BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
3178/QĐ-BGTVT
|
Hà
Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NÂNG CẤP
TUYẾN KÊNH CHỢ GẠO
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Nghị định số
51/2008/NĐ-CP ngày 22/04/2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ
cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của
Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng; Nghị định 49/2008/NĐ-CP
ngày 18/4/2008 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
209/2004/NĐ-CP;
Căn cứ nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của
Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; nghị định số
03/2008/NĐ-CP ngày 07/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều
của nghị định số 99/2007/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004
của Chính phủ về việc bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ về quy định bổ
sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền
sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
Căn cứ Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung
về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư;
Căn cứ văn bản số 1319/TTg-KTN ngày 13/08/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc
cho phép áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với một số gói thầu tư vấn thuộc Dự
án “Nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo”;
Căn cứ thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của
Bộ Xây dựng Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 14/5/2009 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn điều
chỉnh dự toán xây dựng công trình;
Căn cứ quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng về việc Công bố
Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Quyết định số 2013/QĐ-BGTVT ngày 16/7/2008 của
Bộ trưởng Bộ GTVT về việc Giao nhiệm vụ chủ đầu tư và cho phép tiến hành lập dự
án đầu tư “Nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo”;
Căn cứ Quyết định số 1776/QĐ-BTNMT ngày 11/09/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc phê duyệt Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án
“Nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo” từ ngã ba sông Vàm Cỏ đến ngã ba sông Tiền;
Xét đề nghị của Cục ĐTNĐ Việt
Nam tại tờ trình số 1565/CĐTNĐ-DANN ngày 09/10/2009 trình thẩm định và phê duyệt
dự án đầu tư “Nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo”; văn bản số 1621/CĐTNĐ-DANN ngày
20/10/2009 về giải trình các ý kiến tham gia góp ý Báo cáo cuối cùng dự án đầu
tư “Nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo” và văn bản số 1680/CĐTNĐ-DANN ngày 30/10/2009
về việc trình cập nhật tổng mức đầu tư dự án “Nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo”;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình “Nâng cấp tuyến
kênh Chợ Gạo” với các nội dung chủ yếu sau:
1. Tên dự án:
Nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo.
2. Chủ đầu tư: Cục
Đường thủy nội địa Việt Nam.
Đại diện Chủ đầu tư: Ban Quản lý các dự án đường thủy
3. Tổ chức tư vấn lập dự án và thiết kế cơ sở: Liên danh Công ty Cổ phần Tư vấn Công trình thủy Bộ (SUDEWAT) - Công
ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Phú Hà - Trung tâm Khoa học công nghệ và Bảo
vệ môi trường GTVT.
4. Chủ nhiệm lập dự án: Kỹ sư Thân Trọng Tùng.
5. Mục tiêu đầu tư xây dựng: Đầu tư nâng cấp, ổn định tuyến kênh Chợ Gạo, khắc phục triệt để vấn đề
quá tải và ùn tắc tàu thuyền nhằm tăng khả năng thông qua, đáp ứng kịp thời nhu
cầu vận tải thủy trên tuyến hiện tại và lâu dài.
6. Địa điểm đầu tư: Tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang.
7. Diện tích sử dụng đất: Tổng diện tích đất thu hồi bởi Dự án khoảng 230ha.
8. Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng:
- Nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo đoạn từ
ngã ba sông Vàm Cỏ đến ngã ba sông Tiền đạt tiêu chuẩn cấp II kỹ thuật đường thủy
nội địa.
- Hướng tuyến bắt đầu từ điểm đầu tại km0+000 (vị trí rạch Tràm) đến điểm
cuối tại km27+200 (ngã ba sông Tiền). Tổng chiều dài tuyến 27,2km, chia làm 3
đoạn:
+ Đoạn Rạch Lá dài 8,8km, từ km0+000 đến km8+800;
+ Đoạn Chợ Gạo dài 11,6m từ km8+800 đến km20+400;
+ Đoạn rạch Kỳ Hôn dài 6,8km từ km 20+400 đến km 27+200.
- Nạo vét
mở rộng mặt cắt ngang lòng kênh kết hợp giải pháp chỉnh trị sông, xây kè bảo vệ
bờ chống xói lở; GPMB và tái định cư; đầu tư tuyến đường dân sinh, xây dựng khu
cứu hộ đường thủy.
- Trên đoạn Kỳ Hôn và kênh Chợ Gạo mở rộng về phía bờ Nam,
cắt cong 02 khúc cua gấp trên đoạn Rạch Lá; chiều rộng đáy chạy tàu B=80m, bán
kính cong tối thiểu Rmin=500m, chiều dài tối thiểu đoạn thẳng chuyển tiếp giữa
hai đoạn cong trái chiều Lmin=500m, độ sâu chạy tàu H = 4m.
