Quyết định 323/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Chương trình xây dựng chuỗi liên kết và cung ứng trong nông nghiệp giai đoạn 2017-2020 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu | 323/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 20/01/2017 |
Ngày có hiệu lực | 20/01/2017 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký | Lê Thanh Liêm |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 323/QĐ-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 01 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Căn cứ Quyết định số 310/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 3073/QĐ-BNN-QLCL ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên phạm vi toàn quốc”;
Căn cứ Quyết định số 354/QĐ-BNN-QLCL ngày 04 tháng 3 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai Đề án “Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên phạm vi toàn quốc”;
Căn cứ Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 09 tháng 01 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, ngân sách thành phố và Chương trình công tác của Ủy ban nhân dân thành phố năm 2016;
Xét Tờ trình số 3526/TTr-SNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Chương trình xây dựng chuỗi liên kết và cung ứng trong nông nghiệp giai đoạn 2017 - 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Chương trình xây dựng chuỗi liên kết và cung ứng trong nông nghiệp giai đoạn 2017-2020.
Điều 2. Nhiệm vụ các Sở ngành liên quan
- Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, quận, huyện và các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp liên quan trên địa bàn thành phố để triển khai thực hiện chương trình xây dựng chuỗi liên kết - cung ứng trong nông nghiệp giai đoạn 2017 - 2020 theo quyết định phê duyệt đính kèm.
- Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố phân bổ kế hoạch vốn đầu tư, dự toán chi ngân sách hàng năm đảm bảo tiến độ thực hiện chương trình mục tiêu giai đoạn 2017-2020.
- Giao Sở Công Thương tổ chức kết nối cung - cầu hàng hóa nông sản thực phẩm an toàn nhằm thúc đẩy, mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa có chất lượng cao, giá cả hợp lý, được sản xuất tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành trên cả nước; Kết nối hai chiều, nâng cao hiệu quả lưu thông hàng hóa, hỗ trợ đưa hàng hóa các tỉnh, thành vào hệ thống phân phối thành phố Hồ Chí Minh và đưa hàng hóa thành phố Hồ Chí Minh vào hệ thống phân phối các tỉnh, thành; Tìm kiếm nguồn hàng đặc sản, đặc trưng của các địa phương, các sản phẩm nông nghiệp đảm bảo an toàn thực phẩm, được nuôi trồng theo quy trình VietGap, GlobalGap... để phục vụ nhu cầu của người dân thành phố Hồ Chí Minh và đưa vào chuỗi thực phẩm an toàn; Kết nối, đưa hàng bình ổn thị trường, hàng hóa đạt chuẩn an toàn thực phẩm vào bếp ăn tập thể để phục vụ nhu cầu của công nhân, người lao động tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, xí nghiệp đông công nhân.
- Giao Sở Y tế phối hợp đưa nguồn hàng nông sản thực phẩm an toàn vào các khu chế xuất, khu công nghiệp và kết nối với các tổ chức, cá nhân cung cấp suất ăn công nghiệp.
- Giao Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp đưa nguồn hàng nông sản thực phẩm an toàn vào các bếp ăn tập thể ở các trường mầm non, trường Tiểu học.
- Giao Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí thành phố tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng về sản xuất, tiêu thụ rau, thịt, thủy sản an toàn cho người tiêu dùng.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, các doanh nghiệp tham gia chương trình chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
XÂY
DỰNG CHUỖI LIÊN KẾT VÀ CUNG ỨNG TRONG NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2017-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 323/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2017 của Ủy
ban nhân dân thành phố)
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 323/QĐ-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 01 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Căn cứ Quyết định số 310/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 3073/QĐ-BNN-QLCL ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên phạm vi toàn quốc”;
Căn cứ Quyết định số 354/QĐ-BNN-QLCL ngày 04 tháng 3 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai Đề án “Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên phạm vi toàn quốc”;
Căn cứ Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 09 tháng 01 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, ngân sách thành phố và Chương trình công tác của Ủy ban nhân dân thành phố năm 2016;
Xét Tờ trình số 3526/TTr-SNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Chương trình xây dựng chuỗi liên kết và cung ứng trong nông nghiệp giai đoạn 2017 - 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Chương trình xây dựng chuỗi liên kết và cung ứng trong nông nghiệp giai đoạn 2017-2020.
Điều 2. Nhiệm vụ các Sở ngành liên quan
- Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, quận, huyện và các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp liên quan trên địa bàn thành phố để triển khai thực hiện chương trình xây dựng chuỗi liên kết - cung ứng trong nông nghiệp giai đoạn 2017 - 2020 theo quyết định phê duyệt đính kèm.
- Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố phân bổ kế hoạch vốn đầu tư, dự toán chi ngân sách hàng năm đảm bảo tiến độ thực hiện chương trình mục tiêu giai đoạn 2017-2020.
- Giao Sở Công Thương tổ chức kết nối cung - cầu hàng hóa nông sản thực phẩm an toàn nhằm thúc đẩy, mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa có chất lượng cao, giá cả hợp lý, được sản xuất tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành trên cả nước; Kết nối hai chiều, nâng cao hiệu quả lưu thông hàng hóa, hỗ trợ đưa hàng hóa các tỉnh, thành vào hệ thống phân phối thành phố Hồ Chí Minh và đưa hàng hóa thành phố Hồ Chí Minh vào hệ thống phân phối các tỉnh, thành; Tìm kiếm nguồn hàng đặc sản, đặc trưng của các địa phương, các sản phẩm nông nghiệp đảm bảo an toàn thực phẩm, được nuôi trồng theo quy trình VietGap, GlobalGap... để phục vụ nhu cầu của người dân thành phố Hồ Chí Minh và đưa vào chuỗi thực phẩm an toàn; Kết nối, đưa hàng bình ổn thị trường, hàng hóa đạt chuẩn an toàn thực phẩm vào bếp ăn tập thể để phục vụ nhu cầu của công nhân, người lao động tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, xí nghiệp đông công nhân.
- Giao Sở Y tế phối hợp đưa nguồn hàng nông sản thực phẩm an toàn vào các khu chế xuất, khu công nghiệp và kết nối với các tổ chức, cá nhân cung cấp suất ăn công nghiệp.
- Giao Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp đưa nguồn hàng nông sản thực phẩm an toàn vào các bếp ăn tập thể ở các trường mầm non, trường Tiểu học.
- Giao Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí thành phố tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng về sản xuất, tiêu thụ rau, thịt, thủy sản an toàn cho người tiêu dùng.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, các doanh nghiệp tham gia chương trình chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
XÂY
DỰNG CHUỖI LIÊN KẾT VÀ CUNG ỨNG TRONG NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2017-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 323/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2017 của Ủy
ban nhân dân thành phố)
Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt có diện tích 2.095,54 km2, dân số hiện nay khoảng 8 triệu người, nếu tính cả người vãng lai khoảng 10 triệu người, là một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, là đầu tàu, động lực, có sức thu hút và sức lan tỏa lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí chính trị quan trọng, đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của khu vực và cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh cũng là đầu mối lưu thông và tiêu thụ một lượng lớn thực phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân thành phố[1].
Sản xuất nông nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đáp ứng được khoảng 20 - 30% nhu cầu thực phẩm của người dân, phần còn lại phải nhập từ các tỉnh hoặc nhập khẩu qua nhiều đường khác nhau. Cụ thể: rau, củ, quả sản xuất tại thành phố chỉ đáp ứng được 30%; động vật sống: 10%; thủy sản và sản phẩm thủy sản: 15 -20%.
I. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
1. Đối với thịt gia súc, gia cầm
Chăn nuôi heo là thế mạnh của ngành chăn nuôi trên địa bàn thành phố và các tỉnh miền Đông Nam bộ, là ngành chăn nuôi có nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia từ sản xuất con giống đến chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ; đồng thời lượng tiêu thụ thịt heo chiếm tỷ lệ lớn trong nhu cầu tiêu dùng của người dân thành phố. Do vậy, thành phố xác định con heo là đối tượng vật nuôi tham gia chuỗi liên kết và cung ứng.
a) Tình hình chăn nuôi heo
- Hàng năm, Chi cục Thú y thực hiện rà soát số liệu thống kê tình hình chăn nuôi gia súc và quản lý, cập nhật vào phần mềm vi tính để phục vụ cho công tác quản lý tiêm phòng, phòng chống dịch và xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh (ATDB). Theo số liệu thống kê ngày 01 tháng 4 năm 2016, tổng đàn heo trên địa bàn thành phố là 412.937 con/ 7.688 hộ, trong đó tại hộ dân 372.631 con/ 7.685 hộ tập trung chủ yếu tại huyện Củ Chi, Bình Chánh và Hóc Môn.
- Về quy mô đàn phân bố như sau (Xem Bảng 1: Quy mô đàn chăn nuôi):
+ Từ 1 - 9 con: 1.815 hộ;
+ Từ 10 - 19 con: 1.778 hộ;
+ Từ 20 - 49 con: 2.369 hộ;
+ Từ 50 - 99 con: 1.195 hộ;
+ ≥ 100 con: 553 hộ.
- Phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ chủ yếu với quy mô 7,34 con nái/hộ và 33,67 con heo thịt/hộ, Trong đó có 456 hộ còn tận dụng thức ăn thừa để chăn nuôi với tổng đàn 39.349 con (khoảng 9,53% tổng đàn heo thành phố) tập trung tại Bình Chánh: 300 hộ (27.764 con), Bình Tân: 68 hộ (2.474 con), Hóc Môn: 53 hộ (4.853 con), Quận 12: 23 hộ (1.963 con), Củ Chi: 12 hộ (2.295 con).
- Về cơ cấu đàn heo: thành phố có khoảng 53.493 con heo nái sinh sản, bình quân mỗi năm cung cấp khoảng 1.096.000 con heo cai sữa; trong đó phục vụ tái đàn heo thịt tại thành phố khoảng 400.000 con, phần còn lại cung cấp cho các tỉnh thành trong khu vực khoảng 700.000 con giống mỗi năm. Về chăn nuôi heo thịt, thành phố duy trì đàn heo thịt khoảng 200.000 con, bình quân cung cấp cho thị trường 42.000 tấn thịt/năm, đáp ứng khoảng 18-19% nhu cầu tiêu thụ thịt heo của người dân thành phố.
- Về các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong chăn nuôi heo: Năng suất sinh sản bình quân trên đàn heo nái ở thành phố khoảng 20-21 con cai sữa/nái/năm, thấp hơn khả nhiều so với năng suất sinh sản bình quân tại Mỹ, Canada, Hà Lan, Anh, Đức là 27-28 con cai sữa/nái/năm và tại Pháp, Đan Mạch là 28,5 - 29 con/nái/năm; số con sơ sinh còn sống/ổ (10 con/ổ); lứa đẻ (2,1 - 2,2 lứa /nái /năm); tăng trọng (670 - 700 g/con/ngày); tiêu tốn thức ăn (2,6 - 2,8 kg thức ăn /kg tăng trọng); thời gian nuôi từ khi đẻ ra đạt 100 kg (160 - 165 ngày); tỷ lệ nạc (55 - 56%) cũng thấp hơn khá nhiều so với các nước tiên tiến (tương ứng 15 con/ổ; 2,35 - 2,40 lứa/nái/năm; 800 - 940 g/con/ngày; 2,4 - 2,5 kg thức ăn /kg tăng trọng); 148 - 150 ngày nuôi; 58 - 59% nạc).
- Hiện tại, số lượng đàn nái thuần cả cụ kị và ông bà (GGP và GP) năm 2015 của thành phố là 2.450 con (từ HTX Tiên Phong và Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn) cần được bổ sung để đáp ứng được nhu cầu con giống bố mẹ tại chỗ và cung cấp con giống tốt cho các địa phương khác trong khu vực các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
b) Tình hình phát triển đàn heo giống và chứng nhận VietGAP
- Những năm gần đây, thành phố đã phát triển một số mô hình chăn nuôi heo giống chất lượng cao, một số cơ sở chăn nuôi đã chủ động nhập giống ông bà, bố mẹ như Hợp tác xã chăn nuôi heo Tiên Phong (cơ sở chăn nuôi Bành Tỷ; Nguyễn Tấn Luận, Trầm Quốc Thắng, Trần Thanh Tùng), Xí nghiệp Giống cấp 1, Đồng Hiệp, Phước Long... để cải thiện, nâng cao chất lượng con giống kinh doanh có hiệu quả.
- Chứng nhận VietGAP trên heo: Dự án nâng cao năng lực ngành chăn nuôi trên địa bàn thành phố (Dự án LIFSAP) đã cấp giấy chứng nhận VietGAP 844/966 hộ chăn nuôi heo tham gia dự án, với tổng đàn 68.263 con chiếm 18,96% so tổng đàn heo thành phố. Thành lập 03 tổ hợp tác với 36 thành viên và 01 hợp tác xã với 45 tổ viên gắn kết dịch vụ đầu vào, con giống (Hợp tác xã Tiên Phong và giết mổ, tiêu thụ sản phẩm heo đạt chứng nhận VietGAP (Công ty An Hạ); thường xuyên tổ chức lấy mẫu huyết thanh, mẫu thịt, mẫu nước thải, mẫu thức ăn chăn nuôi để kiểm tra các chỉ tiêu về an toàn thực phần (ATTP), toàn bộ heo chứng nhận VietGAP từ năm 2015 đến nay không phát hiện có chất cấm kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi. Ngoài ra, Dự án đã xây dựng nâng cấp hoàn thành nghiệm thu khu kinh doanh thực phẩm tại 27 chợ, với 1.257 quầy sạp. Kết quả các hoạt động của dự án đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm theo mục tiêu dự án.
- Về kiểm tra việc sử dụng chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist trong chăn nuôi tại các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn thành phố: Chi cục Thú y tổ chức lấy mẫu thức ăn tại kho, mẫu thức ăn tại máng, mẫu nguyên liệu bổ sung và mẫu nước tiểu heo thịt để xét nghiệm kiểm tra chất cấm trong chăn nuôi. Nếu phát hiện cơ sở chăn nuôi có mẫu dương tính với chất cấm, Chi cục yêu cầu chủ hộ chăn nuôi tạm ngưng xuất bán trong thời gian 15 ngày (để bài tiết hết chất cấm trong cơ thể); đề nghị Ủy ban nhân dân quận, huyện xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở chăn nuôi có mẫu dương tính. Sau 15 ngày, Chi cục Thú y lấy mẫu xét nghiệm tái kiểm tra cơ sở chăn nuôi có mẫu xét nghiệm dương tính nếu có kết quả âm tính, Chi cục cho xuất đàn và yêu cầu chủ hộ thanh toán chi phí xét nghiệm. Trong năm 2016, Chi cục kiểm tra 84 hộ/CSCN gia súc tại 06 quận, huyện (quận 9, 12, Bình Tân, huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh), lấy mẫu test nhanh 48 mẫu nước tiểu tại 23 cơ sở chăn nuôi (CSCN) heo nghi ngờ tại quận 9, huyện Bình Chánh, Hóc Môn và Củ Chi; kết quả các mẫu kiểm tra đều âm tính.
So với cùng kỳ năm 2015, không phát hiện hộ chăn nuôi trên địa bàn thành phố sử dụng chất cấm (năm 2015: lấy 190 mẫu nước tiểu tại 32 CSCN heo, kết quả phân tích có 01 hộ chăn nuôi phát hiện 02 mẫu dương tính chất cấm).
c) Công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thịt heo
- Sản lượng thịt heo tiêu thụ trên địa bàn thành phố trung bình khoảng 9.663 con/ngày (tương đương 725 tấn/ngày) trong đó số lượng heo được kiểm soát giết mổ tại thành phố bình quân khoảng 7.449 con/ngày; giết mổ tại các tỉnh Long An, Bình Dương, Đồng Nai đưa về thành phố tiêu thụ khoảng 2.214 con/ngày. Hiện nay trên địa bàn thành phố có 14 cơ sở giết mổ heo tại các quận 7, 8, Bình Tân, huyện Bình Chánh, Củ Chi, Nhà Bè và Cần Giờ, trong đó có 01/14 cơ sở giết mổ heo đạt loại A, còn lại là loại B.
