ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3072/QĐ-UBND
|
Bà Rịa - Vũng
Tàu, ngày 05 tháng 10 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG MÙA KHÔ 2021-2022 TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2019;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật phòng cháy và chữa
cháy số 27/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 ngày 22 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP
ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Lâm nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ Nghị định về Kiểm
lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng;
Căn cứ Nghị định số 136/2020/NĐ-CP
ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Thông tư 25/2019/TT-BNNPTNT
ngày 27 tháng 12 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng cháy chữa
cháy rừng;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 144/2002/TTLT/BNNPTNT-BCA-BQP ngày 13 tháng 12 năm 2002 của liên Bộ
Nông nghiệp và PTNT-Bộ Công an và Bộ Quốc phòng hướng
dẫn việc phối hợp giữa các lực lượng Kiểm lâm, Công an, Quân đội trong công tác bảo vệ rừng;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp
và PTNT tại Tờ trình số 300/TTr-SNN-CCKL ngày 22/9/2021 về việc phê duyệt Phương án và dự toán kinh phí phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2021-2022 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Phương án
phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2021-2022 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu, với nội dung chính sau:
1. Mục đích: Nhằm chủ động trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng (viết tắt
PCCCR); quán triệt phương châm “phòng là chính, chữa cháy phải kịp thời, triệt
để và an toàn”. Khi phát hiện cháy rừng phải chủ
động dập tắt kịp thời, không để cháy lan và cháy lại, hạn chế đến mức thấp nhất
do cháy rừng gây ra. Đảm bảo an toàn cho người, phương tiện tham gia chữa cháy;
với mục đích ngăn chặn sự hủy hoại tài nguyên rừng do lửa,
bảo vệ môi trường sinh thái. Thực hiện có hiệu quả các biện pháp PCCCR trên địa
bàn tỉnh, giảm dần nguy cơ cháy rừng và hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại
mà cháy rừng gây ra.
2. Phương châm
- Xã hội hóa công tác PCCCR nhằm huy
động có hiệu quả nguồn nhân lực của Nhà nước, tổ chức, cá nhân và các thành phần
kinh tế tham gia thực hiện công tác PCCCR trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng lực lượng chuyên ngành
trong công tác PCCCR để làm nòng cốt, phối hợp với các lực lượng trên địa bàn
nhằm thực hiện có hiệu quả công tác PCCCR tại địa phương.
- Đưa công tác PCCCR vào nề nếp, vận
hành theo cơ chế thống nhất và chủ động trước các tình huống cháy rừng trên địa
bàn tỉnh.
3. Nội dung thực
hiện
a. Kiện toàn Ban chỉ đạo chương trình
mục tiêu phát triển Lâm nghiệp các cấp; củng cố lực lượng PCCCR của lực lượng
Kiểm lâm, chủ rừng; thành lập, củng cố các Tổ/Đội PCCCR cơ sở đảm bảo hoạt động và đáp ứng yêu cầu PCCCR tại chỗ.
b. Phân vùng trọng điểm có nguy cơ
cháy rừng: Xây dựng Phương án PCCCR các cấp, phương án chữa cháy rừng cụ thể
cho các khu rừng trọng điểm có nguy
cơ cháy cao, xây dựng bản đồ phân vùng trọng điểm nguy cơ cháy rừng nhằm phục vụ
công tác quản lý và tổ chức phòng cháy rừng của từng cấp.
c. Tuyên truyền nâng cao nhận thức
trong công đồng về PCCCR: Tổ chức tuyên truyền, quán triệt các văn bản liên
quan đến công tác PCCCR bằng các hình thức phù hợp phong tục, tập quán của địa
phương; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia PCCCR; tổ chức cho
cán bộ và nhân dân ký cam kết bảo vệ rừng, PCCCR; vận động nhân dân hạn chế
tình trạng đốt nương làm rẫy làm tăng nguy cơ cháy rừng;
song song còn tuyên truyền lưu động, phát trên đài truyền thanh các cấp, truyền
hình và báo chí tỉnh liên tục trong suốt mùa khô từ tháng
12 năm trước đến tháng 6 năm sau, cụ thể:
- Phối hợp Đài Truyền hình tỉnh tuyên
truyền hình ảnh và khẩu hiệu về bảo vệ rừng, PCCCR, tuyên truyền các phóng sự
chuyên đề về PCCCR.
- Các Hạt Kiểm lâm, chủ rừng phối
hợp Đài Phát thanh địa phương thực hiện tuyên truyền trên địa bàn
với nội dung: thông báo các văn bản pháp luật về PCCCR, hướng dẫn kỹ thuật
PCCCR, nghiêm cấm sử dụng lửa và các vật liệu dễ gây cháy trong rừng, ven rừng và cảnh báo nguy cơ cháy rừng, về tác hại
của lửa rừng, về trách nhiệm của toàn dân trong công tác PCCCR. Tối thiểu
mỗi tuần 03 lần với thời lượng 5-10 phút/lần.