- Đầu tư xây dựng tuyến
kè hai bờ tuyến kênh Chợ Gạo ngăn chặn sự xói lở do sóng tàu và dòng chảy làm bồi
lắng trở lại lòng kênh đồng thời kết hợp bảo vệ các công trình công cộng và dân
sinh dọc hai bờ kênh, phù hợp với cảnh quan, môi trường xung quanh.
- Xây dựng khu cứu hộ
đường thuỷ hiện đại đồng bộ bao gồm một trung tâm điều hành đường thủy, nhà điều
hành, đường nội bộ, cầu tầu dài 30m, sân huấn luyện cứu hộ, các công trình phụ
trợ; đầu tư tàu và trang thiết bị cứu hộ.
- Xây dựng đường dân sinh với chiều dài khoảng 22,65km,
chia làm hai loại.
+ Đường dân sinh loại 1: Áp dụng cho đoạn Chợ Gạo dài
19,4km. Thiết kế đạt tiêu chuẩn cấp V đồng bằng.
+ Đường dân sinh loại 2: Áp dụng cho đoạn Rạch Lá và rạch Kỳ
Hôn có tổng chiều dài 3,25km. Thiết kế đạt tiêu chuẩn đường giao thông nông
thôn loại B.
- Đầu tư xây dựng mới hệ
thống phao tiêu báo hiệu luồng và an toàn đường thủy dọc tuyến kênh dài 28km
phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật đường thuỷ nội địa.
9.
Phương án xây dựng
9.1 Kích thước cơ bản
luồng tàu:
- Chiều rộng đáy chạy
tàu:
Bct = 80m.
- Độ sâu chạy
tàu:
H = 4m.
- Bán kính cong tối thiểu
của luồng: Rmin=500m.
- Độ mở rộng luồng tại
đoạn cong: DB =
10m.
- Tĩnh
không:
T = 9m.
* Cao độ đáy luồng thiết
kế theo hệ cao độ quốc gia
Thay đổi dọc theo 03 trạm
đo H1, H2, H3 như sau:
- Trạm H1:
CĐĐLTK
-5,50m.
- Trạm H2:
CĐĐLTK
-5,70m.
- Trạm H3:
CĐĐLTK
-5,85m.
9.2 Tuyến luồng nạo vét:
a) Đoạn Rạch Lá (bản vẽ CG-NV-14 đến CG-NV-19).
- Tuyến luồng được nắn bằng hai đoạn kênh đào cắt 02 đoạn
cong gấp (đoạn từ km5+100 đến km6+000; đoạn từ km7+500 đến km8+500) nhằm đảm bảo
tiêu chuẩn bán kính cong tối thiểu Rmin=500m.
- Tổng chiều dài nạo vét 8,8km (từ km0+000 đến km8+800);
chiều rộng đáy chạy tàu B=90m. Cao độ đáy nạo vét điểm đầu tuyến -5,85m, cuối
tuyến -5,8m.
- Mái kênh được chia làm hai phần:
+ Phần dưới MNCT, có m=7; phần trên MNCT có m=2;
+ Tại cao trình MNCT được đặt bậc cơ rộng 10m không gia cố.
b) Đoạn Chợ Gạo (bản vẽ CG-NV-06 đến CG-NV-13).
- Tổng chiều dài nạo vét 11,6km (từ km8+800 đến km20+400).
- Chiều rộng đáy chạy tàu B=80m. Cao độ đáy nạo vét điểm đầu
tuyến -5,80m, điểm cuối tuyến -5,7m.
- Mái kênh được chia làm 02 phần:
+ Phần dưới MNCT có m=5; phần trên MNCT có m=2;
+ Tại cao trình MNCT được đặt bậc cơ rộng 10m không gia cố.
c) Đoạn Rạch Kỳ Hôn (bản vẽ CG-NV-01 đến CG-NV-05).
- Tổng chiều dài nạo vét 6,8km (từ km20+400 đến km27+200).
- Chiều rộng đáy chạy tàu B=80m. Cao độ đáy nạo vét điểm đầu
tuyến -5,7m, điểm cuối tuyến -5,5m.
- Mái dốc kênh m=5 từ đáy đến đỉnh bờ kênh.
d) Tổng khối lượng nạo vét: 10,19 triệu m3.
