Quyết định 31/2012/QĐ-UBND về Quy định phân cấp quản lý hoạt động thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Bến Tre
Số hiệu | 31/2012/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 22/10/2012 |
Ngày có hiệu lực | 01/11/2012 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bến Tre |
Người ký | Nguyễn Văn Hiếu |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
UỶ BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/2012/QĐ-UBND |
Bến Tre, ngày 22 tháng 10 năm 2012 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CẤP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THUỶ SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Thuỷ sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 08/2004/NQ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thuỷ sản;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 308/TTr-SNN ngày 04 tháng 10 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký ban hành./.
Nơi nhận: |
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN |
PHÂN CẤP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THUỶ SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN
TRE
(Ban hành kèm theo Quyết định số 31/2012/QĐ-UBND ngày 22 tháng 10 năm
2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quy định này quy định chi tiết về phân cấp quản lý hoạt động thuỷ sản giữa các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, chính quyền cấp huyện, thành phố (sau đây gọi chung là cấp huyện) và cấp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã), nhằm tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững hoạt động thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
Điều 2. Nguyên tắc phân cấp công tác quản lý hoạt động thuỷ sản
1. Tuân thủ quy định về chức năng, nhiệm vụ các cấp chính quyền địa phương theo Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, chức năng nhiệm vụ cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh và nguyên tắc phân cấp quản lý theo Nghị quyết số 08/2004/NQ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Bảo đảm nguyên tắc hiệu quả, việc nào, cấp nào sát thực tế hơn, giải quyết kịp thời và phục vụ tốt hơn các yêu cầu của tổ chức và nhân dân thì giao cho cấp đó thực hiện; công việc chuyển giao phải đảm bảo kèm theo những điều kiện về thẩm quyền, trách nhiệm và nguồn lực tương xứng, đủ điều kiện cho cấp thực hiện.
3. Tăng cường vai trò hỗ trợ, hướng dẫn và kiểm tra giám sát ở cấp trên, khi chức năng tổ chức và thực hiện được chuyển giao cho cấp dưới.
4. Thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo hướng phân công, phân cấp rõ ràng, đúng chức năng đối với nhiệm vụ quản lý nhà nước, nhằm tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, tăng cường kết hợp về chức năng quản lý hành chính nhà nước giữa các cơ quan chuyên môn với nhiệm vụ quản lý nhà nước của chính quyền các cấp đối với các hoạt động quản lý thuỷ sản tại địa phương.
UỶ BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/2012/QĐ-UBND |
Bến Tre, ngày 22 tháng 10 năm 2012 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CẤP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THUỶ SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Thuỷ sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 08/2004/NQ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thuỷ sản;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 308/TTr-SNN ngày 04 tháng 10 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký ban hành./.
Nơi nhận: |
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN |
PHÂN CẤP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THUỶ SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN
TRE
(Ban hành kèm theo Quyết định số 31/2012/QĐ-UBND ngày 22 tháng 10 năm
2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quy định này quy định chi tiết về phân cấp quản lý hoạt động thuỷ sản giữa các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, chính quyền cấp huyện, thành phố (sau đây gọi chung là cấp huyện) và cấp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã), nhằm tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững hoạt động thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
Điều 2. Nguyên tắc phân cấp công tác quản lý hoạt động thuỷ sản
1. Tuân thủ quy định về chức năng, nhiệm vụ các cấp chính quyền địa phương theo Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, chức năng nhiệm vụ cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh và nguyên tắc phân cấp quản lý theo Nghị quyết số 08/2004/NQ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Bảo đảm nguyên tắc hiệu quả, việc nào, cấp nào sát thực tế hơn, giải quyết kịp thời và phục vụ tốt hơn các yêu cầu của tổ chức và nhân dân thì giao cho cấp đó thực hiện; công việc chuyển giao phải đảm bảo kèm theo những điều kiện về thẩm quyền, trách nhiệm và nguồn lực tương xứng, đủ điều kiện cho cấp thực hiện.
