Quyết định 3220/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Phương án đảm bảo công tác y tế đối với tình huống khi số ca bệnh Covid-19 đang điều trị trên địa bàn tỉnh Bình Phước từ 10.000 ca đến 20.000 ca
Số hiệu | 3220/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 25/12/2021 |
Ngày có hiệu lực | 25/12/2021 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Phước |
Người ký | Trần Tuệ Hiền |
Lĩnh vực | Thể thao - Y tế |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3220/QĐ-UBND |
Bình Phước, ngày 25 tháng 12 năm 2021 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN ĐẢM BẢO CÔNG TÁC Y TẾ ĐỐI VỚI TÌNH HUỐNG KHI SỐ CA BỆNH COVID-19 ĐANG ĐIỀU TRỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC TỪ 10.000 CA ĐẾN 20.000 CA
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21/11/2007;
Căn cứ Quyết định số 447/QĐ-TTg ngày 01/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ công bố dịch Covid-19;
Căn cứ Quyết định số 277/QĐ-BCĐQG ngày 08/7/2021 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 phê duyệt Phương án đảm bảo công tác y tế đối với tình huống khi có 30.000 người mắc Covid-19;
Căn cứ Quyết định số 320/QĐ-BCĐQG ngày 25/7/2021 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 phê duyệt Phương án Đảm bảo công tác y tế đối với tình huống khi có 100.000 và 200.000 người mắc Covid-19;
Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 05/8/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống diễn biến của dịch Covid-19;
Theo đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 386/TTr-SYT ngày 20/12/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Phương án đảm bảo công tác y tế đối với tình huống khi số ca bệnh Covid-19 đang điều trị trên địa bàn tỉnh Bình Phước từ 10.000 ca đến 20.000 ca.
Điều 2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.
|
CHỦ TỊCH |
PHƯƠNG ÁN
ĐẢM
BẢO CÔNG TÁC Y TẾ ĐỐI VỚI TÌNH HUỐNG KHI SỐ CA BỆNH COVID-19 ĐANG ĐIỀU TRỊ TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC TỪ 10.000 CA ĐẾN 20.000 CA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3220/QĐ-UBND ngày 25/12/2021 của
UBND tỉnh Bình Phước)
I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH VÀ DỰ BÁO
Tính đến 9h00 ngày 23/12/2021, tỉnh Bình Phước đã ghi nhận 22.777 ca dương tính với Covid-19 (trong đó: PCR (+): 19.869 ca, test nhanh kháng nguyên (+): 2.908 ca). Phân bố tại 11/11 huyện, thị xã, thành phố. Hiện đang còn cách ly điều trị 9.357 bệnh nhân, 13.374 bệnh nhân đã xuất viện, 46 bệnh nhân tử vong.
Nhận định và dự báo tình hình dịch tại địa phương:
Dịch bệnh Covid-19 ở một số tỉnh giáp ranh và ngay trong tỉnh vẫn đang diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều ổ dịch, chùm ca bệnh mới trong cộng đồng; nhiều ổ dịch chưa rõ nguồn lây, một số ổ dịch chưa khống chế được; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu; năng lực đáp ứng oxy y tế của tỉnh còn hạn chế; sự xuất hiện của biến chủng Omicron với tốc độ lây lan nhanh. Dịch được dự báo sẽ vẫn còn kéo dài, khó dự đoán, số lượng ca mắc mới tiếp tục tăng nhanh, đặc biệt tại các địa bàn không có sự chuẩn bị ứng phó phòng, chống một cách chủ động, phù hợp.
Trong tình huống xấu nhất có thể ghi nhận gần 20.000 ca dương tính, với tỷ lệ dự báo là:
- Bệnh nhân mức độ nặng, nguy kịch; bệnh nhân mức độ trung bình, có bệnh nền không ổn định; bệnh nhân có bệnh nền vượt quá khả năng điều trị của tuyến dưới: Tổng cộng khoảng 5,5% (1.100 ca).
- Bệnh nhân mức độ nặng, có thể điều trị tại các cơ sở điều trị tầng 2: Tổng cộng khoảng 1% (200 ca).
- Bệnh nhân mức độ trung bình có bệnh nền không ổn định: Tổng cộng khoảng 2% (400 ca).
- Bệnh nhân (không triệu chứng, nhẹ) kèm bệnh lý nền ổn định; bệnh nhân mức độ trung bình: Tổng cộng khoảng 20% (4.000 ca).
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3220/QĐ-UBND |
Bình Phước, ngày 25 tháng 12 năm 2021 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN ĐẢM BẢO CÔNG TÁC Y TẾ ĐỐI VỚI TÌNH HUỐNG KHI SỐ CA BỆNH COVID-19 ĐANG ĐIỀU TRỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC TỪ 10.000 CA ĐẾN 20.000 CA
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21/11/2007;
Căn cứ Quyết định số 447/QĐ-TTg ngày 01/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ công bố dịch Covid-19;
Căn cứ Quyết định số 277/QĐ-BCĐQG ngày 08/7/2021 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 phê duyệt Phương án đảm bảo công tác y tế đối với tình huống khi có 30.000 người mắc Covid-19;
Căn cứ Quyết định số 320/QĐ-BCĐQG ngày 25/7/2021 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 phê duyệt Phương án Đảm bảo công tác y tế đối với tình huống khi có 100.000 và 200.000 người mắc Covid-19;
Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 05/8/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống diễn biến của dịch Covid-19;
Theo đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 386/TTr-SYT ngày 20/12/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Phương án đảm bảo công tác y tế đối với tình huống khi số ca bệnh Covid-19 đang điều trị trên địa bàn tỉnh Bình Phước từ 10.000 ca đến 20.000 ca.
