Quyết định 3019/QĐ-BYT năm 2021 về Quy định phân cấp thẩm quyền quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Y tế
Số hiệu | 3019/QĐ-BYT |
Ngày ban hành | 22/06/2021 |
Ngày có hiệu lực | 22/06/2021 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Bộ Y tế |
Người ký | Nguyễn Trường Sơn |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước,Thể thao - Y tế |
BỘ
Y TẾ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3019/QĐ-BYT |
Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 2021 |
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14 ngày 21/6/2017;
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
Căn cứ Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ Quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị;
Căn cứ Thông tư số 144/2017/TT-BTC ngày 29/12/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
PHÂN CẤP THẨM QUYỀN QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC
ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THUỘC VÀ TRỰC THUỘC BỘ Y TẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3019/QĐ-BYT ngày 22/06/2021 của Bộ Y tế)
1. Quy định này quy định phân cấp thẩm quyền quyết định một số nội dung trong công tác quản lý, sử dụng tài sản công tại các đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc và trực thuộc Bộ Y tế và tài sản phục vụ hoạt động của dự án sử dụng vốn nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Đối với các nội dung quản lý khác thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Tài sản công tại các đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc và trực thuộc Bộ Y tế
a. Tài sản công tại các đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập gồm:
- Đất, trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp
- Xe ô tô, phương tiện vận tải khác
BỘ
Y TẾ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3019/QĐ-BYT |
Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 2021 |
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14 ngày 21/6/2017;
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
Căn cứ Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ Quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị;
Căn cứ Thông tư số 144/2017/TT-BTC ngày 29/12/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
PHÂN CẤP THẨM QUYỀN QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC
ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THUỘC VÀ TRỰC THUỘC BỘ Y TẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3019/QĐ-BYT ngày 22/06/2021 của Bộ Y tế)
1. Quy định này quy định phân cấp thẩm quyền quyết định một số nội dung trong công tác quản lý, sử dụng tài sản công tại các đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc và trực thuộc Bộ Y tế và tài sản phục vụ hoạt động của dự án sử dụng vốn nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Đối với các nội dung quản lý khác thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Tài sản công tại các đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc và trực thuộc Bộ Y tế
a. Tài sản công tại các đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập gồm:
- Đất, trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp
- Xe ô tô, phương tiện vận tải khác
- Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến; máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung; máy móc, thiết bị chuyên dùng.
- Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
b. Nguồn hình thành tài sản công.
- Đối với các đơn vị hành chính thuộc Bộ Y tế (Văn phòng Bộ, Tổng cục, các Cục): Tài sản được hình thành do Nhà nước giao; tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm, sửa chữa từ ngân sách nhà nước cấp, từ tiền hàng viện trợ, nguồn kinh phí hợp pháp khác và các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật.
- Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập: Tài sản được hình thành do Nhà nước giao; tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm, sửa chữa từ ngân sách nhà nước cấp, từ tiền hàng viện trợ; từ các loại kinh phí có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước (quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ khấu hao tài sản, nguồn thu phí dịch vụ,...); tài sản được hình thành từ nguồn vốn vay, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, vốn huy động, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật.
- Đối với các dự án/chương trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước: tài sản được hình thành do Nhà nước giao hoặc được đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê từ nguồn kinh phí khác và các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật để phục vụ hoạt động của dự án.
1. Các đơn vị hành chính thuộc Bộ Y tế (Văn phòng Bộ, Tổng cục, các Cục): sau đây gọi tắt là Cơ quan;
2. Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Y tế (sau đây gọi tắt là Đơn vị);
3. Các dự án/chương trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước (sau đây gọi tắt là Dự án);
4. Các cơ quan, đơn vị khác có liên quan đến quản lý, sử dụng tài sản công.
1. Phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công nhằm đảm bảo việc quản lý, sử dụng tài sản công được thực hiện theo đúng quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật; phân cấp rõ về thẩm quyền, trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, dự án trong công tác quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị minh quản lý.