3. Tăng cường vai trò hỗ trợ, hướng dẫn và kiểm tra giám sát ở cấp trên, khi chức năng tổ chức và thực hiện được chuyển giao cho cấp dưới.
4. Thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo hướng phân công, phân cấp rõ ràng, đúng chức năng đối với nhiệm vụ quản lý nhà nước, nhằm tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, tăng cường kết hợp về chức năng quản lý hành chính nhà nước giữa các cơ quan chuyên môn với nhiệm vụ quản lý nhà nước của chính quyền các cấp đối với các hoạt động quản lý thuỷ sản tại địa phương.
NỘI DUNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THUỶ SẢN
Điều 3. Phân cấp quản lý quy hoạch phát triển thuỷ sản
1. Trách nhiệm của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo công tác xây dựng định hướng và quy hoạch tổng thể phát triển nuôi trồng thuỷ sản và quy hoạch khai thác thuỷ sản cấp tỉnh phù hợp với điều kiện, tiềm năng và chiến lược phát triển ngành thuỷ sản của địa phương; định kỳ thu thập thông tin báo cáo về tình hình thực hiện và đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phù hợp với yêu cầu thực tiễn; hỗ trợ và hướng dẫn chính quyền địa phương tổ chức thực hiện quy hoạch; kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản.
b) Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo công tác lập quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên và quy hoạch phát triển nguồn tài nguyên biển trên địa bàn tỉnh; lập quy hoạch chi tiết cho vấn đề quản lý môi trường, khai thác, sử dụng tài nguyên phục vụ phát triển thuỷ sản; hoàn thiện quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn biển và triển khai thiết lập các khu bảo tồn nội địa phục vụ bảo vệ tài nguyên thuỷ sản.
2. Trách nhiệm của chính quyền địa phương
a) Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm triển khai và quản lý việc thực hiện quy hoạch chi tiết nuôi trồng, khai thác thuỷ sản trên địa bàn theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; hướng dẫn cấp xã công khai quy hoạch đến các vùng dân cư thuộc địa bàn; kiểm tra, giám sát và thống kê báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch trên địa bàn; xử lý vi phạm quy hoạch theo quy định của pháp luật hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý đối với những trường hợp không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quyền; kiến nghị điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chi tiết nuôi trồng và khai thác thuỷ sản phù hợp với tình hình phát triển tại địa phương.
b) Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức phổ biến thông tin quy hoạch đến các vùng dân cư có nuôi trồng, khai thác, sản xuất, kinh doanh thuỷ sản; báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch và phản ánh những kiến nghị đề xuất liên quan đến quy hoạch thuỷ sản phù hợp với điều kiện, đặc điểm của địa phương.
Điều 4. Phân cấp quản lý nuôi trồng thuỷ sản
1. Quản lý mùa vụ nuôi trồng thuỷ sản
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo lịch thời vụ đối với các loài thuỷ sản theo quy định, đề xuất giải pháp chấn chỉnh tình hình thả nuôi không theo lịch thời vụ; hỗ trợ, thông tin báo cáo về tình hình thả nuôi trên địa bàn toàn tỉnh.
b) Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn cấp xã phổ biến cung cấp thông tin về lịch thời vụ; kiểm soát và thu thập thông tin tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện thả nuôi trên địa bàn; kiểm tra, xử lý vi phạm lịch thời vụ.
c) Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phổ biến lịch thời vụ; kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm lịch thời vụ theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền đối với những trường hợp không thuộc thẩm quyền; kiểm soát, thu thập thông tin, thống kê báo cáo và đề xuất kiến nghị về tình hình thả nuôi trên địa bàn phù hợp với điều kiện thực tiễn; định kỳ báo cáo tiến độ thả nuôi vào ngày thứ tư hàng tuần.