Điều 2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.
|
CHỦ TỊCH |
PHƯƠNG ÁN
ĐẢM
BẢO CÔNG TÁC Y TẾ ĐỐI VỚI TÌNH HUỐNG KHI SỐ CA BỆNH COVID-19 ĐANG ĐIỀU TRỊ TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC TỪ 10.000 CA ĐẾN 20.000 CA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3220/QĐ-UBND ngày 25/12/2021 của
UBND tỉnh Bình Phước)
I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH VÀ DỰ BÁO
Tính đến 9h00 ngày 23/12/2021, tỉnh Bình Phước đã ghi nhận 22.777 ca dương tính với Covid-19 (trong đó: PCR (+): 19.869 ca, test nhanh kháng nguyên (+): 2.908 ca). Phân bố tại 11/11 huyện, thị xã, thành phố. Hiện đang còn cách ly điều trị 9.357 bệnh nhân, 13.374 bệnh nhân đã xuất viện, 46 bệnh nhân tử vong.
Nhận định và dự báo tình hình dịch tại địa phương:
Dịch bệnh Covid-19 ở một số tỉnh giáp ranh và ngay trong tỉnh vẫn đang diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều ổ dịch, chùm ca bệnh mới trong cộng đồng; nhiều ổ dịch chưa rõ nguồn lây, một số ổ dịch chưa khống chế được; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu; năng lực đáp ứng oxy y tế của tỉnh còn hạn chế; sự xuất hiện của biến chủng Omicron với tốc độ lây lan nhanh. Dịch được dự báo sẽ vẫn còn kéo dài, khó dự đoán, số lượng ca mắc mới tiếp tục tăng nhanh, đặc biệt tại các địa bàn không có sự chuẩn bị ứng phó phòng, chống một cách chủ động, phù hợp.
Trong tình huống xấu nhất có thể ghi nhận gần 20.000 ca dương tính, với tỷ lệ dự báo là:
- Bệnh nhân mức độ nặng, nguy kịch; bệnh nhân mức độ trung bình, có bệnh nền không ổn định; bệnh nhân có bệnh nền vượt quá khả năng điều trị của tuyến dưới: Tổng cộng khoảng 5,5% (1.100 ca).
- Bệnh nhân mức độ nặng, có thể điều trị tại các cơ sở điều trị tầng 2: Tổng cộng khoảng 1% (200 ca).
- Bệnh nhân mức độ trung bình có bệnh nền không ổn định: Tổng cộng khoảng 2% (400 ca).
- Bệnh nhân (không triệu chứng, nhẹ) kèm bệnh lý nền ổn định; bệnh nhân mức độ trung bình: Tổng cộng khoảng 20% (4.000 ca).
- Bệnh nhân (không triệu chứng, nhẹ) kèm không có bệnh lý nền: Tổng cộng khoảng 71,5% (14.300 ca).
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21/11/2007;
- Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 06/8/2021 của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19 để thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội khóa XV;
- Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”;
- Quyết định số 447/QĐ-TTg ngày 01/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc công bố dịch Covid-19;
- Quyết định số 320/QĐ-BCĐQG ngày 25/7/2021 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 phê duyệt Phương án đảm bảo công tác y tế đối với tình huống khi có 100.000 và 200.000 người mắc Covid-19;
- Công điện số 1695/CĐ-BYT ngày 25/10/2021 của Bộ Y tế bảo đảm khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19;
- Quyết định số 4689/QĐ-BYT ngày 06/10/2021 của Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19;
- Quyết định số 4111/QĐ-BYT ngày 26/8/2021 của Bộ Y tế ban hành tài liệu Hướng dẫn thiết lập cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 theo mô hình tháp 3 tầng;
- Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”;
- Quyết định số 4038/QĐ-BYT ngày 21/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành “Hướng dẫn tạm thời về quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà”;
- Quyết định số 4377/QĐ-BYT ngày 11/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành sổ tay hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ của Trạm Y tế lưu động;
- Công văn số 9472/BYT-MT ngày 08/11/2021 của Bộ Y tế về triển khai Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ;
- Quyết định số 5525/QĐ-BYT ngày 01/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 và định hướng xử trí, cách ly, điều trị;
- Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 05/8/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống diễn biến của dịch bệnh Covid-19.
III. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Bảo đảm vừa kiểm soát hiệu quả đại dịch Covid-19 vừa khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện đời sống nhân dân, nhanh chóng đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới; bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân; hạn chế đến mức thấp nhất các ca bệnh nặng, tử vong do Covid-19 và các nguyên nhân khác.
Nâng cao năng lực ứng phó, chuẩn bị sẵn sàng, đáp ứng hiệu quả trong tình huống khi số ca bệnh Covid-19 đang điều trị trên địa bàn tỉnh từ 10.000 đến 20.000 ca.
2. Yêu cầu
- Triển khai khẩn trương, kịp thời các chỉ đạo của Trung ương, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh; nâng cao vai trò của người đứng đầu các cấp, các ngành; triển khai các biện pháp đồng bộ, quyết liệt; bảo đảm sức khỏe người dân, hạn chế đến mức thấp nhất số tử vong do Covid-19. Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu các cấp; kết hợp hài hòa phương châm “bốn tại chỗ” và hỗ trợ từ các cấp; phát huy cơ chế linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ.
- Huy động sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân; phát huy sức mạnh của nhân dân; phòng, chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội dựa vào dân, người dân là chủ thể, là trung tâm của mọi hoạt động; mọi hoạt động đều hướng về người dân; chiến thắng dịch bệnh là chiến thắng của Nhân dân.
- Đặt sức khỏe, tính mạng người dân lên trên hết, trước hết; bảo đảm cho người dân được tiếp cận với các dịch vụ sớm nhất, nhanh nhất, ngay từ cơ sở; tạo mọi tiện ích cho người dân, giảm thiểu tối đa các tác động bất lợi đối với người dân. Tăng cường vận động người dân tiêm vắc xin để tạo “miễn dịch cộng đồng”.
- Bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trong bối cảnh đại dịch có khả năng còn kéo dài và diễn biến phức tạp với sự xuất hiện của các biến chủng mới. Phòng, chống dịch theo phương thức quản lý rủi ro, chuyển từ mục tiêu kiểm soát số ca mắc sang kiểm soát số ca nhập viện có nguy cơ cao, rất cao và tử vong, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội nhưng luôn sẵn sàng kịch bản cho tình huống dịch bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế và tình huống có biến chủng mới nguy hiểm hơn.
- Tăng cường tính tự chủ, chủ động trong phòng, chống dịch; đề cao tính sáng tạo, linh hoạt; tận dụng những thay đổi, biến nguy thành cơ. Tăng cường năng lực phòng, chống dịch cho các cấp; luôn chuẩn bị các phương án kịch bản ở mức cao hơn trong ứng phó; hình thành các cơ chế điều hành vùng, liên vùng trong phòng, chống dịch. Bảo đảm hài hòa giữa các biện pháp phòng, chống dịch với các biện pháp khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội.
IV. CÁC GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM
1. Nâng cao năng lực thu dung, điều trị theo mô hình “tháp 03 tầng” và nguyên tắc “04 tại chỗ” hướng đến điều trị bệnh nhân Covid-19 thể nặng và nguy kịch, hạn chế tối đa tử vong.
2. Đẩy mạnh triển khai thực hiện quản lý, điều trị người nhiễm Covid-19 không triệu chứng, mức độ nhẹ tại nhà, tại nơi lưu trú và tại doanh nghiệp.
3. Tăng cường đảm bảo an toàn phòng, chống dịch trong các khu công nghiệp, trường học; kiểm tra phòng, chống dịch tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhất là tại cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở sản xuất kinh doanh, chợ, siêu thị, bến xe...
4. Tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi bổ sung, mũi nhắc lại đảm bảo hiệu quả; tăng cường quản lý rủi ro tiêm chủng.
5. Đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ tỉnh Bình Phước về lực lượng, trang thiết bị y tế, hướng dẫn điều trị bệnh nhân Covid-19.
V. NỘI DUNG CHI TIẾT
1. Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành
- Ban Chỉ đạo các cấp, Trung tâm Chỉ huy các cấp thường trực 24/24 giờ, triển khai các biện pháp cấp bách về phòng, chống dịch Covid-19 theo từng tình huống, sát với thực tế diễn biến tình hình dịch.
- Cập nhật, báo cáo thường xuyên về tình hình dịch bệnh và tổ chức thực hiện các chỉ đạo, điều hành của Ban Chỉ đạo tỉnh, Trung tâm Chỉ huy tỉnh.
- Tăng cường hoạt động của bộ phận thường trực chống dịch Covid-19 tại các huyện, thị xã, thành phố để chỉ đạo, hỗ trợ thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 và điều trị bệnh nhân, hạn chế đến mức tối đa số mắc và tử vong.
- Phân loại cấp độ dịch trên địa bàn tỉnh để đưa ra các biện pháp can thiệp phù hợp.
- UBND các cấp chỉ đạo quyết liệt triển khai các phương án duy trì dịch vụ thiết yếu theo từng cấp độ dịch, đặc biệt trong tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh ở cấp độ cao nhất.
- Huy động toàn thể lực lượng xã hội tham gia các hoạt động chống dịch; tập trung các nguồn lực để triển khai quyết liệt các biện pháp chống dịch.
- Sở Y tế triển khai các chỉ đạo của Ban Chỉ đạo tỉnh, Trung tâm Chỉ huy tỉnh và điều phối phương án điều động nguồn nhân lực y tế để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch nhằm hạn chế thấp nhất các hậu quả do dịch bệnh gây ra. Tham mưu UBND tỉnh kiến nghị Bộ Y tế, Chính phủ hỗ trợ về trang thiết bị, nhân lực y tế; triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp cấp bách về phòng, chống dịch bệnh.
2. Ngăn chặn nguồn lây nhiễm dịch từ phía Campuchia
- Tăng cường giám sát, quản lý các trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài, đặc biệt các trường hợp đi/đến các quốc gia, khu vực đã ghi nhận biến chủng mới; chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch do biến chủng Omicron gây ra.
- Vận động nhân dân khi phát hiện người từ vùng dịch về, người lạ xuất hiện tại địa phương, báo ngay cho cơ quan chức năng, người có trách nhiệm trên địa bàn.
3. Biện pháp ngăn chặn lây nhiễm trong cộng đồng
- Thường xuyên rà soát cập nhật các cấp độ dịch bám sát với thực tế tình hình dịch, trong trường hợp cần thiết tăng cường một số biện pháp phòng, chống dịch theo Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 4800/QĐ-BYT.
- Dừng các hoạt động tập trung đông người không cần thiết, các hoạt động vui chơi, lễ hội, tôn giáo tại các địa phương có nguy cơ bùng phát dịch; đồng thời tiếp tục duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng an toàn Covid-19.
- Tăng cường các biện pháp giám sát, truy vết phát hiện nhanh các trường hợp tiếp xúc với ca bệnh, cách ly F1 tại nhà, nơi lưu trú theo quy định.
- Truyền thông nâng cao ý thức người dân: Thực hiện triệt để 5K, truyền thông thống nhất nhận thức thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh phải dựa trên nguyên tắc “5K + vắc xin, thuốc + biện pháp điều trị phù hợp + công nghệ + đề cao ý thức người dân và các biện pháp khác”.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động phòng, chống dịch, đặc biệt là việc thực hiện các biện pháp 5K của Bộ Y tế, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng quy định.
