BỘ TÀI CHÍNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 2939/QĐ-BTC
|
Hà Nội, ngày 19
tháng 11 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT ĐỀ ÁN “QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ TÀI CHÍNH MIỀN
TRUNG”
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18/4/2012
của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ,
cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày
27/11/2008 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 999/QĐ-BTC ngày 4/5/2011 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường
Bồi dưỡng cán bộ tài chính;
Căn cứ Quyết định số 1738/QĐ-BTC ngày 10 tháng 7
năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức đến năm 2015;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Quản lý, sử dụng Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ Tài chính Miền Trung”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh Văn phòng Bộ Tài chính,
Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ Tài chính và các tổ chức, đơn vị có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ;
- Lưu: VT, TCCB.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Công Nghiệp
|
ĐỀ ÁN
QUẢN
LÝ, SỬ DỤNG TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁC BỘ TÀI CHÍNH MIỀN TRUNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2939/BTC-TCCB ngày 19 tháng 11 năm 2012 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính)
I. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Quyết định số 3500/QĐ-BTC ngày 31/10/2007 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Trung
tâm bồi dưỡng cán bộ ngành Tài chính tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Kết luận cuộc họp Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính ngày
8/8/2012 và Thông báo số 359/TB-BTC ngày 31/8/2012 của Văn phòng Bộ Tài chính ý
kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ về phương án quản lý, sử dụng cơ sở đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ công chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế;
Quyết định thành lập Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ tài chính Miền Trung trực thuộc Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính - Bộ
Tài chính (Quyết định số 2938/QĐ-BTC ngày 19 tháng 11 năm 2012).
Quy mô cơ sở đào tạo và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng
của các đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính.
II. QUY MÔ CƠ SỞ ĐÀO TẠO VÀ NHU
CẦU SỬ DỤNG
1. Quy mô diện tích sử dụng cơ sở đào tạo
Theo Quyết định số 3500/QĐ-BTC ngày 31/10/2007 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Trung
tâm bồi dưỡng cán bộ ngành Tài chính tại tỉnh Thừa Thiên Huế, tại điểm 9.2 giải
pháp kiến trúc và phương án thiết kế từng hạng mục công trình, thì công trình
có 04 khu sử dụng chính:
1.1. Khu học tập - Hiệu bộ - Thư viện - Hội trường
(gọi tắt là khu A), có:
- 01 Hội trường lớn đảm bảo 600 chỗ ngồi
- 36 Phòng làm việc đảm bảo cho 120 cán bộ quản lý
làm việc
- 01 Thư viện dành cho học viên và giảng viên
- 26 Phòng học, gồm:
+ 04 phòng học đảm bảo 150 học viên/phòng
+ 02 phòng học đảm bảo 100 học viên/phòng
+ 08 phòng học đảm bảo 70 học viên/phòng
+ 08 phòng học đảm bảo 50 học viên/phòng
+ 04 phòng học đảm bảo 30 học viên/phòng
Ngoài ra, tại từng tầng có các phòng nghỉ của giảng
viên, phòng phục vụ và phụ trợ khác phục vụ học tập, hội họp.
1.2. Khu ký túc xá của học viên - giảng viên (gọi tắt
là khu B) đảm bảo lưu trú cho 1.314 người, trong đó:
- 130 phòng 1 giảng viên/phòng = 130 người
- 580 phòng 02 học viên/phòng = 1.160 người
- 24 phòng dành cho người khuyết tật = 24 người
Tại khu B thiết kế có các phòng giặt là, đọc
sách, thể thao bóng bàn, xem Tivi.
1.3. Khu căng tin - y tế (gọi tắt là khu C):
Dịch vụ căng tin, y tế và phòng ăn phục vụ: 1.500
học viên
1.4. Khu thể thao ngoài trời (gọi tắt là khu D) có:
01 sân bóng đá mini và 01 sân tennis.
1.5. Các hạng mục phụ trợ và hệ thống hạ tầng kỹ
thuật (gọi tắt là khu E) bao gồm: nhà để xe, khu vực đỗ xe ngoài trời, trạm biến
áp, trạm khai thác-xử lý nước, hệ thống cấp điện chiếu sáng, hệ thống cấp thoát
nước trong hàng rào, sân, đường, bồn hoa …
2. Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; sử dụng diện
tích làm việc tại Trung tâm
Căn cứ nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng theo Đề án đào tạo,
bồi dưỡng công chức, viên chức đến năm 2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số:
1738 BTC-TCCB ngày 10 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính), tổng số lớp
phải mở trong 5 năm là 8.365 lớp. Tính cho 1 năm, toàn ngành phải mở 1.673 lớp.
