Quyết định 31/2015/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân các cấp với các cấp Hội Nông dân trong việc tham gia tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Số hiệu | 31/2015/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 20/08/2015 |
Ngày có hiệu lực | 30/08/2015 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thừa Thiên Huế |
Người ký | Phan Ngọc Thọ |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/2015/QĐ-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 20 tháng 08 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Cặn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Khiếu nại ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Luật Tố cáo ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Luật Tiếp công dân ngày 25 tháng 11 năm 2013;
Thực hiện Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phối hợp giữa các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp với các cấp Hội Nông dân Việt Nam trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân;
Xét đề nghị của Thanh tra tỉnh và Hội Nông dân tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân các cấp với các cấp Hội Nông dân trong việc tham gia tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ngành có liên quan; Chủ tịch Hội Nông dân các cấp; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế; Trưởng Ban Tiếp công dân tỉnh, Trưởng Ban Tiếp công dân các huyện, thị xã, thành phố Huế; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
phỐi hỢp giỮa các cƠ quan chuyên môn, Ủy
ban nhân dân các cẤp vỚi các cẤp HỘi Nông dân trong viỆc tham gia tiẾp công
dân, GIẢI QUYẾT khiẾu nẠi, tỐ cáo cỦa nông dân trên đỊa bàn tỈnh
(Ban hành kèm theo Quyết định số 31/2015/QĐ-UBND ngày 20 tháng 08 năm 2015 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)
Quy chế này quy định cơ chế phối hợp giữa các cấp chính quyền và cơ quan chức năng liên quan với các cấp Hội Nông dân trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân trên địa bàn tỉnh; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo; tư vấn pháp luật; góp ý xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân.
Quy chế này áp dụng đối với Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp với các cấp Hội Nông dân trong việc phối hợp tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân.
1. Việc phối hợp giữa Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp với các cấp Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh phải kịp thời, đúng pháp luật, nhằm bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của nông dân.
2. Xây dựng và ký kết Chương trình phối hợp thống nhất hành động giữa các cơ quan tạo nên sức mạnh tổng hợp tuyên truyền sâu rộng pháp luật đến từng hộ nông dân, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật, tạo nếp sống tự quản theo pháp luật trong từng cộng đồng dân cư; hạn chế thấp nhất tình trạng khiếu nại, tố cáo đông người vượt cấp tại các cơ quan Đảng và Nhà nước.
3. Tập trung giải quyết kịp thời các nội dung khiếu nại, tố cáo đúng pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nông dân; giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại, tố cáo đông người phức tạp phát sinh có liên quan đến nông dân.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/2015/QĐ-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 20 tháng 08 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Cặn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Khiếu nại ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Luật Tố cáo ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Luật Tiếp công dân ngày 25 tháng 11 năm 2013;
Thực hiện Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phối hợp giữa các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp với các cấp Hội Nông dân Việt Nam trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân;
Xét đề nghị của Thanh tra tỉnh và Hội Nông dân tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân các cấp với các cấp Hội Nông dân trong việc tham gia tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ngành có liên quan; Chủ tịch Hội Nông dân các cấp; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế; Trưởng Ban Tiếp công dân tỉnh, Trưởng Ban Tiếp công dân các huyện, thị xã, thành phố Huế; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
phỐi hỢp giỮa các cƠ quan chuyên môn, Ủy
ban nhân dân các cẤp vỚi các cẤp HỘi Nông dân trong viỆc tham gia tiẾp công
dân, GIẢI QUYẾT khiẾu nẠi, tỐ cáo cỦa nông dân trên đỊa bàn tỈnh
(Ban hành kèm theo Quyết định số 31/2015/QĐ-UBND ngày 20 tháng 08 năm 2015 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)
Quy chế này quy định cơ chế phối hợp giữa các cấp chính quyền và cơ quan chức năng liên quan với các cấp Hội Nông dân trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân trên địa bàn tỉnh; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo; tư vấn pháp luật; góp ý xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân.
Quy chế này áp dụng đối với Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp với các cấp Hội Nông dân trong việc phối hợp tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân.
1. Việc phối hợp giữa Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp với các cấp Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh phải kịp thời, đúng pháp luật, nhằm bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của nông dân.
2. Xây dựng và ký kết Chương trình phối hợp thống nhất hành động giữa các cơ quan tạo nên sức mạnh tổng hợp tuyên truyền sâu rộng pháp luật đến từng hộ nông dân, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật, tạo nếp sống tự quản theo pháp luật trong từng cộng đồng dân cư; hạn chế thấp nhất tình trạng khiếu nại, tố cáo đông người vượt cấp tại các cơ quan Đảng và Nhà nước.