- Tổ chức Chiến dịch bảo vệ người có nguy cơ trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
4. Công tác tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19
- Đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng đảm bảo bao phủ đủ mũi cho các đối tượng từ 12 tuổi trở lên; đặc biệt lưu ý các đối tượng thường xuyên di chuyển (18 đến 50 tuổi) và các nhóm đối tượng có nguy cơ.
- Tăng tốc độ tiêm phủ 2 mũi vắc xin cho tất cả các đối tượng tiêm chủng, đặc biệt các địa phương có tỷ lệ bao phủ vắc xin mũi 2 chưa đạt mục tiêu đề ra.
- Khẩn trương rà soát đối tượng, lập kế hoạch, đẩy nhanh việc tiêm liều bổ sung và liều nhắc lại theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Đánh giá nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 để phân loại, xử trí, cách ly và điều trị kịp thời, đồng thời bố trí người nhiễm SARS-CoV-2 vào các cơ sở phù hợp nhằm bảo đảm an toàn, hợp lý, hiệu quả, hướng tới sự hài lòng của người nhiễm SARS-CoV-2, tối ưu hóa nguồn lực của ngành Y tế và xã hội.
Phân loại nguy cơ cụ thể cho từng người nhiễm SARS-CoV-2 theo mức nguy cơ đúng cách, nhanh chóng để đưa ra hướng xử trí phù hợp với từng mức nguy cơ tương ứng. Phát hiện được những trường hợp người bệnh có nguy cơ diễn biến tăng nặng để can thiệp kịp thời.
5.1. Nguyên tắc điều trị F0:
a) Theo dõi, chăm sóc các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 không triệu chứng và các ca bệnh nhẹ tại nhà, nơi lưu trú nếu đủ điều kiện. Tập trung điều trị tốt ngay tại tầng 1, tầng 2 cho người bệnh, tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực các ca bệnh nặng ở tầng trên.
b) Mỗi cơ sở y tế điều trị bệnh nhân Covid-19 bố trí ít nhất “2 tầng điều trị” và đảm bảo tỷ lệ giường bệnh hồi sức tích cực theo phân tầng điều trị.
c) Đánh giá nguy cơ và theo dõi tình trạng bệnh chặt chẽ, chủ động tiên lượng các tình huống tăng nặng để điều trị phù hợp, can thiệp sớm.
d) Cập nhật, tuân thủ, thực hiện các hướng dẫn, phác đồ điều trị, giảm thiểu tối đa tình trạng người bệnh tiến triển nặng và tử vong tại các cơ sở điều trị.
đ) Chế độ dinh dưỡng, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tinh thần có vai trò rất quan trọng, cần quan tâm như thuốc và can thiệp y khoa để điều trị hiệu quả, giảm tử vong.
e) Tăng cường kết nối, hội chẩn, tư vấn điều trị từ xa, tầng trên chỉ đạo tuyến cho tầng dưới để điều trị hiệu quả ngay tại tầng dưới.
g) Cộng đồng, y tế tuyến cơ sở và các cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 thực hiện nghiêm việc phân loại nguy cơ; tuy nhiên căn cứ trên tình trạng lâm sàng của người bệnh và tính sẵn có của giường bệnh, cơ sở y tế (bác sỹ điều trị) có quyền quyết định chuyển người bệnh vào loại giường bệnh phù hợp với thực tế.
h) Huy động đội ngũ tình nguyện viên tham gia hỗ trợ chăm sóc người bệnh và thực hiện các công việc hành chính để giảm tải, giúp nhân viên y tế tập trung làm chuyên môn và trực tiếp điều trị người bệnh.
5.2. Thiết lập mạng lưới phân tầng cơ sở điều trị Covid-19 gồm 3 tầng: Có Phụ lục kèm theo.
- Tập trung điều trị bệnh nhân Covid-19 mức độ nặng, nguy kịch và phân loại nguy cơ rất cao, hạn chế tối đa tử vong; đẩy mạnh điều trị tại nhà đối với F0 không triệu chứng, mức độ nhẹ và phân loại nguy cơ thấp.
- Đẩy mạnh triển khai thực hiện quản lý, chăm sóc người bệnh tại nhà thông qua hoạt động của các Trạm Y tế lưu động (theo Phương án số 5690/PA-SYT ngày 03/12/2021 của Sở Y tế quản lý, điều trị người nhiễm Covid-19 mức độ nhẹ tại nhà và Phương án 5244/PA-SYT ngày 01/11/2021 của Sở Y tế quản lý người nhiễm Covid-19 mức độ không triệu chứng tại nhà). Triển khai thêm các Trạm Y tế lưu động tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp để quản lý, chăm sóc, điều trị người bệnh tại khu lưu trú của khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Nâng cao năng lực quản lý, chăm sóc tại nhà, khu lưu trú là 14.300 ca.
- Triển khai thực hiện rút ngắn thời gian cách ly điều trị tại cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 và chuyển về địa phương tiếp tục thực hiện điều trị tại nhà.
- Thiết lập các khu điều trị F0 mức độ nhẹ, phân loại nguy cơ trung bình tại các huyện, thị xã, thành phố với quy mô 2.000 giường/địa phương.
- Tổng năng lực điều trị toàn tỉnh tối thiểu 20.000 người bệnh Covid-19, trong đó có 1.100 giường điều trị ca nặng và nguy kịch và phân loại nguy cơ rất cao.
- Đề nghị hỗ trợ từ Bộ Y tế đê triển khai Trung tâm Hồi sức tích cực 100 giường tại Bệnh viện dã chiến huyện Đồng Phú.
