Quyết định 3510/QĐ-UBND năm 2010 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 tỉnh Quảng Nam
Số hiệu | 3510/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 28/10/2010 |
Ngày có hiệu lực | 28/10/2010 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Nam |
Người ký | Lê Minh Ánh |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3510/QĐ-UBND |
Tam Kỳ, ngày 28 tháng 10 năm 2010 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;
Căn cứ Quyết định số 2873/QĐ-UBND ngày 11/9/2010 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2010- 2020 tỉnh Quảng Nam;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 397/TTr-NN&PTNT ngày 19/10/2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2010 - 2020 tỉnh Quảng Nam.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, ban, ngành và thủ trưởng các hội, đoàn thể; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và các thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
HOẠT ĐỘNG CỦA
BAN CHỈ ĐẠO CHƯƠNG TRÌNH MTQG VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI, GIAI ĐOẠN 2010 - 2020
TỈNH QUẢNG NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3510/QĐ-UBND ngày 28/10/2010 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Quảng Nam)
Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
Quy chế này quy định nguyên tắc hoạt động; nhiệm vụ, quyền hạn các thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo; quan hệ công tác và chế độ làm việc của Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2010 - 2020 tỉnh Quảng Nam (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo).
1. Ban Chỉ đạo hoạt động theo nguyên tắc tập thể, bàn bạc, thảo luận và triển khai thực hiện các nội dung quy định tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2010 - 2020 (sau đây gọi tắt là Chương trình).
Khi còn nhiều ý kiến khác nhau và cân bằng tỷ lệ (50/50) thì ý kiến Trưởng ban là quyết định cuối cùng.
2. Từng thành viên Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm về tổ chức triển khai thực hiện các nội dung, kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực, địa bàn được phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về kết quả thực hiện.
3. Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh gồm Trưởng ban, các Phó Trưởng ban và các ủy viên thường trực là Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng. Thường trực Ban Chỉ đạo có trách nhiệm giúp Trưởng Ban Chỉ đạo chỉ đạo, điều phối, xử lý giải quyết những vấn đề có liên quan trong quá trình chỉ đạo thực hiện Chương trình.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3510/QĐ-UBND |
Tam Kỳ, ngày 28 tháng 10 năm 2010 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;
Căn cứ Quyết định số 2873/QĐ-UBND ngày 11/9/2010 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2010- 2020 tỉnh Quảng Nam;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 397/TTr-NN&PTNT ngày 19/10/2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2010 - 2020 tỉnh Quảng Nam.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, ban, ngành và thủ trưởng các hội, đoàn thể; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và các thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
HOẠT ĐỘNG CỦA
BAN CHỈ ĐẠO CHƯƠNG TRÌNH MTQG VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI, GIAI ĐOẠN 2010 - 2020
TỈNH QUẢNG NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3510/QĐ-UBND ngày 28/10/2010 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Quảng Nam)
Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
Quy chế này quy định nguyên tắc hoạt động; nhiệm vụ, quyền hạn các thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo; quan hệ công tác và chế độ làm việc của Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2010 - 2020 tỉnh Quảng Nam (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo).
1. Ban Chỉ đạo hoạt động theo nguyên tắc tập thể, bàn bạc, thảo luận và triển khai thực hiện các nội dung quy định tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2010 - 2020 (sau đây gọi tắt là Chương trình).
Khi còn nhiều ý kiến khác nhau và cân bằng tỷ lệ (50/50) thì ý kiến Trưởng ban là quyết định cuối cùng.
2. Từng thành viên Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm về tổ chức triển khai thực hiện các nội dung, kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực, địa bàn được phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về kết quả thực hiện.
3. Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh gồm Trưởng ban, các Phó Trưởng ban và các ủy viên thường trực là Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng. Thường trực Ban Chỉ đạo có trách nhiệm giúp Trưởng Ban Chỉ đạo chỉ đạo, điều phối, xử lý giải quyết những vấn đề có liên quan trong quá trình chỉ đạo thực hiện Chương trình.
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BAN CHỈ ĐẠO
Điều 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban Chỉ đạo
1. Chỉ đạo, điều hành chung các hoạt động của Ban Chỉ đạo; chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các huyện, thành phố và các Sở, ban, ngành có liên quan trong việc triển khai thực hiện các nội dung, công việc của Chương trình. Kiểm tra, giải quyết những tồn tại, vướng mắc theo đề nghị của các huyện, thành phố và các Sở, ban, ngành liên quan trong việc thực hiện các nội dung của Chương trình.