- Nếu tính theo khu vực thi ước tính khu vực Miền
Trung có nhu cầu khoảng 500 lớp/năm; trừ các lớp có tính nội bộ do các Cục tổ
chức tại đơn vị (tỉnh) mình, còn lại các lớp tập trung tại Huế ước tính 300 lớp/năm
cho cả hệ thống (Lớp chung của Bộ, lớp của từng Tổng cục).
Nếu tính bình quân mỗi lớp có thời gian học 10 ngày
thì số ngày học thường xuyên trong năm làm 3.000 ngày (300 lớp x 10 ngày). Bình
quân trong 1 năm có khoảng 250 ngày làm việc. Như vậy, nhu cầu thường xuyên
trung bình hàng ngày có 3.000/250 = 12 lớp.
Với tổng số phòng theo thiết kế là 26 phòng, Trung
tâm có thể đáp ứng gấp 2 lần nhu cầu hiện tại. Ngay cả vào những thời điểm có
nhiều lớp học tập trung cùng một thời gian thì vẫn hoàn toàn đáp ứng được.
III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ
CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM
Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tài chính miền
Trung thuộc Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính có chức năng đào tạo, bồi dưỡng
kiến thức và kỹ năng cho cán bộ công chức, viên chức trong ngành Tài chính theo
các tiêu chuẩn và yêu cầu quy định; Bồi dưỡng kiến thức quản lý, nghiệp vụ về
tài chính, kế toán và các kiến thức khác thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ
Tài chính cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc các Bộ, cơ quan khác ở Trung
ương, địa phương và các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế.
Trung tâm đào tạo là nơi tổ chức các khóa đào tạo bồi
dưỡng, hội thảo khoa học, hội nghị... do các đơn vị trực thuộc Bộ tổ chức, gồm:
- Đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành (do
các cơ sở đào tạo thực hiện), gồm:
+ Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính;
+ Trường Nghiệp vụ Thuế thuộc Tổng cục Thuế;
+ Trường Nghiệp vụ Kho bạc nhà nước.
+ Đơn vị khác thuộc ngành tài chính (theo nhu cầu)
- Hội thảo khoa học trong nước và quốc tế.
- Hội nghị ngành tài chính.
- Hội nghị các Bộ, ngành và địa phương khác theo
nhu cầu.
1. Chức năng, nhiệm vụ Trung tâm đào tạo
1.1. Quản lý toàn bộ tài sản công là nhà, đất, các
công trình kiến trúc khác trong khuôn viên Trường, các tài sản thiết bị gắn liền
với công trình XDCB và các tài sản cố định, công cụ dụng cụ đầu tư ban đầu và đầu
tư sau khi bàn giao nghiệm thu công trình.
1.2. Là đầu mối chi trả và phân bổ chi phí quản lý,
quản lý thu chi tài chính từ các nguồn NSNN cấp, nguồn (thu từ các đơn vị có
nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng trong ngành tài chính và nguồn thu khác (nếu có)
1.3. Chịu trách nhiệm vận hành, sửa chữa, bảo trì,
bảo dưỡng toàn bộ công trình sau khi đưa vào sử dụng, gồm: công trình xây dựng,
hệ thống đường điện, nước; khu thể thao, văn hóa, cây xanh và tường rào.
1.4. Thực hiện điều phối đảm bảo cơ sở vật chất phục
vụ ĐTBD: Bố trí hội trường, phòng học, lớp học theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
của các đơn vị. Bố trí việc ăn, ở cho giảng viên và học viên theo chế độ quy định
của nhà nước. Đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động khác của cơ quan Bộ
và toàn hệ thống.
1.5. Thực hiện Liên doanh, liên kết với các tổ chức,
cá nhân, cho thuê lớp học, hội trường phục vụ đào tạo, dịch vụ Hội nghị các cơ
quan, tổ chức trên địa bàn nhưng không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ hoạt động đào
tạo của ngành;
1.6. Quản lý các khoản thu - chi dịch vụ theo quy định
về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Nhiệm vụ các đơn vị có mở lớp tại Trung tâm
- Phối hợp với Trung tâm đào tạo đăng ký kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng, nhu cầu sử dụng cơ sở vật chất (Hội trường lớn, phòng họp,
phòng học, phòng nghiên cứu cho các lớp học theo nhu cầu).