- Đối với nguồn heo sống có nguồn gốc từ các tỉnh đưa về các cơ sở giết mổ trên địa bàn thành phố giết mổ số lượng bình quân mỗi ngày khoảng 7.053 con (tương đương 528,97 tấn/ngày; 193.074 tấn/năm), tập trung tại 04 tỉnh lân cận gồm: Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tiền Giang chiếm khoảng 87,78 % tổng sản lượng heo tiêu thụ tại thị trường thành phố. Trong quá trình kiểm soát số heo này phải có giấy chứng nhận kiểm dịch tại gốc của Chi cục Thú y các tỉnh, trong quá trình vận chuyển phải trình phúc kiểm tại các Trạm Kiểm dịch động vật đầu mối giao thông, được nghỉ ngơi 6 giờ trước khi giết mổ nhằm giảm thiểu khả năng vấy nhiễm. Hàng đêm Chi cục bố trí cán bộ trực tiếp giám sát tại cơ sở giết mổ, định kỳ Chi cục Thú y lấy mẫu nước tiểu đối với lô heo nhập vào cơ sở giết mổ, nếu lô heo nhập vào cơ sở giết mổ có phát hiện chất cấm, Chi cục tiến hành tiêu hủy lô heo; đồng thời Chi cục Thú y thành phố thông báo cho Chi cục Thú y các tỉnh có nguồn heo đưa về thành phố tiêu thụ có mẫu dương tính với chất cấm, để phối hợp tăng cường kiểm tra lấy mẫu tại cơ sở chăn nuôi, xử lý các cơ sở chăn nuôi vi phạm. Trong năm 2016, Chi cục lấy 1.225 mẫu nước tiểu của 551 lô heo đưa về giết mổ tại cơ sở giết mổ (CSGM[2]) trên địa bàn thành phố, phát hiện 38/551 lô dương tính (6,89%) chất cấm họ Beta-agonist (Salbutamol) với 116/1.225 mẫu (9,47%) tập trung tại các tỉnh Đồng Nai, Tiền Giang, Bình Thuận, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương. Chi cục Thú y đã tiến hành xử lý các lô heo dương tính theo quy định, trong đó có 01 trường hợp xử lý hủy 80 con heo tại Trạm kiểm soát giết mổ (KSGM) Vissan có nguồn gốc Đồng Nai; từ tháng 5/2016 đến nay không phát hiện chất cấm trong chăn nuôi tại các cơ sở giết mổ.
- Đối với nguồn thịt heo được giết mổ tại các tỉnh đưa về thành phố tiêu thụ số lượng bình quân mỗi ngày 2.214 con (tương đương 166,05 tấn/ngày; 60.608,25 tấn/năm). Chi cục Thú y phối hợp với 06 tỉnh giáp ranh thuộc Cơ quan Thú y Vùng VI có kế hoạch liên kết kiểm tra chéo, chấm điểm, phân loại các cơ sở giết mổ phải đạt tiêu chuẩn B trở lên mới được đưa sản phẩm về thành phố[3], trong thời gian tới sẽ nâng mức phấn đấu đạt loại A mới đưa sản phẩm về Thành phố Hồ Chí Minh tiêu thụ. Triển khai lấy mẫu kiểm tra, giám sát đối với sản phẩm từ các tỉnh đưa về thành phố tiêu thụ tại các Trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông, các chợ đầu mối nông sản thực phẩm Bình Điền và Hóc Môn; phản hồi với các tỉnh về các sản phẩm không đạt yêu cầu để có biện pháp chấn chỉnh và nâng cao chất lượng sản phẩm.
d) Công tác phối hợp thực hiện chuỗi thịt heo an toàn thực phẩm
Thực hiện Đề án “Xây dựng mô hình điểm quản lý thực phẩm theo chuỗi thực phẩm an toàn tại thành phố giai đoạn 2011-2015” với mục đích xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn đối với các thương hiệu được kiểm soát chặt chẽ từ khâu chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm thịt heo có 03 cơ sở [4] tham gia chuỗi với sản lượng 915 con/ngày chỉ đạt 9,38% so với lượng thịt heo tiêu thụ tại thành phố hàng ngày (khoảng 9.760 con/ngày) (Bảng 2: Danh sách các cơ sở tham gia chuỗi thịt heo an toàn).
e) Đánh giá thuận lợi - khó khăn
❖ Thuận lợi:
- Các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm thịt heo đã từng bước nhận thức được việc cần thiết tham gia xây dựng các chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm từ khâu chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ và phân phối sản phẩm ra thị trường.
- Thị trường tiêu thụ thịt heo tại thành phố rất lớn do đó các tỉnh trong khu vực rất cần sự liên kết của ngành nông nghiệp thành phố với ngành nông nghiệp các tỉnh, giữa các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh sản phẩm thịt heo với các công ty, trang trại sản xuất heo thịt tại các tỉnh.
- Trong thời gian tới thành phố sẽ triển khai đề án quy hoạch các cơ sở giết mổ công nghiệp, dự kiến đến năm 2017 các cơ sở giết mổ công nghiệp với trang thiết bị hiện đại hơn sẽ hình thành và đi vào hoạt động sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác xây dựng các chuỗi liên kết giữa những hộ kinh doanh giết mổ và các trang trại chăn nuôi tại các tỉnh.
- Thành phố có chính sách hỗ trợ trong công tác tiêm phòng, Chi cục Thú y đã kiểm soát khá tốt tình hình dịch tễ, không phát sinh bệnh lở mồm long móng, dịch heo tai xanh trên đàn heo; chủ động lấy mẫu chẩn đoán, giám sát dịch bệnh, đặc biệt là kiểm tra việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, Phối hợp với chính quyền, ban ngành đoàn thể địa phương thực hiện công tác tuyên truyền, kiểm soát chặt chẽ hoạt động chăn nuôi, chủ động phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc tạo điều kiện tốt phát triển chăn nuôi. Một số doanh nghiệp, HTX mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất heo giống, xây dựng được uy tín, thương hiệu sản xuất giống trên địa bàn thành phố.
❖Khó khăn:
- Thị trường kinh doanh sản phẩm thịt heo còn cắt khúc qua nhiều khâu trung gian như đối tượng kinh doanh heo sống thu gom từ các tỉnh cung cấp cho các hộ kinh doanh giết mổ, các hộ kinh doanh giết mổ cung cấp cho hộ kinh doanh thịt heo tại chợ đầu mối, tiểu thương kinh doanh tại chợ đầu mối và tiểu thương kinh doanh tại chợ truyền thống nên việc liên kết hình thành các chuỗi gặp nhiều khó khăn. Còn thiếu các doanh nghiệp mạnh đứng ra làm đầu mối tổ chức các chuỗi liên kết từ khâu sản xuất đến giết mổ, phân phối sản phẩm, chú ý xây dựng thương hiệu sản phẩm thịt heo an toàn cho người tiêu dùng.
- Về công tác phòng chống dịch bệnh: Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật từ nhiều tỉnh thành trong cả nước do đó nguy cơ xâm nhiễm các type vi rút gây bệnh cho đàn heo thành phố là rất cao, chỉ trong 9 tháng đầu năm 2016 đã xử lý 3 trường hợp heo bệnh lở mồm long móng nhập về giết mổ với số lượng 152 con. Luật Thú y có hiệu lực không quy định công tác kiểm dịch nội tỉnh tình trạng giết mổ trái phép, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật chưa qua kiểm tra, kiểm soát giết mổ của ngành thú y có xu hướng gia tăng.
- Về chất lượng an toàn thực phẩm: tình trạng bơm nước, sử dụng chất cấm, thuốc an thần trong chăn nuôi vẫn diễn biến phức tạp khó kiểm soát ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng. Công tác xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn đã được đưa vào thí điểm tuy nhiên sản lượng cung cấp hàng ngày cho người tiêu dùng vẫn còn ít, mặt hàng chưa đa dạng, chưa đáp ứng nhu cầu, các kênh thông tin tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm an toàn chưa sâu rộng. Sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn lại có giá bán ngang bằng với sản phẩm bình thường nên đã không khuyến khích người chăn nuôi đầu tư cho sản xuất thịt an toàn.
- Về công tác giống heo: Mặc dù thời gian vừa qua thành phố đã có chính sách hỗ trợ phát triển về giống heo thông qua chính sách hỗ trợ vốn vay, nhập tinh cao sản, thực hiện công tác bình tuyển, các doanh nghiệp, HTX cũng nỗ lực nghiên cứu phát triển sản xuất giống cung cấp cho thị trường tuy nhiên sự phát triển này chưa đồng đều, không ít hộ chăn nuôi giữ lại heo thương phẩm để làm giống nên năng suất chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu chăn nuôi của thành phố, một số cơ sở chăn nuôi heo của thành phố đã và đang phải nhập heo giống từ các trại ở các địa phương lân cận để đáp ứng đủ nhu cầu (Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước,...). Cần có chính sách hỗ trợ nhập con giống ông bà, cụ kỵ để từng bước nâng cao năng suất, năng lực sản xuất con giống của thành phố.
- Về giá thành chăn nuôi: Giá thành các sản phẩm chăn nuôi heo còn cao (biến động từ 41.000đ - 42.000đ /kg heo hơi, so với 28.000 - 29.000đ/kg heo hơi ở các nước tiên tiến), tỷ suất lợi nhuận trong chăn nuôi heo còn thấp. Phương thức chăn nuôi gia súc nhỏ lẻ, phân tán là chủ yếu không bảo đảm vệ sinh, an toàn sinh học gây ô nhiễm môi trường, thiếu liên kết nên khó áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến của thế giới.
2. Đối với rau củ quả
a) Tình hình sản xuất
- Thành phố hiện có 91 xã, phường sản xuất rau với diện tích canh tác là 3.486 ha, hàng năm gieo trồng 12.000-16.000 ha (diện tích gieo trồng năm 2016 đạt 15.370 ha, tăng 9,5% so cùng kỳ, sản lượng 419.108 tấn, tăng 18% so cùng kỳ). Sản lượng rau bình quân đạt 375.000 tấn/năm (tăng 33,79% so với năm 2011). Một số vùng rau chuyên canh được hình thành, tập trung tại các xã Nhuận Đức, Trung Lập Hạ, Tân Phú Trung (huyện Củ Chi), xã Tân Quý Tây, Hưng Long, Bình Chánh, Quy Đức (huyện Bình Chánh), xã Xuân Thới Sơn, Xuân Thới Thượng, Thới Tam Thôn (huyện Hóc Môn).
Chủng loại rau trồng tại thành phố rất đa dạng, có thể phân thành 3 nhóm chính:
- Nhóm rau ăn lá: rau cải các loại, mùng tơi, dền, rau muống, xà lách (rau diếp)...;
- Nhóm rau ăn trái: bầu, bí, khổ qua, mướp, dưa leo, ớt...,
- Nhóm rau gia vị: húng cây, húng quế, tía tô,...
Đặc điểm của canh tác rau là có hệ số sử dụng đất trồng khá cao: 7-11 lứa/năm đối với rau ăn 1; 2-4 lứa/năm đối với rau ăn trái.
Quy mô sản xuất: diện tích sản xuất rau bình quân cho một hộ khoảng 0,56 ha/hộ, chiếm trên 90%, chưa tạo được vùng sản xuất hàng hóa với sản lượng lớn.
- Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất: Đã hình thành, phát triển tại các vùng sản xuất rau tập trung các mô hình ứng dụng công nghệ cao như sản xuất rau trong nhà lưới, sản xuất theo phương pháp thủy canh, trồng rau trên giá thể, màng dinh dưỡng,... Hiện có 25 doanh nghiệp sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao với diện tích 573,85 ha nhà lưới.
- Về sơ chế, bảo quản: Bước đầu có một số công ty, hợp tác xã đã đầu tư hệ thống dây chuyền sơ chế, đóng gói và bảo quản rau hiện đại với thương hiệu của cơ sở phân phối hoặc thương hiệu riêng như HTX Phú Lộc, HTX Phước An, Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Nấm Việt, Công ty cổ phần Nông nghiệp Kỹ thuật Việt,... Bên cạnh, có khoảng 40 doanh nghiệp chế biến các sản phẩm từ rau, củ, quả và trái cây; trong đó có nhiều cơ sở chế biến rau, củ, qua phục vụ cho xuất khẩu với sản lượng và giá trị lớn.
b) Công tác giống
Trên địa bàn thành phố có 38 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hạt giống rau, với lượng cung ứng trên 2.000 tấn hạt giống rau các loại cho các tỉnh thành trong cả nước và xuất khẩu.
c) Công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm rau, phát triển chuỗi thực phẩm an toàn
- Công tác quản lý chất lượng an toàn thực phẩm:
Tổ chức lấy mẫu đất, nước trên diện tích 3.630,6 ha canh tác rau để kiểm tra điều kiện sản xuất rau an toàn[5]. Kết quả kiểm tra cho thấy có 3.464 ha (chiếm 95,41%) đủ điều kiện sản xuất. Hiện nay đang xây dựng bản đồ số hóa vùng rau và đề án truy xuất nguồn gốc trên sản phẩm rau.
Đến nay đã có 4.998 hộ/5.000 hộ trồng rau (đạt 99,9%) nông dân ký cam kết với Ủy ban nhân dân các phường, xã về chấp hành đúng các quy định của Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, điều này góp phần nâng cao chất lượng an toàn sản phẩm, tỷ lệ các mẫu rau có dư lượng vượt ngưỡng cho phép ngày càng giảm đặc biệt tại khu vực sản xuất. Đến năm 2016, không phát hiện tồn dư thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng quy định tại vùng, sản xuất của thành phố (nằm 2015, tỷ lệ mẫu phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tại vùng sản xuất: 0,99%).
- Chứng nhận VietGAP trên rau: diện tích rau được chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP trong năm 2016 đạt 322,6 ha (tương đương 1.388,23 ha gieo trồng), sản lượng đạt 30.319,9 tấn/năm. Lũy tiến từ đầu chương trình đến nay, tổng số đơn vị sản xuất rau, quả trên địa bàn thành phố đã được chứng nhận VietGAP là 857 tổ chức, cá nhân, với tổng diện tích 555,79 ha diện tích canh tác; tương đương 3.214,83 ha diện tích gieo trồng; sản lượng ước tính 63,383,17 tấn/năm, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất (2-3% so với quy trình sản xuất truyền thống), chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tăng trưởng ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, sản lượng rau đạt tiêu chuẩn VietGAP chiếm tỷ lệ thấp (chiếm 16,4% tổng sản lượng).