2. Quản lý chất lượng giống
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống trên địa bàn tỉnh; tổ chức kiểm dịch giống, hướng dẫn và phối hợp với phòng chuyên môn cấp huyện phổ biến thông tin và kiểm tra các đơn vị sản xuất, kinh doanh giống trên địa bàn về điều kiện sản xuất, kinh doanh giống và việc chấp hành tiêu chuẩn vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường, sử dụng các loại thức ăn, thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất trong quá trình sản xuất kinh doanh giống theo quy định; kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm; hỗ trợ và hướng dẫn nghiệp vụ phòng chuyên môn cấp huyện kiểm tra, xử lý vi phạm.
b) Công an tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát các phương tiện vận chuyển giống thuỷ sản vi phạm các quy định về quản lý giống thuỷ sản; chuyển các phương tiện, tang vật vi phạm về cơ quan chức năng để xử lý.
c) Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn cấp xã tổ chức phổ biến thông tin và khuyến cáo về chất lượng giống; chỉ đạo Đội kiểm tra liên ngành cấp huyện kiểm tra, kiểm soát tình hình sản xuất, kinh doanh giống không đảm bảo chất lượng, không kiểm dịch để xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
d) Uỷ ban nhân dân cấp xã phối hợp phòng chuyên môn cấp huyện phổ biến thông tin chất lượng giống và có trách nhiệm nắm tình hình sản xuất, kinh doanh giống trên địa bàn; kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm lập biên bản xử lý hoặc chuyển về phòng chuyên môn cấp huyện tham mưu Uỷ ban nhân dân cấp huyện xử lý.
3. Quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh thức ăn, hoá chất, thuốc phục vụ nuôi trồng thuỷ sản
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn, hoá chất, thuốc, chế phẩm sinh học phục vụ nuôi trồng thuỷ sản theo quy định của pháp luật; kiểm tra, xử lý và hỗ trợ, hướng dẫn phòng chuyên môn cấp huyện kiểm tra, xử lý vi phạm việc chấp hành các quy định về chất lượng sản phẩm, nguồn gốc nguyên liệu trong quá trình sản xuất, kinh doanh thức ăn, hoá chất, thuốc phục vụ nuôi trồng thuỷ sản.
b) Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm quản lý bảo vệ môi trường tự nhiên đối với các cơ sở kinh doanh thức ăn, hoá chất, thuốc, chế phẩm sinh học phục vụ hoạt động nuôi trồng thuỷ sản theo quy định của pháp luật trên địa bàn; kiểm tra, xử lý và hỗ trợ, hướng dẫn phòng chuyên môn cấp huyện kiểm tra việc tuân thủ, chấp hành và xử lý vi phạm môi trường đối với các cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh thức ăn, hoá chất, thuốc phục vụ nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
c) Sở Công Thương chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát thị trường; kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm quy định về nhãn hàng hoá, hàng giả.
d) Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện nuôi trồng thuỷ sản bền vững, không sử dụng các chất cấm, các sản phẩm không đảm bảo chất lượng trong nuôi trồng thuỷ sản.
Tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm về sản xuất, kinh doanh, sử dụng các chất cấm, các sản phẩm không có trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam định kỳ và đột xuất.
đ) Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm theo dõi tình hình, lập biên bản và báo cáo cấp trên về vi phạm sử dụng các chất cấm, sản phẩm không đảm bảo chất lượng đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.