- Bố trí Giảng viên, trực tiếp quản lý các lớp học
theo chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của mình.
- Đóng góp kinh phí theo mức độ sử dụng cơ sở vật
chất do Trung tâm đào tạo đảm bảo theo định mức, đơn giá quy định, (thực hiện
thông qua Hợp đồng)
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Lãnh
đạo đơn vị mở lớp.
3. Cơ chế phối hợp
- Trung tâm đào tạo: Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch
tổng thể trên cơ sở tổng hợp Kế hoạch của các đơn vị, điều phối toàn bộ hoạt động
của cơ sở đào tạo, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các đơn vị.
- Các đơn vị: Hàng năm xây dựng kế hoạch đào tạo tổng
thể, hàng quý phải lập kế hoạch cụ thể cho từng tháng, tuần và từng ngày về nhu
cầu sử dụng Hội trường lớn, phòng họp, phòng học... gửi Trung tâm đào tạo tổng
hợp chung và để bố trí, sắp xếp, điều phối các hoạt động đào tạo, hội họp, các
hoạt động ngoại khoá, văn hóa, thể thao, bố trí ăn, nghỉ cho học viên, giảng
viên...
4. Quản lý tài chính
Trung tâm đào tạo trong thời gian đầu hình thành là
đơn vị được NSNN cấp toàn bộ kinh phí hoạt động, định hướng thời gian sau 3 năm
hoạt động sẽ xác định lại loại hình đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của
pháp luật. Nguồn kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên gồm: Nguồn NSNN cấp;
kinh phí đóng góp của các Tổng cục theo nhu cầu sử dụng thực tế (Thuê, KBNN, Hải
quan, Dự trữ nhà nước, Chứng khoán... có mở lớp đào tạo bồi dưỡng cán bộ); thu
dịch vụ từ khai thác cơ sở vật chất cho các đối tượng trong và ngoài ngành. Cơ
chế tài chính thực hiện theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của
Chính phủ và Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn
thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền
tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và
tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các quy định của Bộ Tài chính.
Các đơn vị, căn cứ nhu cầu và thực tế sử dụng cơ sở
vật chất thanh toán chi phí theo quy đinh của nhà nước cho Trung tâm đào tạo
theo định mức, đơn giá chế độ quy định (theo Hợp đồng ký kết)
IV. TỔ CHỨC BỘ MÁY, DỰ KIẾN
NHÂN SỰ CỦA TRUNG TÂM.
1. Tổ chức bộ máy quản lý.
Trung tâm bao gồm 6 bộ phận: Ban Lãnh đạo (Giám đốc,
Phó Giám đốc Trung tâm), Phòng Tổ chức - Hành chính, Phòng Quản lý đào tạo,
Phòng Quản trị thiết bị, Phòng Kế toán và Phòng Quản lý dịch vụ). Trong quá
trình điều hành quản lý Trung tâm, Giám đốc Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
quyết định việc phân công nhiệm vụ phù hợp với tình hình chung, đảm bảo yêu cầu
quản lý theo đúng các quy định của pháp luật nhà nước. Nhân sự các bộ phận như
sau:
TT
|
Cơ cấu nhân sự
các bộ phận
|
Tổng cộng (người)
|
Biên chế (kể cả
HĐLĐ theo Nghị định 68/CP (người)
|
Hợp đồng với
các Cty dịch vụ (người)
|
|
Tổng số:
|
143
|
73
|
70
|
1
|
Lãnh đạo Trung tâm:
01 Giám đốc, 02 Phó Giám đốc
|
3
|
3
|
|
2
|
Phòng Tổ chức - Hành chính
|
27
|
27
|
|
3
|
Phòng Quản lý đào tạo
|
11
|
11
|
|
4
|
Phòng Quản trị - Thiết bị
|
17
|
17
|
|
5
|
Phòng Kế toán
|
7
|
7
|
|
6
|
Phòng Quản lý dịch vụ
|
78
|
8
|
70
|
1.1. Phòng Tổ chức - Hành chính
- Xây dựng chương trình, kế hoạch tổng thể hoạt động
của Trung tâm hàng năm, quý, tháng và đánh giá thực hiện kế hoạch theo định kỳ
hàng tuần, tháng, quý và năm;
- Tham mưu cho Lãnh đạo trung tâm về: Tổ chức bộ
máy, nhân sự làm việc tại Trung tâm. Báo cáo và đề xuất lãnh đạo Trung tâm và cấp
trên các nội dung có liên quan.