- Bệnh viện dã chiến K72: 964 giường (có 180 giường bệnh mức độ nặng và nguy kịch, phân loại nguy cơ rất cao).
a) Tầng 1: Đối với bệnh nhân không triệu chứng, mức độ nhẹ (không đủ điều kiện điều trị tại nhà/nơi lưu trú) và phân loại nguy cơ trung bình: Thu dung, điều trị tại các khu điều trị tuyến huyện, các Bệnh viện dã chiến tuyến huyện.
b) Tầng 2: Ca bệnh mức độ trung bình, nặng và phân loại nguy cơ cao: Thu dung, điều trị tại các Bệnh viện dã chiến tuyến tỉnh, Bệnh viện dã chiến khu vực, Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố, Bệnh viện Đa khoa các công ty cao su, Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Phước; khu điều trị tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Chơn Thành; cơ sở thu dung, điều trị tập trung số 1 huyện Đồng Phú.
c) Tầng 3: Ca bệnh mức độ nặng, nguy kịch và phân loại nguy cơ rất cao (dự kiến 1.100 ca)
- Bệnh viện dã chiến K72: 964 giường.
- Bệnh viện dã chiến huyện Đồng Phú: 150 giường. Đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ nhân lực, trang thiết bị triển khai 100 giường hồi sức tích cực tại Bệnh viện dã chiến huyện Đồng Phú.
5.3. Phát triển năng lực hồi sức tích cực của hệ thống khám, chữa bệnh, như sau:
a) Tất cả các Trung tâm Y tế tuyến huyện: Tối thiểu phải có hệ thống oxy trung tâm, thiết bị và nhân lực để thực hiện được kỹ thuật thở oxy qua mặt nạ, thở oxy dòng cao HFNC (thực hiện theo Đề án ban hành kèm theo Quyết định số 2924/QĐ-UBND ngày 12/11/2021 của UBND tỉnh).
b) Bệnh viện dã chiến K72, Bệnh viện dã chiến huyện Đồng Phú: Có hệ thống oxy trung tâm, đào tạo nhân lực có trình độ để thực hiện các kỹ thuật hồi sức cấp cứu nâng cao để tiếp nhận, cấp cứu điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch.
c) Các huyện, thị xã, thành phố rà soát và bảo đảm khả năng cung cấp oxy y tế, tuyệt đối không để tình trạng thiếu oxy y tế trong cấp cứu, điều trị.
5.4. Thực hiện các quy định bảo đảm an toàn bệnh viện và phòng khám theo Bộ tiêu chí bệnh viện an toàn và phòng khám an toàn trong phòng, chống Covid-19. Thực hiện nghiêm ngặt việc kiểm soát nhiễm khuẩn phòng, chống lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định.
5.5. Mở rộng nhà đại thể tiếp nhận người tử vong do Covid-19. Triển khai các phương án tổ chức tang lễ phù hợp trong tình huống số tử vong gia tăng.
- Tiếp tục tăng cường truyền thông mạnh mẽ công tác phòng, chống dịch; cung cấp thông tin kịp thời, chính xác để người dân không lo sợ, hoảng loạn, lúng túng, mất bình tĩnh khi dịch lây lan nhanh; luôn chủ động, tích cực, ủng hộ và tham gia các hoạt động phòng, chống dịch.
- Khơi dậy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; biểu dương các tấm gương tiêu biểu; tăng cường đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
- Tăng cường truyền thông để người dân thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định và khuyến cáo của chính quyền địa phương và ngành Y tế; đặc biệt là thực hiện nghiêm Thông điệp 5K (khẩu trang - khử khuẩn - khoảng cách - không tụ tập - khai báo y tế) và tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 đầy đủ; thực hiện nghiêm quy định khai báo y tế theo hướng dẫn, cài đặt và sử dụng ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử” để quản lý hoạt động tiêm chủng cá nhân. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, yêu cầu các cơ quan, tổ chức, địa điểm kinh doanh,... sử dụng ứng dụng công nghệ phòng, chống Covid-19, ghi nhận người đến địa điểm của mình để hỗ trợ công tác truy vết, khoanh vùng, cách ly.
- Đảm bảo hoạt động liên tục 24/24 giò đường dây nóng của tỉnh (1022) để tiếp nhận và cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống dịch và giải đáp thắc mắc của người dân.
- Cập nhật liên tục tình hình dịch bệnh, phân loại cấp độ dịch theo Quyết định số 4800/QĐ-BYT của Bộ Y tế, các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 trên toàn quốc và tại địa phương; các khuyến cáo phòng, chống dịch; những cố gắng, nỗ lực của ngành Y tế và sự phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chống dịch, thu dung và điều trị bệnh nhân, cách ly y tế... trên Cổng thông tin Covid-19 tỉnh Bình Phước (https://covid19.binhphuoc.gov.vn) và Bản đồ thông tin dịch tễ tỉnh Bình Phước (https://gis.binhphuoc.gov.vn).
- Liên tục theo dõi, quản lý thông tin, ngăn chặn kịp thời và phối hợp xử lý các tổ chức, cá nhân phát tán các thông tin sai lệch, không chính xác, tin giả, tin đồn về tình hình dịch bệnh gây hoang mang trong cộng đồng, làm ảnh hưởng đến công tác chống dịch.
- Đăng, phát liên tục các thông báo khẩn về dịch Covid-19; phổ biến, quán triệt thường xuyên các quy định mới. Đối với các khu vực dịch bệnh bùng phát cần truyền thông thường xuyên về các biện pháp phòng, chống dịch đặc thù đang áp dụng trong khu vực, công tác thu dung và điều trị bệnh nhân Covid-19; cung cấp các số điện thoại liên hệ trong trường hợp khẩn cấp; các địa điểm cung ứng dịch vụ thiết yếu (lương thực, thực phẩm, thuốc men...) và đặc biệt là các địa điểm khám, chữa bệnh, cấp cứu.
1. Sở Y tế
- Theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh, kịp thời tham mưu, đề xuất Ban Chỉ đạo tỉnh, Trung tâm Chỉ huy tỉnh chỉ đạo các hoạt động chuyên môn để xử lý hiệu quả công tác đảm bảo y tế cho mọi tình huống của dịch bệnh.