4. Quản lý môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm quản lý môi trường vùng nuôi, hướng dẫn phòng chuyên môn cấp huyện về quy định bảo vệ môi trường vùng nuôi.
b) Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm kiểm tra, xử lý và hỗ trợ, hướng dẫn nghiệp vụ phòng chuyên môn cấp huyện kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực thuỷ sản, xả nước thải hoặc các chất thải chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn quy định ra môi trường tự nhiên; đánh giá mức độ ô nhiễm để tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh các giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường tự nhiên tại các khu vực nuôi trồng thuỷ sản; hỗ trợ và hướng dẫn nghiệp vụ cho phòng chuyên môn cấp huyện kiểm tra, xử lý các trường hợp khoan giếng ngầm trái phép.
c) Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo các phòng chuyên môn hướng dẫn cho các cơ sở nuôi thuỷ sản thực hiện bảo vệ môi trường; hướng dẫn thành lập Ban quản lý vùng nuôi; thành lập Đội kiểm tra liên ngành cấp huyện; kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực thuỷ sản, xả nước hoặc các chất thải chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn quy định ra môi trường tự nhiên.
d) Uỷ ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm phát động phong trào bảo vệ môi trường vùng nuôi, thành lập và công nhận Ban quản lý vùng nuôi; vận động người nuôi cam kết bảo vệ môi trường; lập biên bản và xử lý các trường hợp vi phạm hoặc chuyển về cấp có thẩm quyền xử lý đối với trường hợp xả thải mầm bệnh, bơm bùn đáy ao chưa qua xử lý ra môi trường tự nhiên.
Tổ chức phổ biến thông tin, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường vùng nuôi thuỷ sản đến người dân.
5. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở nuôi trồng; cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản; cơ sở nuôi trồng thuỷ sản theo hình thức bán thâm canh và thâm canh có diện tích từ 01ha mặt nước nuôi trở lên trên địa bàn toàn tỉnh.
b) Uỷ ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở nuôi thuỷ sản thâm canh, bán thâm canh có diện tích dưới 01ha mặt nước nuôi và nuôi lồng bè trên địa bàn huyện.
c) Uỷ ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm tuyên truyền, vận động các hộ nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn thực hiện các quy định về điều kiện vệ sinh thú y.
6. Quản lý dịch bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu đề xuất cho Uỷ ban nhân dân tỉnh các giải pháp, biện pháp ngăn chặn và xử lý dịch bệnh; cung cấp thông tin và hướng dẫn phòng chuyên môn cấp huyện về công tác kiểm tra, khoanh vùng, dập dịch kịp thời, không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng.
b) Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo phòng chuyên môn và Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, không để bệnh xảy ra và lây lan trên địa bàn huyện.
c) Uỷ ban nhân dân cấp xã xây dựng kế hoạch, tổ chức huy động lực lượng và thực hiện khoanh vùng và dập dịch trên địa bàn.
Điều 5. Phân cấp quản lý tổ chức đồng quản lý nghề cá quy mô nhỏ
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành quy định quản lý tổ chức đồng quản lý nghề cá quy mô nhỏ; hướng dẫn và hỗ trợ phòng chuyên môn cấp huyện thực hiện xây dựng mô hình.
2. Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo phòng chuyên môn và Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức triển khai thực hiện việc xây dựng và kiểm tra hoạt động của tổ chức đồng quản lý nghề cá quy mô nhỏ trên địa bàn huyện.
3. Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức triển khai xây dựng và kiểm tra hoạt động của các tổ chức đồng quản lý nghề cá quy mô nhỏ trên địa bàn; đề xuất với Uỷ ban nhân dân cấp huyện những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức đồng quản lý nghề cá quy mô nhỏ trên địa bàn xã.
Điều 6. Phân cấp quản lý bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và tài nguyên biển
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo quản lý và thực thi chế tài bảo vệ cảnh quan môi trường sống tại các khu bảo tồn biển, các khu vực bãi đẻ, nơi sinh sống của các loài thuỷ sinh vật; cung cấp thông tin, tài liệu và tổ chức hướng dẫn, tập huấn cho phòng chuyên môn cấp huyện và cán bộ cấp xã về pháp luật bảo vệ nguồn lợi và tài nguyên biển; kiểm tra, xử lý và hướng dẫn cho cấp huyện trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các hoạt động khai thác có nguy cơ gây hại đến nguồn lợi thuỷ sản, khai thác thuỷ sản bằng ngư cụ cấm sử dụng trong khai thác; hướng dẫn xây dựng kế hoạch quản lý nguồn lợi và môi trường sống các loài thuỷ sinh vật gắn với phát triển nuôi trồng thuỷ sản và các ngành nghề dịch vụ khác trên địa bàn.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh về chính sách, giải pháp và các chương trình, đề án bảo vệ nguồn tài nguyên biển và bảo vệ hệ đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật; thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên biển, hệ đa dạng sinh học.
3. Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thực hiện việc quản lý nhà nước; phổ biến, tuyên truyền và giáo dục nâng cao nhận thức người dân về bảo vệ nguồn lợi, chấp hành quy định của pháp luật về khai thác nguồn lợi trên địa bàn; chỉ đạo kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ nguồn lợi và môi trường sống của các loài thuỷ sinh vật; vi phạm về khai thác thuỷ sản bằng ngư cụ cấm sử dụng trong khai thác.
4. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý nguồn lợi và môi trường sống của các loài thuỷ sinh vật; thu thập thông tin về tình hình ngư dân làm nghề khai thác trên địa bàn, báo cáo về phòng chuyên môn cấp huyện mỗi quý một lần; kiểm tra, giám sát các hoạt động đánh bắt gây ảnh hưởng đến nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn, lập biên bản xử lý hoặc đề xuất với cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định.
Tổ chức phổ biến thông tin, giáo dục nâng cao nhận thức người dân trên địa bàn về bảo vệ nguồn lợi và tài nguyên biển trong hoạt động thuỷ sản.
Điều 7. Phân cấp quản lý tàu thuyền hoạt động thuỷ sản
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm quản lý hoạt động đăng ký, đăng kiểm tàu thuyền khai thác thuỷ sản; lập, quản lý sổ đăng ký và tổng hợp thống kê tàu cá từ 20CV (mã lực) trở lên trên phạm vi toàn tỉnh; tổ chức thanh tra, kiểm tra các tàu cá về trang thiết bị, các điều kiện vệ sinh an toàn trên tàu và xử lý vi phạm theo quy định; cung cấp thông tin, tài liệu và tổ chức hướng dẫn, tập huấn cho cán bộ cấp huyện về quy chuẩn và tiêu chuẩn quốc gia như: Chất lượng, an toàn kỹ thuật tàu cá, thông tin về ngư trường, vùng khai thác và sản lượng khai thác cho phép ở từng vùng biển, công tác thu thập thống kê số liệu về tình hình hoạt động, đăng ký, đăng kiểm tàu cá, thuyền viên, ngư cụ sử dụng trong khai thác thuỷ sản trên địa bàn; hướng dẫn phòng chuyên môn cấp huyện xây dựng chương trình hỗ trợ ngư dân xây dựng các tổ hợp tác sản xuất khai thác thuỷ sản trên biển, chú trọng các tàu cá khai thác thuỷ sản xa bờ; đào tạo, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho các cơ quan quản lý nghề cá cấp huyện.
2. Uỷ ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm quản lý số tàu thuyền thuộc diện không đăng ký, đăng kiểm trên địa bàn; chỉ đạo cấp xã thu thập thông tin về tình hình hoạt động của tàu thuyền trên địa bàn phục vụ công tác xây dựng báo cáo định kỳ về tình hình tàu thuyền; chỉ đạo xã thành lập tổ hợp tác sản xuất khai thác thuỷ sản trên biển hoặc tổ chức đồng quản lý nghề cá quy mô nhỏ; tổ chức cấp, gia hạn, đổi, cấp lại, thu hồi giấy phép khai thác thuỷ sản, kiểm tra điều kiện an toàn đối với tàu cá dưới 20CV (mã lực) trên địa bàn huyện.
3. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý khai thác ven bờ và nội địa; theo dõi, thu thập thông tin về tình hình tàu cá trên địa bàn theo hướng dẫn; hỗ trợ, vận động ngư dân tổ chức xây dựng tổ hợp tác khai thác thuỷ sản hoặc tổ chức đồng quản lý nghề cá quy mô nhỏ; phát hiện, xử lý hoặc đề xuất xử lý vi phạm về khai thác thuỷ sản bằng ngư cụ cấm; quản lý số phương tiện khai thác; ngăn chặn kịp thời, không để xảy ra tình trạng phát sinh đóng mới trái phép phương tiện có chiều dài dưới 15 mét trên địa bàn xã.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm quản lý nhà nước; hướng dẫn, tuyên truyền; kiểm tra, công nhận và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản; kiểm tra và xử lý vi phạm quy định an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản đối với các hoạt động mua bán, bảo quản, vận chuyển, sơ chế, chế biến thuỷ sản.
2. Uỷ ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo phòng chuyên môn, Uỷ ban nhân dân cấp xã phổ biến, tuyên truyền, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm đối với các hoạt động mua bán, bảo quản, vận chuyển, sơ chế, chế biến thuỷ sản trên địa bàn; kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm.
3. Uỷ ban nhân dân cấp xã phổ biến, tuyên truyền, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm đối với các hoạt động thu mua, bảo quản, vận chuyển, sơ chế, chế biến thuỷ sản trên địa bàn; xử lý hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý đối với các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm cung cấp tài liệu, tập huấn và hướng dẫn cho cán bộ phòng chuyên môn cấp huyện về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và giáo dục nâng cao nhận thức trong hoạt động thuỷ sản; thống kê, đánh giá tình hình triển khai và thực thi các chủ trương, chính sách, chiến lược và quy hoạch liên quan đến hoạt động thuỷ sản trên địa bàn tỉnh.
2. Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm triển khai các văn bản quy phạm pháp luật và chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật và giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân hoạt động trong lĩnh thuỷ sản.
3. Uỷ ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm phối hợp các tổ chức đoàn thể và phòng chuyên môn cấp huyện tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến thông tin, văn bản quy phạm pháp luật và giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân hoạt động trong lĩnh vực hoạt động thuỷ sản trên địa bàn.
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HOẠT ĐỘNG THUỶ SẢN
Điều 10. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh
a) Xây dựng quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng và quy hoạch khai thác thuỷ sản trên địa bàn tỉnh;
b) Ban hành chính sách, cơ chế khuyến khích phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững, hỗ trợ hình thành các mô hình quản lý, bảo vệ môi trường tại cộng đồng; đặc biệt đối với những khu vực nuôi trồng và các làng nghề thuỷ sản tập trung;
c) Ban hành quy định về quản lý khai thác thuỷ sản trên địa bàn tỉnh;
d) Ban hành quy định xây dựng tổ chức đồng quản lý hoạt động nghề cá quy mô nhỏ;
đ) Xây dựng thể chế và các biện pháp quản lý bảo vệ cảnh quan môi trường sống tại các khu bảo tồn biển, các khu vực bãi đẻ, nơi sinh sống của các loài thuỷ sinh vật;
e) Chỉ đạo các sở, ban ngành liên quan cùng phối hợp triển khai kiểm soát, ngăn chặn việc sử dụng xung điện, chất nổ, chất độc trong khai thác thuỷ sản và việc sử dụng hoá chất kháng sinh cấm trong đánh bắt, nuôi trồng, thu mua, bảo quản, vận chuyển, sơ chế và chế biến thuỷ sản;
g) Ban hành văn bản chỉ đạo mùa vụ nuôi trồng, khai thác thuỷ sản.
2. Chủ trì hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường thuỷ sản tại các vùng có hoạt động thuỷ sản; quy hoạch và quản lý các hoạt động thuỷ sản, hình thành các làng nghề theo mô hình kinh tế - sinh thái; hướng dẫn phổ biến các phương thức, kỹ thuật tiên tiến trong nuôi trồng, khai thác thuỷ sản và chế biến sản phẩm thuỷ sản.