2. Tài sản công phải được quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích, công năng, đối tượng, chế độ, tiêu chuẩn, định mức, theo quy định của pháp luật. Việc quản lý, sử dụng tài sản công phải được thực hiện công khai, minh bạch, bảo đảm thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng; được giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; mọi hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
3. Việc phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công là để tạo điều kiện và nâng cao năng lực quản lý cho các Cơ quan, Đơn vị, Dự án đối với tài sản công; đồng thời tăng cường thực hiện công tác giám sát, hướng dẫn, kiểm tra của Bộ Y tế, các cấp, các ngành về công tác quản lý, sử dụng tài sản công.
Điều 4. Nội dung phân cấp thẩm quyền quản lý, sử dụng tài sản công.
1. Quyết định thuê tài sản.
2. Quyết định thu hồi tài sản công.
3. Quyết định điều chuyển tài sản công.
4. Quyết định bán tài sản công.
5. Quyết định thanh lý tài sản công.
6. Quyết định tiêu hủy tài sản công.
7. Quyết định xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại.
8. Quyết định sửa chữa, bảo dưỡng tài sản công.
9. Phê duyệt đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê.
10. Phê duyệt đề án sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết.
11. Phê duyệt phương án xử lý tài sản phục vụ hoạt động của dự án.
PHÂN CẤP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
Điều 5. Thẩm quyền quyết định thuê tài sản
1. Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định thuê tài sản đối với tài sản là:
a. Trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp để phục vụ hoạt động của cơ quan, đơn vị. Xe ô tô và phương tiện vận tải khác.
b. Máy móc, thiết bị và các tài sản khác phục vụ hoạt động của cơ quan, đơn vị, có giá trị 01 lần thuê (tính cho cả thời gian thuê) từ 500 triệu đồng trở lên hoặc có tổng giá trị hợp đồng thuê từ 500 triệu đồng trở lên.
2. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, dự án quyết định thuê tài sản là máy móc, thiết bị và các tài sản khác phục vụ hoạt động của cơ quan, đơn vị có giá trị 01 lần thuê (tính cho cả thời gian thuê) từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Y tế.
Quyết định thuê tài sản là máy móc, thiết bị và các tài sản khác phục vụ hoạt động của cơ quan, đơn vị, dự án có giá trị 01 lần thuê (tính cho cả thời gian thuê dưới 200 triệu đồng.
3. Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư quyết định việc thuê tài sản từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, nguồn vốn vay, vốn huy động theo chế độ quy định để phục vụ cho các hoạt động sự nghiệp và hoạt động dịch vụ của đơn vị.
4. Trường hợp cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng nhiều nguồn vốn để thuê tài sản, trong đó có nguồn ngân sách nhà nước thì thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
Điều 6. Thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản công
1. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thu hồi tài sản là: Trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định thu hồi tài sản công đối với tài sản:
a. Xe ô tô, phương tiện vận tải khác;
b. Máy móc, thiết bị và các tài sản khác có nguyên giá theo sổ kế toán từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản.
c. Tài sản do thực hiện đầu tư xây dựng mới, mua sắm, điều chuyển, thu hồi, bán, chuyển đổi sở hữu không đúng thẩm quyền theo quy định.
3. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định thu hồi tài sản là máy móc, thiết bị và các tài sản khác có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản của cơ quan, đơn vị.
Điều 7. Thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản công
1. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định điều chuyển tài sản công giữa Bộ Y tế và các Bộ/Ngành, cơ quan Trung ương khác; giữa Bộ Y tế và UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan Trung ương, Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố có liên quan.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quyết định việc điều chuyển tài sản công giữa các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế theo quy định.
3. Thủ trưởng đơn vị quyết định điều chuyển tài sản công giữa các đơn vị trực thuộc của đơn vị (trừ các tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp).
Điều 8. Thẩm quyền quyết định bán tài sản công
1. Đối với tài sản công là trụ sở làm việc của cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Y tế: Thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 và Nghị định 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
1. Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định bán tài sản công:
a. Xe ô tô, phương tiện vận tải khác;
b. Máy móc, thiết bị và các tài sản khác có nguyên giá theo sổ kế toán từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản.
2. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định bán tài sản công là tài sản được phê duyệt thanh lý theo quy định; máy móc, thiết bị và các tài sản khác có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản.
Điều 9. Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công
1. Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định thanh lý tài sản công của các cơ quan, đơn vị, dự án trực thuộc gồm:
a. Nhà làm việc, công trình sự nghiệp và tài sản khác gắn liền với đất.
b. Xe ô tô, phương tiện vận tải khác;
c. Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến và máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của cơ quan, đơn vị có nguyên giá theo sổ kế toán từ 100 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản.
d. Máy móc, thiết bị chuyên dùng:
- Đối với Cơ quan: máy móc, thiết bị chuyên dùng có nguyên giá theo sổ kế toán từ 100 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản;
- Đối với Đơn vị: máy móc, thiết bị chuyên dùng có nguyên giá theo sổ kế toán từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản.
2. Thủ trưởng Cơ quan, Đơn vị, Dự án quyết định thanh lý tài sản công:
a. Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến và máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 100 triệu đồng/01 đơn vị tài sản.
b. Máy móc, thiết bị chuyên dùng
- Đối với Cơ quan: máy móc, thiết bị chuyên dùng có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 100 triệu đồng/01 đơn vị tài sản.
- Đối với Đơn vị:
+ Quyết định thanh lý đối với máy móc, thiết bị chuyên dùng có nguyên giá theo sổ kế toán từ 200 triệu đồng/01 đơn vị tài sản đến dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản, sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Y tế. Quyết định thanh lý gửi về Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch Tài chính) để theo dõi biến động tài sản.
+ Quyết định thanh lý đối với máy móc, thiết bị chuyên dùng có nguyên giá theo sô kế toán dưới 200 triệu đồng/01 đơn vị tài sản. Quyết định thanh lý gửi về Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch Tài chính) để tổng hợp, theo dõi biến động tài sản.
3. Đối với việc thanh lý vật tư, công cụ, dụng cụ bảo đảm hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định (trừ các vật tư, công cụ, dụng cụ đã có văn bản của Nhà nước quy định khác hoặc hướng dẫn riêng).
Điều 10. Thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài sản công
Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định tiêu hủy tài sản công của các Cơ quan, Đơn vị, Dự án thuộc và trực thuộc Bộ.
Điều 11. Thẩm quyền quyết định xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại
1. Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại của các cơ quan, đơn vị, bao gồm:
a. Nhà làm việc, công trình sự nghiệp, tài sản khác gắn liền với đất;
b. Xe ô tô, phương tiện vận tải khác;
c. Máy móc, thiết bị và các tài sản khác có nguyên giá sổ kế toán từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản.
2. Thủ trưởng Đơn vị quyết định xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại, gồm:
a. Máy móc, thiết bị và các tài sản khác có nguyên giá theo sổ kế toán từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản của của Đơn vị, sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Y tế. Quyết định xử lý tài sản công gửi về Bộ Y tế (Vụ kế hoạch Tài chính) để tổng hợp, theo dõi.
b. Máy móc, thiết bị và các tài sản khác có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 100 triệu đồng/01 đơn vị tài sản của Đơn vị. Quyết định xử lý tài sản công gửi về Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch Tài chính) để tổng hợp, theo dõi.
Điều 12. Thẩm quyền quyết định sửa chữa, bảo dưỡng tài sản công
1. Đối với việc sửa chữa, bảo dưỡng tài sản công sử dụng từ nguồn vốn đầu tư phát triển thì thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng.
2. Đối với tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp: Thực hiện theo quy định tại Quyết định phân cấp, ủy quyền quyết định xây dựng, cải tạo, sửa chữa hạng mục/công trình sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư.
3. Đối với tài sản là xe ô tô, phương tiện vận tải khác, máy móc, thiết bị và các tài sản khác:
a. Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định việc sửa chữa, bảo dưỡng tài sản có dự toán kinh phí sửa chữa từ 2 tỷ đồng trở lên/01 lần sửa chữa, bảo dưỡng đối với 01 đơn vị tài sản.
b. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị quyết định việc bảo dưỡng, sửa chữa tài sản có dự toán kinh phí dưới 2 tỷ đồng/01 lần bảo dưỡng, sửa chữa đối với 01 đơn vị tài sản.