9.3 Công trình bảo vệ bờ (bản vẽ CG-KB-01 đến CG-SCKB-01)
Gồm các loại: G1A, G1A*, G1B, G3A, G4. G5.
- Kè G1A: Bảo vệ bờ bằng thảm thực vật và chống xói lở tại cao trình
+0,0 đến cao trình +2,0, phía ngoài là hàng cọc cừ tràm dài 4,5m, đường kính
8¸10cm, 7 cọc/mdài, gia cường thêm hàng cọc cừ tràm chống xiên với mật độ 2cọc/mdài;
- Kè G1A* tương tự G1A trồng cây bổ sung bờ bắc đoạn Kỳ Hôn;
- Kè G1B: chân khay kè bằng khối bê tông có kích thước 0,7x1,5x1,5m
trên nền cọc tràm đóng 25cọc/m2., mái kè m=2 được bảo vệ bằng khối
bê tông M300 dày 25cm đặt trên lớp đá dăm 4x6 dày 15cm và vải địa kỹ thuật. Bê
tông khóa mái dày 25cm từ cao độ trung bình +2,8m đến đỉnh kè có cao độ +3,0m.
- Kè G3A: kết cấu tường đứng
cừ BTCT ứng suất trước M400 dài 15m kết hợp lăng thể đá hộc giảm tải;
- Loại kè
G4: dạng mái nghiêng kết cấu thảm đá kích thước 3x2x0,25m trên lớp đá dăm 4x6
dày 15cm và vải địa kỹ thuật. Chân khay bằng rọ đá 1x1x2m;
- Loại kè G5: đầu tư duy tu sửa
chữa kè mái nghiêng bằng thảm đá, thay thế các thảm đá bị hư hỏng do tàu neo đậu.
* Khối lượng công trình bảo vệ bờ
TT
|
Loại
công trình bảo vệ bờ
|
Đoạn
Rạch Lá (m)
|
Đoạn
kênh Chợ Gạo (m)
|
Đoạn
Kỳ Hôn (m)
|
Tổng
cộng (m)
|
1
|
G1A*
|
|
|
5.270
|
5.270
|
2
|
G1A
|
|
|
7.860
|
7.860
|
3
|
G1B
|
5.310
|
19.360
|
830
|
25.500
|
4
|
G3A
|
|
1.135
|
|
1.135
|
5
|
G4
|
4.520
|
|
|
4.520
|
6
|
G5
|
|
2570
|
|
2.570
|
|
Tổng
cộng (m)
|
9.830
|
2.3065
|
13.960
|
46.855
|
9.4 Khu cứu hộ đường thủy (bản vẽ CG-CH-01 đến CG-CH-16)
- Kích thước của khu cứu hộ đường thủy dài 230m, rộng 70m,
có khả năng chứa 03 tàu 1.000T neo đậu hay sửa chữa, được đào sâu vào bờ với
cùng cao độ đáy của tuyến luồng.
Bao gồm:
- Cầu chính: dạng dầm bản trên nền cọc BTCT tiết diện
40x40cm; hệ thống dầm ngang, dọc BTCT M300 kích thước 60x60cm; bản mặt cầu bằng
BTCT M300 dày 30cm.
+ Chiều dài 30,0m, rộng 8,0m.
+ Cao trình đỉnh: +3,0m, cao trình đáy khu nước -5,72m.
- Cầu dẫn hệ dầm bản trên nền cọc BTCT tiết diện
40x40cm.
+ Chiều dài cầu dẫn: 29,4m, chiều rộng 4,0m; cao trình đỉnh
+3,0m.
- Trụ neo gồm bệ BT M300, kích thước bệ dưới 2,0x2,0x0,8m;
bích neo bằng thép ống đường kính ngoài F300mm, dày 10mm.
- Nhà văn phòng 02 tầng, mái BTCT, tổng diện tích mặt sàn
768,8m2 (bản vẽ CG-CH-06, 07, 08, 09, 10).
- Hệ thống đường bãi nội bộ:
+ Đường nội bộ: Rộng 4m tải trọng xe thiết kế H10, gồm các
lớp mặt đường BTXM M250, đá dăm cấp phối loại 1, đá dăm cấp phối loại 2, cát
san gạt lu lèn đạt k=95%.
+ Bãi nội bộ: Trong khuôn viên khu nhà điều hành có kết cấu
bằng gạch block tự chèn trên nền cát đệm.
- Cổng, tường rào; nhà thường trực:
+ Cổng gồm cổng chính rộng 5,2m (2 cánh) và cổng phụ rộng
1,5m. Tường rào xây bảo vệ toàn hạng mục dài 1.000m. Nhà thường trực có diện
tích sử dụng 24m2.