- Thực hiện công tác quản lý cán bộ theo phân cấp,
phối hợp với các bộ phận liên quan xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức và hợp
đồng lao động theo các quy định hiện hành.
- Thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ
công tác hành chính.
- Quản lý và phân công đội ngũ bảo vệ cơ quan.
- Quản lý và điều độ phương tiện đi lại (xe ôtô
công).
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Trung tâm
giao
1.2. Phòng Quản lý đào tạo
- Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng tổng thể hàng
năm, quý, tháng trên cơ sở kế hoạch các Tổng cục đăng ký.
- Phối hợp với các Phòng, các đơn vị tổ chức các
khóa đào tạo, bồi dưỡng tại Trung tâm.
- Trực tiếp theo dõi và bố trí các phòng học, hội
trường, cho các lớp học và học viên theo yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng.
- Quản lý giảng viên, học viên đang giảng dạy, học
tập.
- Quản lý Thư viện của Trung tâm.
- Điều phối các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của
các đơn vị, bảo đảm hoạt động hiệu quả.
- Thực hiện chức năng tổ chức đào tạo theo yêu cầu
nhiệm vụ của đơn vị.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Trung tâm
giao
1.3. Phòng Quản trị - Thiết bị
- Là đầu mối phối hợp với các Phòng chức năng thực
hiện mua sắm tài sản, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động chung.
- Xây dựng kế hoạch về mua sắm thiết bị và bảo trì
thiết bị.
- Tổ chức quản lý phân công cán bộ nhân viên trong
bộ phận theo chức trách nhiệm vụ được giao.
- Tổ chức bảo trì, duy trì hoạt động thường xuyên của
các thiết bị phục vụ cho sự hoạt động của Trung tâm.
- Tổ chức vận hành các thiết bị của Trung tâm, đảm
bảo phục vụ thường xuyên các hoạt động của trung tâm (Bao gồm: Điện dân dụng,
điện lạnh, điện tử, nước, âm thanh, mỹ thuật, trang trí..., mộc, nề, nhôm,
kính, thiết bị thể thao, giải trí...)
- Quản lý tài sản, thiết bị, công trình xây dựng.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Trung tâm
giao
1.4. Phòng Kế toán:
- Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
- Lập kế hoạch tài chính hàng năm để tham mưu cho
Lãnh đạo Trung tâm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Lập kế hoạch tài chính theo yêu cầu đào tạo thực
tế, phối hợp với các đơn vị về chi phí liên quan đến việc đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ từng đơn vị tại Trung tâm.
- Thực hiện ký các Hợp đồng dịch vụ cho thuê từ
khai thác cơ sở đào tạo bồi dưỡng của Trung tâm theo đúng quy định của pháp luật
đối với đơn vị sự nghiệp công lập và quy chế chi tiêu nội bộ.
- Xây dựng Dự toán Thu - Chi và quyết toán kinh phí
hàng năm và định kỳ theo quy đinh, chi thanh toán các chế độ tiền lương, BHXH
cho cán bộ, viên chức; chi thường xuyên, chi xây dựng - mua sắm,... đáp ứng nhu
cầu hoạt động của Trung tâm.
- Quản lý quỹ tiền mặt và các loại giấy tờ có giá
trị như tiền.
- Thu nộp và thực hiện chế độ BHXH cho cán bộ theo
quy định.
- Thu các khoản thu khác (nếu có).
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Trung tâm
giao
1.5. Phòng Quản lý dịch vụ
- Trên cơ sở kế hoạch sử dụng Phòng học, phòng nghỉ
của giảng viên, học viên, phòng Quản lý dịch vụ chịu trách nhiệm phân công cán
bộ trực tại các khu vực làm vệ sinh phòng học, phòng nghỉ của giảng viên, học
viên.
- Thực hiện quản lý các căng tin, dịch vụ phục vụ
đào tạo như nhà ăn, căng tin giải khát, bán tài liệu, sách và văn phòng phẩm.
- Quản lý các dịch vụ khác theo nhu cầu của các tổ
chức, cá nhân có nhu cầu thuê mặt bằng, lớp học nhưng không ảnh hưởng đến công
tác đào tạo của Trung tâm.
- Tổ chức khai thác các hoạt động dịch vụ của Trường:
Hội nghị, hội thảo ngoài ngành, dịch vụ khác theo yêu cầu.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Ban Quản
lý Trung tâm giao.