3. Tập trung giải quyết kịp thời các nội dung khiếu nại, tố cáo đúng pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nông dân; giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại, tố cáo đông người phức tạp phát sinh có liên quan đến nông dân.
Điều 4. Trách nhiệm của các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh
1. Ủy ban nhân dân các cấp, các ngành khi giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của nông dân, chức năng, nhiệm vụ của Hội Nông dân phải thông báo và tạo điều kiện để Hội Nông dân cùng cấp tham gia ngay từ đầu.
2. Các ngành Thanh tra, Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin & Truyền thông, Tài chính trong chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Hội Nông dân cùng cấp trong quá trình tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến nông dân.
Điều 5. Phối hợp tham mưu thành lập Ban chỉ đạo; xây dựng và ký kết Chương trình phối hợp
Hội Nông dân các cấp phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan cùng cấp thực hiện các nội dung sau:
1. Tham mưu Ủy ban nhân dân cùng cấp thành lập Ban chỉ đạo để chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến nông dân theo Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
2. Phối hợp xây dựng và ký kết Chương trình phối hợp thực hiện Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ theo kế hoạch và hướng dẫn của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của từng địa phương; xác định các nội dung phối hợp cụ thể và trách nhiệm của các cấp hội, các cơ quan chức năng liên quan trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến nông dân.
Điều 6. Phối hợp trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Ủy ban nhân dân các cấp, chủ động phối hợp với Hội Nông dân cùng cấp, xây dựng Quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng gia đình văn hóa; thôn, làng, bản, khu phố văn hóa, để mọi mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ nông dân được hòa giải hoặc giải quyết ngay tại cơ sở; không để nông dân khiếu kiện vượt cấp lên trên hoặc phát sinh các vụ việc khiếu nại kéo dài, phức tạp.
2. Khi có nông dân khiếu kiện thì Ủy ban nhân dân phải mời Hội Nông dân cùng cấp để tiếp nông dân, nghe phản ánh, kiến nghị, tâm tư, nguyện vọng của nông dân trên cơ sở đó đề ra biện pháp hòa giải hoặc giải quyết theo quy định của pháp luật.
3. Khi giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến nông dân, các cấp chính quyền phải tạo điều kiện thuận lợi để Hội Nông dân tham gia giải quyết ngay từ đầu.
Điều 7. Phối hợp công tác tuyên truyền giáo dục phổ biến pháp luật
1. Ủy ban nhân dân các cấp hàng năm có kế hoạch phối hợp với Hộ nông dân cùng cấp đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, hội viên nông dân nhằm góp phần giữ vững, ổn định chính trị xã hội, hạn chế tình trạng khiếu nại, tố cáo tràn lan, vượt cấp; nâng cao chất lượng công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
2. Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật được thực hiện thông qua nhiều hình thức đa dạng, phong phú; qua các hoạt động tại Chi, Tổ hội, Câu lạc bộ, tổ chức nghề nghiệp của Hội Nông dân; thông qua việc vận động nông dân chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo; hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp, ...
3. Từng ngành, tổ chức hướng dẫn nội dung, đa dạng hóa các hình thức phổ biến, tuyên truyền chính sách pháp luật về đất đai, nhà ở, về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo...để cán bộ, hội viên nông dân nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật.
4. Các Trung tâm Tư vấn pháp luật, Trung tâm Trợ giúp pháp lý theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có kế hoạch tổ chức tư vấn, trợ giúp pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo cho nông dân và các hộ nông dân thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý miễn phí theo quy định.
1. Các cấp chính quyền, các ngành chức năng tạo điều kiện thuận lợi cho Hội Nông dân tham gia ngay từ đầu; chủ động thu thập thông tin, chứng cứ, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của người đang tranh chấp, các nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nông dân để có hướng hòa giải, đề xuất giải quyết tại cơ sở đúng pháp luật.
2. Lấy công tác hòa giải cơ sở làm biện pháp tiên quyết để giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp nhằm ngăn chặn khiếu kiện tràn lan vượt cấp; hạn chế phát sinh khiếu kiện hành chính.
3. Phối hợp tốt giữa các chi, tổ Hội Nông dân, các tổ chức thành viên Mặt trận tham gia hòa giải, giải quyết các tranh chấp phát sinh. Xem đây là một trong những cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động của cán bộ, hội viên và chất lượng của tổ chức cơ sở Hội Nông dân hàng năm.
