NĐ- CP ngày 07 tháng 12 năm
2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2020/NĐ-CP
ngày 25 tháng 9 năm 2020 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Nội vụ tại Tờ trình số 100/TTr-SNV ngày 14 tháng 03 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục và quy trình nội bộ giải quyết thủ tục
hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Viên chức thuộc phạm vi, chức
năng quản lý của Sở Nội vụ (có Phụ lục kèm theo).
Điều 2.
Sở Nội vụ có trách nhiệm cập nhật và công khai thủ tục hành chính tại Điều 1
Quyết định này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và tích hợp dữ
liệu để công khai trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính theo
đúng quy định (chậm nhất sau 03 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành); niêm yết,
công khai các thủ tục hành chính này tại Trung tâm Phục vụ hành chính công và
trên Trang thông tin điện tử của Sở; thực hiện giải quyết thủ tục hành chính
thuộc thẩm quyền, theo đúng quy định.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các cơ
quan, đơn vị, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Cục KSTTHC – Văn phòng Chính phủ;
- Chủ tịch, Phó CT UBND tỉnh;
- Các Phó CVP UBND tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Trung tâm Truyền thông;
- Lưu: VT, NC.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đào Mỹ
|
PHỤ LỤC
DANH MỤC VÀ QUY TRÌNH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI,
BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC VIÊN CHỨC THUỘC CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ NỘI VỤ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 354/QĐ-UBND, ngày 22 tháng 3 năm 2024 của
Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên)
PHẦN I.
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
TT
|
Tên TTHC
|
Tên TTHC thay thế
|
Thời gian giải quyết
|
Cách thức thực hiện
|
Phí, lệ phí
|
Căn cứ pháp lý
|
1
|
Thủ tục thi tuyển viên chức
|
Thủ tục thi tuyển viên chức
|
210 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ hợp lệ
|
Nộp trực tiếp Phiếu đăng ký dự
tuyển tại địa điểm tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc gửi theo đường bưu
chính hoặc qua trang thông tin điện tử hoặc Cổng thông tin điện tử của cơ
quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng.
|
- Dưới 100 thí sinh mức thu
500.000 đồng/thí sinh/lần dự thi;
- Từ 100 đến dưới 500 thí
sinh mức thu 400.000 đồng/thí sinh/lần dự thi;
- Từ 500 thí sinh trở lên mức
thu 300.000 đồng/thí sinh/lần dự thi.
|
- Luật Viên chức số
58/2010/QH12 ngày 15/11/2010 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
- Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25/11/2019 của Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Nghị định số 115/2020/NĐ-CP
ngày 25/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
- Nghị định số 85/2023/NĐ-CP
ngày 07/12/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý
viên chức.
- Thông tư số 92/2021/TT-BTC
ngày 28/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp,
quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức,
viên chức.
|
2
|
Thủ tục xét tuyển viên chức
|
Thủ tục xét tuyển viên chức
|
180 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
|
Nộp trực tiếp Phiếu đăng ký dự tuyển tại địa điểm tiếp nhận Phiếu đăng
ký dự tuyển hoặc gửi theo đường bưu chính hoặc qua trang thông tin điện tử hoặc
cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng.
|
- Dưới 100 thí sinh mức thu 500.000 đồng/thí sinh/lần dự thi;
- Từ 100 đến dưới 500 thí sinh mức thu 400.000 đồng/thí sinh/lần dự
thi;
- Từ 500 thí sinh trở lên mức thu 300.000 đồng/thí sinh/lần dự thi.
|
3
|
Thủ tiếp nhận vào viên chức
|
Thủ tục tiếp tục nhận vào
viên chức không giữ chức vụ quản lý
|
Không quy định thời gian cụ
thể
|
Nộp tại trụ sở cơ quan có thẩm
quyền tuyển dụng.
|
Không
|
PHẦN II.
QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Thủ tục
thi tuyển viên chức
Bước 1. Thông báo tuyển
dụng và tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển
Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền
tuyển dụng phải đăng thông báo tuyển dụng công khai ít nhất 01 lần trên một
trong những phương tiện thông tin đại chúng sau: báo in, báo điện tử, báo nói,
báo hình; đồng thời đăng tải trên trang thông tin điện tử hoặc Cổng thông tin
điện tử và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan, đơn vị có thẩm
quyền tuyển dụng.
Bước 2. Người đăng ký dự
tuyển nộp Phiếu đăng ký dự tuyển tại địa điểm tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển
hoặc gửi theo đường bưu chính hoặc qua trang thông tin điện tử hoặc Cổng thông
tin điện tử của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng.
Bước 3. Kiểm tra Phiếu
đăng ký dự tuyển
Thành lập Ban kiểm tra Phiếu
đăng ký dự tuyển do Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng quyết định chậm nhất sau 05
ngày làm việc kể từ ngày thành lập Hội đồng tuyển dụng.
Trường hợp người dự tuyển không
đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn dự tuyển thì chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ
ngày kết thúc kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển, Hội đồng tuyển dụng có trách nhiệm
gửi thông báo bằng văn bản tới người đăng ký dự tuyển được biết theo địa chỉ mà
người dự tuyển đã đăng ký.
Bước 4: Tổ chức thi tuyển
viên chức:
Hội đồng tuyển dụng thông báo
danh sách và triệu tập thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn dự thi vòng 1, đồng thời
đăng tải trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử và niêm yết công
khai tại trụ sở làm việc của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng. Chậm nhất
15 ngày kể từ ngày thông báo triệu tập thí sinh được tham dự vòng 1, Hội đồng
tuyển dụng phải tiến hành tổ chức thi vòng 1.
Thi tuyển viên chức được thực
hiện theo 02 vòng thi như sau:
4.1. Vòng 1: Thi kiểm tra kiến
thức chung bằng hình thức trắc nghiệm trên máy vi tính. Nội dung thi gồm 02 phần,
cụ thể như sau:
a) Phần I: Kiến thức chung, 60
câu hỏi hiểu biết về pháp luật viên chức, chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật về ngành, lĩnh vực tuyển dụng. Thời gian thi 60 phút.
Trường hợp đã đạt kết quả kiểm
định chất lượng đầu vào theo quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức
thì được miễn thi Phần I.
b) Phần II: Ngoại ngữ, 30 câu hỏi
theo yêu cầu của vị trí việc làm bằng một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức,
Trung Quốc hoặc lựa chọn 01 ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm. Thời
gian thi 30 phút.
Đối với vị trí việc làm không
yêu cầu ngoại ngữ trong tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng và theo bản mô tả
công việc và khung năng lực vị trí việc làm thì không phải tổ chức thi Phần II.
c) Kết quả thi vòng 1 được xác
định theo số câu trả lời đúng cho từng phần thi quy định tại điểm a và điểm b
khoản này; nếu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi thì người
dự tuyển được thi tiếp vòng 2.
Thí sinh được thông báo kết quả
vòng 1 ngay sau khi kết thúc thời gian làm bài thi. Không thực hiện việc phúc
khảo đối với kết quả thi vòng 1.
4.2. Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ
chuyên ngành
Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ
ngày kết thúc việc chấm thi vòng 1, Hội đồng tuyển dụng phải lập danh sách và
thông báo triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự thi vòng 2, đồng thời đăng tải
trên trang thông tin điện tử hoặc Cổng thông tin điện tử và niêm yết công khai
tại trụ sở làm việc của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng.
Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày
thông báo triệu tập thí sinh được tham dự vòng 2, Hội đồng tuyển dụng phải tiến
hành tổ chức thi vòng 2.
a) Hình thức thi: Căn cứ vào
tính chất, đặc điểm và yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ
quan có thẩm quyền tuyển dụng lựa chọn một trong ba hình thức thi: Vấn đáp hoặc
thực hành hoặc viết.
Trường hợp lựa chọn hình thức
thi viết thì được lựa chọn một trong ba hình thức: Trắc nghiệm hoặc tự luận hoặc
trắc nghiệm kết hợp với tự luận.
b) Nội dung thi: Kiểm tra kiến
thức, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí
việc làm cần tuyển.
