Quyết định 3067/QĐ-BVHTTDL năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực nhóm ngành văn hóa, thể thao giai đoạn 2011-2020 do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành

Số hiệu 3067/QĐ-BVHTTDL
Ngày ban hành 29/09/2011
Ngày có hiệu lực 29/09/2011
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch
Người ký Hoàng Tuấn Anh
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO
VÀ DU LỊCH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3067/QĐ-BVHTTDL

Hà Nội, ngày 29 tháng 9 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NHÓM NGÀNH VĂN HÓA, THỂ THAO GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

Căn cứ Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Căn cứ Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020;

Xét đề nghị của Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển nhân lực nhóm ngành Văn hóa, Thể thao giai đoạn 2011 - 2020 và Vụ trưởng Vụ Đào tạo,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực nhóm ngành Văn hóa, Thể thao giai đoạn 2011 - 2020 kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính, Vụ trưởng Vụ Đào tạo và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng, các Phó TTg CP (để báo cáo);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Văn phòng Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Các đơn vị thuộc Bộ VHTTDL;
- Các sở VHTTDL
- Lưu: VT, ĐT

BỘ TRƯỞNG




Hoàng Tuấn Anh

 

QUY HOẠCH

PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NHÓM NGÀNH VĂN HÓA, THỂ THAO GIAI ĐOẠN 2011 – 2020
(Ban hành theo Quyết định số 3067/QĐ-BVHTTDL ngày 29/9/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

PHẦN MỞ ĐẦU

A.

Sự cần thiết của Quy hoạch phát triển nhân lực nhóm ngành Văn hóa, Thể thao thời kỳ 2011-2020

B.

Mục đích, yêu cầu và phạm vi, đối tượng quy hoạch

1.

Mục đích của Quy hoạch

2.

Yêu cầu của Quy hoạch

3.

Phạm vi và đối tượng quy hoạch

C.

n c xây dng quy hoch

1.

Căn cứ mang tính quan điểm

2.

Căn cứ pháp lý

3.

Căn cứ thực tiễn

D.

Kết cu ca Quy hoch

 

Phần thứ 1.

 

HIN TRNG PHÁT TRIỂN NHÂN LC NHÓM NGÀNH VĂN HÓA, THỂ THAO

1.

Hin trng nhân lực nhóm nnh Văn hóa, Th thao

1.1.

V số lượng nhân lực nhóm nnh Văn hóa, Thể thao

1.2.

V chất lượng nhân lực nnh Văn hóa, Thể thao

1.3.

V cơ cấu nhân lực nhóm nnh Văn hóa, Thể thao

1.4.

Đánh giá về nhân lực nnh Văn hóa, Thể thao

2.

Hin trng phát triển nhân lực nhóm nnh Văn hóa, Th thao

2.1.

H thng cơ s đào to, hun luyn nhân lc nhóm ngành n hóa, Th thao

2.2.

Kết quả phát triển nhân lực nnh Văn hóa, Thể thao

3.

Thực trng quản nhà nưc về phát triển nhân lực nhóm nnh Văn hóa, Th thao

3.1.

Hệ thng văn bản quy phm pháp luật v phát trin nhân lực nhóm nnh Văn hóa, Thể thao

3.2.

Hệ thng tổ chức quản lý đào tạo phát trin nhân lực nhóm ngành Văn hóa, Thể thao

3.3.

Thc trạng chính sách, cơ chế phát trin nhân lực nhóm nnh Văn hóa, Thể thao

4.

Đánh giá chung nguyên nhân ch yếu ca thành công hn chế trong phát triển nhân lực nhóm nnh Văn hóa, Th thao

4.1.

Những thành công và ngun nhân

4.2.

Những hạn chế và nguyên nhân

 

Phần thứ 2.

 

BỐI CẢNH, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NHÓM NGÀNH VĂN hóa, THỂ THAO THỜI KỲ 2011 – 2020

1.

Bối cảnh phát triển nhân lực nhóm ngành Văn hóa, Thể thao thời kỳ 2011-2020

1.1.

Chiến lược phát triển văn hóa và chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam giai đon 2011-2020

1.2.

Các yếu tố tác động đến phát triển nhân lực nhóm nnh Văn hóa, Thể thao

1.3.

Khái quát những mặt mạnh, hạn chế, thách thức và thời cơ đối với phát triển nhân lực nhóm ngành Văn hóa, Thể thao

2.

Quan điểm phát triển nhân lực nhóm ngành Văn hóa, Thể thao thời kỳ 2011-2020

3.

Dự báo nhu cầu và xác định mục tiêu phát triển nhân lực nhóm ngành Văn hóa, Thể thao thời kỳ 2011-2020

3.1.

Dự báo nhu cầu nhân lực nhóm ngành Văn hóa, Thể thao

3.2.

Mục tiêu phát triển nhân lực nhóm ngành Văn hóa, Thể thao

 

Phần thứ 3.

NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NHÓM NGÀNH VĂN HÓA, THỂ THAO GIAI ĐOẠN 2011-2020 VÀ DỰ ÁN ƯU TIÊN

1.

Những giải pháp phát triển nhân lực nhóm ngành Văn hóa, Thể thao giai đoạn 2011-2020

1.1.

Đổi mới cơ chế, chính sách, luật pháp về phát triển nhân lực nhóm ngành Văn hóa, Thể thao

1.2.