- Kết hợp hệ thống phát thanh xã,
dùng loa phát thanh tuyên truyền lưu động thực hiện tối thiểu mỗi tuần phát 2-4
lần với thời lượng 10-15 phút/lần.
d. Tổ chức trực ban tại Chi cục Kiểm
lâm - Văn phòng thường trực BCĐ tỉnh, các Hạt Kiểm lâm, Trạm Kiểm
lâm địa bàn, Văn phòng các Chủ rừng, Trạm Bảo vệ rừng của các Chủ rừng và có lịch
trực cụ thể; thời gian trực 12-24/24 giờ tùy vào các thời gian cao điểm, lực lượng
luôn ứng trực tại các đơn vị sẵn sàng chữa cháy rừng. Vào
các ngày cao điểm như: Lễ, Tết tăng
cường quân số trực từ 50-100% quân số; cử người túc trực tại
các Chòi canh gác lửa nhằm phát hiện sớm các điểm cháy, trong trường hợp có
cháy rừng xảy ra báo cáo kịp thời cho Ban chỉ đạo biết để chỉ huy chữa cháy.
e. Tổ chức cảnh báo rừng và phát hiện
sớm các điểm cháy rừng
- Thường xuyên cập nhật dữ liệu quan trắc từ các trạm quan trắc khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh
(01 Trạm đặt tại Chi cục Kiểm lâm và 01 Trạm tại Hạt Kiểm
lâm huyện Xuyên Mộc) vào phần mềm để xử lý và thiết lập cơ
sở dữ liệu về vật liệu cháy trên cơ sở dữ liệu về theo dõi tài nguyên rừng để
dự báo nguy cơ cháy rừng theo các cấp dự báo cháy rừng của từng
khu vực, từ đó đưa ra bản dự báo cháy rừng hàng ngày, theo các cấp dự báo cháy
trên nền bản đồ hiện trạng tài nguyên
rừng;
- Đồng thời theo dõi phần mềm phát hiện
sớm điểm cháy khi có cháy rừng sẽ cập nhật vị trí cháy rừng thông báo cho các
Thường trực Ban chỉ đạo cấp huyện, Chủ rừng biết tổ chức xác minh và chữa cháy.
f. Kiểm soát các nguồn sinh lửa, nhiệt
gây cháy
+ Các Hạt Kiểm lâm bố trí các tổ tuần
tra canh lửa, phối hợp với các lực lượng của Chủ rừng kiểm soát chặt chẽ các hoạt
động trong và ven rừng; nghiêm cấm mang những vật liệu dễ cháy nổ, dễ phát sinh
lửa, nhiệt vào khu vực gần rừng.
+ Tổ tuần tra trực cháy từ 3-5 người
do Hạt Kiểm lâm thành lập, thành phần gồm: Kiểm lâm, chủ rừng và hợp đồng lao động.
g. Kiểm tra an toàn PCCCR:
- Nhằm thực hiện
tốt công tác PCCCR trong mùa khô 2021-2022 trên địa bàn tỉnh, đảm bảo hạn chế đến
mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra. Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo
tỉnh phối hợp với Công an tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh
xây dựng Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện phương án PCCCR mùa khô năm 2021-2022
của các địa phương, đơn vị, chủ rừng trên địa bàn tỉnh (Ban Quản lý rừng phòng
hộ, BQL KBT thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bà Rịa
- Vũng Tàu, Công ty CP Lâm viên cây xanh và đô thị Vũng Tàu). Riêng địa bàn huyện
Côn Đảo, giao cho Hạt Kiểm lâm VQG Côn Đảo phối hợp với BCĐ Chương trình mục
tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững huyện Côn Đảo tổ chức kiểm tra thực hiện
công tác PCCCR địa bàn huyện Côn Đảo và Ban Quản lý VQG Côn Đạo. Sau khi kết
thúc đợt kiểm tra, Chi cục Kiểm lâm Văn phòng thường trực
Ban chỉ đạo tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện công tác
PCCCR của các đơn vị, chủ rừng, báo cáo Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình mục
tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh.
- Đồng thời, các Hạt Kiểm lâm tham
mưu UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức kiểm tra việc thực hiện công tác
PCCCR của các Chủ rừng trên địa bàn quản lý như: thực hiện đường băng cản lửa,
đốt trước có điều kiển, xây dựng và tiếp nước các hồ chứa,
việc trực gác của các tổ canh gác lửa rừng...
h. Xây dựng các công trình PCCCR: Chi
cục Kiểm lâm và các đơn vị chủ rừng xây dựng bổ sung, tu sửa
hệ thống các công trình PCCCR như đường băng cản lửa, ao, hồ chứa nước, hệ thống chòi canh lửa rừng; đầu tư
trang bị phương tiện, máy móc thiết bị và công cụ PCCCR; thực hiện các biện
pháp lâm sinh, vệ sinh rừng làm giảm nguồn vật liệu cháy trong rừng.