- Thực hiện quản lý rau theo “Chuỗi thực phẩm an toàn”: đến nay có 17 cơ sở tham gia chuỗi (thành phố Hồ Chí Minh: 4 cơ sở; Lâm Đồng: 10 cơ sở; Long An: 02 cơ sở; Tiền Giang: 01 cơ sở), với tổng sản lượng 20.640 tấn/năm (Bảng 3: Danh sách các cơ sở tham gia chuỗi rau, củ, quả an toàn). Mặc dù, sản lượng rau tham gia “chuỗi thực phẩm an toàn” chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng đây được coi là tiền đề để mở rộng, phát triển sản phẩm rau an toàn, được kiểm soát từ nơi sản xuất đến tiêu thụ, bảo đảm truy xuất nguồn gốc sản phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm và là xu thế phát triển ngành nông nghiệp.
d) Thị trường xuất khẩu: trên địa bàn thành phố, hiện có 17 doanh nghiệp xuất khẩu rau, quả với sản lượng khoảng 263.231 tấn/năm, giá trị xuất khẩu là 265 tỷ đồng. Chủng loại rau, quả xuất khẩu chủ yếu: ớt các loại (sản lượng 44 tấn/năm); nấm rơm (sản lượng 80 tấn/năm); rau củ quả sấy giòn (sản lượng 228.004 tấn/năm), bắp cải (sản lượng 1000 tấn/năm). Trong đó, sản lượng sản xuất tại thành phố là 513 tấn/năm, với giá trị xuất khẩu là 13 tỷ đồng (02 doanh nghiệp có sản lượng rau, quả xuất khẩu lớn là Công ty TNHH TM - DV - XK Phi Long sản lượng 50 tấn/năm, Công ty TNHH Rau Quả Việt: sản lượng 20 tấn/năm. Chủng loại chủ yếu là rau gia vị và rau ăn trái các loại). Thị trường chủ yếu là Pháp, Đan Mạch, Thụy Sỹ, Thụy Điển, Trung Quốc, Đài Loan, Campuchia, Mỹ, Ý, Đức, Anh, Nga, Canada, Trung Đông, Bỉ, Thái Lan, Malaysia, Hà Lan, Hongkong.
e) Đánh giá
❖ Thuận lợi:
- Sản xuất: Người trồng rau được đào tạo nên ngày càng ý thức về tuân thủ quy trình sản xuất để sản phẩm an toàn, có chú trọng đầu tư về khoa học kỹ thuật để giảm sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (như sử dụng màng phủ, nhà lưới, hệ thống tưới,...). Trong đó có nhiều doanh nghiệp đã đầu tư, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Chủng loại rau khá đa dạng và một số sản phẩm rau trồng tại Thành phố đã xuất khẩu được vào các thị trường khó tính như Mỹ, Pháp, Đan Mạch, Thụy Sỹ, Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ, Italia, Canada, Thái Lan, Malaysia, Hà Lan,...
- Thành phố đã hình thành, vận hành chuỗi thực phẩm rau an toàn và trà an toàn có đầy đủ tác nhân tham gia trong chuỗi (trồng trọt, sơ chế, chế biến kinh doanh) tại Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Lâm Đồng, tham gia xuyên suốt từ sản xuất đến bán lẻ (siêu thị)
❖ Khó khăn:
- Thực tế hiện nay, sản xuất rau tại Thành phố Hồ Chí Minh mới tự đáp ứng được khoảng 30-40% nhu cầu. Số còn lại được cung cấp bởi các tỉnh lân cận. Phần lớn rau, quả được tiêu thụ không thông qua hợp đồng.
- Thành phố Hồ Chí Minh chưa có thương hiệu rau, quả có uy tín. Hệ thống các chợ bán lẻ và chợ tạm vẫn còn phổ biến.
- Do đô thị hóa nên quy mô sản xuất phần lớn nhỏ lẻ, sản xuất còn mang tính tự phát theo mùa vụ, kinh nghiệm; tuổi lao động bình quân cao, nên việc đầu tư và áp dụng trang thiết bị hiện đại, khoa học kỹ thuật gặp nhiều khó khăn. Các nông hộ, trang trại chưa chú trọng việc phân loại, sơ chế rau ngay tại nguồn nên tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch cao 20-25%, không đồng đều về quy cách mẫu mã, chất lượng. Rau chủ yếu vẫn là tiêu thụ tươi nhưng chưa chú trọng đầu tư công nghệ bảo quản, phương tiện vận chuyển còn lạc hậu; chưa chú trọng khâu chế biến, đóng gói để tăng giá trị sản phẩm.
- Chứng nhận VietGAP khó duy trì nếu sản phẩm không được tiêu thụ qua hợp đồng và người tiêu dùng chưa tin tưởng vào Giấy chứng nhận VietGAP.
- Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều cơ sở chế biến rau, củ, quả, nhưng nguồn nguyên liệu chủ yếu được trồng tại các tỉnh nên việc kiểm soát chất lượng đầu vào khó khăn
- Truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm rau gặp nhiều khó khăn do quy định việc ghi nhãn và bao gói là không bắt buộc.
- Tình hình đầu tư, xuất nhập khẩu tại các nước thành viên TPP và các nước trong khu vực tạo thách thức cạnh tranh gay gắt trong ngành hàng rau, đặc biệt là các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan.
3. Đối với thủy hải sản
a) Tình hình nuôi trồng thủy sản
Nuôi trồng thủy sản và sản xuất giống thủy sản ở Thành phố Hồ Chí Minh tập trung tại các huyện ngoại thành như Cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh, Củ Chi. Hoạt động nuôi trồng thủy sản nước mặn lợ diễn ra chủ yếu ở hai địa bàn trọng điểm là huyện Cần Giờ và Nhà Bè; huyện Củ Chi chủ yếu nuôi trồng thủy sản nước ngọt thương phẩm.
Tính đến cuối năm 2016, diện tích nuôi trồng thủy sản của thành phố là 8.227 ha, sản lượng 41.726 tấn, tăng 3,7% so cùng kỳ.
- Diện tích nuôi tôm nước lợ là 5.946 ha, sản lượng 15,900 tấn, (diện tích tôm sú là 3.251,90 ha, sản lượng 1.500 tấn; diện tích nuôi tôm chân trắng là 2.630,63 ha, sản lượng 12.900 tấn). Nuôi tôm sú có hai hình thức chính: quảng canh cải tiến (3.151,65 ha); thâm canh/bán thâm canh (100,25 ha), nuôi tôm thẻ chân trắng chủ yếu dưới hình thức thâm canh/bán thâm canh (2.630,63 ha). Bệnh tôm là khó khăn chính đối với người dân. Năm 2015, diện tích tôm bị thiệt hại là 305,55 ha (tôm sú là 35,75 ha; thẻ chân trắng là 269,78 ha), chủ yếu bệnh đốm trắng và bệnh hoại tử gan.
- Diện tích nuôi nhuyễn thể là 1.190 ha, sản lượng 17.000 tấn, trong đó diện tích nuôi nghêu 800 ha, diện tích thu hoạch là 417 ha, sản lượng đạt 9.600 tấn.
- Diện tích nuôi thủy sản nước ngọt: Chủ yếu ở 02 huyện Bình Chánh và Củ Chi, thả nuôi một số đối tượng cá nước ngọt (Điêu Hồng, Rô Phi, Mè, Chép Tra, Mùi...), trên diện tích thả 971 ha, sản lượng 7.171 tấn.
b) Con giống
Trên địa bàn thành phố hiện có hơn 163 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, cụ thể:
- Giống tôm nước lợ: hiện có 21 cơ sở sản xuất, thuần dưỡng giống, trong đó ở huyện Nhà Bè có 02 cơ sở thuần dưỡng, ở huyện Cần Giờ có 01 cơ sở sản xuất giống tôm Sú và 18 cơ sở thuần dưỡng (16 cơ sở nằm trong Khu ương dưỡng giống Rạch Lá với vốn đầu tư 15 tỷ đồng). Lượng tôm giống đáp ứng khoảng 20% tổng lượng giống thả nuôi của thành phố. Ngoài ra, thành phố hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư xây dựng Trại sản xuất tôm giống công suất 500 triệu post/năm, diện tích 82 ha tại Hàu Võ, huyện Cần Giờ.
Nguồn giống tôm thả nuôi được mua chủ yếu từ miền Trung (Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận) và miền Tây Nam bộ (Sóc Trăng, Bạc Liêu) với chất lượng và giá cả khác nhau cụ thể:
+ Các mô hình nuôi tôm thâm canh chủ yếu mua giống từ các đơn vị sản xuất giống có thương hiệu như CP, Việt Úc,...
+ Các mô hình nuôi tôm bán thâm canh và nuôi ruộng chủ yếu mua giống từ các trại thuần dưỡng trên địa bàn thành phố
+ Đáng lưu ý một số hộ nuôi mua tại các trại giống ở nơi khác với giá rẻ, chất lượng giống không cao, sẽ có nhiều rủi ro.
- Giống nhuyễn thể: hiện tại có 10 cơ sở sản xuất và 22 cơ sở ương giống nghêu, cung cấp được 10,386 tỷ con, chủ yếu nằm trên địa bàn huyện Cần Giờ.
- Giống cá nước ngọt: huyện Bình Chánh có 10 trại ương giống cá thịt, trong đó có 5 trại ương giống cá Trê, sản lượng ương giống đạt 28.411.000 con (10 tháng đầu năm 2016), huyện Củ Chi có 3 trại sản xuất giống cá thịt, sản xuất 121.300.000 con (10 tháng đầu năm 2016).
c) Công tác quản lý chất lượng an toàn thực phẩm thủy sản và xây dựng chuỗi thực phẩm thủy sản an toàn
- Công tác quản lý chất lượng an toàn thực phẩm:
+ Kiểm tra và công nhận điều kiện nuôi trồng thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm: Chi cục Thủy sản đã triển khai công tác kiểm tra và công nhận cơ sở nuôi tôm đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm tại 2 huyện Nhà Bè và Cần Giờ. Hướng dẫn cho người nuôi ở các huyện trọng điểm có diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố thực hiện quy trình thực hành nuôi thủy sản tốt nhằm tạo sản phẩm đạt tiêu chuẩn về ATTP theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đồng thời, cũng tập trung hướng dẫn người nuôi thủy sản ghi chép nhật ký nuôi đầy đủ để phục vụ cho công tác truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Đến nay tại vùng nuôi tôm tập trung ở 2 huyện Nhà Bè, Cần Giờ có tổng cộng 557 cơ sở nuôi tôm xây dựng mô hình nuôi thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm, tổng diện tích là 551.57 ha, sản lượng thu hoạch đạt 3.585 tấn/năm.
+ Công tác giám sát dư lượng độc chất tại vùng nuôi: Chi cục Thủy sản tổ chức lấy mẫu tôm thương phẩm, mẫu nghêu, mẫu nước phân tích các chỉ tiêu dư lượng chất độc hại, từ đó có khuyến cáo người nuôi.
+ Công tác kiểm soát an toàn thực phẩm thủy sản và sản phẩm thủy sản tại chợ đầu mối Nông sản thực phẩm Bình Điền: Tại chợ Bình Điền, Trạm kiểm soát chất lượng ATTP thủy sản của Chi cục Thủy sản, thực hiện các nội dung: Hàng đêm kiểm tra thủy sản và sản phẩm thủy sản nhập vào chợ, lấy mẫu kiểm tra nhanh chỉ tiêu hàn the, định kỳ Chi cục lấy mẫu thủy sản và sản phẩm thủy sản tại chợ đầu mối chuyển đến Trung tâm kiểm nghiệm trên địa bàn thành phố để phân tích dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản nhằm đánh giá tình hình về an toàn thực phẩm thủy sản để có biện pháp phối hợp kiểm soát từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ ngày một tốt hơn. Các trường hợp phát hiện lô hàng không đạt chất lượng theo yêu cầu hoặc phát hiện mẫu đại diện lô hàng có dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm, Chi cục phối hợp với Công ty Quản lý và Kinh doanh chợ Bình Điền xử lý vi phạm hành chính về ATTP theo quy định. Đồng thời Chi cục có văn bản thông báo về tỉnh để có phối hợp giám sát.
- Chuỗi sản phẩm thủy sản: Đến nay đã có 21 cơ sở tham gia chuỗi sản phẩm thủy sản an toàn, sản lượng thủy sản: 1.558 tấn/năm và nước mắm: 4,4 triệu lít/năm (Bảng 4: Danh sách các cơ sở tham gia chuỗi sản phẩm thủy sản an toàn).
d) Tình hình tiêu thụ thủy sản
- Xuất khẩu:
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã có sự phát triển nhanh từ năm 2000 đến nay, tuy nhiên ngành thủy sản cũng phải đối diện với nhiều thách thức về các quy định đảm bảo an toàn thực phẩm và các quy định khác của nước nhập khẩu.
Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của thành phố đến năm 2015 đạt 682,4 triệu USD (cả nước đạt 6,7 tỷ USD). Thị trường Châu Á có sự tăng trưởng khá đối với các mặt hàng thủy sản của thành phố. Thị trường này luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, trong đó Nhật Bản là thị trường lớn nhất, tiếp đến là Hàn Quốc và đặc biệt là thị trường Đông Nam Á có sự tăng trưởng cao (trên 10%). Tổng giá trị xuất khẩu vào thị trường Châu Á hiện đạt 439,5 triệu USD, chiếm 64,4%. Châu Âu là khu vực thị trường lớn thứ hai của thành phố với giá trị đạt 97,7 triệu USD, chiếm tỷ trọng 14,3% với các thị trường chính (chủ yếu trong khối EU) là Anh, Hà Lan, Italia, Pháp, Bỉ... Thị trường Châu Mỹ từ chỗ đứng thứ hai thì hiện nay đang xếp thứ ba sau Châu Âu. Mỹ là quốc gia nhập khẩu nhiều nhất với giá trị 54 triệu USD/năm. Thị trường Châu Úc và Châu Phi tương ứng chiếm 4,4% và 2,6% tổng giá trị xuất khẩu của thành phố.
Tổng sản lượng chế biến thủy sản của thành phố trong năm 2015 là 66.589 tấn, trong đó tôm đông lạnh là 7.172 tấn.
Sản lượng nghêu xuất khẩu năm 2015 là 8.059 tấn (xuất xứ từ vùng nuôi nhuyễn thể có kiểm soát tại huyện Cần Giờ).
Trong những năm gần đây, các yêu cầu về an toàn thực phẩm và môi trường nuôi từ các nước nhập khẩu được xem là những thách thức lớn, chủ yếu tập trung về tồn dư của thuốc kháng sinh và hóa chất sử dụng trong nuôi trồng, sản phẩm chế biến. Các loại thuốc kháng sinh và hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất từ giai đoạn nuôi đến giai đoạn chế biến sản phẩm cuối cùng với mục đích chính để tăng hiệu quả sản xuất và bảo quản thực phẩm. Tuy nhiên, các loại thuốc kháng sinh và hóa chất sử dụng cũng có thể mang đến những tác động tiêu cực đến sức khỏe người tiêu dùng nếu lượng tồn dư hay dư lượng tồn dư trong thực phẩm không được kiểm soát tốt và vượt ngưỡng cho phép. Các nước nhập khẩu như thị trường Mỹ, Nhật và EU (là thị trường tiêu thụ sản phẩm tôm chính của Việt Nam) ngày càng quan tâm đến vấn đề dư lượng của thuốc kháng sinh và hóa chất sử dụng trong sản phẩm thủy sản nhập khẩu, vì thế họ đã đưa ra những quy định rất nghiêm ngặt đối với mức độ dư lượng tồn dư cho phép của hóa chất/thuốc kháng sinh trong các sản phẩm thủy sản nhập khẩu.
- Tiêu thụ nội địa: Tổng sản lượng thụy sản tiêu thụ tại thành phố và cung ứng cho các các tỉnh, thành, nhà máy chế biến thủy sản bình quân hàng năm 450.000 - 500.000 tấn, thành phố tự cung cấp khoảng 50.000 tấn/năm, bao gồm 30.000 tấn nuôi trồng và 20.000 tấn khai thác, chiếm 10-15% nhu cầu. Trong đó: sản lượng tôm nước lợ khoảng 20.000 tấn và vùng nuôi thành phố cung ứng là 1.496,5 tấn; sản lượng nghêu là 21.900 tấn và vùng nuôi thành phố cung ứng 1.825 tấn).
e) Đánh giá
Tóm lại, những thách thức chính liên quan đến vấn đề ATTP cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản nói chung và tôm mặn - lợ nói riêng cần được quan tâm:
- Hệ thống khá phức tạp về các yêu cầu quy định về an toàn thực phẩm và môi trường của các thị trường tiêu thụ, mỗi thị trường khác nhau lại có những yêu cầu khác nhau;
- Sự đa dạng của các hệ thống chứng nhận thực phẩm quốc tế, mỗi thị trường có những tiêu chuẩn riêng và xu hướng người tiêu dùng là sản phẩm đạt chứng nhận thực phẩm quốc tế;
- Các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và môi trường đối với sản xuất thực phẩm ngày càng tăng bởi các tổ chức phi chính phủ và người tiêu dùng;
- Chi phí để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về an toàn thực phẩm của các thị trường tiêu thụ làm tăng chi phí sản xuất và giá thành.