3. Chịu trách nhiệm quản lý về điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở nuôi trồng thuỷ sản; điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản.
4. Tổ chức các chương trình đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ các lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, an toàn môi trường nuôi trồng thuỷ sản và dịch vụ hậu cần hoạt động thuỷ sản cho cán bộ cấp huyện và xã.
5. Đề xuất những điều chỉnh cần thiết của Quy định, phù hợp với mục tiêu, chủ trương phát triển thuỷ sản của tỉnh trong từng thời kỳ, đảm bảo phát huy tính chủ động, tích cực của các cấp chính quyền trong công tác quản lý và phát triển thuỷ sản theo hướng bền vững.
Điều 11. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh
a) Ban hành quy định, cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch về bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên biển, hệ đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường tự nhiên liên quan đến các hoạt động thuỷ sản trên địa bàn tỉnh;
b) Xây dựng quy hoạch bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên biển của tỉnh;
c) Trong việc giao, cho thuê, thu hồi mặt nước tự nhiên thuộc địa phương quản lý để nuôi trồng thuỷ sản theo quy định; giao quyền sử dụng nguồn tài nguyên đất và nước trên địa bàn tỉnh;
d) Chỉ đạo triển khai chương trình điều tra, đánh giá hiện trạng, xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường trong các hoạt động thuỷ sản; thực hiện các giải pháp phục hồi những khu vực môi trường đã bị ô nhiễm, suy thoái do nuôi trồng thuỷ sản; xây dựng các chương trình điều tra cơ bản tài nguyên nước, tài nguyên thuỷ sinh làm cơ sở cho việc xây dựng các chính sách quản lý môi trường của tỉnh.
2. Chủ trì thực hiện
a) Tổ chức các chương trình đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về bảo vệ môi trường trong hoạt động thuỷ sản.
b) Hướng dẫn và tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm đối với việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động thuỷ sản tại địa phương theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức, hướng dẫn thực hiện các giải pháp phục hồi những khu vực đã bị ô nhiễm, suy thoái môi trường do nuôi trồng thuỷ sản;
d) Xây dựng và thực hiện các giải pháp, cơ chế quản lý môi trường thuỷ sản hiệu quả; tham gia quản lý, giám sát các dự án liên quan đến môi trường thuộc lĩnh vực thuỷ sản; triển khai ứng dụng khoa học công nghệ bảo vệ môi trường, công nghệ xử lý chất thải trong nuôi trồng và chế biến thuỷ sản.
đ) Hướng dẫn phòng chuyên môn cấp huyện quản lý bảo vệ môi trường tự nhiên đối với nuôi trồng thuỷ sản và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản, dịch vụ hậu cần thuỷ sản theo quy định của pháp luật trên địa bàn.;
e) Chịu trách nhiệm về bảo vệ môi trường tài nguyên nước tự nhiên, nước ngầm; đánh giá tác động môi trường từ hoạt động nuôi trồng thuỷ sản và ảnh hưởng của nó đến môi trường xung quanh;
g) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước và bảo tồn thiên nhiên theo quy định của pháp luật;
h) Chủ trì, phối hợp với chính quyền cấp huyện tổ chức đánh giá tác động môi trường, đăng ký cam kết môi trường đối với các hoạt động thuỷ sản theo quy định của pháp luật;
i) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên ngành, cơ quan thông tin, tuyên truyền, báo chí có trách nhiệm tuyên truyền về bảo vệ môi trường trong hoạt động thuỷ sản.
