Quyết định 320-CP năm 1978 về việc thành lập Hội đồng tiêu hủy tiền ngân hàng cũ do Hội đồng Chính phủ ban hành
Số hiệu | 320-CP |
Ngày ban hành | 15/12/1978 |
Ngày có hiệu lực | 30/12/1978 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Hội đồng Chính phủ |
Người ký | Phạm Hùng |
Lĩnh vực | Tiền tệ - Ngân hàng |
HỘI ĐỒNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 320-CP |
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 1978 |
VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG TIÊU HỦY TIỀN NGÂN HÀNG CŨ
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ vào Luật tổ chức Hội đồng
Chính phủ ngày 14-7-1960;
Căn cứ quyết định của Hội đồng Chính phủ số 87- CP ngày 25-4-1978 về việc thống
nhất tiền tệ trong cả nước, phát hành tiền Ngân hàng mới, thu đổi tiền Ngân
hàng cũ ở miền Bắc và miền Nam;
Theo đề nghị của đồng chí Bộ trưởng Bộ Tài chính và đồng chí Tổng giám đốc ngân
hàng Nhà nước,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. –
Nay thành lập ở trung ương và ở các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương Hội đồng tiêu hủy các loại tiền Ngân hàng cũ (ở miền Bắc và miền
Điều 2. – Hội đồng tiêu hủy các loại tiền trên đây ở trung ương có nhiệm vụ:
1. Nắm cụ thể và kiểm tra tình hình tiền Ngân hàng cũ, tiền rách nát và tiền không còn giá trị lưu hành ở trung ương và ở các cấp;
2. Chỉ đạo và kiểm tra việc tiêu hủy tiền Ngân hàng cũ, tiền rách nát, tiền không còn giá trị lưu hành ở các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương;
3. Trực tiếp tổ chức việc tiêu hủy tiền Ngân hàng cũ, tiền rách nát, tiền không còn giá trị lưu hành ở ngân hàng trung ương;
4. Tổng hợp tình hình và quyết toán toàn bộ số tiền đã tiêu hủy ở trung ương và các địa phương để báo cáo với Chính phủ.
Điều 3. – Hội đồng tiêu hủy các loại tiền nói trên đây ở các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ:
1. Nắm và kiểm tra tình hình tiền Ngân hàng cũ thu về trong thu đổi, tiền rách nát, tiền không còn giá trị lưu hành ở địa phương;
2. Trực tiếp tổ chức việc tiêu hủy tiền Ngân hàng cũ, tiền rách nát, tiền không còn giá trị lưu hành ở địa phương theo sự chỉ đạo của Hội đồng tiêu hủy tiền Ngân hàng cũ ở trung ương;
3. Tổng hợp tình hình và quyết toán từng đợt tiêu hủy tiền Ngân hàng cũ, tiền rách nát và tiền không còn giá trị lưu hành ở địa phương để báo cáo với trung ương.
Điều 4. – Thành phần của Hội đồng tiêu hủy các loại tiền nói trên đây ở trung ương gồm:
- Đồng chí Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng Bộ Tài chính, làm chủ tịch Hội đồng;
- Đồng chí Bộ trưởng hoặc thứ trưởng Bộ Nội vụ, làm ủy viên;
- Đồng chí Tổng giám đốc hoặc Phó tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước, làm ủy viên;
- Đồng chí Viện trưởng hoặc Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, làm ủy viên.
Danh sách các thành viên của Hội đồng tiêu hủy các loại tiền nói trên đây ở trung ương sẽ do Thủ tướng Chính phủ chỉ định.
Điều 5. – Thành phần của Hội đồng tiêu hủy các loại tiền nói trên đây ở các tỉnh, thành phố gồm:
- Đồng chí Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố làm chủ tịch Hội đồng;
- Đồng chí Giám đốc hoặc Phó giám đốc Sở, Trưởng Ty hoặc Phó trưởng Ty tài chính, làm ủy viên;
- Đồng chí Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Sở, Trưởng ty hoặc Phó trưởng ty công an, làm ủy viên;
- Đồng chí Giám đốc hoặc Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, làm ủy viên;
- Đồng chí Viện trưởng hoặc Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố, làm ủy viên.
Danh sách các thành viên của Hội đồng tiêu hủy các loại tiền nói trên đây ở tỉnh, thành phố sẽ do đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ định.
Điều 6. - Hội đồng tiêu hủy các loại tiền nói trên đây ở trung ương làm việc tại trụ sở Ngân hàng trung ương và dùng con dấu của Bộ Tài chính. Hội đồng tiêu hủy tiền Ngân hàng cũ ở tỉnh, thành phố làm việc tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố và dùng con dấu của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố. Cán bộ và nhân viên giúp việc lấy từ ba ngành tài chính, ngân hàng, nội vụ.