Điều 9. Phối hợp giải quyết và kiến nghị biện pháp xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân
1. Khi nông dân có khiếu nại, tố cáo thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết phải chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan thuộc quyền phối hợp với Hội Nông dân cùng cấp tiến hành kiểm tra, thu thập thông tin, xác minh chứng cứ; kết luận, kiến nghị biện pháp giải quyết, tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận tố cáo của nông dân theo quy định của pháp luật.
2. Khi tiến hành xem xét, kết luận giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo có liên quan đến nông dân, thì các cơ quan chức năng liên quan có trách nhiệm mời Hội Nông dân cùng cấp tham gia và tham khảo ý kiến của Hội Nông dân về quan điểm, biện pháp xử lý, giải quyết trước khi kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành quyết định giải quyết khiếu nại hoặc kết luận tố cáo.
3. Trong quá trình giải quyết khiếu nại mà nội dung khiếu nại có liên quan đến nông dân hoặc người khiếu nại là nông dân thì người giải quyết khiếu nại mời đại diện Hội Nông dân cùng cấp tham dự, gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại; tạo điều kiện để Hội nông dân tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nông dân thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, ổn định cuộc sống.
4. Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật thì các cơ quan chức năng phối hợp với Hội Nông dân vận động, thuyết phục hội viên, nông dân các bên thực hiện nghiêm chỉnh các nội dung của quyết định.
Điều 10. Phối hợp xử lý, giải quyết trường hợp nhiều người khiếu nại, tố cáo về cùng một nội dung
1. Khi phát sinh trường hợp nhiều người khiếu nại, tố cáo về cùng một nội dung liên quan đến nông dân, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết hoặc Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ giải quyết phối hợp với Hội Nông dân cùng cấp và các cơ quan chức năng liên quan tiến hành các biện pháp để thuyết phục đoàn đông người đến địa điểm tiếp công dân và hướng dẫn họ thực hiện việc khiếu nại, tố cáo đúng theo quy định của pháp luật.
2. Người có thẩm quyền giải quyết nhanh các nội dung khiếu nại, tố cáo bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nông dân, nhất là các vụ khiếu nại, tố cáo có nhiều người, phức tạp, ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo cần phối hợp với Hội Nông dân áp dụng biện pháp giáo dục, thuyết phục là chính; nhưng kiên quyết xử lý đối với những trường hợp người khiếu nại, tố cáo cố ý vi phạm pháp luật.
PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM, CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG
Điều 11. Ủy ban nhân dân các cấp
1. Khi xây dựng chính sách, pháp luật, kế hoạch của địa phương, hoặc giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của nông dân, đến nhiệm vụ của Hội Nông dân phải tạo điều kiện để Hội Nông dân tham gia ngay từ đầu; lập thời thay đổi, bổ sung, điều chỉnh các cơ chế chính sách cho phù hợp với thực tiễn của cuộc sống để huy động mọi tiềm năng của nông dân vào sự nghiệp phát triển của địa phương.
2. Khi thành lập đoàn kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật và việc thực hiện các chính sách chế độ có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của nông dân, các cấp chính quyền phải mời đại diện Hội Nông dân cùng cấp tham gia.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chủ động và tăng cường phối hợp với Hội Nông dân cùng cấp trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, tiến hành các biện pháp hòa giải các mâu thuẫn, giải quyết các tranh chấp tại cơ sở, không để khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài, vượt cấp.
Đối với các dự án thu hồi nhiều diện tích đất nông nghiệp, Ủy ban nhân dân các cấp phải mời Hội Nông dân cùng cấp tham gia ý kiến ngay từ đầu và tham gia giám sát quá trình thực hiện dự án, nhằm bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của nông dân, hạn chế đến mức thấp nhất việc phát sinh khiếu nại, tố cáo ở các địa phương.
4. Tập trung tuyên truyền, phổ biến giáo dục cho hội viên nông dân về những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan trực tiếp đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn như: Hiến pháp Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013, Luật Phổ biến giáo dục pháp luật, Luật Đất đai, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Tiếp công dân, Luật Hòa giải ở cơ sở, Luật Bảo vệ môi trường, Bộ Luật dân sự, Luật Hợp tác xã, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Thi đua khen thưởng, các chính sách về xóa đói giảm nghèo, chính sách về thu hồi đất, bồi thường thiệt hại, hỗ trợ và tái định cư...
5. Có kế hoạch làm việc định kỳ 6 tháng một lần với Hội Nông dân cùng cấp để bàn chương trình phối hợp hoạt động và giải quyết những vấn đề bức xúc của nông dân. Khi có việc đột xuất, chính quyền và Hội Nông dân cùng cấp kịp thời phối hợp để xử lý.