2. Chủ trì các cuộc họp thường kỳ hoặc bất thường của Ban Chỉ đạo.
3. Phân công nhiệm vụ các Phó Trưởng ban và thành viên Ban Chỉ đạo; chỉ đạo phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan trên địa bàn để thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo. Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ đã giao cho các thành viên Ban Chỉ đạo.
4. Chịu trách nhiệm trước tập thể lãnh đạo UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo Trung ương về các hoạt động của Ban Chỉ đạo.
Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Phó Trưởng Ban Chỉ đạo
1. Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban thường trực: Giúp Trưởng ban điều hành hoạt động thường xuyên của Ban Chỉ đạo; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các thành viên Ban Chỉ đạo trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao; chủ trì và điều phối hoạt động chung của Ban Chỉ đạo khi Trưởng ban đi vắng hoặc được Trưởng ban ủy quyền; chủ trì các cuộc họp của Ban Chỉ đạo theo sự ủy nhiệm của Trưởng ban. Chỉ đạo các Sở, ban, ngành và các địa phương xây dựng kế hoạch 5 năm, hằng năm để triển khai thực hiện Chương trình.
- Trực tiếp phụ trách huyện Phú Ninh.
2. Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Phó Trưởng ban:
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công của Trưởng ban; xử lý những công việc được Trưởng ban ủy quyền; tổng hợp, đề xuất biện pháp giải quyết những tồn tại, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện;
- Chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc các địa phương xây dựng kế hoạch 5 năm, hằng năm và phối hợp với các Sở, ban, ngành và đoàn thể liên quan tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định phân bổ bổ sung có mục tiêu ngân sách huyện, thành phố; giúp Trưởng ban lập báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương;
- Ngoài ra, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện các nội dung, kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực chuyên môn được phân công.
- Trực tiếp phụ trách huyện Quế Sơn.
3. Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Phó Trưởng ban.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác; tổ chức kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện; theo dõi và chịu trách nhiệm về số liệu, tiến độ thực hiện, nội dung báo cáo định kỳ, đột xuất để báo cáo Trưởng ban, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo Trung ương; chỉ đạo Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo, Văn phòng điều phối Chương trình chuẩn bị các tài liệu, nội dung để Ban Chỉ đạo họp định kỳ, đột xuất;
- Hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện Chương trình. Trực tiếp xử lý, giải quyết các công việc chuyên môn do Thường trực Ban Chỉ đạo yêu cầu có liên quan đến Chương trình;
- Trực tiếp chỉ đạo Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo, Văn phòng điều phối Chương trình thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra; phân công nhiệm vụ và chỉ đạo, đôn đốc Tổ giúp việc, Văn phòng điều phối Chương trình theo dõi, tổng hợp số liệu, tiến độ thực hiện, lập báo cáo định kỳ và đột xuất.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban phân công.
- Trực tiếp phụ trách huyện Hiệp Đức.
Điều 5. Nhiệm vụ của Thường trực Ban Chỉ đạo
1. Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo điều phối, xử lý, giải quyết những vấn đề có liên quan trong quá trình chỉ đạo thực hiện Chương trình;
2. Điều hành công việc thường xuyên của Ban Chỉ đạo tỉnh.
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Ban Chỉ đạo
Các thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện trách nhiệm được phân công thuộc lĩnh vực chuyên ngành về những nội dung quy định tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ:
1. Chánh Văn phòng UBND tỉnh.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công của Trưởng ban; giúp Trưởng ban điều hành hoạt động, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc hoạt động của các thành viên Ban Chỉ đạo; xử lý những công việc được Trưởng ban ủy quyền;
- Phối hợp với các cơ quan truyền thông, tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, cơ chế chính sách có liên quan đến Chương trình xây dựng nông thôn mới;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban phân công.
2. Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Tổng hợp kế hoạch, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan cân đối bố trí nguồn vốn đầu tư từ ngân sách hàng năm, tham mưu UBND tỉnh phân bổ kế hoạch cho các địa phương;
- Xây dựng cơ chế, chính sách, quản lý vốn đầu tư thực hiện Chương trình; cơ chế lồng ghép các nguồn vốn đầu tư;
- Hướng dẫn thực hiện phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban phân công.
- Trực tiếp phụ trách huyện Nông Sơn.