Nội dung thi môn nghiệp vụ
chuyên ngành phải căn cứ vào nhiệm vụ, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp
vụ của chức danh nghề nghiệp viên chức và phải phù hợp với yêu cầu của vị trí
việc làm cần tuyển. Trong cùng một kỳ thi tuyển, nếu có các vị trí việc làm yêu
cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau thì Hội đồng tuyển dụng viên chức phải tổ
chức xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau tương ứng với yêu
cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Các công việc liên quan đến việc ra đề thi
phải thực hiện bảo mật theo quy định của pháp luật.
c) Thời gian thi: Vấn đáp 30
phút (thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị, không tính vào thời gian
thi); viết 180 phút (không kể thời gian chép đề); thời gian thi thực hành do
người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định căn cứ vào tính chất,
đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của vị trí việc làm cần tuyển.
d) Thang điểm (vấn đáp, thực
hành, viết): 100 điểm.
đ) Căn cứ vào nhu cầu và đặc
thù của cơ quan, đơn vị, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết
định yêu cầu cao hơn về nội dung, hình thức, thời gian thi vòng 2 quy định tại
khoản này.
Trường hợp cơ quan, đơn vị có
thẩm quyền tuyển dụng tổ chức thi vòng 2 bằng hình thức thi viết thì việc chấm
thi, phúc khảo thực hiện như quy định tại điểm b khoản 3 Điều 15 Nghị định số
115/2020/NĐ-CP. Không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả thi vòng 2 bằng
hình thức vấn đáp hoặc thực hành.
4.3. Trường hợp tổ chức thi ngoại
ngữ thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ; nếu đạt kết quả thì được coi là đáp
ứng tiêu chuẩn về ngoại ngữ.
Miễn phần thi ngoại ngữ quy định
tại điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP đối với các trường hợp
sau:
a) Có bằng tốt nghiệp chuyên
ngành ngoại ngữ (Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu
của vị trí việc làm) cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với
trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển.
b) Có bằng tốt nghiệp cùng
trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên
môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển, học tập ở nước ngoài
hoặc học bằng tiếng nước ngoài (Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ
khác theo yêu cầu của vị trí việc làm) ở Việt Nam, được cơ quan có thẩm quyền
công nhận hoặc đương nhiên được công nhận theo quy định của pháp luật.
c) Có bằng tốt nghiệp chuyên
môn chuẩn đầu ra về ngoại ngữ theo quy định có giá trị tương đương hoặc cao hơn
tiêu chuẩn về ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển.
d) Có chứng chỉ tiếng dân tộc
thiểu số dự tuyển vào vị trí việc làm liên quan trực tiếp đến người dân tộc thiểu
số hoặc vị trí việc làm công tác tại vùng dân tộc thiểu số; là người dân tộc
thiểu số dự tuyển vào vị trí việc làm liên quan trực tiếp đến người dân tộc thiểu
số hoặc vị trí việc làm công tác ở vùng dân tộc thiểu số.
Bước 5. Công nhận và
thông báo kết quả tuyển dụng viên chức
Sau khi hoàn thành việc chấm
thi vòng 2 theo quy định, chậm nhất 05 ngày làm việc, Hội đồng tuyển dụng phải
báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức xem
xét, công nhận kết quả tuyển dụng.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ
ngày có quyết định công nhận kết quả tuyển dụng, Hội đồng tuyển dụng phải thông
báo công khai trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ
quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng và gửi thông báo công nhận kết quả trúng
tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng
ký. Nội dung thông báo phải ghi rõ thời hạn người trúng tuyển phải đến cơ quan,
đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng để hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng.