II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC VÀ LIÊN KẾT SẢN XUẤT - TIÊU THỤ
1. Lĩnh vực chăn nuôi heo
Trong lĩnh vực chăn nuôi heo có Hợp tác xã Chăn nuôi heo an toàn Tiên Phong, huyện Củ Chi có 40 thành viên; vốn điều lệ là 400.000.000 đồng. Được sự hướng dẫn của các Sở, ngành thành phố, HTX đã xây dựng thành công 8 trại nuôi heo đạt tiêu chuẩn VietGAP. Hiện tại, tổng đàn heo của HTX đạt 5.000 con heo nái, 30.000 con heo thịt và hậu bị. Số lượng tiêu thụ hàng tháng là 4.500 con heo thịt, kênh tiêu thụ chủ yếu của HTX là các chợ truyền thống, chợ đầu mối nông sản Hóc Môn. Hiện nay, nguồn thịt heo VietGAP được các siêu thị, cửa hàng bao tiêu hết, cung không đủ cầu. Ngoài ra, hợp tác xã còn cung cấp heo giống cho các hộ trại trong thành phố và các tỉnh.
2. Lĩnh vực sản xuất rau
- Về thành lập tổ liên kết, hợp tác xã: trên địa bàn thành phố có 14 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rau an toàn (13/14 HTX chuyên kinh doanh sản xuất, kinh doanh rau và 1/14 HTX kinh doanh tổng hợp nhưng có sản xuất, kinh doanh rau), diện tích sản xuất là 297,4 ha với sản lượng rau tiêu thụ là 39,9 tấn rau/ngày (đính kèm phụ lục).
Trong số các hợp tác xã, có 07 hợp tác xã hoạt động có hiệu quả; 04 hợp tác xã đang làm thủ tục giải thể; thành lập mới 2 hợp tác xã[6].
Ngoài 13 HTX chuyên kinh doanh trong lĩnh vực rau an toàn, còn có 01 HTX kinh doanh tổng hợp trong đó có kinh doanh rau an toàn là HTX Mai Hoa, huyện Hóc Môn, với sản lượng tiêu thụ là 01 tấn/ngày. Hiện HTX Mai Hoa có 01 cửa hàng giới thiệu, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp tại đường Lạc Long Quân, quận 11, TP HCM. Một số sản phẩm của các HTX khác như HTX Ngã Ba Giồng, HTX Nhuận Đức, HTX Phước An, HTX Nấm Việt, HTX Ngọc Điểm, HTX Tương Lai, HTX Mai Hoa cũng được trưng bày tại cửa hàng.
Liên tổ sản xuất rau an toàn Tân Trung, huyện Củ Chi đang hoạt động ổn định với việc cung cấp sản phẩm cho hệ thống Coopmart và bếp ăn tập thể, trường học trên địa bàn huyện Củ Chi, với sản lượng tiêu thụ khoảng 3,5 tấn/ngày.
- Về liên kết và tiêu thụ sản phẩm:
Các HTX rau an toàn trên địa bàn thành phố đã có các Hợp đồng cung cấp cho hệ thống các siêu thị, trường học, bếp ăn, khu công nghiệp, khu chế xuất,., trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, vẫn còn một số HTX chưa có đầu ra ổn định, do mới thành lập; một số HTX trong quá trình cung ứng hàng hóa không đáp ứng các điều kiện, như: giá cả cao, phương thức giao hàng không linh hoạt, sản phẩm có dư lượng thuốc BTVT, hàng hóa giao không ổn định,...
Đối tác kinh doanh thường thanh toán sau, nhưng các HTX phải thanh toán đúng hạn cho các hộ cung cấp rau, nên đây cũng là khó khăn cho HTX trong việc xoay vòng nguồn vốn kinh doanh.
3. Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản
Có 80 Tổ hợp tác (THT) nuôi trồng thủy sản, 01 THT nuôi cá cảnh và 6 HTX hoạt động chính trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. HTX Thủy sản Tương Lai, huyện Củ Chi được thành lập vào tháng 08 năm 2000 hiện đang nuôi 8/8 ao cá thịt (cá sặc rằn, cá chạch sụn) và hiện đã có sản phẩm bán ra thị trường, chu kỳ sản xuất của HTX là 6 tháng (đối với cá sặc rằn), thị trường tiêu thụ chủ yếu là thương lái và các chợ, giá bán bình quân 110.000 đồng/kg. Ngoài ra, HTX đang cần sự hỗ trợ về quy trình sản xuất VietGAP cho sản phẩm thủy sản của mình.
- Dự kiến giải thể: 01 HTX (HTX Hiệp Lực, huyện Bình Chánh) hoạt động yếu kém và đang trong tình trạng ngưng hoạt động.
- Mới thành lập: 03 HTX (HTX Hiệp Thành, huyện Nhà Bè với 11 thành viên, vốn điều lệ 600 triệu đồng, diện tích đất sản xuất 18,7 ha; HTX Nuôi trồng thủy sản Cần Giờ với 9 thành viên, vốn điều lệ 200 triệu đồng, diện tích đất sản xuất 7 ha; HTX Thủy sản và dịch vụ Duyên Hải với 7 thành viên, vốn điều lệ 4.500 triệu đồng).
Ngoài ra, có 03 HTX là HTX Hà Quang, huyện Củ Chi; HTX Ngày Mới, huyện Bình Chánh; HTX Thuận Yến, huyện Cần Giờ cũng có đăng ký hoạt động về nuôi trồng thủy sản bên cạnh các ngành nghề khác.
III. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ KÊNH PHÂN PHỐI NÔNG SẢN, THỰC PHẨM
1. Đối với chợ đầu mối
Thành phố đã đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động 03 chợ đầu mới nông sản, thực phẩm là Thủ Đức, Bình Điền và Hóc Môn, chuyên kinh doanh các mặt hàng rau củ quả, thủy hải sản, thịt gia súc, gia cầm...; khối lượng hàng hóa lưu thông qua 03 chợ đầu mối chiếm 80% tổng lượng nông sản, thực phẩm tiêu thụ trên thị trường thành phố. Để tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, các Chi cục đã trực tiếp phối hợp với 03 công ty quản lý chợ thực hiện các biện pháp cải thiện điều kiện an toàn thực phẩm. Tỷ lệ cấp giấp chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các quầy sạp hơn 90%.
2. Đối với chợ truyền thống
Thành phố hiện có 247 chợ kinh doanh nông sản, thực phẩm. Trong đó, có 34,9% tổng số chợ có cơ sở hạ tầng tốt, mới được nâng cấp, sửa chữa xây dựng; 65,1% chợ truyền thống xuống cấp, không đủ điều kiện về nhà, hệ thống cấp thoát nước... Để từng bước giảm dần số chợ ở nội thành, thành phố đã phát triển mới 6/28 chợ ở ngoại thành, trong đó có 04 chợ theo quy hoạch (Quận 2, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Bình Tân) và 02 chợ ngoài quy hoạch là Chợ Phú Lợi, Quận 8 và chợ xây dựng nông thôn mới tại huyện Nhà Bè; chuyển công năng chợ theo quy hoạch là 10 chợ, tập trung chủ yếu ở quận 1, 6, Bình Thạnh, huyện Bình Chánh, Cần Giờ.
3. Đối với hệ thống siêu thị và cửa hàng văn minh tiện ích
- Hiện có 178 siêu thị với diện tích chiếm đất là 716.808 m2. Trong số đó, có 90 siêu thị tổng hợp (chiếm 50,6%) và 88 siêu thị chuyên doanh (chiếm 9,4%). Địa bàn có số lượng siêu thị nhiều nhất là quận 7 với 18 siêu thị, sau đó là quận 1 với 16 siêu thị, quận Tân Bình và Gò vấp đều có 15 siêu thị, quận Tân Phú và Bình Thạnh có 13 siêu thị và quận Thủ Đức có 10 siêu thị.
- Hệ thống cửa hàng thương mại, cửa hàng tiện lợi và đường phố thương mại: Ngoài hệ thống phân phối bán buôn bán lẻ như chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, hiện nay còn có loại hình phát triển khá mạnh đó là hệ thống cửa hàng tiện lợi. Loại hình này đang phát triển phổ biến vào các khu dân cư, đường phố, các khu chung cư, các khu đô thị mới, khu công nghiệp, các khu vực xa trung tâm. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có trên 251 cửa hàng tiện lợi tập trung vào các chuỗi như: Co.opFood, SatraFood, Foodcomart, Vissan, G7 mart, Minimart, Citimart, Shop & Go, Family, Selecmart.
4. Đối với các điểm, khu vực mua bán tự phát
Thành phố hiện có 176 điểm, khu vực mua bán tự phát, tập trung ở các quận có tốc độ đô thị hóa cao hoặc đông công nhân như Gò Vấp, Bình Thạnh, Thủ Đức, Tân Phú. Đã thực hiện giải tỏa 01 chợ tại quận 1 là Chợ Nancy và 02 nhánh tuyến đường Lưu Văn Lang và Nguyễn An Ninh của chợ đêm Bến Thành. Đặc thù của các điểm, khu vực mua bán tự phát là hoạt động kinh doanh cơ động, người kinh doanh không được trang bị kiến thức an toàn thực phẩm, thường chiếm dụng lòng lề đường, hẻm để kinh doanh, mua bán chủ yếu cạnh tranh về giá nên thường mua hàng không rõ nguồn gốc; phương tiện, thiết bị, kinh doanh không đảm bảo an toàn thực phẩm.
5. Hệ thống kênh phân phối sản phẩm nông sản thực phẩm trên địa bàn thành phố
Sản phẩm nông sản thực phẩm chủ yếu được phân phối từ các kênh tiêu thụ sau:
- Kênh phân phối sản phẩm thịt:
- Kênh phân phối sản phẩm rau:
- Kênh phân phối sản phẩm thủy sản:
Tiêu thụ qua tiểu thương: chiếm tỷ lệ 42,2%, mua trực tiếp tại ruộng sau đó vận chuyển đến các chợ đầu mối hoặc tự bán tại chợ đầu mối; chất lượng sản phẩm theo hiện có của nhà sản xuất (có gì mua đó). Giá bán sản phẩm theo giá thị trường trong ngày, người sản xuất không chủ động giá bán. Riêng thịt heo gần 100% qua thương lái.
Tiêu thụ qua hợp tác xã, doanh nghiệp: chiếm tỷ lệ 27,3%. Yêu cầu chất lượng sản phẩm: được chứng nhận VietGAP hay sản xuất theo VietGAP.
Tiêu thụ qua chợ đầu mối: chiếm tỷ lệ 19,1%. Có 2 hình thức: Ký gửi hàng hóa: tiểu thương chợ đầu mối làm trung gian bán hàng, sản phẩm được ký gửi ở sạp đến khi bán được hàng; Tự bán hàng tại chợ đầu mối: các hộ sản xuất tự mang hàng ra chợ đầu mối bán cho các thương lái tại chợ đầu mối/chợ lẻ.
Tiêu thụ qua chợ lẻ/cửa hàng: chiếm tỷ lệ 10,4%. Người sản xuất mang hàng ra chợ lẻ bán cho các tiểu thương tại chợ.
Bán trực tiếp cho người tiêu dùng: chiếm tỷ lệ nhỏ, khoảng 1% sản lượng sản xuất.
Qua đó, cho thấy tiêu thụ nông sản phần lớn thông qua các tiểu thương thu gom sản phẩm, hoạt động liên kết sản xuất của người dân thông qua các hợp tác xã, tổ hợp tác còn hạn chế. Việc tổ chức tiêu thụ thông qua hợp đồng còn rất thấp.
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ
1. Sự cần thiết
Hiện nay, tiêu thụ nông sản phần lớn thông qua các tiểu thương thu gom sản phẩm, hoạt động liên kết sản xuất của người dân thông qua các hợp tác xã, tổ hợp tác còn hạn chế. Việc tổ chức tiêu thụ thông qua hợp đồng còn rất thấp, người sản xuất chưa chủ động về đầu ra của sản phẩm và giá cả.
Chất lượng nông sản thực phẩm tuy đã được kiểm soát nhưng chưa được đồng bộ và đáp ứng các yêu cầu thị trường như bao gói, dán nhãn, truy xuất nguồn gốc sản phẩm đã làm giảm giá trị cạnh tranh của sản phẩm nông sản.
Trong giai đoạn 2013-2015, thành phố đã triển khai mô hình thí điểm quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, bước đầu đã đạt một số kết quả nhưng sản lượng chưa nhiều, chủng loại chưa đa dạng. Trên cơ sở đó thành phố tiếp tục xây dựng và triển khai chương trình xây dựng chuỗi liên kết và cung ứng giai đoạn 2017-2020 nhằm tăng cường mối liên kết - cung ứng sản phẩm nông sản giữa thành phố và các tỉnh, tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản, tăng cường vai trò trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản đáp ứng yêu cầu sản phẩm đạt chất lượng và an toàn, đảm bảo sức khỏe của cư dân thành phố.
2. Cơ sở pháp lý
Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Quyết định số 310/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp;
Quyết định số 3073/QĐ-BNN-QLCL ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên phạm vi toàn quốc”;
Quyết định số 354/QĐ-BNN-QLCL ngày 04 tháng 3 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai Đề án “Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên phạm vi toàn quốc”;
Quyết định số 1792/QĐ-BNN-QLCL ngày 19 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Chương trình phối hợp phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn cho Thành phố Hồ Chí Minh;
Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 09 tháng 01 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, ngân sách thành phố và Chương trình công tác của Ủy ban nhân dân thành phố năm 2016.
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung
- Xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất và cung ứng nông sản từ sản xuất đến tiêu thụ, được kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm nhằm nâng cao giá trị, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm.
- Thu hút các nguồn lực để tham gia đầu tư chuỗi sản xuất tiêu thụ nông sản, đẩy mạnh xã hội hóa công tác dịch vụ kỹ thuật, tư vấn, đánh giá, giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm, thủy sản.
b) Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng 03 chuỗi liên kết sản xuất và cung ứng tiêu thụ nông sản an toàn gồm: chuỗi rau, củ, quả; chuỗi thịt heo; chuỗi thủy sản.
- Xây dựng hệ thống cửa hàng kinh doanh sản phẩm nông sản được quản lý theo chuỗi thực phẩm an toàn.
- Xây dựng thương hiệu chợ thực phẩm an toàn tại 03 chợ đầu mối và 50 chợ truyền thống đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, qua đó tuyên truyền, nâng cao ý thức đối với thương nhân, tiểu thương trong hoạt động thương mại, đối với doanh nghiệp trong sản xuất và đối với người tiêu dùng trong lựa chọn, mua sắm hàng hóa.
2. Nội dung cụ thể
a) Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và cung ứng tiêu thụ thịt heo (gọi là chuỗi liên kết)
❖ Các chỉ tiêu cụ thể:
Xây dựng hai loại mô hình chuỗi liên kết thịt heo là liên kết dọc (công ty) và liên kết ngang (hợp tác xã và tổ hợp tác chăn nuôi), đến năm 2020 phấn đấu cung cấp khoảng 3.000 con heo thịt/ngày cho thị trường thành phố. Đảm bảo cung cấp thịt heo an toàn được kiểm soát theo chuỗi chiếm khoảng 30% nhu cầu của người dân thành phố.