9.5 Đường dân sinh (bản vẽ CG-ĐDS-01 đến CG-ĐDS-09)
Tổng chiều dài đường, cầu và cống dân
sinh là 22,65km.
- Đường dân sinh loại 1: Thiết kế đạt tiêu chuẩn cấp V đường
đồng bằng. Loại 1 áp dụng cho đoạn Chợ Gạo dài 19,4km.
+ Chiều rộng nền đường Bnền=9,5 m; Chiều
rộng mặt đường Bmặt=5,5 m; Chiều rộng lề: Blề = 1,5+2,5m = 4,0m.
+ Cấu tạo kết cấu áo đường từ trên xuống
dưới: Mặt thấm nhập nhựa; Cấp phối đá dăm loại 1; đá dăm loại 2; đất đắp đầm chặt
K=98%.
- Đường dân sinh loại 2: Thiết kế đạt tiêu chuẩn đường giao
thông nông thôn loại B. Loại 2 áp dụng cho đoạn Rạch Lá và rạch Kỳ Hôn có tổng
chiều dài 3,25km, bao gồm 05 đoạn nhỏ:
+ Đoạn Thanh Vĩnh Đông dài 1,0km; đoạn
Đồng Sơn dài 0,95km; đoạn Hòa Định dài 0,1km; đoạn Xuân Đông 1 dài 0,9km.
+ Chiều rộng nền đường Bnền=6,0m; chiều
rộng mặt đường Bmặt=3,0 m; chiều rộng lề: Blề=1,0+2,0m = 3,0m.
+ Cấu tạo kết cấu áo đường từ trên xuống
dưới: cấp phối đá dăm loại 2; đất đắp đầm chặt K=98%.
9.6 Hệ thống phao tiêu báo hiệu (bản vẽ CG-BH-00 đến CG-BH-26):
- Phao đèn có kết cấu bằng thép đường kính F1,4m; rùa neo
BTCT 2 tấn, xích F18.
- Trụ đèn báo hiệu ngã ba sông làm bằng dàn thép cao 18m có
báo hiệu ban ngày được đặt trên nền móng đơn gia cố cọc BTCT.
- Cột chướng ngại vật cao 8,0m được làm bằng thép ống trên
nền móng đơn BTCT hay cừ tràm tùy vị trí.
10. Loại, cấp công trình
- Công trình cấp II kỹ thuật đường thủy nội địa.
11. Giải phóng mặt bằng, tái định cư và rà phá bom
mìn, vật nổ
- Địa điểm phạm vi GPMB: Thuộc địa phận 2 tỉnh Long An và
Tiền Giang qua 3 huyện và 7 xã/thị trấn gồm: xã Thanh Vĩnh Đông, huyện Châu
Thành, tỉnh Long An; thị trấn Chợ Gạo, xã Bình Phan, Bình Phục Nhứt, Hòa Định,
Xuân Đông huyện Chợ Gạo, xã Đồng Sơn huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang. Diện
tích thu hồi đất bởi dự án khoảng 230ha; xây dựng 9 khu tái định cư tập trung
cùng với hoàn thiện cơ sở hạ tầng trong khu tái định cư, phân lô cho nhân dân tự
xây dựng nhà ở theo mẫu thiết kế chung.
- Chính sách bồi thường GPMB, hỗ trợ và tái định cư: Áp dụng
phù hợp với Khung chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn các
tỉnh Tiền Giang và Long An cùng các quy định hiện hành; tách GPMB thành các tiểu
dự án độc lập và giao cho UBND tỉnh Tiền Giang và Long An tổ chức thực hiện
theo văn bản số 1665/TTG-CN ngày 17/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ.
+ Khối lượng, kinh phí thực hiện GPMB và tái định cư được
xác định chính xác trong bước lập phương án chi tiết GPMB và tái định cư.
- Việc rà phá bom mìn, vật nổ: Thực hiện theo Quyết định số
96/2006/QĐ-TTg ngày 04/05/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý và thực
hiện công tác rà phá bom mìn và vật nổ.
- Chủ đầu tư lập và hoàn chỉnh thủ tục thỏa thuận tiểu dự
án giải phóng mặt bằng, tái định cư và rà phá bom mìn để bàn giao cho địa
phương và Bộ Quốc phòng triển khai thực hiện theo quy định.