3. Giám đốc Sở Tài chính:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối nguồn ngân sách tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn vốn cho các Sở, ban, ngành, địa phương triển khai thực hiện Chương trình theo quy định của Nhà nước;
- Hướng dẫn cơ chế tài chính phù hợp với các Đề án, dự án của Chương trình; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc sử dụng, thanh quyết toán nguồn vốn thực hiện Chương trình đảm bảo đúng quy định;
- Kịp thời báo cáo cho Ban Chỉ đạo tỉnh về tình hình sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình vào cuối tháng 12 hàng năm;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban phân công.
- Trực tiếp phụ trách huyện Tiên Phước.
4. Giám đốc Sở Xây dựng:
- Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới và các quy hoạch chi tiết: phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội-môi trường, phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã;
- Chỉ đạo Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn cử cán bộ tư vấn các xã lập quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban phân công.
- Trực tiếp phụ trách huyện Thăng Bình.
5. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp; quy hoạch về quản lý môi trường;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn các xã triển khai thực hiện công tác đo đạc, chỉnh lý biến động và cấp đổi giấy chứng nhận sử dụng đất sau khi thực hiện công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban phân công.
- Trực tiếp phụ trách huyện Đại Lộc.
6. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Hướng dẫn thực hiện việc đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, góp phần giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn;
- Hướng dẫn thực hiện việc giảm nghèo và an sinh xã hội: Thực hiện có hiệu quả Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững cho các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao (Nghị quyết 30a của Chính phủ) theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo; thực hiện các chương trình an sinh xã hội;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban phân công.
- Trực tiếp phụ trách huyện Nam Trà My.
7. Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải:
- Chỉ đạo thực hiện chương trình bê tông hóa giao thông nông thôn theo quy chuẩn; hướng dẫn lập kế hoạch đầu tư xây mới, nâng cấp mở rộng các tuyến đường xã, huyện khớp nối với mạng lưới giao thông chung của tỉnh; đầu tư mở rộng tuyến giao thông trục chính đến trung tâm xã.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban phân công.
- Trực tiếp phụ trách huyện Duy Xuyên.
8. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ:
- Chủ trì xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ phù hợp với nội dung Chương trình; hướng dẫn, hỗ trợ việc chuyển giao công nghệ; hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa nông sản.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban phân công.
- Trực tiếp phụ trách huyện Đông Giang
9. Giám đốc Sở Công thương:
- Hướng dẫn thực hiện việc hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã; sắp xếp trung tâm chợ, xây dựng chương trình hướng dẫn tiêu thụ nông sản, thông tin thị trường,... Xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong nông thôn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo yêu cầu xây dựng nông thôn mới; hướng dẫn thực hiện việc hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban phân công.
- Trực tiếp phụ trách thành phố Tam Kỳ.
10. Giám đốc Sở Nội vụ:
- Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện việc hoàn chỉnh trụ sở xã và các công trình phụ trợ; thực hiện việc tổ chức đào tạo cán bộ đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới; tham mưu chính sách khuyến khích, thu hút cán bộ trẻ đã được đào tạo, đủ tiêu chuẩn về công tác ở các xã, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn để chuẩn hóa đội ngũ cán bộ; bổ sung chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng nông thôn mới.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban phân công.
- Trực tiếp phụ trách huyện Nam Giang.
11. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Hướng dẫn thực hiện việc hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về giáo dục trên địa bàn xã;
- Hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban phân công.
- Trực tiếp phụ trách huyện Bắc Trà My.
12. Giám đốc Sở Y tế:
- Hướng dẫn thực hiện việc hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về y tế trên địa bàn xã;
- Hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia trong lĩnh vực y tế, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban phân công.
- Trực tiếp phụ trách huyện Điện Bàn.
13. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
- Hướng dẫn thực hiện việc hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn xã;
- Hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban phân công.
- Trực tiếp phụ trách thành phố Hội An.
14. Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông:
- Chủ trì, hướng dẫn thực hiện việc thông tin và truyền thông nông thôn, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban phân công.
- Trực tiếp phụ trách huyện Núi Thành.
15. Giám đốc Công an tỉnh:
- Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện phong trào toàn dân “Bảo vệ an ninh Tổ quốc” lồng ghép với phong trào “Xây dựng nông thôn mới”; nghiên cứu, đề xuất việc ban hành nội quy, quy ước làng, xóm về trật tự, an ninh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và các hủ tục lạc hậu;
- Rà soát, bổ sung chức năng, nhiệm vụ và chính sách tạo điều kiện cho lượng lực lượng bảo vệ an ninh trật tự xã, thôn, bản, xóm hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn theo yêu cầu xây dựng nông thôn mới.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban phân công.