Bước 6. Hoàn thiện hồ sơ
tuyển dụng
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ
ngày nhận được thông báo kết quả trúng tuyển, người trúng tuyển phải hoàn thiện
hồ sơ tuyển dụng, bao gồm:
a) Bản sao văn bằng, chứng chỉ
theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển, chứng nhận đối tượng ưu tiên (nếu
có);
Trường hợp có một trong các văn
bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP thì được
sử dụng thay thế chứng chỉ ngoại ngữ.
b) Phiếu lý lịch tư pháp số 1
do cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Trường hợp người trúng tuyển
không hoàn thiện đủ hồ sơ tuyển dụng theo quy định hoặc có hành vi gian lận
trong việc kê khai Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc bị phát hiện sử dụng văn bằng,
chứng chỉ, chứng nhận không đúng quy định để tham gia dự tuyển thì người đứng đầu
cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức ra quyết định hủy kết quả
trúng tuyển.
Trường hợp người đăng ký dự tuyển
có hành vi gian lận trong việc kê khai Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc sử dụng văn
bằng, chứng chỉ, chứng nhận không đúng quy định để tham gia dự tuyển thì cơ
quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng thông báo công khai trên trang thông tin
điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị và không tiếp nhận Phiếu
đăng ký dự tuyển trong một kỳ tuyển dụng tiếp theo.
Bước 7. Ký kết hợp đồng làm
việc và nhận việc
1. Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày
người trúng tuyển hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị
có thẩm quyền tuyển dụng viên chức ra quyết định tuyển dụng, đồng thời gửi quyết
định tới người trúng tuyển theo địa chỉ đã đăng ký và đơn vị sự nghiệp công lập
sử dụng viên chức để biết, thực hiện việc ký hợp đồng làm việc với viên chức.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ
ngày nhận được quyết định tuyển dụng, người được tuyển dụng viên chức phải đến
đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức để ký hợp đồng làm việc và nhận việc,
trừ trường hợp quyết định tuyển dụng quy định thời hạn khác hoặc được cơ quan,
đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức đồng ý gia hạn.
2. Thủ tục
xét tuyển viên chức
Bước 1. Thông báo tuyển
dụng và tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển
Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền
tuyển dụng phải đăng thông báo tuyển dụng công khai ít nhất 01 lần trên một
trong những phương tiện thông tin đại chúng sau: báo in, báo điện tử, báo nói,
báo hình; đồng thời đăng tải trên trang thông tin điện tử hoặc Cổng thông tin
điện tử và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan, đơn vị có thẩm
quyền tuyển dụng.
Bước 2. Người đăng ký dự
tuyển nộp Phiếu đăng ký dự tuyển tại địa điểm tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển
hoặc gửi theo đường bưu chính hoặc qua trang thông tin điện tử hoặc Cổng thông
tin điện tử của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng.
Bước 3. Kiểm tra Phiếu
đăng ký dự tuyển
Thành lập Ban kiểm tra Phiếu
đăng ký dự tuyển do Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng quyết định chậm nhất sau 05
ngày làm việc kể từ ngày thành lập Hội đồng tuyển dụng.
Trường hợp người dự tuyển không
đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn dự tuyển thì chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ
ngày kết thúc kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển, Hội đồng tuyển dụng có trách nhiệm
gửi thông báo bằng văn bản tới người đăng ký dự tuyển được biết theo địa chỉ mà
người dự tuyển đã đăng ký.
Bước 4. Tổ chức xét tuyển
Xét tuyển viên chức được thực
hiện theo 02 vòng như sau:
4.1 Vòng 1: Kiểm tra điều kiện
dự tuyển tại Phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển,
nếu đáp ứng đủ thì người dự tuyển được tham dự vòng 2.
Trường hợp vị trí việc làm yêu
cầu trình độ ngoại ngữ trong tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng và theo bản
mô tả công việc và khung năng lực vị trí việc làm thì cơ quan có thẩm quyền tuyển
dụng phải thông báo cụ thể yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ. Nếu có một
trong các văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số
115/2020/NĐ-CP thì được sử dụng thay thế. Nếu không có văn bằng, chứng chỉ ngoại
ngữ phù hợp thì Hội đồng xét tuyển tổ chức sát hạch để đánh giá năng lực ngoại
ngữ theo yêu cầu của vị trí tuyển dụng.
