Quyết định 3416/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 3416/QĐ-UBND
Ngày ban hành 01/09/2021
Ngày có hiệu lực 01/09/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Lê Đức Giang
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3416/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 01 tháng 9 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP CHỦ LỰC TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 47/2019/QH14 ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

Căn cứ các quyết định của Thủ tướng Chính phủ số: 1203/QĐ-TTg ngày 18/9/2018 về ban hành kế hoạch hành động thực hiện Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; 357/QĐ-TTg ngày 10/03/2020 về ban hành Kế hoạch triển khai Kết luận số 54-KL/TW ngày 07/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

Căn cứ Thông tư số 37/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia;

Căn cứ các Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh số: 16-NQ/TU ngày 20/4/2015 về tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững; 13-NQ/TU ngày 11/01/2019 về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 622-QĐ/TU ngày 23/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về ban hành Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Kết luận số 559-KL/TU ngày 26/7/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Danh mục các sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thanh Hóa và Đề án phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1961/QĐ-UBND ngày 05/8/2021 của UBND tỉnh về ban hành Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thanh Hóa;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 172/TTr-SNN&PTNT ngày 14/8/2021 về việc phê duyệt Đề án phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, với các nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM

1. Phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thanh Hóa dựa trên tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của từng địa phương; phù hợp với quy hoạch tỉnh Thanh Hóa, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh và từng địa phương.

2. Phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thanh Hóa đảm bảo theo hướng sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn, năng suất, chất lượng cao; sản xuất vùng nguyên liệu gắn với chế biến tinh, chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm gắn với thị trường tiêu thụ; nâng cao giá trị gia tăng, sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới để phát triển bền vững.

3. Chủ thể thực hiện phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực là doanh nghiệp, hợp tác xã, nông hộ; trong đó, Nhà nước đóng vai trò về xây dựng thể chế, quản lý, định hướng phát triển, ban hành chính sách hỗ trợ.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững; ứng dụng công nghệ cao, thông minh để hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá quy mô lớn, chất lượng cao; phát triển các chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ; nâng cao hiệu quả sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng nông lâm thủy sản từ đó nâng cao thu nhập cho người sản xuất và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn 2021 - 2025

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản bình quân 3,2%; cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đến hết năm 2025: nông nghiệp 65,2%, lâm nghiệp 10,3%, thủy sản 24,5%; sản lượng lương thực ổn định 1,5 triệu tấn.

- Quy mô sản xuất: lúa 216,7 nghìn ha gieo trồng, sản lượng lúa 1,3 triệu tấn, sản lượng gạo 880 nghìn tấn; rau, quả 55 nghìn ha gieo trồng, sản lượng 720 nghìn tấn; cây ăn quả 30,5 nghìn ha, sản lượng 490 nghìn tấn; mía 18 nghìn ha, sản lượng 1,26 triệu tấn; ngô 40 nghìn ha gieo trồng, sản lượng 200 nghìn tấn; đàn gia cầm 26 triệu con, thịt hơi 62 nghìn tấn, trứng 190 triệu quả; đàn lợn 2,2 triệu con, thịt hơi 330 nghìn tấn; trâu thịt 140 nghìn con, sản lượng 17,5 nghìn tấn; bò thịt 200 nghìn con, sản lượng thịt 25 nghìn tấn; bò sữa 50 nghìn con, sản lượng sữa 96 nghìn tấn; gỗ rừng trồng 125 nghìn ha, sản lượng 1.100 nghìn m3; tre, luồng, vầu 128 nghìn ha, sản lượng khai thác 63,6 triệu cây; tôm nuôi 4,1 nghìn ha, sản lượng 10,7 nghìn tấn; tàu cá khai thác xa bờ 1.350 cái, sản lượng khai thác 88 nghìn tấn; ngao nuôi 1 nghìn ha, sản lượng 13 nghìn tấn; các sản phẩm nuôi biển (diện tích nuôi lồng, giàn trên biển 70 nghìn m3, diện tích nuôi trong ao nước mặn, lợ 3.500 ha; sản lượng nuôi 3.200 tấn).

b) Định hướng đến năm 2030

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản bình quân 2,7%; cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đến năm 2030: nông nghiệp 63%, lâm nghiệp 11,5%, thuỷ sản 25,5%; sản lượng lương thực ổn định 1,5 triệu tấn.

- Quy mô sản xuất: lúa 200 nghìn ha gieo trồng, sản lượng lúa 1,3 triệu tấn, sản lượng gạo 900 nghìn tấn; rau, quả 60 nghìn ha gieo trồng, sản lượng 798 nghìn tấn; cây ăn quả 30,5 nghìn ha, sản lượng 610 nghìn tấn; mía 16,5 nghìn ha, sản lượng 1,287 triệu tấn; ngô 40 nghìn ha gieo trồng, sản lượng 200 nghìn tấn; đàn gia cầm 28 triệu con, thịt hơi 67 nghìn tấn, trứng 201 triệu quả; đàn lợn 2,2 triệu con, thịt hơi 330 nghìn tấn; trâu thịt 140 nghìn con, sản lượng 19 nghìn tấn; bò thịt 220 nghìn con, sản lượng thịt 29,2 nghìn tấn; bò sữa 75 nghìn con, sản lượng sữa 120 nghìn tấn; gỗ rừng trồng 125 nghìn ha, sản lượng 1.300 nghìn m3; tre, luồng, vầu 128 nghìn ha, sản lượng khai thác 64,6 triệu cây; tôm nuôi 4,1 nghìn ha, sản lượng 16 nghìn tấn; tàu cá khai thác xa bờ 1.500 cái, sản lượng khai thác 97 nghìn tấn; ngao nuôi 1 nghìn ha, sản lượng 13 nghìn tấn; các sản phẩm nuôi biển (diện tích nuôi lồng, giàn trên biển 70 nghìn m3, diện tích nuôi trong ao nước mặn, lợ 3.300 ha; sản lượng nuôi 4.150 tấn).

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