2. Dự kiến biên chế và tuyển dụng (Thời gian đầu
đi vào hoạt động)
- Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính thực hiện theo
thẩm quyền tuyển dụng viên chức làm việc tại Trung tâm thực hiện theo quy định
của Bộ về tuyển dụng cán bộ.
- Đối với Hợp đồng lao động theo Nghị định 68/CP
Trường thực hiện ký Hợp đồng lao động theo quy định.
Về biên chế, tuyển dụng tại từng Phòng thuộc Trung
tâm dự kiến như sau:
2.1. Phòng Tổ chức - Hành chính.
Dự kiến biên chế: 21 người (12 viên chức, 15
HĐLĐ diện theo Nghị định 68/CP), trong đó:
Viên chức quản lý, nhân viên thừa hành:
- Phụ trách Phòng: 03 người
- Cán bộ tổ chức: 01 người
- Văn thư + In ấn hành chính, lưu trữ hành chính:
02 người
- Tiếp tân và điều phối các Phòng, lớp học: 04 người
- Nhân viên y tế: 02 người. (01 bác sỹ, 1 y sỹ)
Hợp đồng lao động trong chỉ tiêu biên chế theo
quy định:
- Bảo vệ: 10 người (Bảo vệ cổng chính, cổng phụ, Bảo
vệ khu nhà ký túc xá, Bảo vệ nhà xe, học viên,...)
- Lái xe: 02 người (dự kiến đề xuất trung tâm có 02
xe)
- Tạp vụ, vệ sinh khu Trung tâm: 03 người
2.2. Phòng Quản lý đào tạo:
Dự kiến biên chế: 11 người (viên chức, nhân viên
thừa hành).
- Phụ trách Phòng: 02 người
- Cán bộ trực tiếp điều phối hoạt động đào tạo: 04
người
- Cán bộ tổng hợp: 01 người.
- Quản lý thư viện: 04 người
+ Thư viện sách: 02 người
+ Thư viện điện tử và nhân viên tin học: 02 người
2.3. Phòng Quản trị - Thiết bị:
Dự kiến biên chế: 17 người (viên chức, cán bộ kỹ
thuật)
- Phụ trách Phòng: 03 người
- Nhân viên kỹ thuật bảo trì: 05 người
- Nhân viên vận hành và bảo trì điện, điện lạnh, điện
tử, âm thanh: 05 người
- Nhân viên bảo trì hệ thống nước, mộc, nề,...: 02
người
- Nhân viên mỹ thuật, trang trí, nghệ thuật, cây cảnh,
sân vườn: 02 người.
2.4. Phòng Kế toán
Dự kiến biên chế: 07 người (viên chức), trong
đó:
- Phụ trách Phòng: 02 người
- Kế toán tổng hợp: 01 người
- Kế toán chi: 01 người; Kế toán thu: 01 người; Kế
toán viên: 01 người;
- Thu nộp và đối chiếu BHXH cán bộ: 01 người (biên
chế)
2.5. Phòng Quản lý dịch vụ:
Dự kiến biên chế: 08 người;
- Phụ trách Phòng: 02 người
- Quản lý nhà ăn, căng tin: 02 người
- Quản lý khu học đường: 02 người
- Quản lý khu ký túc xá: 02 người
Để linh hoạt trong việc sử dụng lao động, 70 người
làm việc tại Trung tâm (không nằm trong biên chế của Bộ) tùy theo nhóm
công việc, thời điểm hoạt động, Trung tâm thực hiện ký hợp đồng thuê các Công
ty dịch vụ lao động tối đa khoảng 70 người làm các công việc: vệ sinh khu ký
túc xá, phòng ở giảng viên, khu công trình phụ, đường nội bộ trong khu vực.