6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các cơ quan Thanh tra, Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính phối hợp với Hội Nông dân cùng cấp giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân ngay từ đầu khi tham gia công tác hòa giải tại cơ sở. Đặc biệt là công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đông người phức tạp phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện các dự án có liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng của nông dân.
7. Tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế phối hợp, kinh phí hoạt động, phương tiện làm việc cho các cấp Hội Nông dân theo các chế độ quy định để Hội Nông dân tổ chức thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
1. Phối hợp với Hội Nông dân tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách, hội viên Hội Nông dân các cấp về công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo cho cán bộ, hội viên Hội Nông dân.
2. Căn cứ chương trình kế hoạch hàng năm, Thanh tra các cấp khi tổ chức thanh tra, kiểm tra trách nhiệm Thủ trưởng các cơ quan chức năng trong việc thực hiện Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Tiếp công dân và các văn bản pháp luật có liên quan đến nông dân, thì mời đại diện Hội Nông dân cùng cấp tham gia.
3. Thanh tra các cấp thường xuyên phối hợp với Hội Nông dân cùng cấp đánh giá những kết quả đạt được trong quá trình phối hợp, những vướng mắc tồn tại và bàn biện pháp khắc phục nhằm thúc đẩy công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân có hiệu quả.
1. Phối hợp với Hội Nông dân xây dựng kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật, tổ chức các đợt tư vấn, trợ giúp pháp lý cho nông dân. Thông qua công tác tư pháp cấp xã nắm bắt nhu cầu tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý của nông dân trên địa bàn để xác định nội dung tuyên truyền phổ biến pháp luật gắn liền với quyền, lợi ích và nghĩa vụ của nông dân, những vấn đề vướng mắc pháp luật ở cơ sở.
2. Gắn công tác phổ biến giáo dục pháp luật với công tác trợ giúp pháp lý, cung cấp thông tin pháp luật thông qua Trung tâm tư vấn pháp luật, Câu lạc bộ pháp luật, Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý... hướng dẫn, giải thích cho cán bộ, hội viên nông dân hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nông dân phù hợp quy định pháp luật.
3. Phối hợp với Hội Nông dân cùng cấp tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật, tập huấn kỹ năng báo cáo viên, tuyên truyền viên phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ Hội Nông dân các cấp, Câu lạc bộ pháp luật của nông dân.
Điều 14. Tài nguyên và Môi trường
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật bằng nhiều hình thức, trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền miệng, tờ rơi... đến hội viên, nông dân về Luật Đất đai, các chính sách liên quan đất đai như giao đất, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thống kê, đo đạc, đăng ký quyền sử dụng... có ảnh hưởng đến quyền, lợi ích và nghĩa vụ trực tiếp của nông dân.
2. Khi có phát sinh các vụ tranh chấp, khiếu nại, tố cáo mà nội dung có liên quan đến nông dân hoặc người khiếu nại là nông dân thuộc thẩm quyền thì mời đại diện Hội Nông dân tham gia ngay từ đầu để tiến hành kiểm tra, xác minh và có ý kiến đề xuất biện pháp giải quyết các vụ tranh chấp, khiếu nại, tố cáo đó của nông dân.
3. Cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn phối hợp với Hội Nông dân cùng cấp và tổ hòa giải cơ sở để tiến hành xác minh và tổ chức hòa giải tại cơ sở.
4. Cung cấp các tài liệu có liên quan đến chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư các dự án liên quan đến nông dân cho Hội Nông dân cùng cấp để làm cơ sở, chứng cứ cho việc hòa giải các tranh chấp, thực hiện chức năng giám sát; tuyên truyền, vận động, giải thích các chế độ chính sách, pháp luật nhà nước liên quan để hội viên, nông dân cùng thực hiện.
5. Phối hợp với Hội Nông dân cùng cấp và các cơ quan hữu quan để xử lý, giải quyết tình hình khiếu nại, tố cáo đông người phức tạp của nông dân; xác định tình trạng pháp lý của các chủ thể sử dụng đất về giá trị pháp lý của các quyết định thu hồi đất đang được áp dụng tại các dự án có khiếu nại, tố cáo.
1. Phối hợp với Hội Nông dân cùng cấp thực hiện hướng dẫn của Bộ Tài chính và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về việc lập dự toán, quản lý kinh phí thực hiện Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg, ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ bảo đảm hoàn thành kế hoạch thực hiện nhiệm vụ tham gia tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân hàng năm.