Điều 12. Trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh khác
1. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo, quảng bá giới thiệu sản phẩm phục vụ hoạt động thuỷ sản; tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành chính sách khuyến khích phát triển các loại hình du lịch sinh thái ở những khu vực bảo tồn, để tạo điều kiện thích hợp huy động cư dân địa phương tham gia và hưởng lợi từ các hoạt động kết hợp giữa phát triển hoạt động thuỷ sản với bảo vệ tài nguyên, môi trường và với du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Công Thương thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường đối với các sản phẩm từ thuỷ sản; đồng thời hỗ trợ các hoạt động khuyến công, hỗ trợ xây dựng thương hiệu đối với sản phẩm thuỷ sản.
3. Sở Khoa học và Công nghệ tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo triển khai các chương trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ phát triển thuỷ sản và bảo vệ môi trường; công nghệ vi sinh làm sạch môi trường; công nghệ bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm thuỷ sản.
4. Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên nước và nguồn lợi thuỷ sản trong hoạt động thuỷ sản trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Điều 13. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp huyện
1. Căn cứ quy hoạch chi tiết nuôi trồng, khai thác thuỷ sản của tỉnh, Uỷ ban nhân dân huyện xây dựng quy hoạch chi tiết nuôi trồng, khai thác trong phạm vi quản lý và hướng dẫn triển khai thực hiện.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn cấp xã phổ biến cung cấp thông tin về lịch thời vụ; kiểm soát và thu thập thông tin tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện thả nuôi trên địa bàn.
3. Hướng dẫn thực hiện nuôi trồng thuỷ sản bền vững, không sử dụng các chất cấm, các sản phẩm không đảm bảo chất lượng trong nuôi trồng thuỷ sản; hướng dẫn cho các cơ sở nuôi thuỷ sản thực hiện bảo vệ môi trường; thành lập đội kiểm tra liên ngành cấp huyện.
4. Chỉ đạo phòng chuyên môn và Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức triển khai thực hiện việc xây dựng và kiểm tra hoạt động của tổ chức đồng quản lý nghề cá quy mô nhỏ trên địa bàn huyện, thành lập tổ hợp tác sản xuất khai thác thuỷ sản trên biển hoặc tổ chức đồng quản lý nghề cá quy mô nhỏ; hướng dẫn thành lập Ban quản lý vùng nuôi.
5. Chỉ đạo Đội kiểm tra liên ngành cấp huyện và các phòng chuyên môn kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực thuỷ sản theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp xã
1. Tổ chức triển khai xây dựng và kiểm tra hoạt động của các tổ chức đồng quản lý nghề cá quy mô nhỏ trên địa bàn.
2. Quyết định công nhận Ban quản lý vùng nuôi thuỷ sản; cử người tham gia vào tổ chức bộ máy của Ban quản lý vùng nuôi; tham dự các cuộc họp của Ban quản lý vùng nuôi.
3. Kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuỷ sản theo thẩm quyền.
Điều 15. Kinh phí thực hiện
1. Kinh phí thực hiện Quy định phân cấp quản lý hoạt động thuỷ sản được sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước của tỉnh, huyện và xã theo kế hoạch dự toán hàng năm cho các hoạt động trong Quy định.
2. Tranh thủ nguồn kinh phí từ các tổ chức xã hội và quan hệ hợp tác quốc tế về các lĩnh vực liên quan để thực hiện Quy định.
3. Sở Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn việc xây dựng dự toán, phân bổ cân đối các nguồn kinh phí phù hợp cho các hoạt động trong Quy định này.
4. Sở Nội vụ chịu trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất biện pháp tăng cường nhân lực cho các địa phương đáp ứng việc triển khai Quy định.
Căn cứ nội dung Quy định này, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Văn hoá, Sở Thể thao và Du lịch, Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, xã chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để tổ chức triển khai thực hiện Quy định.
Điều 17. Công tác sơ, tổng kết thực hiện Quy định phân cấp
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức sơ kết định kỳ hàng năm và tổng kết sau 5 năm nhằm đánh giá, rút kinh nghiệm về kết quả thực hiện Quy định, đồng thời báo cáo về Uỷ ban nhân dân tỉnh theo dõi, chỉ đạo được kịp thời./.