Điều 13. Thẩm quyền phê duyệt đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê.
1. Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê đối với tài sản là: cơ sở hoạt động sự nghiệp; xe ô tô; tài sản khác có nguyên giá theo sổ kế toán từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản.
2. Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập phê duyệt đề án đối với tài sản khác có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản, sau khi lấy ý kiến thẩm định của Bộ Y tế. Quyết định phê duyệt đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê gửi về Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch Tài chính) để tổng hợp, theo dõi.
Điều 14. Thẩm quyền phê duyệt đề án sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết.
Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt đề án sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết của các Đơn vị, sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài chính.
1. Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định giao, điều chuyển tài sản cho đối tượng thụ hưởng theo văn kiện dự án; giao, điều chuyển tài sản cho các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ có nhu cầu sử dụng tài sản mà còn thiếu so với tiêu chuẩn định mức sử dụng tài sản; giao, điều chuyển tài sản để phục vụ hoạt động của dự án khác thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ; bán tài sản không phải trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp chuyển giao diện tích đất được giao (hoặc tạm giao) để phục vụ công tác thi công dự án cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sau khi hoàn thành việc thi công dự án.
Việc phê duyệt phương án giao, điều chuyển tài sản là trụ sở làm việc; phê duyệt phương án giao, điều chuyển, bán, thanh lý xe ô tô được thực hiện sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài chính.
2. Thẩm quyền phê duyệt phương án thanh lý, tiêu hủy, xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại thực hiện theo nội dung quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 11 của Quyết định này.
Việc xử lý tài sản sau khi kết thúc dự án được thực hiện theo các hình thức: điều chuyển, bán, thanh lý; giao cho doanh nghiệp quản lý, sử dụng; hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Thẩm quyền xử lý tài sản là kết quả của Dự án được thực hiện theo nội dung quy định tại Điều 15 Quyết định này.
Riêng trường hợp giao cho doanh nghiệp quản lý, sử dụng: Bộ Y tế quyết định phê duyệt phương án, sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài chính.
Điều 17. Trách nhiệm thực hiện.
1. Vụ Kế hoạch Tài chính có trách nhiệm.
a. Tham mưu, đề xuất cho Lãnh đạo Bộ Y tế thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với tài sản công tại các cơ quan, đơn vị, dự án thuộc và trực thuộc Bộ.
b. Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, dự án trực thuộc Bộ về quản lý, sử dụng tài sản công, lập hồ sơ về tài sản, thực hiện trình tự, thủ tục thuê, thu hồi, bảo dưỡng, sửa chữa, điều chuyển, thanh lý, bán, tiêu hủy, xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại theo quy định hiện hành và theo quy định phân cấp tại Quyết định này.
c. Chủ trì, phối hợp với Thanh tra Bộ, các Vụ, Cục có liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ. Tổng hợp báo cáo, công khai tình hình quản lý, sử dụng tài sản công của các Đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ.
2. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, dự án được giao trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản công.
a. Chấp hành đầy đủ các quy định của Pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và các quy định tại Quyết định này.
b. Trình tự, thủ tục thuê tài sản, thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý, tiêu hủy tài sản công, xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại thực hiện theo quy định Luật quản lý, sử dụng tài sản công, các văn bản pháp luật hướng dẫn Luật và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế.
c. Sử dụng tài sản công đúng tiêu chuẩn, định mức, đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả.
d. Ban hành Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công và chế độ bảo dưỡng, sửa chữa tài sản của cơ quan, đơn vị. Công khai tiêu chuẩn, định mức, tình hình quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, đơn vị.
e. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình quản lý, sử dụng tài sản công của Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch Tài chính và Thanh tra Bộ, các Vụ, Cục có liên quan).
f. Thực hiện báo cáo, đăng ký, kê khai tài sản công theo đúng các quy định hiện hành.
Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị, dự án phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch Tài chính) để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét xử lý hoặc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.