Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Quyết định 3393/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án Tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025

Số hiệu 3393/QĐ-UBND
Ngày ban hành 24/12/2021
Ngày có hiệu lực 24/12/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Thanh Bình
Lĩnh vực Dịch vụ pháp lý

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3393/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 24 tháng 12 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Công chứng ngày 20 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 15 tháng 6 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng;

Căn cứ Thông tư số 01/2021/TT-BTP ngày 03 tháng 02 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng;

Căn cứ Thông tư số 04/2015/TT-BTP ngày 15 tháng 04 năm 2015 của Bộ Tư pháp hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng.

Căn cứ Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 154/TTr-STP ngày 03 tháng 12 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án “Tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025’’.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tư pháp;
- TT. Tỉnh ủy;
- TT. HĐND tỉnh;
- UBND tỉnh: CT, các PCT;
- Các cơ quan TW đóng trên địa bàn tỉnh;
- Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh;
- Hội Công chứng viên tỉnh.
- UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế;
- VP UBND tỉnh: CVP, các PCVP;
- Lưu: VT, TP.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Bình

 

ĐỀ ÁN

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Quyết định số 3393/QĐ-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)

I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Sự cần thiết xây dựng Đề án

Ngày 19 tháng 11 năm 2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 172/NQ-CP về chính sách phát triển nghề công chứng. Tại điểm d khoản 2 mục I về định hướng nêu: “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với nghề công chứng, bảo đảm vai trò định hướng, điều tiết của Nhà nước trong việc hỗ trợ phát triển nghề công chứng; gắn trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về công chứng tại địa phương trong việc kiểm soát phát triển tổ chức hành nghề công chứng; chuẩn hóa quy trình, thủ tục công chứng cùng với việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công chứng, tiến tới thực hiện công chứng hợp đồng, giao dịch trên môi trường điện tử; nâng cao trách nhiệm trong công tác phối hợp của các bộ, ngành với Bộ Tư pháp về tổ chức và hoạt động công chứng, đặc biệt là trong việc chia sẻ thông tin, liên thông các thủ tục hành chính; đấu tranh phòng chống tội phạm, lợi dụng công chứng để hợp pháp hóa các giao dịch bất hợp pháp. Phát huy trách nhiệm tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên, nhất là trong việc đấu tranh với các hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật trong hoạt động nghề nghiệp công chứng”.

Hoạt động công chứng trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển mạnh mẽ, kịp thời đáp ứng nhu cầu công chứng, bảo đảm an toàn pháp lý, phòng ngừa tranh chấp, vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi ký kết hợp đồng, giao dịch; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của tỉnh. Công tác quản lý nhà nước về công chứng ngày càng đi vào nề nếp và được tăng cường. Triển khai thi hành Luật Công chứng năm 2014, cơ quan chức năng đã ban hành nhiều văn bản, kế hoạch tổ chức thực hiện, hướng dẫn nghiệp vụ, giải quyết khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực công chứng[1]; tuyên truyền, phổ biến nội dung, tinh thần, ý nghĩa của Luật Công chứng và các quy định pháp luật liên quan đến công chứng để cán bộ, người dân nhận thức đúng, đầy đủ về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công chứng, nghề công chứng[2]; tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng nghề công chứng; quan tâm đầu tư, quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu công chứng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế,...

Tuy nhiên, trong công tác quản lý nhà nước về công chứng trên địa bàn tỉnh cũng còn những hạn chế, bất cập nhất định, như: Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực có lúc chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn về nghề công chứng; sự phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành thiếu đồng bộ; nguồn lực dành cho công tác quản lý này chưa đảm bảo,... Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu do nhận thức của một số cơ quan, tổ chức, cá nhân về công tác công chứng chưa đầy đủ; thiếu sự quan tâm đúng mức trong quản lý nhà nước về công chứng; yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao nhưng nguồn lực của địa phương còn hạn chế; quy định pháp luật về công chứng và các lĩnh vực liên quan chưa đầy đủ, thiếu thống nhất, chồng chéo.

[...]