- Triển khai thực hiện hiệu quả Phương án này, đặc biệt là phương án huy động lực lượng tham gia điều trị, cấp cứu, chăm sóc người bệnh; phối hợp với các ngành, địa phương rà soát, tham mưu UBND tỉnh cụ thể trong việc thiết lập thêm các khu điều trị bệnh nhân Covid-19 đảm bảo phù hợp với nhu cầu điều trị tại các huyện, thị xã, thành phố, phù hợp tình hình, diễn biến dịch thực tế.
- Rà soát, kiểm tra số lượng nhân lực, trang thiết bị, thuốc, vật tư y tế, phương tiện... phục vụ phòng, chống dịch và điều trị người bệnh; kịp thời tham mưu UBND tỉnh bổ sung, huy động hoặc xin hỗ trợ từ Bộ Y tế khi quá khả năng đáp ứng của tỉnh.
- Thường xuyên cập nhật phác đồ điều trị Covid-19 từ Bộ Y tế; tham khảo kinh nghiệm trong công tác điều trị bệnh nhân Covid-19 của các tỉnh, thành phố và thường xuyên đánh giá các mô hình điều trị hiệu quả của các địa phương trong tỉnh để kịp thời nhân rộng, tăng nhanh hơn nữa số ca khỏi bệnh, giảm ca chuyển nặng, nguy kịch và giảm tối đa ca tử vong.
- Tổ chức triển khai, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Đề án Tăng cường khả năng cung ứng, sử dụng oxy y tế cho các cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh (ban hành kèm theo Quyết định số 2924/QĐ-UBND ngày 12/11/2021 của UBND tỉnh).
- Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố vận động, truyền thông, khuyến khích, hướng dẫn người dân chủ động tự thực hiện test nhanh và thực hiện các biện pháp tiếp theo nếu phát hiện dương tính phù hợp tình hình diễn biến dịch bệnh.
- Tiếp tục triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 theo kế hoạch phân bổ vắc xin của Bộ Y tế, đúng quy trình, quy định của Bộ Y tế, đảm bảo tuyệt đối an toàn; tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình triển khai tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 tại tuyến huyện và tuyến xã để kịp thời đôn đốc, chấn chỉnh, hướng dẫn chuyên môn. Thực hiện tiêm chủng phải đảm bảo nhanh chóng, thuận lợi, an toàn, đúng quy định. Nếu có trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng, phải tổ chức họp Hội đồng tư vấn để đánh giá nguyên nhân theo đúng quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Chủ trì, phối hợp Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tham mưu UBND tỉnh triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự tại các vùng phong tỏa, khu cách ly tập trung và khu điều trị trên địa bàn tỉnh.
- Phân công lực lượng tham gia các Chốt kiểm soát phòng, chống dịch tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh; sẵn sàng kích hoạt lại hoạt động các Chốt khác khi cần thiết; tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm quy định phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp lực lượng Y tế và các Tổ Covid-19 cộng đồng điều tra, truy vết các trường hợp liên quan F0, F1, F2.
- Tổ chức cách ly F1, F2 và điều trị bệnh nhân Covid-19 thể nhẹ trong lực lượng Công an tỉnh và các can phạm nhân tại trại tạm giam, nhà tạm giữ thuộc Công an tỉnh.
3. Sở Công Thương: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan thực hiện các biện pháp đảm bảo nguồn cung lương thực và nhu yếu phẩm phục vụ nhân dân; hướng dẫn kiểm soát chặt chẽ hoạt động phòng, chống dịch tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh đảm bảo kinh phí cho hoạt động phòng, chống dịch theo Phương án này.
5. Sở Giao thông vận tải: Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh đối với hoạt động giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh phù hợp với diễn biến dịch bệnh.
6. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh triển khai việc cho học sinh học trực tiếp, trực tuyến phù hợp, đảm bảo chất lượng dạy và học phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh của từng địa bàn cấp xã, cấp huyện. Phối hợp với ngành Y tế, các ngành và địa phương liên quan tổ chức triển khai kiểm tra, giám sát, đánh giá nguy cơ lây nhiễm tại các cơ sở giáo dục để có các phương án ứng phó linh hoạt kịp thời, an toàn và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19 trong các cơ sở giáo dục và đào tạo.
7. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Tiếp tục tham mưu UBND tỉnh triển khai các hoạt động bảo đảm an sinh xã hội; phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tiếp tục vận động, huy động các nguồn lực xã hội tham gia đóng góp cho công tác chăm lo an sinh xã hội.
- Phối hợp với Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên kiểm tra, đảm bảo công tác phòng, chống dịch tại các cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài khu công nghiệp.
8. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí của tỉnh, hệ thống truyền thanh cơ sở bám sát diễn biến của dịch bệnh, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phản ánh kịp thời, trung thực, đầy đủ, khách quan tình hình thực tế, phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc; không đưa các thông tin tiêu cực gây hoang mang dư luận hoặc tạo tâm lý chủ quan, lơ là; khuyến cáo thực hiện nguyên tắc “5K + vắc xin, thuốc + biện pháp điều trị phù hợp + công nghệ + đề cao ý thức người dân và các biện pháp khác”; hạn chế tập trung đông người ở nơi công cộng.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra các hoạt động thông tin, báo chí, mạng xã hội liên quan đến công tác phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh.
9. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: Bố trí nhân lực, vật lực phối hợp với ngành Y tế và Công an tổ chức đảm bảo an ninh trật tự tại các khu vực điều trị bệnh nhân Covid-19.
10. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
- Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ biên giới, địa bàn, đường mòn, lối mở trên tuyến biên giới; kiểm tra kiểm soát xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu; đấu tranh có hiệu quả với các hoạt động xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, duy trì tốt an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trên địa bàn khu vực biên giới.