Cải thiện năng suất đàn heo giống của thành phố, cụ thể sau 4 năm tăng số heo con sơ sinh/ ổ từ 10 lên 11 con; số lứa đẻ từ 2,05 lứa lên 2,25 lứa/nái/năm; tăng trọng từ 750g lên 850g/con/ngày; thời gian nuôi tới 100 kg từ 162,5 ngày xuống còn 152,5 ngày; hệ số chuyển hóa thức ăn từ 2,60 kg xuống còn 2,40 kg thức ăn/kg tăng trọng; tỷ lệ nạc từ 58,5% lên 60,5%; giá thành sản xuất từ 40.000 đồng xuống còn 38.000 đồng/kg heo hơi.
❖ Quy mô, địa điểm và phạm vi đầu tư:
Quy mô dự án: Chuỗi liên kết thịt heo cung cấp 3.000 con heo thịt/ngày.
Địa điểm triển khai: Thành phố Hồ Chí Minh; Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An.
Phạm vi đầu tư: trang trại chăn nuôi heo giống, thương phẩm, cơ sở giết mổ quy mô công nghiệp; các cơ sở kinh doanh thịt heo.
❖ Nội dung thực hiện:
- Nội dung 1: Khảo sát, chọn lựa và phát triển vùng nguyên liệu:
Phối hợp với các doanh nghiệp, Chi cục chăn nuôi thú y các tỉnh khảo sát chọn các trang trại chăn nuôi heo có quy mô đàn tối thiểu 500 con/trại vận động ký kết tham gia chuỗi liên kết cung ứng nguồn heo cho thị trường thành phố.
Các trang trại đăng ký tham gia theo tiêu chí trên được Chi cục chăn nuôi Thú y các tỉnh đánh giá phân loại theo tiêu chí đánh giá Thông tư số 45/2015/TT-BNN-PTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đạt từ loại B trở lên, ưu tiên chọn lựa các trang trại được chứng nhận VietGAP, được công nhận Cơ sở chăn nuôi (CSCN) an toàn dịch bệnh Lở mồm long móng (LMLM), Dịch tả heo...
- Nội dung 2: Tổ chức nhập nội và cải thiện đàn heo giống:
+ Nhập heo GGP: năm 2017- 2019 (tập trung trong 02 năm 2017 và 2018) tổ chức nhập 650 heo cái, 118 heo đực cao sản giống cụ kị của nước ngoài bao gồm 3 nhóm giống Yorshire, Landrace, Duroc; nhập heo giống cho các trại giống GGP và GP thuộc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (300 heo cái và 78 heo đực) và HTX chăn nuôi heo an toàn Tiên Phong (03 trại gồm Trần Thanh Tùng, Trầm Quốc Thắng, Bành Phước với 350 heo cái và 40 heo đực).
+ Nhập heo GP: tập trung vào 02 năm 2017 và 2018 tổ chức mua 1.350 heo cái, 40 heo đực cao sản giống GP của các công ty sản xuất con giống trong nước cho 03 trại heo giống của HTX chăn nuôi heo an toàn Tiên Phong gồm Võ Thanh Phong, Lê Thị Diệu, Phan Thị Hương.
+ Về kinh phí nhập giống heo ngoài nước và mua heo giống trong nước sẽ được thành phố hỗ trợ 100% chi phí, giá heo GGP hậu bị cái có giá khoảng 55.000.000 đồng, heo GGP đực khoảng 77.000.000 đồng, giá heo giống GP cái trong nước có giá 12.000.000 đồng và GP đực khoảng 20.000.000 đồng. Các đơn vị tham gia chương trình nhập heo giống sẽ chịu các kinh phí thức ăn, chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng...
Đối với GGP: Tỷ lệ khai thác con GGP khoảng 70%, sẽ tạo ra 650 nái x 6 lứa x 3 con/lứa (heo cái) = 8.190 con (GP), tỷ lệ khai thác con GP là 80% sẽ tạo ra được: 6.552 con; 6.552 x 6 lứa x 3 con/lứa (heo cái) = 117.936 con (PS).
Đối với GP như sau: Tỷ lệ khai thác con GP là 80 % sẽ tạo ra được 1.350 x 6 lứa x 3 con/lứa (heo cái) = 19.440 con (PS).
+ Về hoàn trả kinh phí hỗ trợ giống ông bà và hỗ trợ con giống cho người chăn nuôi heo: Các đơn vị được hưởng chính sách hỗ trợ sẽ hoàn trả kinh phí hỗ trợ mua giống ông bà GGP và GP cho chương trình tương đương với số tiền mua giống thông qua hình thức cung cấp heo cái giống cho người dân.
Số tiền dự kiến hỗ trợ DN mua giống GGP và GP là: 61,836 tỷ.
Giá trị heo con (cái) giống ước tính bình quân khoảng 2.200.000 đồng/con, các đơn vị sẽ có trách nhiệm giảm 50% giá bán con giống cho các trang trại, hộ chăn nuôi trên địa bàn thành phố (50% tiền giống còn lại thành phố sẽ tiếp tục hỗ trợ cho hộ chăn nuôi), như vậy trong giai đoạn 2017-2020 HTX Tiên Phong và Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH MTV phải cung cấp lại khoảng 56.215 heo con giống cho người chăn nuôi thành phố.
+ Tổ chức xây dựng chương trình cải tiến chất lượng di truyền đàn heo giống ở 5 trại giống ông bà, cụ kị quy mô tối thiểu 50 heo nái thuần/trại.
+ Tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất heo giống cho 09-10 trại heo bố mẹ để đảm bảo cung ứng con giống chất lượng cao cho người chăn nuôi thành phố và các tỉnh liên kết.
+ Xây dựng chương trình quản lý đàn heo giống ông bà, bố mẹ bằng công nghệ thông tin (phần mềm thu thập và quản lý cơ sở dữ liệu).
- Nội dung 3: Tổ chức các mô hình liên kết sản xuất heo thịt cung ứng cho thị trường thành phố:
+ Tổ chức các đoàn đánh giá các trang trại theo tiêu chí chuỗi an toàn thực phẩm dự kiến có 130 CSCN tham gia, với quy mô CSCN thẩm định năm 2017: 40 trại quy mô 3000 con, 2018: 30 trại quy mô 2000 con và 20 trại quy mô 1000 con, 2019: 40 trại quy mô 1000 con (quy mô tối thiểu 500 con/trại).
+ Các doanh nghiệp và trang trại tham gia ký kết các hợp đồng bao tiêu sản phẩm chăn nuôi.
+ Tập huấn kỹ thuật, tổ chức liên kết sản xuất với các khâu sản xuất.
+ Xây dựng cơ sở sản xuất heo thịt theo VietGAHP, đảm bảo an toàn sinh học.
- Nội dung 4: Tổ chức cơ sở giết mổ, đóng gói và bảo quản sản phẩm
+ Heo thịt đạt tiêu chuẩn chăn nuôi an toàn tới thời điểm xuất bán sẽ được đưa tới các cơ sở giết mổ với quy trình cải tiến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Heo được giết mổ theo quy trình cải tiến sẽ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Ứng dụng công nghệ giết mổ, đóng gói và bảo quản tiên tiến.
+ Xây dựng và tập huấn quy trình giết mổ, cũng như công nghệ đóng gói và bảo quản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Ứng dụng thí điểm công nghệ truy xuất nguồn gốc thịt heo.
- Nội dung 5: Tổ chức giám sát an toàn thực phẩm
+ Lấy mẫu phân tích.
+ Phân tích mẫu theo các chỉ tiêu xây dựng chuỗi an toàn thực phẩm.
- Nội dung 6: Xây dựng thương hiệu và quảng bá thương hiệu
+ Xây dựng được nhãn hiệu hàng hóa của chuỗi sản phẩm, tiến đến xây dựng thương hiệu chuỗi thịt heo an toàn. Tổ chức các sự kiện, quảng cáo chuỗi từ giống đến thịt.
+ Xây dựng liên kết giữa khu vực sản xuất và khu vực phân phối, bán lẻ trong chuỗi giá trị thịt heo; tạo dựng lòng tin vào hệ thống tiêu chuẩn và chứng nhận sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành trong hoạt động đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng tiêu chuẩn sản phẩm, thông tin vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Thông tin về cách lựa chọn sản phẩm an toàn, sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ được kiểm soát theo chuỗi để người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm an toàn, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm được sản xuất trong điều kiện đảm bảo an toàn, thúc đẩy việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được sản xuất theo chuỗi.
❖Hiệu quả:
- Về hiệu quả kinh tế:
+ Tổng giá trị triển khai Chương trình Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và cung ứng tiêu thụ thịt heo an toàn tại Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 ước đạt khoảng 302.227.200.000 đồng (137.376 con heo PS x 2.200.000 đồng/con), tăng 168.035.254.500 đồng so với năm 2017.
+ Cải thiện phần lớn đàn heo giống của thành phố về năng suất, tăng trọng, giảm thời gian nuôi, giảm giá thành sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Với sự hỗ trợ đầu tư của chương trình sẽ nâng đàn heo nái sinh sản của thành phố từ 52.000 con lên 60.000 con vào năm 2020 (tăng 8.000 con nái sinh sản từ đó gia tăng số lượng con giống cung ứng ra thị trường khoảng 190.000 con/năm tương đương 285 tỷ đồng).
+ Tranh thủ được nguồn vốn và gắn kết trách nhiệm của các doanh nghiệp tham gia vì khi tiếp nhận nguồn vốn từ ngân sách nhập con giống, các doanh nghiệp phải chi trả chi phí xây dựng chuồng trại, thức ăn, thuốc thú y...
- Hiệu quả xã hội:
+ Tạo nguồn con giống heo thịt chất lượng cao cung ứng cho người chăn nuôi thành phố và các tỉnh, đáp ứng nhu cầu con giống và thịt heo cho người dân thành phố;
+ Tạo một chuỗi liên kết, cung ứng khoảng 3.000 con heo thịt/ngày, đảm bảo cung cấp thịt heo an toàn được kiểm soát theo chuỗi chiếm khoảng 30% nhu cầu của người dân thành phố, góp phần bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm;
+ Cung cấp nguồn nguyên liệu an toàn cho các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm;
+ Tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, góp phần ổn định an ninh, trật tự xã hội. Đặc biệt là ngày càng nâng cao ý thức của người dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm an toàn, có kiểm soát.
❖ Kinh phí: 134.191.945.500 đồng (Phụ lục 1-5), Trong đó:
- Kinh phí nhập giống heo: 124.340.180.000 đồng;
- Kinh phí xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn: 8.690.165.500 đồng;
- Kinh phí tuyên truyền, quảng bá: 240.000.000 đồng;
- Kinh phí Ban quản lý, văn phòng phẩm, khảo sát nước ngoài: 921.600.000 đồng.
❖ Chủ trì thực hiện: Chi cục Thú y, các đơn vị tham gia chương trình.
b) Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và cung ứng tiêu thụ rau, củ, quả an toàn:
Đến cuối năm 2020, chuỗi liên kết sản xuất và cung ứng tiêu thụ rau đạt trên 50% tổng sản lượng rau được tiêu thụ trên địa bàn thành phố; đảm bảo kiểm soát quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm và đảm bảo an toàn thực phẩm. Cụ thể:
❖ Chỉ tiêu cụ thể
Xây dựng 04 loại mô hình chuỗi giá trị rau quả có sự tham gia của hợp tác xã, doanh nghiệp. Đến năm 2020, phấn đấu các sản phẩm được kiểm soát theo chuỗi tham gia khoảng 50% thị phần của thành phố. Cụ thể:
- 10 mô hình thí điểm chuỗi liên kết từ trồng trọt, sơ chế, siêu thị (Công ty TNHH Đầu tư sản xuất phát triển nông nghiệp WinECO, HTX Phú Lộc, HTX Phước An,...) hiệu quả kinh tế tăng trên 20-50% so với sản xuất và kinh doanh truyền thống.
- 03 mô hình thí điểm chuỗi liên kết từ trồng trọt, sơ chế và cửa hàng chuyên doanh rau (Công ty CP Nông nghiệp Kỹ thuật Việt, Chi nhánh Công ty TNHH TP sạch Đà Lạt GAP,...), hiệu quả kinh tế tăng trên 20-50% so với sản xuất và kinh doanh truyền thống.
- 02 mô hình thí điểm chuỗi liên kết từ trồng trọt, sơ chế, bán buôn (tại chợ đầu mối) và bán lẻ (tỉnh Lâm Đồng - Thành phố Hồ Chí Minh; tỉnh Long An - Thành phố Hồ Chí Minh), hiệu quả kinh tế tăng trên 10-20% so với sản xuất và kinh doanh truyền thống.
- 03 mô hình thí điểm chuỗi liên kết từ trồng trọt, sơ chế, xuất khẩu tại Thành phố Hồ Chí Minh (Công ty TNHH TM - DV XK Phi Long, Công ty TNHH MTV Sản xuất Thương mại Anh Nhân,...), hiệu quả kinh tế tăng trên 20- 50% so với sản xuất và kinh doanh truyền thống.
- 02 mô hình thí điểm chuỗi liên kết từ trồng trọt, sơ chế, bán buôn (tại chợ đầu mối) và bếp ăn (tỉnh Long An - Thành phố Hồ Chí Minh), hiệu quả kinh tế tăng trên 20-30% so với sản xuất và kinh doanh truyền thống.
❖ Đối tượng và phạm vi thực hiện:
- Tập trung các chủng loại rau có sản lượng tiêu thụ lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh, như khổ qua, dưa leo, bắp cải, cà rốt, cà chua, khoai tây, cải thìa, cải ngọt, cà tím, đậu bắp,... và một số chủng loại rau có lợi thế xuất khẩu như các loại rau gia vị, ớt, bạc hà, bí đao, cà pháo, đậu bắp, đậu đũa, khổ qua, lá dứa, mồng tơi, mướp, rau dền, rau đay, rau muống, rau nhút,...
- Phạm vi đầu tư:
+ Nông hộ, trang trại, hợp tác xã và doanh nghiệp xuất khẩu rau, quả tươi trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Nông hộ, trang trại, hợp tác xã và doanh nghiệp sản xuất rau, quả tươi cung cấp cho thị trường Thành phố Hồ Chí Minh.
❖ Nội dung
- Nội dung 1: Các sản phẩm thuộc chuỗi liên kết được chứng nhận “chuỗi thực phẩm rau an toàn” Thành phố Hồ Chí Minh: Triển khai thực hiện trong phạm vi và nội dung Đề án xây dựng mô hình quản lý thực phẩm theo “chuỗi thực phẩm an toàn” trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020.
- Nội dung 2: Đánh giá hiện trạng các hoạt động và phân tích chi phí lợi nhuận chuỗi liên kết:
Đánh giá hiện trạng các hoạt động và phân tích chi phí lợi nhuận 5 chuỗi liên kết tại Thành phố Hồ Chí Minh; tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Long An, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Tiền Giang và tỉnh Tây Ninh.
- Nội dung 3: Hỗ trợ nông hộ, trang trại và doanh nghiệp tham gia chuỗi liên kết trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Long An, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Tiền Giang và tỉnh Tây Ninh:
+ Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và quy trình sản xuất, sơ chế, chế biến.
+ Giám sát nội bộ và hướng dẫn thực hiện hành động khắc phục sai lỗi.
- Nội dung 4: Hỗ trợ nông hộ, trang trại và doanh nghiệp tham gia chuỗi liên kết trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cơ sở vật chất theo hướng công nghệ cao: Hỗ trợ nông hộ, trang trại và doanh nghiệp sản xuất các trang thiết bị phục vụ các công đoạn trong chuỗi như máy xới, hệ thống tưới tiết kiệm nước kết hợp với bón phân theo công nghệ của Israel, hệ thống nhà màng, giếng khoan, bình phun xịt thuốc BVTV, hệ thống sơ chế, đóng gói rau quả.
