Quyết định 295/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng đến năm 2040 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 295/QĐ-TTg
Ngày ban hành 02/03/2022
Ngày có hiệu lực 02/03/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Lê Văn Thành
Lĩnh vực Thương mại,Xuất nhập khẩu,Xây dựng - Đô thị

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 295/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 02 tháng 3 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG ĐẾN NĂM 2040

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Luật Biên giới quốc gia ngày 17 tháng 6 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng; Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37 /2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

Theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng tại Tờ trình số 22/TTr-UBND ngày 07 tháng 01 năm 2022, Tờ trình số 1334/TTr-UBND ngày 01 tháng 6 năm 2021 và ý kiến thẩm định của Bộ Xây dựng tại Báo cáo thẩm định số 04/BC-BXD ngày 20 tháng 01 năm 2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng đến năm 2040 với những nội dung chính sau:

1. Phạm vi và quy mô lập quy hoạch

Phạm vi lập quy hoạch theo ranh giới thành lập Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng (Quyết định số 20/2014/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng), bao gồm một phần hoặc toàn bộ diện tích của 31 xã và 3 thị trấn biên giới (từ xã Cần Nông huyện Hà Quảng đến xã Đức Long huyện Thạch An).

Quy mô lập quy hoạch: Diện tích khoảng 30.130 ha.

2. Tính chất:

- Là một trong những trung tâm giao thương của Việt Nam và khu vực ASEAN với vùng Tây Nam - Trung Quốc.

- Là Khu kinh tế cửa khẩu đa ngành, đa lĩnh vực, điểm đột phá về kinh tế của tỉnh Cao Bằng và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc.

- Là một trong những trung tâm kinh tế về thương mại, dịch vụ, du lịch và công nghiệp của khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc và có khả năng gắn kết được với các địa phương khác để tạo thành tuyến dịch vụ thương mại - du lịch động lực của toàn vùng trung du miền núi phía Bắc.

- Là khu vực có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng của quốc gia.

3. Các dự báo phát triển

- Đến năm 2030: Dân số khoảng 73.000 - 78.000 người (trong đó dân số quy đổi khoảng 16.000 - 19.000 người); dân số đô thị khoảng 35.000 - 37.000 người. Nhu cầu sử dụng đất xây dựng các khu chức năng khoảng 3.800 - 3.900 ha.

- Đến năm 2040: Dân số khoảng 100.000 - 104.000 người (trong đó dân số quy đổi khoảng 22.000 - 26.000 người); dân số đô thị khoảng 50.000 - 53.000 người. Nhu cầu sử dụng đất xây dựng các khu chức năng khoảng 6.300 - 6.500 ha.

4. Định hướng phát triển không gian

a) Khung cấu trúc không gian tổng thể

Trên cơ sở các điều kiện tự nhiên, phát triển kinh tế - xã hội, các mối liên kết phát triển, điều kiện phát triển của các khu vực cửa khẩu, lối mở, các vùng cảnh quan, hệ thống đô thị và dân cư nông thôn, Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng được phát triển theo mô hình chuỗi kết nối trên tuyến hành lang biên giới, được chia thành 04 phân vùng, trong đó mỗi phân vùng có một trung tâm kinh tế cửa khẩu chính, là những cực phát triển của phân vùng. Các trung tâm của phân vùng được kết nối trực tiếp với hệ thống cửa khẩu của Trung Quốc và kết nối với trung tâm kinh tế của tỉnh (thành phố Cao Bằng), các khu vực trong và ngoài tỉnh Cao Bằng thông qua các tuyến giao thông chính: đường cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh, quốc lộ 3, quốc lộ 4, quốc lộ 34.

b) Định hướng phát triển theo các phân vùng

[...]