- Làm tốt công tác phối hợp với y tế địa phương trong tiếp nhận, cách ly và xử lý các trường hợp nhập cảnh và nhập cảnh trái phép vào Việt Nam theo đúng quy định; triển khai tốt các biện pháp đảm bảo công tác phòng, chống dịch cho cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch trên biên giới.
- Phối hợp chặt chẽ với lực lượng bảo vệ biên giới Campuchia trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.
- Tổ chức lực lượng tham gia truy vết, lấy mẫu và tiêm vắc xin khi có đề nghị của ngành Y tế.
- Tăng cường kiểm tra các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế về công tác phòng chống dịch. Các doanh nghiệp phải kích hoạt các phương án phòng, chống dịch theo từng cấp độ dịch.
- Hướng dẫn các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu kinh tế triển khai công tác vừa phòng, chống dịch Covid-19 vừa đảm bảo sản xuất.
12. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Chuẩn bị đầy đủ nhân lực, cơ sở vật chất cho việc dự phòng, cách ly, điều trị theo phương châm “4 tại chỗ”, sẵn sàng đáp ứng mọi tình huống của dịch bệnh.
- Thiết lập các khu cách ly, điều trị bệnh nhân Covid-19 mức độ nhẹ, phân loại nguy cơ trung bình trên địa bàn quản lý đáp ứng năng lực thu dung, điều trị theo Phụ lục phân tầng cơ sở điều trị kèm theo Phương án này.
- Đẩy mạnh phương án quản lý, điều trị F0 tại nhà, tăng cường hoạt động của Trạm Y tế lưu động.
- Rà soát, bổ sung phương án thu dung và điều trị F0 theo mô hình tháp 3 tầng điều trị của Sở Y tế, có thể thành lập một số cơ sở điều trị F0 mới phù hợp, linh hoạt, hiệu quả.
- Dựa trên đánh giá cấp độ dịch hằng tuần (lấy cấp xã là địa bàn chính để chống dịch) để quyết định các biện pháp giãn cách phòng, chống dịch phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương.
- Vận động, truyền thông, khuyến khích, hướng dẫn người dân chủ động tự thực hiện test nhanh và thực hiện các biện pháp tiếp theo nếu phát hiện dương tính.
- Chủ động, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, thủ tục liên quan theo quy định để mua sắm các trang thiết bị, vật tư, phương tiện phòng hộ cá nhân cho Bệnh viện dã chiến cấp huyện khi có chỉ đạo của UBND tỉnh.
13. Đề nghị Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh
Chỉ đạo các tổ chức thành viên Mặt trận tích cực, chủ động phối hợp với ngành Y tế và chính quyền các cấp phổ biến, tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức để thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19; huy động lực lượng tình nguyện tham gia phòng, chống dịch; phát huy vai trò, trách nhiệm của mỗi người dân trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe của mình và cộng đồng.
14. Các Sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, chủ động phối hợp với ngành Y tế để triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.
PHỤ LỤC
PHÂN
TẦNG CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN COVID-19 ĐỐI VỚI TÌNH HUỐNG KHI SỐ CA BỆNH
COVID-19 ĐANG ĐIỀU TRỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC TỪ 10.000 CA ĐẾN 20.000 CA
(Kèm theo Quyết định số 3220/QĐ-UBND
ngày 25/12/2021 của UBND tỉnh Bình Phước)
STT |
Tên cơ sở (tầng điều trị) |
Giường bệnh ICU: nặng, nguy kịch; có bệnh nền vượt quá khả năng điều trị của tuyến dưới (5,5%) |
Số giường bệnh mức độ nặng (1%) |
Số giường bệnh mức độ trung bình có bệnh nền không ổn định (2%) |
Số giường bệnh không triệu chứng, nhẹ có kèm bệnh lý nền ổn định; F0 mức độ trung bình (20%) |
Số điều trị tại nhà, khu lưu trú doanh nghiệp (71,5%) Khoảng 14.300 ca |
Tổng số |
|
Tại nhà (67%) |
Tại doanh nghiệp (33%) |
|||||||
|
I. Tầng 3: |
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Bệnh viện dã chiến K72 |
700 |
264 |
|
|
|
|
964 |
2 |
Trung tâm Hồi sức tích cực tại Bệnh viện dã chiến huyện Đồng Phú |
100 |
50 |
|
|
|
|
150 |
|
II. Tầng 2: |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Bệnh viện dã chiến số 01 |
|
|
60 |
150 |
|
|
210 |
4 |
Bệnh viện dã chiến số 02 (tại Plaza An Lộc, thị xã Bình Long) |
|
|
272 |
1.037 |
|
|
1.309 |
5 |
Bệnh viện dã chiến thành phố Đồng Xoài |
|
|
60 |
120 |
|
|
180 |
6 |