12. Tổng mức đầu tư của dự án
Tổng mức đầu tư của dự án: 4.221.067.608.000
đồng
(Bốn nghìn, hai trăm hai mươi mốt tỷ, không trăm sáu mươi bảy triệu,
sáu trăm linh tám nghìn đồng)
Trong đó:
- Chi phí xây dựng (sau
thuế):
|
2.020.364.244.000
đồng
|
- Chi phí thiết bị (sau
thuế):
|
23.210.000.000
đồng
|
- Chi phí GPMB và tái định
cư:
|
1.267.261.376.000
đồng
|
- Chi phí QLDA:
|
18.369.387.000
đồng
|
- Chi phí tư vấn ĐTXD:
|
56.577.675.000
đồng
|
- Chi phí khác:
|
74.108.800.000
đồng
|
- Chi phí dự phòng:
|
761.176.126.000
đồng
|
+ Dự phòng cho phát sinh khối lượng 5%:
|
172.994.574.000
đồng
|
+ Dự phòng cho yếu tố trượt giá (tạm tính 17%):
|
588.181.552.000 đồng
|
(Có bảng chi tiết kèm theo)
|
13. Nguồn vốn đầu tư: Ngân sách Nhà nước.
14. Hình thức quản lý dự án
Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án và triển khai thực hiện
theo quy định hiện hành.
15. Tiến độ thực hiện dự án
- Khởi công xây dựng: năm 2011;
- Hoàn thành: năm 2014.
16. Các nội dung khác
Một số nội dung cần nghiên cứu chi tiết trong bước thiết kế kỹ thuật:
- Về mô hình toán: bổ sung số liệu đầu vào theo các thời điểm trong năm
ứng với mùa lũ, mùa kiệt để nghiên cứu, tính toán chi tiết thêm chế độ thủy lực,
thủy văn, mức độ xâm nhập mặn, phạm vi vùng giáp nước; tính toán với các kịch bản
mực nước biển dâng theo biến đổi khí hậu để xem xét sự ảnh hưởng của mực nước
biển tới chế độ thủy lực, thủy văn của tuyến luồng và cao độ các công trình bảo
vệ bờ nhằm phù hợp với Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí
hậu của Chính phủ;
- Số liệu khảo sát địa hình, địa chất cần thực hiện đầy đủ theo tiêu
chuẩn kỹ thuật để xác định chính xác vị trí và kết cấu phù hợp của các loại
công trình bảo vệ bờ chống xói lở dọc theo tuyến kênh; lượng phèn và các tạp chất
khác trong nước;
- Các gói thầu cần được phân chia hợp lý để đảm bảo tiến độ của Dự án;
trong mỗi gói thầu cần có biện pháp điều tiết giao thông thủy cụ thể, tránh ách
tắc trong quá trình triển khai nạo vét;
- Có kế hoạch quản lý, giám sát môi trường cụ thể, chi tiết trong quá
trình thi công;
- Giảm thiểu tối đa vận chuyển đất nạo vét bằng đường thủy để không ảnh
hưởng tiêu cực tới môi trường và ách tắc giao thông thủy; xem xét việc giải
phóng đền bù thêm diện tích để tập trung đổ đất nạo vét, thu hồi tài sản sau Dự
án. Đất nạo vét thu hồi có thể được giao cho Cục Đường bộ Việt Nam sử dụng làm
cơ sở hạ tầng hoặc giao chính quyền địa phương làm quỹ đất theo qui định;
- Tính toán, thống kê và thỏa thuận với Viện Qui hoạch thủy lợi Miền
Nam các công trình của Bộ NN&PTNT; phạm vi ảnh hưởng và hoàn trả các công
trình thủy lợi; tính đến phạm vi di chuyển các vùng cây ăn trái và các công
trình công cộng do ảnh hưởng từ việc triển khai Dự ¸n.
Điều 2. Tổ chức thực hiện.
- Cơ quan chủ quản: Bộ Giao thông vận tải.
- Cục Đường thủy nội địa Việt Nam thực hiện chức năng chủ đầu
tư triển khai các thủ tục tiếp theo theo quy định hiện hành.
Điều 3. Vụ trưởng các Vụ: KHĐT, Tài chính; Cục trưởng Cục
QLXD&CLCTGT, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và Thủ trưởng các
đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Thứ trưởng;
- Bộ KH&ĐT;
- Bộ Tài chính;
- UBND tỉnh Tiền Giang;
- UBND tỉnh Long An;
- Kho bạc Nhà nước TW;
- Kho bạc Nhà nước T.p Hồ Chí Minh;
- Ban QLCDAĐT;
- Lưu: VT, KHĐT (10).
|
BỘ
TRƯỞNG
Hồ Nghĩa Dũng
|