- Trực tiếp phụ trách huyện Phước Sơn.
16. Trưởng Ban Dân tộc tỉnh:
- Chủ trì, phối hợp với Sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn các huyện thực hiện các Chương trình, dự án có liên quan đến các huyện, xã miền núi;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban phân công.
- Trực tiếp phụ trách huyện Tây Giang.
17. Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh:
- Chịu trách nhiệm phổ biến chủ trương, cơ chế chính sách liên quan đến Chương trình cho các tổ chức Tín dụng đóng trên địa bàn; đồng thời yêu cầu các tổ chức Tín dụng có trách nhiệm hướng dẫn các thủ tục, điều kiện vay vốn cho nhân dân được vay vốn triển khai thực hiện các nội dung, công việc của Chương trình;
- Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chính sách tín dụng của các ngân hàng thương mại tham gia Chương trình;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban phân công.
18. Các thành viên là hội, đoàn thể chịu trách nhiệm chỉ đạo hội, đoàn thể tương ứng ở các huyện, thành phố tổ chức phát động, tuyên truyền, phổ biến những chủ trương, cơ chế chính sách liên quan đến Chương trình và vận động mọi thành viên tích cực tham gia.
Điều 7. Nhiệm vụ của Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo
1. Làm nhiệm vụ thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo. Tổng hợp kịp thời, chính xác các báo cáo kết quả tiến độ triển khai thực hiện Chương trình của huyện, thành phố; các Sở, ban, ngành và đoàn thể. Trực tiếp theo dõi, tổng hợp báo và đề xuất biện pháp xử lý các tồn tại, vướng mắc bảo đảm kịp thời, hiệu quả;
2. Chuẩn bị đầy đủ văn bản báo cáo tại các cuộc họp định kỳ, đột xuất của Ban Chỉ đạo;
3. Hướng dẫn các địa phương thành lập Ban Chỉ đạo huyện, thành phố và Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã; hướng dẫn xây dựng Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý.
Điều 8. Văn phòng điều phối Chương trình thực hiện các nhiệm vụ do Thường trực Ban Chỉ đạo giao.
QUAN HỆ CÔNG TÁC, CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC
Điều 9. Quan hệ công tác giữa Ban Chỉ đạo với UBND các huyện, thành phố và các Sở, ban, ngành và Ban Chỉ đạo huyện, thành phố
1. Thường trực Ban Chỉ đạo chỉ đạo, hướng dẫn UBND các huyện, thành phố, các Sở, ban, ngành, đoàn thể để triển khai thực hiện Chương trình;
2. Chỉ đạo, hướng dẫn lập kế hoạch triển khai Chương trình 5 năm, hằng năm gửi về Thường trực Ban Chỉ đạo (Sở Nông nghiệp và PTNT - Cơ quan thường trực) để tổng hợp, báo cáo, trình Ban Chỉ đạo tỉnh, UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo Trung ương;
3. Huyện, thành phố thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình; thành phần tham gia tương ứng với Ban Chỉ đạo tỉnh và chịu trách nhiệm trực tiếp trước tập thể lãnh đạo UBND huyện, thành phố; thực hiện các nhiệm vụ phân cấp được giao và Ban Chỉ đạo cấp trên. Chỉ đạo các xã thành lập Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới.
Điều 10. Chế độ làm việc của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo
1. Trưởng ban, các Phó Trưởng ban, thành viên Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc của Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; được hưởng chế độ thù lao từ ngân sách nhà nước do Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định.
2. Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ tập thể thông qua các cuộc họp thường kỳ và đột xuất dưới sự chủ trì của Trưởng Ban Chỉ đạo hoặc Phó Trưởng Ban Chỉ đạo khi được ủy quyền;
3. Thường trực Ban Chỉ đạo họp mỗi tháng 1 lần, vào ngày cuối tháng; Ban Chỉ đạo tổ chức họp định kỳ mỗi quý 1 lần, vào ngày cuối tháng của mỗi quý. Khi cần thiết Trưởng Ban Chỉ đạo sẽ triệu tập cuộc họp bất thường; thành phần, gồm: Thường trực Ban Chỉ đạo, các thành viên có liên quan và thông báo lại cuộc họp Ban Chỉ đạo gần nhất;
4. Các cuộc họp của Ban Chỉ đạo, Thường trực BCĐ phải được thông báo bằng văn bản về nội dung, thời gian và địa điểm. Kết luận của Trưởng Ban Chỉ đạo hoặc Phó Trưởng ban thường trực được thể hiện bằng thông báo của UBND tỉnh (ủy quyền Chánh Văn phòng UBND tỉnh ký).