Khu điều trị bệnh nhân Covid-9 trong lực lượng Công an nhân dân |
|
|
|
15 |
|
|
15 |
7 |
Khu điều trị dã chiến Covid-19 cho các can phạm nhân |
|
|
10 |
40 |
|
|
50 |
8 |
Khu điều trị Ban Bảo vệ Chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh |
|
|
10 |
20 |
|
|
30 |
9 |
Trung tâm Y tế thị xã Phước Long |
|
|
30 |
20 |
|
|
50 |
10 |
Bệnh viện dã chiến thị xã Phước Long |
|
|
50 |
150 |
|
|
200 |
11 |
Khu điều trị thị xã Bình Long |
|
|
10 |
30 |
|
|
40 |
12 |
Khu điều trị tại Trường mầm non Sao Mai (Lộc Ninh) |
|
|
40 |
90 |
|
|
130 |
13 |
Sở Y tế phối hợp UBND huyện Lộc Ninh tham mưu UBND tỉnh xem xét cụ thể việc thành lập, vận hành Bệnh viện dã chiến tại Trung tâm Y tế huyện Lộc Ninh |
|
|
40 |
130 |
|
|
170 |
14 |
Khu điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Hớn Quản |
|
|
25 |
45 |
|
|
70 |
15 |
Khu điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Chơn Thành |
|
|
20 |
50 |
|
|
70 |
16 |
Sở Y tế phối hợp UBND huyện Bù Đốp tham mưu UBND tỉnh xem xét cụ thể việc thành lập, vận hành Bệnh viện dã chiến tại Trung tâm Y tế huyện Bù Đốp |
|
|
|
150 |
|
|
150 |
17 |
Khu điều trị tại Trường Tiểu học Thanh Hòa (Bù Đốp) |
|
|
|
80 |
|
|
80 |
19 |
Sở Y tế phối hợp UBND huyện Bù Gia Mập tham mưu UBND tỉnh xem xét cụ thể việc thành lập, vận hành Bệnh viện dã chiến tại Trung tâm Y tế huyện Bù Gia Mập |
|
|
|
50 |
|
|
50 |
20 |
Trạm Y tế xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập |
|
|
|
20 |
|
|
20 |
21 |
Trung tâm Y tế huyện Bù Đăng |
|
|
|
25 |
|
|
25 |
22 |
Khu điều trị F0 không triệu chứng tại Trung tâm GDNN-GDTX huyện Bù Đăng |
|
|
|
100 |
|
|
100 |
23 |
Khu điều trị tại BVĐK cao su Phú Riềng |
|
|
|
100 |
|
|
100 |
24 |
Bệnh viện Đa khoa cao su Đồng Phú |
|
|
|
10 |
|
|
10 |
25 |
Sở Y tế phối hợp UBND huyện Lộc Ninh tham mưu UBND tỉnh xem xét cụ thể việc thành lập, vận hành Bệnh viện dã chiến tại Bệnh viện Đa khoa cao su Lộc Ninh |
|
|
|
60 |
|
|
60 |
26 |
Bệnh viện đa khoa cao su Bình Long |
|
|
|
20 |
|
|
20 |
27 |
Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Phước |
|
|
|
30 |
|
|
30 |
28 |
Cơ sở thu dung, điều trị tập trung số 1 huyện Đồng Phú |
|
|
|
150 |
|
|
|
29 |
BVDC tại Trung tâm Văn hóa Thể thao huyện Chơn Thành |
|
|
|
1.000 |
|
|
|
|
III. Tầng 1 |
|
|
|
|
|
|
|
30 |
Tại Trung tâm thanh thiếu nhi thị xã Bình Long |
|
|
|
70 |
|
|
70 |
31 |
Tại Trường Tiểu học Tân phú (cũ), huyện Đồng Phú |
|
|
|
50 |
|
|
50 |
32 |
Tại Sở CH Biên phòng (cũ), huyện Lộc Ninh |
|
|
|
118 |
|
|
118 |
33 |
Tại Trường THPT Lộc Thái (cũ) |
|
|
|
250 |
|
|
250 |
34 |
Tại Trụ sở Hải quan Hoàng Diệu (cũ), huyện Bù Đốp |
|
|
|
30 |
|
|
30 |
35 |
Tại Nhà thiếu nhi huyện Bù Đốp |
|
|
|
60 |
|
|
60 |
36 |
Tại Trường tiểu học Thanh Hòa (cũ), huyện Bù Đốp |
|
|
|
30 |
|
|
30 |
37 |
Tại Trường Mầm non Đăk Ơ (cũ), huyện Bù Gia Mập |
|
|
|
46 |
|
|
46 |
38 |
Tại Trường THCS Phú Nghĩa (cũ) |
|
|
|
40 |
|
|
40 |
39 |
Tại Trụ sở Chi cục thuế huyện Bù Gia Mập (cũ) |
|
|
|
106 |
|
|
106 |
40 |
Tại Hội trường TT-VH huyện Bù Gia Mập |
|
|
|
62 |
|
|
62 |
41 |
Tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao thuộc Công ty Cao su Phú Riềng |
|
|
|
200 |
|
|
200 |
42 |
Tại Trường Tiểu học Bom Bo (cũ), huyện Bù Đăng |
|
|
|
220 |
|
|
220 |
43 |
Tại Trường Cao đẳng Bình Phước (Tp. Đồng Xoài) |
|
|
|
200 |
|
|
200 |
44 |
Tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên thị xã Phước Long |
|
|
|
42 |
|
|
42 |
45 |
Tại Đồi Bằng Lăng, thị xã Phước Long |
|
|
|
40 |
|
|
40 |
46 |
Tại Nông trường cao su Phước Long |
|
|
|
40 |
|
|
40 |
47 |
Tại Chi cục thuế huyện Hớn Quản |
|
|
|
50 |
|
|
50 |
48 |
Tại Nhà thi đấu đa năng huyện Bù Đốp |
|
|
|
108 |
|
|
108 |
49 |
Tại Khu lưu trú trong Khu công nghiệp Đồng Xoài II |
|
|
|
|
|
1.000 |
|
50 |
Tại Khu lưu trú trong Khu công nghiệp Bắc Đồng Phú |
|
|
|
|
|
1.000 |
|
51 |
Tại Khu lưu trú trong Khu công nghiệp Minh Hưng |
|
|
|
|
|
1.000 |
|
|
Quản lý, điều trị tại nhà/doanh nghiệp |
|
|
|
|
|
|
|
52 |
Quản lý, điều trị tại doanh nghiệp |
|
|
|
|
|
1.719 |
|
53 |
Quản lý, điều trị tại nhà |
|
|
|
|
9.581 |
|
|
|
Tổng cộng: |
800 |
314 |
627 |
5.454 |
9.581 |
4.719 |
21.495 |