- Nội dung 5: Đào tạo, tập huấn cho cán bộ, chủ doanh nghiệp và nông dân - người lao động tham gia chuỗi.
+ Tập huấn TOT cho các cán bộ kỹ thuật về GAP, HACCP, GMP.
+ Tập huấn TOF cho nông dân - người lao động về GAP.
+ Tập huấn về GMP trong vận chuyển, kinh doanh tại chợ đầu mối, cửa hàng chuyên doanh, siêu thị.
+ Đào tạo ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.
+ Xây dựng chuỗi giá trị nông sản.
- Nội dung 6: Tổ chức giám sát, kiểm tra, thanh tra an toàn thực phẩm sản phẩm chuỗi được tiêu thụ tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Triển khai thực hiện trong phạm vi và nội dung Đề án xây dựng mô hình quản lý thực phẩm theo “chuỗi thực phẩm an toàn” trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2020.
+ Triển khai thực hiện trong phạm vi và nội dung Chương trình an toàn thực phẩm giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2020,
- Nội dung 7: Xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm chuỗi
❖ Kết quả dự kiến của dự án
- Xây dựng 20 mô hình thí điểm chuỗi liên kết được kiểm soát, ứng dụng công nghệ cao vào quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ, quy mô 1.280 ha gieo trồng/năm, hiệu quả kinh tế tăng từ 10-50% so với sản xuất kinh doanh truyền thống.
- Đào tạo, tăng cường năng lực cho cán bộ và chủ cơ sở - người lao động về kỹ thuật sản xuất, GAP, HACCP, GMP.
❖ Dự kiến kinh phí thực hiện: 128.928.933.600 đồng. Trong đó:
- Kinh phí xây dựng Chuỗi thực phẩm rau an toàn: 6.984.500.000 đồng
- Kinh phí xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau an toàn theo hướng công nghệ cao và bền vững: 121.944.433.600 đồng (Phụ lục 6)
❖ Đơn vị thực hiện: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, các đơn vị tham gia chương trình.
c) Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và cung ứng tiêu thụ thủy sản an toàn:
❖ Chỉ tiêu cụ thể:
Đến cuối năm 2020, chuỗi liên kết sản xuất và cung ứng tiêu thụ thủy sản đạt > 50% tổng sản lượng thủy sản và sản phẩm thủy sản cùng loại được tiêu thụ trên địa bàn thành phố. Đảm bảo kiểm soát vật tư đầu vào, quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm theo một bộ tiêu chuẩn được xây dựng và đồng thuận giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng (i) hình thành được các tổ hợp tác (THT)/hợp tác xã (HTX) tham gia chuỗi liên kết, cung ứng; (ii) Chứng nhận VietGAP, các quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn...
❖ Đối tượng thực hiện:
Các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân, nông hộ, nông trại sản xuất, tổ hợp tác, hợp tác xã, cơ sở kinh doanh giống, nuôi trồng, thu hoạch, bảo quản, các cơ sở kinh doanh, siêu thị, cửa hàng tiện lợi tham gia chuỗi sản xuất và cung ứng tiêu thụ thủy sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng chủ lực cụ thể là tôm; cá nước ngọt (cá điêu hồng; cá lóc,...); nước mắm.
❖ Nội dung:
- Nội dung 1: Xây dựng mô hình cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng theo quy định
+ Hỗ trợ cải thiện cơ sở vật chất (đầu tư trang thiết bị, máy móc, sửa chữa, nâng cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản tham gia chương trình).
+ Hỗ trợ đàn giống bố mẹ, thức ăn cho ấu trùng, bột, hương, giống, nhiên liệu, điện sản xuất...
+ Tổ chức, triển khai tập huấn, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản.
+ Hỗ trợ phân tích mẫu nước, thức ăn, con giống... dùng trong sản xuất, thuần dưỡng giống.
+ Giám sát chất lượng con giống (phân tích các chỉ tiêu chất lượng và mầm bệnh trên giống thủy sản).
- Nội dung 2: Xây dựng mô hình cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn, chất xử lý cải tạo môi trường nước nuôi thủy sản đảm bảo chất lượng theo hệ thống kiểm soát chất lượng GMP/ISO
+ Hỗ trợ xây dựng và chứng nhận hệ thống kiểm soát chất lượng theo GMP hoặc ISO.
+ Tổ chức, triển khai tập huấn, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn, chất xử lý cải tạo môi trường nước nuôi thủy sản.
+ Hỗ trợ phân tích các chỉ tiêu chất lượng, chất cấm, kháng sinh cấm... dùng trong nuôi trồng thủy sản theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Giám sát chất lượng sản phẩm thức ăn, chất xử lý cải tạo môi trường nước nuôi trồng thủy sản.
- Nội dung 3: Xây dựng mô hình cơ sở sản xuất tốt đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm
+ Hỗ trợ cải thiện cơ sở vật chất (đầu tư trang thiết bị vật tư, sửa chữa, nâng cấp cơ sở nuôi trồng thủy sản, cải tạo ao nuôi).
+ Hỗ trợ sản xuất thủy sản (100% con giống, 50% thức ăn, nhiên liệu...).
+ Tổ chức, triển khai tập huấn, hướng dẫn các hộ nuôi thủy sản.
+ Hỗ trợ phân tích các mối nguy (mẫu nước, mẫu thức ăn, mẫu sản phẩm... trong quá trình nuôi).
+ Hỗ trợ tư vấn và cấp giấy chứng nhận VietGAP.
- Nội dung 4: Xây dựng hệ thống thu mua, sơ chế, chế biến các sản phẩm thuộc chuỗi đạt tiêu chuẩn GMP, quy phạm vệ sinh chuẩn SSOP, kế hoạch HACCP
+ Tổ chức, triển khai tập huấn, hướng dẫn các cơ sở thu mua, sơ chế.
+ Hỗ trợ xây dựng chương trình quản lý chất lượng phù hợp với loại hình kinh doanh của cơ sở theo quy định của Nhà nước như quy phạm sản xuất tốt GMP, quy phạm vệ sinh chuẩn SSOP, kế hoạch HACCP.
+ Hỗ trợ chi phí phân tích kiểm nghiệm mẫu sản phẩm cho các cơ sở.
+ Hỗ trợ tư vấn và cấp giấy chứng nhận hợp quy (nếu có).
+ Hỗ trợ cấp giấy chứng nhận VietGAP đối với các cơ sở ở tỉnh.
- Nội dung 5: Hỗ trợ Xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu
+ Hỗ trợ cá nhân, đơn vị tham gia chuỗi xây dựng logo, website....
+ Hỗ trợ quảng bá các sản phẩm tham gia chuỗi.
- Nội dung 6: Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể
+ Tuyên truyền, tập huấn phổ biến Luật Hợp tác xã năm 2012 và các văn bản có liên quan, vai trò và cách thức hoạt động của hợp tác xã, xây dựng mối liên kết giữa người dân sản xuất, hợp tác xã, các hội, hiệp hội và doanh nghiệp.
+ Tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm tổ chức hoạt động của các mô hình hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả, cách thức tiếp cận các thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản, xây dựng mới liên kết giữa người dân sản xuất, hợp tác xã, các hội, hiệp hội và doanh nghiệp.
- Nội dung 7: Chương trình nghiên cứu ứng dụng khoa học trong sản xuất giống, nuôi trồng, thu hoạch, bảo quản thủy sản các đối tượng thuộc chuỗi
+ Đăng ký đề tài nghiên cứu ứng dụng khoa học trong sản xuất giống, nuôi trồng, thu hoạch, bảo quản tôm nuôi nước lợ, nghêu.
+ Tổng kinh phí thực hiện: 5 tỷ đồng (kinh phí 1 tỷ đồng/đề tài thông qua Hội đồng Khoa học - Sở Khoa học và Công nghệ).
❖ Dự kiến tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn:
- Dự kiến tổng mức đầu tư: 5.210 tỷ đồng.
- Cơ cấu nguồn vốn đầu tư:
+ Ngân sách thành phố: 210 tỷ đồng.
+ Doanh nghiệp: 2.000 tỷ đồng, Cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản tham gia: 3.000 tỷ đồng.
❖ Hiệu quả
- Hiệu quả kinh tế (Bảng 5: Hiệu quả kinh tế mô hình đầu tư)
+ Giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản: Tổng giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản của thành phố (giá thực tế) năm 2015 là 3.998 tỷ đồng.
+ Giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản: Tổng giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản của thành phố đến năm 2020 ước là 5.409 tỷ đồng.
- Hiệu quả xã hội
+ Phát triển mở rộng nghề nuôi trồng thủy sản.
+ Nâng cao nhận thức, nhu cầu cải tiến kỹ thuật, cải tiến quy trình sản xuất với mục tiêu chất lượng thủy sản - an toàn vệ sinh thực phẩm - thân thiện với môi trường.
+ Kéo theo sự phát triển của các ngành sản xuất, kinh doanh phụ trợ khác như sản xuất, kinh doanh thức ăn viên, thuốc hóa chất phòng trừ bệnh,...
+ Góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội tăng trưởng cao hơn trong thời gian tới, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho các hộ nuôi.
+ Giải quyết việc làm cho lao động cho nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản.
+ Nuôi trồng thủy sản sẽ phát triển theo quy hoạch và được kiểm soát chặt chẽ do áp dụng các quy trình và công nghệ nuôi tiên tiến.
❖ Đơn vị thực hiện: Chi cục Thủy sản, các đơn vị tham gia chương trình.
d) Xây dựng hệ thống cửa hàng kinh doanh sản phẩm chuỗi được quản lý theo chuỗi thực phẩm an toàn; Hệ thống truy xuất nguồn gốc cho các Hợp tác xã sản xuất - kinh doanh trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản; Hỗ trợ đánh giá chứng nhận VietGAP”.
❖ Nội dung 1: “Xây dựng hệ thống cửa hàng kinh doanh sản phẩm nông sản an toàn được quản lý theo chuỗi thực phẩm an toàn, giai đoạn 2017-2020”
- Chỉ tiêu: Xây dựng hệ thống 100 - 150 cửa hàng kinh doanh sản phẩm nông sản tươi sống (thịt, thủy sản, rau, củ, quả, trứng, sữa) được quản lý theo chuỗi thực phẩm an toàn.
- Nội dung thực hiện:
+ Khảo sát đánh giá năng lực cửa hàng
Số lượng khảo sát: 200 cửa hàng.
Nội dung: chủng loại sản phẩm đang kinh doanh; cơ sở đã có giấy đủ điều điện an toàn vệ sinh thực phẩm chưa; cơ sở vật chất, nhân lực, hệ thống truy xuất nguồn gốc; khả năng hợp tác của chủ cửa hàng trong việc thực hiện đề án.
+ Tư vấn xây dựng cửa hàng đáp ứng các tiêu chỉ để được xác nhận kinh doanh sản phẩm nông sản an toàn được quản lý theo chuỗi thực phẩm an toàn
Hướng dẫn thực hiện các tiêu chí để được chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm (nếu chưa có giấy chứng nhận);
Hướng dẫn thực hiện đầy đủ các tiêu chí cửa hàng kinh doanh sản phẩm nông sản an toàn được quản lý theo chuỗi thực phẩm an toàn để được xác nhận;
Hướng dẫn quy trình đăng ký xác nhận;
Lấy mẫu kiểm nghiệm.
+ Hỗ trợ xây dựng cửa hàng
Hỗ trợ đăng ký chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm;
Hỗ trợ đăng ký xác nhận cửa hàng kinh doanh sản phẩm nông sản an toàn được quản lý theo chuỗi thực phẩm an toàn;
Hỗ trợ thiết kế banner, bảng hiệu, poster quảng cáo,...
- Kinh phí thực hiện: 5,2 tỷ đồng (Phụ lục 9)
- Đơn vị thực hiện: Trung tâm tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp
- Đơn vị phối hợp: Sở Công thương, Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản; Chi cục Thú y, Chi cục Trồng trọt và BVTV, Chi cục Thủy sản, Trung tâm Khuyến nông, các cửa hàng kinh doanh.
❖ Nội dung 2: “Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc cho các Hợp tác xã sản xuất - kinh doanh trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản, giai đoạn 2017-2020”
- Chỉ tiêu cụ thể
+ Xây dựng được 06 mô hình truy xuất nguồn gốc cho 06 HTX trên địa bàn thành phố (04 trồng trọt, 01 chăn nuôi, 01 thủy sản).
+ Xây dựng được hệ thống thông tin về tình hình sản xuất, tiêu thụ nông sản. Hệ thống được kết nối liên tục và có hiệu quả với các đơn vị sản xuất, đơn vị kinh doanh để được thông tin kịp thời và chính xác nhất.
+ Xây dựng được chuỗi liên kết sản xuất - phân phối - tiêu thụ trong nhóm sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
- Nội dung thực hiện:
+ Số lượng: 06 hợp tác xã (04 trồng trọt, 01 chăn nuôi, 01 thủy sản)
+ Thuê chuyên gia tư vấn khảo sát và thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc;
+ Hỗ trợ thiết bị, phần mềm cần thiết để thực hiện truy xuất nguồn gốc;
+ Tập huấn hướng dẫn các quy trình thực hiện truy xuất nguồn gốc;
+ Hỗ trợ, hướng dẫn, kiểm tra và giám sát thực hiện truy xuất nguồn gốc.
- Kinh phí thực hiện: 2,4 tỷ đồng (Phụ lục 10), trong đó đã được bố trí trong chương trình Mục tiêu phát triển rau an toàn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 231/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2016 là 1,495 tỷ đồng.
- Đơn vị phối hợp: Sở Công thương, Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản; Chi cục Thú y, Chi cục BVTV, Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ chuyển dịch kinh tế nông nghiệp, các HTX sản xuất.
❖ Nội dung 3: “Hỗ trợ đánh giá chứng nhận VietGAP giai đoạn 2017- 2020”
- Chỉ tiêu cụ thể
+ Xây dựng được 20 trại chăn nuôi heo đạt chứng nhận VietGAP với quy mô 500 heo thịt/ trại trên địa bàn thành phố.
+ Xây dựng được 10 trại chăn nuôi heo đạt chứng nhận VietGAP với quy mô 500 heo thịt/trại tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An.
- Nội dung thực hiện:
Đánh giá chứng nhận; Kiểm tra định kỳ; Phân tích thức ăn; Phân tích nước uống; Phân tích nước thải; Phân tích nước tiểu.
- Kinh phí thực hiện: 2,6 tỷ đồng (Phụ lục 10).
- Đơn vị phối hợp: Sở Công Thương, Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản; Chi cục Thú y, Chi cục BVTV, Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ chuyển dịch kinh tế nông nghiệp, các cơ sở chăn nuôi.
e) Xây dựng thương hiệu chợ đầu mối và chợ truyền thống nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và “Kết nối cung cầu hàng hóa nông sản thực phẩm an toàn giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành 2017-2020”
- Nội dung 1: Xây dựng thương hiệu chợ đầu mối và chợ truyền thống nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Xây dựng thương hiệu chợ đầu mối, chợ truyền thống kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn; sản phẩm có đầy đủ thông tin về nguồn gốc xuất xứ, sản phẩm đặc trưng, đạt chuẩn VietGAP, GlobalGAP... và được sản xuất từ các cơ sở thuộc chuỗi liên kết đã được chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, được lấy mẫu giám sát đáp ứng các quy định, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành về an toàn thực phẩm.
Quy mô: 03 chợ đầu mối và 20 chợ truyền thống
Thời gian thực hiện: 2017-2020
Chủ trì: Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý các chợ, thương nhân.