Điều 11. Chế độ báo cáo và cung cấp thông tin
1. UBND các huyện, thành phố, các Sở, ban, ngành liên quan, căn cứ chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo, xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Chương trình tại đơn vị, địa phương mình, gửi Thường trực Ban Chỉ đạo (Sở Nông nghiệp và PNTNT - Cơ quan thường trực) để theo dõi, tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo tỉnh.
2. UBND các huyện, thành phố; các Sở, ban, ngành có trách nhiệm báo cáo kết quả tiến độ triển khai thực hiện Chương trình và các ý kiến đề xuất hoặc các biện pháp cần thiết nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới cho Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh theo định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và năm (vào ngày 25 của tháng cuối).
3. Định kỳ mỗi năm, Ban Chỉ đạo có trách nhiệm sơ kết việc triển khai thực hiện Chương trình và đề ra nhiệm vụ, giải pháp cho năm đến, báo cáo tình hình hoạt động của Ban Chỉ đạo cho UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo Trung ương.
Điều 12. Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo
Sở Nông nghiệp và PTNT là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo; Thường trực Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo làm việc tại Sở Nông nghiệp và PTNT, số 119 - đường Hùng Vương - thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc do ngân sách tỉnh đảm bảo theo quy định, thông qua Sở Nông nghiệp và PTNT. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư trình UBND tỉnh cấp hàng năm. Khi có yêu cầu cần thiết, UBND tỉnh duyệt cấp kinh phí qua đầu mối cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo để Ban Chỉ đạo chi thực hiện nhiệm vụ của Chương trình.
Điều 13. Quy định về sử dụng con dấu
- Trưởng ban, Phó Trưởng ban thường trực, Ủy viên thường trực là Chánh Văn phòng UBND tỉnh khi ký, đóng dấu các văn bản của Ban Chỉ đạo thì sử dụng con dấu của UBND tỉnh;
- Các Phó Trưởng ban và Ủy viên thường trực khác sử dụng con dấu của đơn vị mình khi ký, đóng dấu các văn bản của Thường trực Ban Chỉ đạo.
Điều 14. Các thành viên Ban Chỉ đạo, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy định nêu tại Quy chế này.
Điều 15. Sở Nông nghiệp và PTNT (cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo) có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện Quy chế, tổng hợp các vấn đề phát sinh báo cáo Thường trực Ban Chỉ đạo xem xét, giải quyết.
Điều 16. Trong quá trình hoạt động, nếu có những nội dung nào trong Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo cần sửa đổi, bổ sung thì các thành viên Ban Chỉ đạo kịp thời phản ánh cho Sở Nông nghiệp và PTNT (cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo) để tổng hợp và trình Ban Chỉ đạo vào cuối năm; Ban Chỉ đạo sẽ thảo luận, thống nhất và báo cáo Trưởng ban xem xét, quyết định./.
PHÂN CÔNG THÀNH VIÊN BAN CHỈ ĐẠO CT MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TT |
Địa bàn phân
công |
Đơn vị, cá nhân phụ trách |
Ghi chú |
1 |
Phú Ninh |
Phó CT UBND tỉnh |
|
2 |
Quế Sơn |
Giám đốc Sở NN & PTNT |
|
3 |
Hiệp Đức |
PGĐ Sở NN & PTNT |
|
4 |
Nông Sơn |
Giám đốc Sở KH & ĐT |
|
5 |
Tiên Phước |
Giám đốc Sở Tài chính |
|
6 |
Thăng Bình |
Giám đốc Sở Xây dựng |
|
7 |
Đại Lộc |
Giám đốc TN & MT |
|
8 |
Nam Trà My |
Giám đốc Sở LĐ-TB & XH |
|
9 |
Duy Xuyên |
Giám đốc Sở Giao thông-VT |
|
10 |
Đông Giang |
Giám đốc Sở KH & CN |
|
11 |
Tam Kỳ |
Giám đốc Sở Công Thương |
|
12 |
Nam Giang |
Giám đốc Sở Nội vụ |
|
13 |
Bắc Trà My |
Giám đốc Sở GD & ĐT |
|
14 |
Điện Bàn |
Giám đốc Sở Y tế |
|
15 |
Hội An |
Giám đốc Sở VH - TT & DL |
|
16 |
Núi Thành |
Giám đốc Sở TT - TT |
|
17 |
Phước Sơn |
Giám đốc Công an |
|
18 |
Tây Giang |
Trưởng Ban Dân tộc |
|