Hội đồng tuyển dụng kiểm tra việc
đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ theo thông tin người dự tuyển kê khai tại Phiếu
đăng ký dự tuyển. Sau khi trúng tuyển, người trúng tuyển nộp bản sao văn bằng,
chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định số
115/2020/NĐ-CP.
Chậm nhất 05 ngày làm việc sau
ngày kết thúc việc kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn của người dự tuyển tại vòng
1, Hội đồng tuyển dụng phải lập danh sách và thông báo triệu tập thí sinh đủ điều
kiện dự xét tuyển ở vòng 2, đồng thời đăng tải trên trang thông tin điện tử hoặc
Cổng thông tin điện tử và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan,
đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng.
4.2. Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ
chuyên ngành
Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày
thông báo triệu tập thí sinh được tham dự vòng 2 thì phải tiến hành tổ chức thi
vòng 2 như quy định tại điểm c khoản 3 Điều 15 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP.
a) Hình thức thi: Căn cứ vào
tính chất, đặc điểm và yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ
quan có thẩm quyền tuyển dụng lựa chọn một trong ba hình thức thi: Vấn đáp hoặc
thực hành hoặc viết.
Trường hợp lựa chọn hình thức
thi viết thì được lựa chọn một trong ba hình thức: Trắc nghiệm hoặc tự luận hoặc
trắc nghiệm kết hợp với tự luận.
b) Nội dung thi: Kiểm tra kiến
thức, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí
việc làm cần tuyển.
Nội dung thi môn nghiệp vụ
chuyên ngành phải căn cứ vào nhiệm vụ, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp
vụ của chức danh nghề nghiệp viên chức và phải phù hợp với yêu cầu của vị trí
việc làm cần tuyển. Trong cùng một kỳ thi tuyển, nếu có các vị trí việc làm yêu
cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau thì Hội đồng tuyển dụng viên chức phải tổ
chức xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau tương ứng với yêu
cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Các công việc liên quan đến việc ra đề thi
phải thực hiện bảo mật theo quy định của pháp luật.
c) Thời gian thi: Vấn đáp 30
phút (thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị, không tính vào thời gian
thi); viết 180 phút (không kể thời gian chép đề); thời gian thi thực hành do
người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định căn cứ vào tính chất,
đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của vị trí việc làm cần tuyển.
d) Thang điểm (vấn đáp, thực
hành, viết): 100 điểm.
đ) Căn cứ vào nhu cầu và đặc
thù của cơ quan, đơn vị, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết
định yêu cầu cao hơn về nội dung, hình thức, thời gian thi vòng 2 quy định tại
khoản này.
Trường hợp cơ quan, đơn vị có
thẩm quyền tuyển dụng tổ chức thi vòng 2 bằng hình thức thi viết thì việc chấm
thi, phúc khảo thực hiện như quy định tại điểm b khoản 3 Điều 15 Nghị định số
115/2020/NĐ-CP. Không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả thi vòng 2 bằng
hình thức vấn đáp hoặc thực hành.
4.3. Trường hợp tổ chức thi ngoại
ngữ thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ; nếu đạt kết quả thì được coi là đáp
ứng tiêu chuẩn về ngoại ngữ.
Miễn phần thi ngoại ngữ quy định
tại điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP đối với các trường hợp
sau:
a) Có bằng tốt nghiệp chuyên
ngành ngoại ngữ (Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu
của vị trí việc làm) cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với
trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển.
b) Có bằng tốt nghiệp cùng
trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên
môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển, học tập ở nước ngoài
hoặc học bằng tiếng nước ngoài (Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ
khác theo yêu cầu của vị trí việc làm) ở Việt Nam, được cơ quan có thẩm quyền
công nhận hoặc đương nhiên được công nhận theo quy định của pháp luật.
c) Có bằng tốt nghiệp chuyên
môn chuẩn đầu ra về ngoại ngữ theo quy định có giá trị tương đương hoặc cao hơn
tiêu chuẩn về ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển.
d) Có chứng chỉ tiếng dân tộc
thiểu số dự tuyển vào vị trí việc làm liên quan trực tiếp đến người dân tộc thiểu
số hoặc vị trí việc làm công tác tại vùng dân tộc thiểu số; là người dân tộc
thiểu số dự tuyển vào vị trí việc làm liên quan trực tiếp đến người dân tộc thiểu
số hoặc vị trí việc làm công tác ở vùng dân tộc thiểu số.