Kinh phí: 11,5 tỷ đồng (Phụ lục 12- bản chi tiết 01 chợ)
- Nội dung 2: Chương trình “Kết nối cung cầu hàng hóa nông sản thực phẩm an toàn giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành 2017-2020”.
Tổ chức Hội nghị kết nối cung - cầu hàng nhằm thúc đẩy, mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa có chất lượng cao, giá cả hợp lý, được sản xuất tại Thành phố Hô Chí Minh và các tỉnh, thành trên cả nước nhằm hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”;
Kết nối hai chiều, nâng cao hiệu quả lưu thông hàng hóa, hỗ trợ đưa hàng hóa các tỉnh, thành vào hệ thống phân phối Thành phố Hồ Chí Minh và đưa hàng hóa Thành phố Hồ Chí Minh vào hệ thống phân phối các tỉnh, thành.
Xây dựng hệ thống cửa hàng chuỗi thực phẩm an toàn, chợ thực phẩm an toàn; đưa các sản phẩm thuộc chuỗi liên kết vào hệ thống cửa hàng, siêu thị và chợ thực phẩm an toàn.
Kết nối, đưa hàng bình ổn thị trường, hàng hóa đạt chuẩn an toàn thực phẩm vào bếp ăn tập thể để phục vụ nhu cầu của công nhân, người lao động tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, xí nghiệp đông công nhân.
Quy mô: Phối hợp các tỉnh, thành cả nước có nguồn hàng cung cấp cho Thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian thực hiện: 2017-2020.
Chủ trì: Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý các chợ, thương nhân.
Kinh phí: 08 tỷ đồng (Phụ lục 13 - bản chi tiết hàng năm)
1. Vốn - Chính sách
Triển khai đồng bộ các chính sách khuyến khích, kích cầu của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh:
- Quyết định số 62/2016/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định chính sách khuyến khích áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016-2010 theo Quyết định số 04/2016/QĐ-UBND ngày 23 tháng 02 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố.
- Chương trình kích cầu đầu tư theo Quyết định số 50/2015/QĐ-UBND ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
- Kêu gọi vốn đầu tư của thương nhân xây dựng các vùng nguyên liệu tại các tỉnh, thành cung cấp sản phẩm nông sản an toàn cho Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Tổ chức sản xuất - tạo nguồn hàng
a) Triển khai đồng bộ các quy hoạch, chương trình trong nông nghiệp
- Phương án “Quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến 2025” theo Quyết định số 2032/QĐ-UBND ngày 25 tháng 4 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
- Chương trình mục tiêu Phát triển rau an toàn trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 231/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
b) Tổ chức tập huấn, đào tạo nghề cho người sản xuất
Tập huấn nâng cao về kỹ thuật sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi cho người sản xuất theo hướng nâng cao năng suất, giá trị, phát triển bền vững. Sản xuất theo VietGAP, GlobalGAP... Tập huấn kỹ thuật lai tạo và sản xuất nuôi cấy mô cho các trang trại có điều kiện.
c) Đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa vào trong sản xuất
Đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất, sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp: máy xới đất, máy phun thuốc, hệ thống tưới... Nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp để giảm tổn thất sau thu hoạch như: thời gian thu hoạch, quy trình bao gói sản phẩm, vật liệu bao gói, quy trình bảo quản...
Hỗ trợ xây dựng trình diễn các mô hình ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất, gắn liền với tuyên truyền các cơ chế chính sách về hỗ trợ ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất hiện nay.
d) Đẩy mạnh sản xuất theo Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt - VietGAP, GlobalGAP
Tuyên truyền vận động người sản xuất thực hiện theo các quy trình sản xuất nông nghiệp tốt, để đáp ứng nhu cầu chất lượng ngày càng cao của thị trường. Đồng thời thực hiện tốt công tác xúc tiến thương mại đầu ra cho sản phẩm VietGAP, GlobalGAP. Xây dựng các mô hình sản xuất GAP có hiệu quả kinh tế cao.
3. Liên kết sản xuất theo chuỗi cung ứng, tiêu thụ hàng hóa nông sản, xúc tiến thương mại, liên kết vùng tạo nguồn nguyên liệu
a) Triển khai đồng bộ các Chương trình
- Chương trình Xúc tiến thương mại tiêu thụ nông lâm và thủy sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 5702/QĐ-UBND ngày 06 tháng 11 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố.
- Chương trình Phát triển sản xuất, phân phối và tiêu thụ nông sản theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 6485/QĐ-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
b) Phối hợp với 21 tỉnh thành tiếp tục triển khai Chương trình Phối hợp phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn cho Thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 1792/QĐ-BNN-QLCL ngày 19 tháng 5 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trong đó: tập trung phối hợp liên kết vùng tạo nguồn hàng ổn định, an toàn cung cấp cho 03 chợ đầu mối nông sản; tổ chức triển khai có hiệu quả các chương trình hợp tác với các tỉnh thành về xây dựng chuỗi cung ứng hàng hóa giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành.
c) Phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối cung - cầu với các tỉnh, thành.
d) Thu hút các nguồn lực xã hội tham gia chuỗi liên kết cung ứng, trong đó lấy doanh nghiệp làm hạt nhân của sự liên kết phát triển, tạo sự bình đẳng, đồng thuận của các tác nhân tham gia chuỗi.
Tổng kinh phí: 5.503 tỷ đồng (lấy số tròn). Trong đó:
- Vốn tổ chức, cá nhân đầu tư: 5.000 tỷ đồng (lĩnh vực thủy sản)
- Vốn ngân sách: 503 tỷ đồng (lấy số tròn)
Chương trình: “Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và cung ứng tiêu thụ thịt heo an toàn tại Thành phố Hồ Chí Minh: Tổng kinh phí: 134 tỷ đồng;
Chương trình “Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và cung ứng tiêu thụ rau, củ, quả an toàn tại Thành phố Hồ Chí Minh: Tổng kinh phí: 129 đồng.
Chương trình “Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và cung ứng tiêu thụ thủy sản an toàn tại Thành phố Hồ Chí Minh: Tổng kinh phí dự kiến: 5.210 tỷ đồng (Ngân sách thành phố: 210 tỷ đồng; Doanh nghiệp: 2.000 tỷ đồng; Cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản tham gia: 3.000 tỷ đồng).
Chương trình “Xây dựng hệ thống cửa hàng kinh doanh sản phẩm nông sản an toàn được quản lý theo chuỗi thực phẩm an toàn; Hệ thống truy xuất nguồn gốc cho các Hợp tác xã sản xuất - kinh doanh trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản; Hỗ trợ đánh giá chứng nhận VietGAHP”. Tổng kinh phí: 10 tỷ đồng (Kinh phí xây dựng chuỗi cửa hàng ATTP: 5,188 tỷ đồng; Kinh phí truy xuất nguồn gốc: 2,438 tỷ đồng; Kinh phí chứng nhận VietGAP: 2,644 tỷ đồng).
Chương trình “Xây dựng thương hiệu chợ đầu mối và chợ truyền thống nông sản thực phẩm an trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” và “Kết nối cung cầu hàng hóa nông sản thực phẩm an toàn giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành 2017-2020”. Tổng kinh phí: 20 tỷ đồng (Kinh phí xây dựng thương hiệu chợ đầu mối, chợ truyền thống: 11,5 tỷ đồng; Kinh phí kết nối cung cầu: 8,5 tỷ đồng).
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Xây dựng vùng trồng rau quả, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo hướng thực hành nông nghiệp tốt, xác định được nguồn gốc nông sản thực phẩm.
- Đảm bảo tính phù hợp của cơ chế, chính sách; tính khả thi, hiệu lực cao của các quy trình quản lý, kiểm tra, kiểm soát; phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng trong kiểm soát quá trình từ sản xuất đến khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
- Củng cố, tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ chuỗi nông sản thực phẩm, từ sản xuất đến tiêu thụ trên thị trường đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm bền vững nhằm phục vụ cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của thành phố.
- Tăng cường đầu tư nâng cao năng lực, cơ quan quản lý nhà nước để thực hiện công tác giám sát, đánh giá chất lượng nông lâm thủy sản để phát hiện kịp thời nông sản thực phẩm không an toàn, tổ chức kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm, triệt để các trường hợp vi phạm; đồng thời xây dựng cơ chế chính sách để hỗ trợ sản xuất tiêu thụ nông lâm thủy sản đảm bảo VSATTP tại thành phố, tăng cường liên kết với các tỉnh để thực hiện việc kiểm tra nông lâm thủy sản từ gốc.
- Hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản có đủ năng lực thực thi pháp luật đồng bộ và hài hòa với quốc tế, đảm bảo kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nông lâm thủy chặt chẽ từ sản xuất đến người tiêu dùng.
- Hoàn chỉnh đầu tư hạ tầng cơ sở kỹ thuật vùng sản xuất tập trung, phấn đấu đến năm 2020 đạt:
+100% các cơ sở chăn nuôi tập trung quy mô > 500 con được chứng nhận GAHP và áp dụng GMP trong chăn nuôi;
+ 50% các cơ sở chăn nuôi tập trung quy mô từ 100 đến dưới 500 con được chứng nhận VietGAP và áp dụng GMP trong chăn nuôi, các cơ sở còn lại áp dụng GAHP;
+ 100% các cơ sở giết mổ công nghiệp hình thành áp dụng HACCP, các cơ sở giết mổ còn lại đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y và vệ sinh môi trường;
+ 80% quầy sạp tại các cửa hàng kinh doanh, chợ, siêu thị kinh doanh trong điều kiện mát, sản phẩm động vật có bao gói, có đăng ký thương hiệu. 90% phương tiện vận chuyển sản phẩm động vật là phương tiện chuyên dùng có trang bị thiết bị bảo ôn;
+100% sản phẩm nghêu nuôi ở huyện Cần Giờ đảm bảo chỉ tiêu an toàn thực phẩm được cấp giấy chứng nhận xuất xứ nhuyễn thể hai mảnh vỏ để tiêu thụ nội địa và chế biến xuất khẩu;
+ 100% cơ sở nuôi tôm thâm canh ở vùng nuôi tôm tập trung từ 30 ha đến 50 ha áp dụng Quy phạm thực hành nuôi tốt - GAP, được cấp giấy chứng nhận vùng và cơ sở nuôi tôm an toàn;
+ 100% cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản được công nhận đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; 100% hàng hóa thủy sản các tỉnh đưa về thành phố tại chợ đầu mối đều được kiểm tra, kiểm soát về chất lượng.
+ 100% (khoảng 5.700 ha) diện tích rau đáp ứng yêu cầu sản xuất an toàn theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VIETGAP);
+ 80% diện tích rau áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt.
- Phối hợp với 21 tỉnh, thành tiếp tục triển khai Bản Thỏa thuận phối hợp phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn cho thành phố nội dung cụ thể như sau:
+ Công tác quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn tập trung; quy hoạch cơ sở giết mổ công nghiệp và tập trung ở các tỉnh;
+ Công tác tập huấn cho các tổ chức, cá nhân trong chăn nuôi, trồng trọt, sơ chế rau đảm bảo an toàn thực phẩm; hướng dẫn, vận động nông dân ký cam kết chấp hành quy định trong sử dụng thuốc kháng sinh, hóa chất cấm trong chăn nuôi; chấp hành quy định trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật;
+ Công tác phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn theo chuỗi, số lượng tổ chức, cá nhân có tiềm năng phát triển cung cấp thịt an toàn về Thành phố Hồ Chí Minh;
- Công tác triển khai thẩm định và cấp Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, giết mổ, sơ chế kinh doanh rau, thịt theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm phải đạt và duy trì theo loại A hoặc B; Cam kết sản xuất thực phẩm an toàn đối với cơ sở nhỏ lẻ theo Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ; Kết quả triển khai xây dựng và cấp giấy chứng nhận VietGAP trong chăn nuôi;
- Đối với sản phẩm thịt phải đạt các tiêu chí theo văn bản hiện nay về an toàn thực phẩm (Thông tư số 57/2012/TT-BNN&PTNT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist trong chăn nuôi; Thông tư số 24/2013/TT-BYT ngày 14 tháng 8 năm 2013 của Bộ Y tế quy định mức giới hạn tối đa dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm; QCVN 8-3:2012/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm; Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BYT ngày 15 tháng 6 năm 2015 Thông tư hướng dẫn quản lý phụ gia thực phẩm); và theo các tiêu chí đã công bố phù hợp quy định của cơ sở đối với các sản phẩm được lưu thông trên thị trường. Kết quả triển khai xây dựng và cấp giấy chứng nhận VietGAP trong sản xuất rau an toàn, chăn nuôi;
- Công tác kiểm tra, giám sát điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm động vật của tỉnh như: kết quả kiểm tra, xử lý tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; kết quả giám sát ô nhiễm vi sinh trên sản phẩm thịt tại cơ sở giết mổ; tồn dư kháng sinh trên thịt; kết quả xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh;
- Công tác thanh, kiểm tra điều kiện sản xuất rau an toàn theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với rau quả, chè búp tươi; dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất kinh doanh rau; kiểm tra việc sử dụng và thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng các cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật;
- Hoàn thiện dự thảo các tiêu chí về sản phẩm rau, thịt an toàn cung cấp cho Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020, trong đó: đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật, không làm ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ rau, thịt ở các tỉnh, thành về Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu Tư, Sở Tài chính
Bố trí đủ kinh phí cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai các đề án cụ thể theo lộ trình hàng năm.
3. Sở Công Thương
- Tổ chức kết nối cung - cầu hàng hóa nông sản thực phẩm an toàn nhằm thúc đẩy, mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa có chất lượng cao, giá cả hợp lý, được sản xuất tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành trên cả nước.
- Kết nối hai chiều, nâng cao hiệu quả lưu thông hàng hóa, hỗ trợ đưa hàng hóa các tỉnh, thành vào hệ thống phân phối Thành phố Hồ Chí Minh và đưa hàng hóa Thành phố Hồ Chí Minh vào hệ thống phân phối các tỉnh, thành.
- Tìm kiếm nguồn hàng đặc sản, đặc trưng của các địa phương, các sản phẩm nông nghiệp đảm bảo an toàn thực phẩm, được nuôi trồng theo quy trình VietGap, GlobalGap... để phục vụ nhu cầu của người dân Thành phố Hồ Chí Minh và đưa vào chuỗi thực phẩm an toàn.
- Kết nối, đưa hàng bình ổn thị trường, hàng hóa đạt chuẩn an toàn thực phẩm vào bếp ăn tập thể để phục vụ nhu cầu của công nhân, người lao động tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, xí nghiệp đông công nhân.
4. Sở Y tế
Phối hợp, kết nối đưa nguồn hàng nông sản thực phẩm an toàn vào các bếp ăn của các tổ chức, cá nhân cung cấp suất ăn công nghiệp.
5. Sở Giáo dục và đào tạo
Phối hợp đưa nguồn hàng nông sản thực phẩm an toàn vào các bếp ăn tập thể ở các trường mầm non, trường Tiểu học.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ngành liên quan, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, các đoàn thể tuyên truyền sản phẩm nông nghiệp an toàn đến người tiêu dùng.
Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định kỳ 6 tháng, 1 năm tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Chương trình cho Ủy ban nhân dân thành phố./.
