Quyết định 31/2008/QĐ-UBND sửa đổ quy chế quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm đối với người sau cai nghiện ma túy do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu | 31/2008/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 11/04/2008 |
Ngày có hiệu lực | 21/04/2008 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký | Nguyễn Thành Tài |
Lĩnh vực | Lao động - Tiền lương,Vi phạm hành chính,Văn hóa - Xã hội |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/2008/QĐ-UBND |
TP, Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 4 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY CHẾ QUẢN LÝ, DẠY NGHỀ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM ĐỐI VỚI NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN MA TÚY
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 16/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003 của Quốc hội về việc
thực hiện thí điểm tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau
cai nghiện ma túy ở thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố khác trực
thuộc Trung ương;
Căn cứ Quyết định số 205/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 10 năm 2003 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt Đề án Tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho
người sau cai nghiện tại thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Nghị định số 146/2004/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ Quy định
thủ tục, thẩm quyền quyết định đưa vào cơ sở quản lý, dạy nghề và giải quyết
việc làm đối với người sau cai nghiện ma túy;
Xét đề nghị của Sở Tư pháp tại Tờ trình số 856/TTr-STP-VB ngày 28 tháng 3 năm
2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm đối với người sau cai nghiện ma túy được ban hành kèm theo Quyết định số 246/2003/QĐ-UB ngày 06 tháng 11 năm 2003 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh; cụ thể như sau:
1. Khoản 1 Điều 5 Quy chế được sửa đổi như sau:
“1. Người có khả năng tái nghiện cao là người thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đã được cai nghiện bắt buộc tại các cơ sở cai nghiện từ lần thứ hai trở lên;
b) Trong thời gian cai nghiện có hành vi vi phạm nội quy của cơ sở chữa bệnh, bị thi hành kỷ luật từ hai lần trở lên với hình thức từ cảnh cáo trở lên; hoặc trong thời gian cai nghiện có hành vi nhận, giữ, sử dụng các chất ma túy, chất gây nghiện, chất hướng thần không được phép lưu hành tại cơ sở chữa bệnh mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Không có cam kết của gia đình, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà trường về đảm bảo việc làm hoặc tiếp tục học tập khi trở về cộng đồng.”
2. Điều 8 Quy chế được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 8. Xét duyệt đưa vào cơ sở dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện:
1. Đối với người tự nguyện đăng ký áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện: chậm nhất mười lăm ngày trước khi kết thúc thời gian cai nghiện, Giám đốc cơ sở chữa bệnh có trách nhiệm chuyển hồ sơ đến Giám đốc Sở Lao động -Thương binh và Xã hội (nếu cơ sở dạy nghề, giải quyết việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) hoặc Chỉ huy trưởng Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố (nếu cơ sở dạy nghề, giải quyết việc làm thuộc Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố) để quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện.
2. Đối với người không tự nguyện nhưng có khả năng tái nghiện cao:
Giám đốc cơ sở cai nghiện thành lập Hội đồng xét duyệt đưa người vào cơ sở dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện. Thành phần Hội đồng gồm: Giám đốc cơ sở cai nghiện làm Chủ tịch Hội đồng, Các Phó Giám đốc phụ trách công tác tổ chức, công tác giáo dục làm Phó Chủ tịch Hội đồng, Đại diện các Phòng nghiệp vụ tổ chức, giáo dục, y tế, bảo vệ và Đội trưởng Đội quản lý học viên cai nghiện làm thành viên Hội đồng.
Hội đồng xét duyệt có nhiệm vụ: căn cứ vào thời gian sử dụng ma túy, thời gian cai nghiện, số lần cai nghiện, lứa tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng sức khỏe, tâm lý của học viên, kết quả học tập, lao động, rèn luyện để nhận xét, đánh giá khả năng tái nghiện của người chấp hành xong thời gian cai nghiện và đề xuất hướng giải quyết đối với từng trường hợp. Trong trường hợp cần thiết, Giám đốc cơ sở chữa bệnh có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin nhằm xác minh khả năng tái nghiện của người đã được cai nghiện ma túy nếu được đưa trở lại cộng đồng.
Việc đánh giá, kết luận khả năng tái nghiện và đề nghị hướng giải quyết đối với người sau cai nghiện phải được thể hiện bằng văn bản của Chủ tịch Hội đồng xét duyệt.
3. Chậm nhất là mười lăm ngày trước khi kết thúc thời gian cai nghiện, Giám đốc cơ sở cai nghiện có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ chuyển Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố để báo cáo Hội đồng tư vấn thành phố xem xét, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định việc áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện đối với người không tự nguyện nhưng có khả năng tái nghiện cao.”
3. Điều 12 Quy chế được sửa đổi như sau:
“Điều 12. Thẩm quyền quyết định đưa vào cơ sở dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định đưa vào cơ sở dạy nghề và giải quyết việc làm đối với người không tự nguyện nhưng có khả năng tái nghiện cao.
2. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chỉ huy trưởng Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố quyết định đưa vào cơ sở dạy nghề và giải quyết việc làm đối với người tự nguyện.”
4. Khoản 2 Điều 17 Quy chế được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Thẩm quyền, thời gian cho người sau cai nghiện về phép:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố cho phép người sau cai nghiện về phép theo quy định tại khoản 1 Điều này. Thời gian cho về phép tối đa là mười ngày.
b) Cơ quan tiếp nhận yêu cầu về phép của người sau cai nghiện:
- Đối với các trường hợp về phép theo quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này (về phép tang, phép cưới), Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội thành phố chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ từ gia đình người sau cai nghiện và trình ngay cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố xem xét quyết định.