i. Trang thiết bị PCCCR: Phương tiện,
dụng cụ PCCCR phụ thuộc vào mức độ nguy hiểm cháy và địa hình ở từng vùng, từng
đơn vị để trang bị các phương tiện, dụng cụ chữa cháy cho phù hợp; quan điểm nhất
quán là: do chữa cháy ở rừng thường có địa hình phức tạp,
xa khu dân cư, xa đường giao thông, thiếu nước nên các
phương tiện, dụng cụ phải gọn, nhẹ, dễ sử dụng và dễ di chuyển; đối với các khu
vực tận dụng được nguồn nước thì mua sắm các máy bơm nước phù hợp với địa hình
để sử dụng chữa cháy. Chi cục Kiểm lâm và các Chủ rừng đã
rà soát mua sắm các phương tiện, dụng cụ phù hợp với từng địa bàn đảm bảo sử dụng
hiệu quả trong công tác PCCCR.
k. Khắc phục hậu quả do cháy rừng gây
ra:
- Sau khi dập tắt lửa rừng, Hạt Kiểm lâm
phối hợp với lực lượng Công an điều tra, tìm ra nguyên nhân gây cháy và xử lý
nghiêm những thủ phạm gây ra cháy rừng;
- Chủ rừng xác định mức độ rừng bị
thiệt hại sau khi cháy, thống kê và báo cáo cơ quan Kiểm lâm, Cảnh sát phòng
cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, chính quyền địa phương sở tại;
- Căn cứ mức độ thiệt hại, chủ rừng xác định và thực hiện các giải pháp phục hồi rừng sau khi cháy gồm:
khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc có trồng bổ
sung hoặc trồng rừng mới;
- Đề nghị các Chủ rừng có thông báo
yêu cầu các hộ nhận khoán rừng chấp hành nghiêm các quy định về công tác bảo vệ
rừng và phòng cháy chữa cháy rừng trên diện tích nhận khoán và thường xuyên tổ
chức tuần tra bảo vệ rừng vào các tháng cao điểm của mùa khô, không để xảy ra các vụ cháy rừng tại khu vực nhận khoán; đồng thời tổ chức kiểm
tra, yêu cầu các hộ nhận khoán tổ chức trồng phục hồi cây rừng bị cháy. Đối với
những trường hợp tiếp tục để cháy rừng tái diễn và không
trồng phục hồi thì thực hiện các thủ tục chấm dứt hợp đồng
nhận khoán theo quy định.
4. Về dự toán
kinh phí thực hiện: Giao
Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và
các đơn vị liên quan rà soát thẩm định, cân đối và bố trí
kinh phí để triển khai thực hiện theo quy định.
5. Thời gian thực
hiện: Trong năm 2021-2022.
6. Tổ chức thực
hiện
- Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu
phát triển Lâm nghiệp tỉnh chỉ đạo tổ chức triển khai Phương án PCCCR trên địa
bàn tỉnh, xây dựng phương án tác chiến, quy chế phối hợp hành động giữa các lực
lượng tham gia chữa cháy; tổ chức kiểm tra việc thực hiện Phương án PCCCR của
các địa phương, đơn vị, các chủ rừng trên địa bàn.
- Chủ tịch UBND các cấp trong phạm vi
quyền hạn, trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo xây dựng và thực hiện hiệu quả
Phương án PCCCR, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra. Trong quá
trình triển khai thực hiện nếu có sự thay đổi về tính chất, đặc điểm và các điều
kiện khác liên quan đến hoạt động chữa cháy thì Phương án PCCCR phải được bổ
sung chỉnh lý kịp thời
(Chi tiết cụ thể kèm theo Phương
án số 04/PA-CCKL ngày 14/6/2021 của Chi cục Kiểm lâm tính đính kèm theo quyết định này)
Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn có trách nhiệm triển khai thực hiện Phương án phòng cháy, chữa
cháy rừng mùa khô 2021-2022 trên địa bàn tỉnh theo nội dung được phê duyệt tại
Điều 1; chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị chủ rừng thực hiện đầy đủ các quy định về
PCCCR; chịu trách nhiệm toàn bộ về tính chính xác, hợp pháp của nội dung Phương
án theo quy định hiện hành.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực
kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, ngành: Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thông tin và Truyền
thông, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy tỉnh - Công an tỉnh, Đài Phát thanh
- Truyền hình tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh,
Báo Bà Rịa - Vũng Tàu; các thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu phát
triển lâm nghiệp bền vững tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ngành có liên quan; Chủ tịch
UBND các huyện, thành phố, thị xã; Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm, Giám đốc
các Ban quản lý: Vườn Quốc gia Côn Đảo, Khu BTTN Bình Châu - Phước Bửu, Ban quản
lý rừng Phòng hộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- CT và các PCT - UBND tỉnh (b/c);
- Lưu: VT, KTN.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Công Vinh
|