Bảng 1: Quy mô phân bố chăn nuôi heo trên địa bàn thành phố
Quy mô/hộ |
1-9 |
10-19 |
20-49 |
50-99 |
100 - 149 |
150 - 249 |
250 - 499 |
≥ 500 |
Số hộ |
1.815 |
1.778 |
2.369 |
1.195 |
243 |
175 |
69 |
44 |
Tổng đàn (con) |
7.775 |
24.462 |
73.462 |
82.278 |
29.555 |
32.117 |
23.675 |
83.125 |
Bảng 2: Danh sách các cơ sở tham gia chuỗi thịt heo an toàn
STT |
Tên đơn vị |
Địa chỉ |
Số lượng (con/ngày) |
Đơn vị ký kết tiêu thụ sản phẩm chuỗi |
1 |
Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn |
189 Điện Biên Phủ, Quận Bình Thạnh |
35 |
Metro Cash & Carry VN |
2 |
Cty TNHH MTV VN Kỹ nghệ Súc Sản (Vissan) |
|
300 |
Cửa hàng KD sản phẩm của Cty Vissan |
3 |
Công ty CP.Việt Nam |
|
580 |
Hệ thống các siêu thị |
Cộng |
915 |
|
Bảng 3: DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA CHUỖI RAU, CỦ, QUẢ AN TOÀN
STT |
Tên đơn vị |
Địa chỉ |
Sản phẩm tham gia chuỗi (Đơn vị tính: tấn/năm) |
Đơn vị ký kết tiêu thụ sản phẩm chuỗi |
||||||
Rau muống hạt |
Cà chua |
Cà rốt |
Bắp cải |
Khổ qua |
Dưa leo |
Sản phẩm khác |
||||
Thành phố Hồ Chí Minh |
||||||||||
1 |
HTX NN SXTM Dịch vụ Phước An |
Ấp 4, xã Tân Quý Tây, Huyện Bình Chánh |
365 |
|
|
|
37 |
37 |
1.561 |
Liên hiệp HTX TM TP.HCM - Saigon COOP |
2 |
Cty TNHH SX Rau an toàn Tân Trung |
Ấp Đình, xã Tân Phú Trung, Huyện Củ Chi |
|
|
|
|
365 |
365 |
|
|
3 |
HTX Nông nghiệp TM Dịch vụ Phú Lộc |
Ấp Đình, xã Tân Phú Trung, Huyện Củ Chi |
350 |
700 |
70 |
1,000 |
300 |
200 |
2.150 |
|
4 |
HTX Nông nghiệp Dịch vụ Ngã Ba Giồng |
Ấp 3, Xã Xuân Thới Thượng, Huyện Hóc Môn |
300 |
|
|
|
300 |
300 |
20.700 |
|
5 |
Công ty TNHH TM DV Hiệp Nông |
|
36 |
216 |
72 |
|
|
|
|
|
6 |
Cty TNHH XNK nông nghiệp Kiến Tường |
|
|
60 |
|
|
|
|
4 |
|
Tỉnh Lâm Đồng |
||||||||||
7 |
Trang trại Phong Thúy |
Lô Nhà trắng, Đường Lê Hồng Phong, Thị trấn Liên Nghĩa |
|
2.000 |
700 |
1.000 |
200 |
500 |
|
Liên hiệp HTX TM TP- Saigon COOP |
8 |
HTX Dịch vụ NN Tổng hợp Anh Đào |
32C Nguyễn Công Trứ, Phường 2, Đà Lạt |
|
2.100 |
550 |
850 |
|
|
38.300 |
|
9 |
Chi nhánh Công ty TNHH Thảo Nguyên |
744/13 Nguyễn Kiệm, Phường 4, Q.Phú Nhuận |
|
1.500 |
1.008 |
1.200 |
|
|
|
|
10 |
Tổ hợp tác rau an toàn Suối Thông B |
45 Suối Thông B, Xã Đà Ròn, Huyện Đơn Dương |
|
250 |
|
100 |
|
|
120 |
Metro Cash & Carry VN |
11 |
Hộ kinh doanh Nguyễn Nam Trung |
Thôn K’Long C. xã Hiệp An, Huyện Đức Trọng |
|
100 |
|
|
|
50 |
|
|
12 |
Hộ Kinh doanh Võ Tiến Huy |
625 Thôn định An, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng |
|
500 |
|
|
|
110 |
|
|
13 |
Công ty Cổ phần Đầu Tư TMDVPT Nam An |
2 Đường Hoàng Hoa Thám, Phường 10, Đà Lạt |
|
600 |
|
600 |
|
|
|
Metro Cash & Carry VN |
14 |
Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp tổng hợp Tân Tiến |
45/31 Bế Văn Đàn, Phường 12, Đà Lạt |
|
100 |
|
100 |
|
50 |
150 |
|
15 |
Công ty THHH Xuất khẩu Nông sản An Phú |
37B Đường Hải Thượng, Phường 6, Đà Lạt |
|
365 |
37 |
37 |
|
|
1.561 |
|
16 |
Công ty THHH Rừng hoa Bạch Cúc |
Tiểu khu 227A thôn Đạ Nghịt, xã Lát, Lạc Dương |
|
57 |
|
|
|
|
0,5 |
|
Tỉnh Tiền Giang |
||||||||||
17 |
HTX Rau an toàn Gò Công |
Ấp Tân Xã, Xã Long Hòa, Thị xã Gò Công |
73 |
|
|
|
27 |
58 |
|
Metro Cash & Carry VN |
Tỉnh Long An |
||||||||||
18 |
HTX Sản xuất Rau an toàn Phước Hòa |
146 Ấp 3, Xã Phước Vân, H. Cần Đước |
365 |
|
|
|
|
|
|
Cty Vissan |
19 |
HTX SX KD RCQ Tân Hiệp |
146 Ấp. 3, Xã Phước Vân, H. Cần Đước |
|
|
|
|
120 |
120 |
|
Liên hiệp HTX TM TP- Saigon COOP |
Cộng |
1.489 |
8.548 |
2.437 |
4.887 |
1.349 |
1.790 |
64.546 |
|
DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA CHUỖI SẢN PHẨM THUỶ SẢN AN TOÀN
STT |
Tên đơn vị |
Địa chỉ |
Sản lượng tham gia chuỗi (tấn/năm) |
Đơn vị ký kết tiêu thụ sản phẩm chuỗi |
|
Tên đơn vị |
Địa chỉ kinh doanh |
||||
Sản phẩm tôm nước lợ |
|||||
1 |
Hộ nuôi Phan Văn Chính |
Huyện Cần Giờ |
30 |
Hộ Kinh doanh Lê Văn Giàu |
Vựa D1-009 + 010 + 011 + 012 Chợ đầu mối NSTP Bình Điền |
2 |
Hộ Nuôi Trịnh Đức Thuấn |
Huyện Cần Giờ |
30 |
||
3 |
Hộ Nuôi Phạm Duy Khánh |
Huyện Cần Giờ |
30 |
||
Sản phẩm cá chẽm |
|||||
4 |
Trang Trại Nuôi Trồng Thủy Sản Ngọc Hường |
Ấp Nam Chánh, Xã Lịch Hội Thượng, Huyện Trần Đề, Tỉnh Sóc Trăng |
200 |
Hộ Kinh Doanh Nguyễn Thị Kim Dung (Gái Tài) |
Vựa F4-068 Chợ đầu mối nông sản thực phẩm Bình Điền |
Sản phẩm cá kèo |
|||||
5 |
Trang Trại Nguyễn Lâm Sanh |
Ấp Châu Phú, Xã Vĩnh Mỹ A, Huyện Hòa Bình, Tỉnh Bạc Liêu |
350 |
Vựa Cá Lâm Sanh - Cty TNHH MTV Thủy Sản Lâm Sanh |
F3-017 Chợ đầu mối nông sản thực phẩm Bình Điền |
Sản phẩm cá thác lát |
|||||
6 |
Cơ sở Lê Trung Dũng |
ấp 4, xã Vị Thanh, Thành phố Vị Thanh, Tinh Hậu Giang |
50 |
Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ An Vĩnh |
87/23 Phan Văn Hớn, Khu phố 4, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh |
7 |
Cơ sở Quán Tân Hậu Giang |
Số 33, Đường 3/2, Khu vực 3, Phường 5, Thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang |
48 |
||
8 |
Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ An Vĩnh |
87/23 Phan Văn Hớn, Khu phố 4, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh |
18 |
||
Sản phẩm cá điêu hồng |
|||||
9 |
Xí Nghiệp Kinh Doanh Nuôi Trồng Thủy Sản - Công Ty CP KD Thủy Hải Sản Sài Gòn |
SX: Trên KV Sông Tiền thuộc địa phận Thủy Tây, X.Ngũ Hiệp, H.Cai Lậy, T.Tiền Giang |
600 |
Công Ty CP Kinh Doanh Thủy Hải Sản Sài Gòn |
Lô 4-6-8 Đường số 1A, KCN Tân Tạo, Phường Tân Tạo A, Quận Bình Tân, TP. HCM |
Sản phẩm cá tra |
|||||
10 |
Công Ty CP Chế Biến Và Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cadovimex II |
SX: Ấp 5, Xã Gáo Giồng, Huyện Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp |
300 |
Công Ty TNHH Thương Mại Thoại An |
VP: 790/46 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Quận Gò Vấp, TP.HCM |
Sản phẩm nước mắm |
|||||
11 |
Cty TNHH Sản xuất Kinh doanh nước mắm Hưng Thịnh Phú Quốc |
Tổ 4, Đường 30/4, Thị trấn Dương Đông, Huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang |
3.6 triệu lít/năm |
Cty TNHH Sản xuất Kinh doanh nước mắm Hưng Thịnh Phú Quốc |
G13/22, Ấp 7, Xã Lê Minh Xuân, Huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh |
12 |
DNTN hải sản Khải Hoàn |
11 Hùng Vương, Dương Đông, Phú Quốc, Kiên Giang |
100.000 lít/năm |
Chi nhánh Công ty Sài Gòn Dương Đông |
20 Ngô Thị Thu Minh, quận Tân Bình, Tp.HCM |
13 |
Công ty TNHH Phú Quốc Sacco |
47, Nguyễn Huệ, khu phố 5, thị trấn Dương Đông; huyện Phú Quốc, Kiên Giang |
700.000 lít/năm |
Chi nhánh Công ty cổ phần dịch vụ hàng không Sân Bay Tân Nhất |
Lô Q-1B, Khu công nghiệp Long Hậu mở rộng, xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An |
BẢNG 5: HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH THỦY SẢN ĐẦU TƯ
Sản phẩm |
Hiện trạng nuôi thâm canh (trước khi đầu tư) |
Hiện trạng nuôi thâm canh (sau khi đầu tư) |
Ghi chú |
||
Mật độ thả nuôi |
Năng suất |
Mật độ thả nuôi |
Năng suất |
|
|
Thủy sản mặn, lợ |
|||||
Tôm sú |
20 con/m2 |
8,0 tấn/ha/năm |
40 con/m2 |
16 tấn/ha/năm |
|
Tôm thẻ |
80 con/m2 (Chiếm khoảng 38,76%) |
16,0 tấn/ha/năm |
100 con/m2 (Chiếm khoảng 50%) |
20 tấn/ha/năm |
|
40 con/m2 (chiếm khoảng 61,24%) |
năng suất 9,0 tấn/ha/năm |
60 con/m2 (Chiếm khoảng 50%) |
năng suất 13 tấn/ha/năm |
|
|
Cá Biển |
2-3 con/m2 |
năng suất 5 tấn/ha/ vụ |
4-6 con/m2 |
năng suất 10 tấn/ha/vụ |
|
Thủy sản nước ngọt |
|||||
Cá nước ngọt |
15-18 con/m2 |
năng suất 80 tấn/ha/ vụ |
25 con/m2 |
năng suất 130 tấn/ha/vụ |
|
[1] Nhu cầu tiêu thụ thịt hàng ngày từ 1.000 - 1.200 tấn, trong đó heo từ 8.000 - 10.000 con; trâu, bò từ 800 - 900 con; gia cầm từ 100.000 - 120.000 con; thực phẩm đông lạnh nhập khẩu khoảng 264.000 tấn/năm. Nhu cầu tiêu thụ rau của thành phố khoảng 1.000.000 tấn/năm và thủy sản là khoảng 170.000 tấn/năm.
[2] CSGM: Xuyên Á, Bình Tân, Vissan, Nam Phong, Phước Kiển, 213 Bến Bình Đông
[3] Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
[4] Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn TP.HCM; Công ty Vissan; Công ty CP Việt Nam
[5] Quy định tại Thông tư số 07/2013/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với rau, quả, chè búp tươi đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm
[6] Hợp tác xã hoạt động có hiệu quả là HTX Nhuận Đức, HTX Thỏ Việt, HTX Phú Lộc, HTX Ngã Ba Giồng, HTX Phước An, HTX Phước Bình, HTX Hưng Điền. Cụ thể:
+ HTX Nhuận Đức, huyện Củ Chi: Sản lượng tiêu thụ của HTX ổn định, giao cho Coopmart khoảng 4,0 tấn/ngày.
+ HTX Thỏ Việt, huyện Củ Chi: HTX có diện tích sản xuất 12,5 ha, tập trung tại xã Trung An (10 ha) và xã Tân Thạnh Tây (2,5 ha). HTX hiện có hơn 50 chủng loại rau các loại. Sản lượng rau của HTX được tiêu thụ ổn định cho các đối tác là siêu thị, các doanh nghiệp,...
+ HTX Phú Lộc, huyện Củ Chi: bình quân HTX tiêu thụ từ 10 - 15 tấn/ngày, trong đó sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP chiếm 80%, với hơn 30 chủng loại rau các loại. Tính đến thời điểm hiện tại, HTX đã có 68 ha đạt chứng nhận VietGAP (của thành viên HTX và các hộ vệ tinh) và đang được Chi cục Bảo vệ thực vật hỗ trợ đăng ký chứng nhận VietG AP tập thể.
+ HTX Ngã Ba Giồng, huyện Hóc Môn: Sản lượng tiêu thụ bình quân của HTX khoảng 1,5 tấn/ngày, sản phẩm là các loại rau ăn lá, rau củ quả, đơn vị tiêu thụ của HTX gồm có Coopmart, Vinatex và một số công ty.
+ HTX Phước An, huyện Bình Chánh: Sản lượng tiêu thụ hiện tại của HTX đạt 5,0 tấn/ngày,
+ HTX Phước Bình, huyện Bình Chánh: Sản lượng tiêu thụ của HTX tăng, đạt khoảng 3,2 tấn/ngày. Sản phẩm chủ yếu bao gồm mặt hàng rau như rau muống, mồng tơi và các sản phẩm mới như cải chua, thực phẩm khô (gạo). Đối tác tiêu thụ chính của HTX là Coopmart, Công ty Hiệp Nông và một số cơ sở chế biến suất ăn công nghiệp. HTX đã tổ chức lại, hiện tại HTX có 9 thành viên, vốn điều lệ tăng từ 300 triệu đồng lên 2.000 triệu đồng.
+ HTX Hưng Điền, huyện Bình Chánh: cung cấp rau cho các đơn vị là 200 kg/ngày. HTX vừa mở điểm bán rau an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP tại xã Hưng Long, huyện Bình Chánh.
- Đang làm thủ tục giải thể: 04 hợp tác xã, gồm HTX Nông nghiệp Xanh, huyện Củ Chi; HTX Tân Hiệp, huyện Hóc Môn; HTX Thành Trung, huyện Bình Chánh; HTX Hoa Quả Sơn, huyện Hóc Môn.
- Mới thành lập: 02 hợp tác xã
+ HTX Sản xuất Dịch vụ Tổng hợp Nông nghiệp Tân Đức, Quận 9, với 7 thành viên, vốn điều lệ 210 triệu đồng, diện tích đất sản xuất 500 m2. Thành lập tháng 4/2016.
+ HTX Trường Thịnh, quận Bình Tân, với 9 thành viên. HTX mới thành lập tháng 4/2016 và đang làm thủ tục để được nhận hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu theo Quyết định số 26/2015/QĐ-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành chính sách hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu cho các Hợp tác xã nông nghiệp - dịch vụ thành lập mới trên địa bàn thành phố giai đoạn 2015 - 2020.