Bước 5. Công nhận và thông
báo kết quả tuyển dụng viên chức
Sau khi hoàn thành việc chấm
thi vòng 2 theo quy định, chậm nhất 05 ngày làm việc, Hội đồng tuyển dụng phải
báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức xem
xét, công nhận kết quả tuyển dụng.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ
ngày có quyết định công nhận kết quả tuyển dụng, Hội đồng tuyển dụng phải thông
báo công khai trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ
quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng và gửi thông báo công nhận kết quả trúng
tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng
ký. Nội dung thông báo phải ghi rõ thời hạn người trúng tuyển phải đến cơ quan,
đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng để hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng.
Bước 6. Hoàn thiện hồ sơ tuyển
dụng
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ
ngày nhận được thông báo kết quả trúng tuyển, người trúng tuyển phải hoàn thiện
hồ sơ tuyển dụng, bao gồm:
a) Bản sao văn bằng, chứng chỉ
theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển, chứng nhận đối tượng ưu tiên (nếu
có);
Trường hợp có một trong các văn
bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP thì được
sử dụng thay thế chứng chỉ ngoại ngữ.
b) Phiếu lý lịch tư pháp số 1
do cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Trường hợp người trúng tuyển
không hoàn thiện đủ hồ sơ tuyển dụng theo quy định hoặc có hành vi gian lận
trong việc kê khai Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc bị phát hiện sử dụng văn bằng,
chứng chỉ, chứng nhận không đúng quy định để tham gia dự tuyển thì người đứng đầu
cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức ra quyết định hủy kết quả
trúng tuyển.
Trường hợp người đăng ký dự tuyển
có hành vi gian lận trong việc kê khai Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc sử dụng văn
bằng, chứng chỉ, chứng nhận không đúng quy định để tham gia dự tuyển thì cơ
quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng thông báo công khai trên trang thông tin
điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị và không tiếp nhận Phiếu
đăng ký dự tuyển trong một kỳ tuyển dụng tiếp theo.
Bước 7. Ký kết hợp đồng làm
việc và nhận việc
1. Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày
người trúng tuyển hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị
có thẩm quyền tuyển dụng viên chức ra quyết định tuyển dụng, đồng thời gửi quyết
định tới người trúng tuyển theo địa chỉ đã đăng ký và đơn vị sự nghiệp công lập
sử dụng viên chức để biết, thực hiện việc ký hợp đồng làm việc với viên chức.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ
ngày nhận được quyết định tuyển dụng, người được tuyển dụng viên chức phải đến
đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức để ký hợp đồng làm việc và nhận việc,
trừ trường hợp quyết định tuyển dụng quy định thời hạn khác hoặc được cơ quan,
đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức đồng ý gia hạn.
3. Thủ tục
tiếp nhận vào viên chức không giữ chức vụ quản lý
Bước 1. Người đứng đầu
cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch.
Bước 2. Hội đồng kiểm
tra, sát hạch kiểm tra về các điều kiện, tiêu chuẩn, văn bằng, chứng chỉ của
người được đề nghị
tiếp nhận theo yêu cầu của vị
trí việc làm cần tuyển.
Bước 3. Tổ chức sát hạch
về trình độ hiểu biết chung và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người được đề
nghị tiếp nhận. Hội đồng kiểm tra, sát hạch phải báo cáo người đứng đầu cơ quan
có thẩm quyền tuyển dụng thống nhất về hình thức và nội dung sát hạch trước khi
thực hiện.
Bước 4. Người đứng đầu
cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định theo thẩm quyền.
Bước 5. Ký kết Hợp đồng
làm việc.