Quyết định 3401/QĐ-UBND năm 2020 quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Số hiệu | 3401/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 12/11/2020 |
Ngày có hiệu lực | 12/11/2020 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu |
Người ký | Nguyễn Văn Thọ |
Lĩnh vực | Dịch vụ pháp lý |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3401/QĐ-UBND |
Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 12 tháng 11 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Trợ giúp pháp lý ngày 20 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 144/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý;
Căn cứ Quyết định số 06/2015/QĐ-UBND ngày 05 tháng 02 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành quy định về thẩm quyền quản lý tổ chức bộ máy của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 1911/TTr-STP ngày 09 tháng 9 năm 2020 và đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 521/TTr-SNV ngày 05 tháng 10 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tư pháp, có chức năng cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.
2. Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu, trụ sở và tài khoản riêng. Trung tâm chịu sự quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tư pháp và sự quản lý, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Trợ giúp pháp lý - Bộ Tư pháp theo quy định của pháp luật.
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch về trợ giúp pháp lý tại địa phương theo quy định của pháp luật.
2. Thực hiện nhiệm vụ trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản pháp luật liên quan.
3. Bồi thường thiệt hại do lỗi của người thuộc tổ chức mình gây ra trong khi thực hiện trợ giúp pháp lý.
4. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo, truyền thông về trợ giúp pháp lý.
5. Giải quyết khiếu nại theo quy định tại khoản 2 Điều 45 của Luật Trợ giúp pháp lý.
6. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý.
7. Lựa chọn, ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với luật sư, cộng tác viên trợ giúp pháp lý về việc thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về dân sự, Luật trợ giúp pháp lý và các quy định của pháp luật có liên quan.
8. Quản lý, theo dõi, kiểm tra hoạt động trợ giúp pháp lý của Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư, Cộng tác viên ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý và viên chức của Trung tâm.
9. Thanh toán thù lao, bồi dưỡng và chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý cho người thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý và các quy định của pháp luật có liên quan.
10. Phân công Trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn người tập sự trợ giúp pháp lý và xác nhận việc tập sự trợ giúp pháp lý.
11. Lập hồ sơ đề nghị Giám đốc Sở Tư pháp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: thành lập, sáp nhập, giải thể Chi nhánh trợ giúp pháp lý; bổ nhiệm, miễn nhiệm Trợ giúp viên pháp lý; cấp, cấp lại, thu hồi thẻ Trợ giúp viên pháp lý.
12. Đề nghị Giám đốc Sở Tư pháp cấp, cấp lại, thu hồi thẻ Cộng tác viên trợ giúp pháp lý.
13. Lưu trữ hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định.
14. Quản lý viên chức, người lao động; tài chính, tài sản và cơ sở vật chất của Trung tâm theo quy định của pháp luật hiện hành.
15. Thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về trợ giúp pháp lý ủy quyền hoặc yêu cầu.