Quyết định 3188/2005/QĐ-BTM sửa đổi quy chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của Việt Nam - mẫu D để hưởng các ưu đãi theo "Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) để thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)" do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành

Số hiệu 3188/2005/QĐ-BTM
Ngày ban hành 30/12/2005
Ngày có hiệu lực 21/01/2006
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Thương mại
Người ký Phan Thế Ruệ
Lĩnh vực Thương mại,Xuất nhập khẩu,Sở hữu trí tuệ

BỘ THƯƠNG MẠI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 3188/2005/QĐ-BTM

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2005 


QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUY CHẾ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN  XUẤT XỨ HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM - MẪU D ĐỂ HƯỞNG CÁC ƯU ĐÃI THEO “HIỆP ĐỊNH VỀ CHƯƠNG TRÌNH ƯU ĐÃI THUẾ QUAN CÓ HIỆU LỰC CHUNG (CEPT) ĐỂ THÀNH LẬP KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN (AFTA)”

BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI

Căn cứ Nghị định số 29/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thương mại;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu,

QUYẾT ĐỊNH: 

Điều 1. Bổ sung Phụ lục 8 của Quyết định số 1420/2004/QĐ-BTM ngày 04/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc ban hành sửa đổi, bổ sung quy chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của Việt Nam - mẫu D để hưởng các ưu đãi theo “Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) để thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)” về Quy tắc xuất xứ áp dụng đối với mặt hàng gỗ và nhôm

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan thuộc Bộ Thương mại chịu trách nhiệm thi hành và hướng dẫn thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:

- Ủy ban QGHTKTQT
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Bộ trưởng, Thứ trưởng Bộ TM
- UBND các Tỉnh, TP trực thuộc TƯ
- Tòa án nhân dân Tối cao
- Viện kiểm sát nhân dân Tối cao
- Cơ quan TƯ của các đoàn thể
- Các Sở Thương mại
- Các phòng Quản lý XNK khu vực, Tổ chức Giám định hàng hóa XNK
- Các Ban quản lý KCN-KCX
- Công báo
- Vụ PC, CSTMĐB, CA-TBD, Ban CNTT (lên Web), VP đưa các báo, phương tiện TTĐC
- Lưu: VT, XNK.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG



 
Phan Thế Ruệ

 

Bổ sung Phụ lục 8 như sau:

Phụ Lục 8:

QUY TẮC XUẤT XỨ DÙNG CHO HIỆP ĐỊNH CEPT ÁP DỤNG ĐỐI VỚI MẶT HÀNG GỖ VÀ NHÔM TIÊU CHÍ CHUYỂN ĐỔI CƠ BẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3188/2005/QĐ-BTM  ngày 30 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Thương mại)

A. QUY ĐỊNH CHUNG:

Quy tắc 1: Nước sản xuất là nơi quy trình chuyển đổi cơ bản cuối cùng được thực hiện để tạo nên một sản phẩm mới. Nguyên phụ liệu trải qua quá trình chuyển đổi cơ bản tại một nước được coi là sản phẩm của nước đó.

Quy tắc 2: Một sản phẩm có quy trình sản xuất diễn ra ở hai hoặc nhiều nước thì nước xuất xứ là nơi diễn ra quy trình chuyển đổi cơ bản hoặc chế biến để tạo ra một sản phẩm mới.

Quy tắc 3: Một sản phẩm được coi là đã trải qua quy trình chuyển đổi cơ bản nếu nó được biến chuyển qua sản xuất hoặc chế biến để tạo ra một sản phẩm thương mại mới.

Quy tắc 4: Một sản phẩm thương mại mới khi trải qua quá trình sản xuất hoặc gia công nếu có sự thay đổi sau:

(i) Đặc tính hay kiểu dáng thương mại

(ii) Đặc điểm cơ bản

(iii) Mục đích sử dụng về thương mại

B. ĐỐI VỚI SẢN PHẨM GỖ:

1. Sản phẩm gỗ áp dụng theo quy định này là sản phẩm có mã số HS như sau:

(i) Các mã số HS thuộc Chương 44

(ii) Các mã số HS từ 94.01 đến 94.03 và 94.06

2. Khi quyết định sản phẩm gỗ đã trải qua quy trình chuyển đổi cơ bản hay không phải tuân thủ theo các điều kiện sau đây:

2.1. Thay đổi cơ bản đối với nguyên vật liệu sau quá trình sản xuất hoặc chế biến theo nguyên tắc thay đổi phân nhóm hàng hóa trong Biểu thuế quan (mã HS 6 số).

2.2. Những sản phẩm không được coi là có xuất xứ ASEAN nếu chúng chỉ trải qua bất kỳ trong những công đoạn sau:

[...]