Tăng cường năng lực đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực nhóm ngành Văn hóa, Thể thao

1.3.

Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ phát triển nguồn nhân lực nhóm ngành Văn hóa, Thể thao

1.4.

Tăng cường xã hội hóa công tác phát triển nhân lực nhóm ngành Văn hóa, Thể thao

2.

Các Dự án ưu tiên

2.1.

Dự án 1. Hoàn thiện hệ thống chính sách, cơ chế quản lý phát triển nhân lực nhóm ngành Văn hóa, Thể thao

2.2.

Dự án 2. Tăng cường năng lực đào tạo văn hóa nghệ thuật, gia đình, thể dục thể thao

2.3.

Dự án 3. Đào tạo lại, bồi dưỡng nhân lực hiện có và nâng cao nhận thức, giáo dục hướng nghiệp văn hóa nghệ thuật, gia đình, thể dục thể thao cho cộng đồng

2.4.

Dự án. phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ nhân tài trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật

2.5.

Dự án 5. Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực thể thao thành tích cao để khẳng định vị thế trên đấu trường thể thao khu vực và thế giới

3.

Dự báo nhu cầu các nguồn lực

3.1.

Điều kiện thực hiện

3.2.

Nhu cầu về tài chính

4.

Lộ trình và tổ chức thực hiện quy hoạch

4.1.

Lộ trình thực hiện Quy hoạch

4.2.

Tổ chức thực hiện Quy hoạch

4.3.

Kiến nghị

 

PHỤ LỤC

 

PHẦN MỞ ĐẦU

A. Sự cần thiết của Quy hoạch phát triển nhân lực nhóm ngành Văn hóa, Thể thao giai đoạn 2011-2020

Tiếp tục chủ trương phát triển đất nước đã được Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng khẳng định, Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020 xác định: “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, có trình độ phát triển trung bình; chính trị-xã hội ổn định, đồng thuận, dân chủ, kỷ cương; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau”.

Để thực hiện mục tiêu đó, phải huy động ngày càng nhiều nguồn lực, mà hàng đầu là nhân lực, yếu tố quan trọng nhất, mang tính quyết định. Vì vậy, Đảng và Nhà nước đã chú trọng phát triển nhân lực có chất lượng cao phù hợp với đòi hỏi cấp thiết của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức, trong đó có nhân lực nhóm ngành Văn hóa, Thể thao.

Những năm qua, công tác phát triển nhân lực nhóm ngành Văn hóa, Thể thao đã được quan tâm, đạt nhiều kết quả, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao. Tuy nhiên, nhân lực của nhóm ngành này còn có những bất cập, hạn chế như thiếu tính chuyên nghiệp, ít nhân lực có kỹ năng nghề và trình độ chuyên môn cao, trình độ quản lý còn yếu, sự bất hợp lý trong quản lý và sử dụng nhân lực, đào tạo phát triển nhân lực chưa gắn với thực tiễn…, chưa theo kịp yêu cầu của sự phát triển văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao theo định hướng của Đảng và Nhà nước.

Vị trí quan trọng, vai trò quyết định của nhân lực nhóm ngành Văn hóa, Thể thao trong sự nghiệp phát triển ngành Văn hóa nghệ thuật, ngành Thể dục thể thao nói riêng và tăng trưởng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung ngày càng được khẳng định. Nhân lực nhóm ngành Văn hóa, Thể thao tham gia ngày càng tích cực và đóng góp ngày một tăng trong quá trình xây dựng chuẩn mực xã hội, tuyên truyền phổ biến và dẫn dắt quan niệm, thói quen, kỹ năng sống, tăng cường sức khỏe tinh thần và thể chất, nâng cao sự hiểu biết của người dân, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và biến nhân lực được đào tạo, tay nghề cao thành lợi thế quốc gia để phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế nhanh và bền vững. Thực tiễn phát triển văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao thao đòi hỏi rất cao về số lượng, chất lượng và cơ cấu nhân lực, trong khi công tác phát triển nhân lực mới đạt ở mức độ nhất định, chưa có tính hệ thống, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Thực trạng ấy do nhiều nguyên nhân, nhưng nổi lên vẫn là đến nay chưa có Quy hoạch phát triển nhân lực cho nhóm ngành Văn hóa, Thể thao.

Vì vậy, việc xây dựng Quy hoạch phát triển nhân lực nhóm ngành Văn hóa, Thể thao giai đoạn 2011-2020 để đáp ứng yêu cầu phát triển, đảm bảo xây dựng được nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và nền thể dục thể thao vì dân cường nước thịnh là rất cấp thiết, xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn.

B. Mục đích, yêu cầu và phạm vi, đối tượng Quy hoạch

1. Mục đích của Quy hoạch:

- Quy hoạch phát triển nhân lực nhóm ngành Văn hóa, Thể thao giai đoạn 2011-2020 là bước đi đầu tiên thực hiện Chiến lược và Quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia đến năm 2020 trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, làm cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nhân nhóm ngành Văn hóa, Thể thao 5 năm và hàng năm. Đồng thời, trên cơ sở mục tiêu và giải pháp thực hiện quy hoạch, triển khai xây dựng cơ chế, chính sách phát triển nhân lực của nhóm ngành Văn hóa, Thể thao.

[...]