2. Giao Sở Tài chính phối hợp với Hội Nông dân tỉnh hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế, các xã phường, thị trấn việc lập dự toán, quản lý kinh phí được giao việc thực hiện Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg, ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
1. Tổ chức quán triệt trong Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội Nông dân, tạo ra sự thống nhất về nhận thức và hành động ở các cấp Hội để tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg, ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phối hợp giữa Ủy ban nhân dân các cấp với các cấp Hội Nông dân Việt Nam trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân.
2. Tập trung tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, hội viên, nông dân về những chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước có liên quan đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn; quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo.
Hướng dẫn cấp xã xây dựng quy chế phối hợp giữa Hội Nông dân với chính quyền cùng cấp trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo cho cán bộ, hội viên nông dân.
3. Hàng năm, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, hội viên chuyên trách ở các cấp. Nội dung tập trung vào công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, khiếu nại, tố cáo, nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, hòa giải và các kỹ năng khác liên quan.
4. Khi có mâu thuẫn phát sinh trong nông dân, chi, tổ hội chủ động nắm tình hình, tìm hiểu nguyên nhân, trực tiếp lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và yêu cầu của các bên. Từ đó chủ động phối hợp với Mặt trận và các đoàn thể tiến hành vận động hội viên, nông dân tự hòa giải ngay tại chi, tổ hội. Mọi mâu thuẫn, khiếu nại, tố cáo phát sinh trong nội bộ nông dân phải được giải quyết tại cơ sở có lý, có tình, đúng pháp luật.
5. Các cấp Hội phân công cán bộ có phẩm chất, đạo đức, tư cách tốt và nắm vững chính sách pháp luật của Nhà nước phối hợp với các ngành Thanh tra, Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường,... và Ban Tiếp công dân, bộ phận tiếp công dân cùng cấp để tiếp nông dân hoặc xác minh, đề xuất ý kiến giải quyết đúng quy định pháp luật.
6. Thực hiện chức năng giám sát chính quyền cùng cấp và cơ quan chức năng trong việc giải quyết khiếu kiện của nông dân theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo; giám sát việc thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận giải quyết tố cáo của cấp có thẩm quyền; vận động các bên thực hiện nghiêm chỉnh các quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận giải quyết tố cáo có hiệu lực pháp luật.
7. Hội Nông dân các cấp thường xuyên nắm chắc tình hình những vụ việc khiếu kiện đông người phức tạp, kéo dài, vượt cấp của nông dân trong quá trình thực hiện các dự án có liên quan đến việc thu hồi nhiều diện tích đất nông nghiệp, thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại, hỗ trợ và tái định cư. Phối hợp với chính quyền và các cơ quan chức năng liên quan cùng cấp để xử lý, giải quyết tình hình khiếu kiện đông người, mà người khiếu kiện là hội viên nông dân; tuyên truyền, giải thích để nông dân về tại địa phương để các cấp giải quyết theo thẩm quyền; vận động nông dân ủng hộ chủ trương của Đảng và Nhà nước; có chính kiến và tham gia vào việc giải quyết vấn đề, nhằm bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của nông dân.
Điều 17. Chế độ thông tin báo cáo
Định kỳ hàng năm các ngành Thanh tra, Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Tài chính báo cáo kết quả thực hiện Quy chế phối hợp gửi về Hội Nông dân cùng cấp để Hội Nông dân tổng hợp số liệu, báo cáo theo chế độ quy định.
Hội Nông dân các cấp chủ động lập dự toán kinh phí hàng năm; phối hợp với Tài chính cùng cấp thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt, bảo đảm kinh phí thực hiện nhiệm vụ theo Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ tiết kiệm, hiệu quả.
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các cấp Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, đơn vị, có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này.
2. Căn cứ Quy chế này Hội Nông dân các huyện, thị xã, thành phố Huế đề xuất UBND cùng cấp xây dựng quy chế thực hiện Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg, ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ ở cấp mình phù hợp với tình hình thực tế địa phương, bảo đảm thực hiện đạt kết quả cao.
3. Thanh tra tỉnh chủ trì phối hợp với Hội Nông dân tỉnh, các địa phương, cơ quan liên quan tổ chức tập huấn, tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ, công chức, hội viên Hội Nông dân thực hiện tốt Quy chế này.
Điều 20. Sửa đổi, bổ sung Quy chế
Trong quá trình thực hiện Quy chế, nếu phát sinh những khó khăn, vướng mắc hoặc có những điều, khoản không phù hợp với thực tế thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời trao đổi với Thanh tra tỉnh, Hội Nông dân tỉnh để tổng hợp, báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.