3. Dự kiến nguồn tuyển dụng cán bộ biên chế:
- Nguồn tuyển dụng viên chức, nhân viên thừa hành
và cán bộ kỹ thuật trong chỉ tiêu biên chế bao gồm 06 viên chức Ban quản lý dự
án và các cán bộ đang công tác trong ngành tài chính, hoặc đang công tác tại
các cơ quan hành chính, sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước tại tỉnh Thừa Thiên
Huế, các tỉnh khu vực miền Trung, (chú trọng tuyển dụng, tiếp nhận những cán bộ
có kinh nghiệm công tác theo vị trí cần sử dụng)
- Nguồn tuyển dụng qua hình thức thi tuyển hoặc xét
tuyển khác theo quy định hiện hành.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trong năm 2012
1.1. Về Tổ chức bộ máy và nhân sự.
- Trình Bộ ban hành Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài
chính về việc thành lập Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tài chính, Miền
Trung thuộc Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính;
- Trình Bộ phương án nhân sự lãnh đạo quản lý và đề
án tuyển dụng viên chức làm việc tại Trung tâm đào tạo;
Về tuyển dụng cán bộ: Theo dự kiến biên chế của
Trung tâm, tổng số cán bộ là 40 người, để đảm bảo chất lượng cán bộ có đủ năng
lực quản lý, điều hành việc tuyển dụng được thực hiện dần từng năm. Căn cứ nhu
cầu đào tạo, bồi dưỡng của các đơn vị thì mỗi năm Trung tâm đào tạo sẽ điều phối
để đảm bảo tổ chức đào tạo khoảng 300 lớp tương ứng 15.000 lượt cán bộ, dự kiến
năm 2013 là năm đầu hình thành ổn định tổ chức bộ máy sẽ có khoảng 1/3 số lớp
và học viên học tập, tương đương 100 lớp tương ứng 5.000 lượt cán bộ.
Do vậy, năm 2012 xây dựng đề án tuyển dụng và thực
hiện đề án theo quy định, để đáp ứng yêu cầu bộ máy quản lý, đảm đương phục vụ
nhu cầu đào tạo năm 2012 và 2013 Trung tâm tuyển dụng khoảng 30 đến 40 cán bộ
làm việc tại Trung tâm, trong đó: Lãnh đạo Trung tâm và cán bộ chuyên viên cho
05 bộ phận sau khi Bộ phê duyệt mô hình tổ chức thì thực hiện việc tuyển dụng,
điều động một số cán bộ, công chức, viên chức hình thành bộ máy khung; bộ máy
này thực hiện ngay việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức để có
thể đảm đương việc quản lý vận hành toàn bộ cơ sở, trang thiết bị khi bàn giao
vào khai thác, sử dụng. Dự kiến trình Bộ được tuyển dụng 06 cán bộ đang làm việc
tại Ban Quản lý dự án này.
1.2. Về Quản lý tài chính tài sản:
- Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
quy chế quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở vật chất của Trung tâm đào tạo;
- Xây dựng Quy chế quản lý tài chính, tài sản;
- Căn cứ biên chế Bộ duyệt và nhu cầu cần mua sắm
trang thiết bị, lập dự toán kinh phí năm 2013 các nhóm chi con người như tiền
lương, phụ cấp và các khoản đóng góp BHXH, BHYT theo quy định; chi mua sắm
TSCĐ, công cụ dụng cụ làm việc tại Trung tâm và các khoản chi hành chính khác....
- Trung tâm tiếp nhận bàn giao từ Ban Quản lý dự
án: Các tài sản là công trình xây dựng, công trình kiến trúc, công trình khác
đã hoàn thành để Trung tâm đào tạo quản lý.
2. Giai đoạn 2013-2015
2.1. Về tể chức bộ máy.
- Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy Trung tâm, bổ
sung các quy định phù hợp với thực tế khi bộ máy vận hành; kế hoạch tuyển dụng
cán bộ:
+ Năm 2013 tuyển dụng 20 cán bộ cho các Phòng nghiệp
vụ
+ Năm 2014 tuyển dụng 20 cán bộ cho các Phòng nghiệp
vụ
+ Năm 2015 tuyển dụng 30 cán bộ cho các Phòng nghiệp
vụ
2.2. Quản lý tài chính, tài sản.
- Từng bước ổn định hoạt động, lộ trình theo yêu cầu
quản lý và nhu cầu trang bị (giới hạn 3 năm kể từ khi chính thức hoạt động)
NSNN đảm bảo trang bị mua sắm tài sản cố định, tiền lương cán bộ công chức, viên
chức và HĐLĐ, các khoản chi quản lý hành chính khác. Sau 3 năm, căn cứ thực tế
thu - chi từng năm, Trường phối hợp các đơn vị chức năng báo cáo Bộ quyết định
phương án về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự
nghiệp công lập theo quy định.
3. Nhiệm vụ của các đơn vị:
- Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì phối hợp với Trường Bồi
dưỡng cán bộ tài chính trình Bộ Quyết định thành lập Trung tâm; Đề án tuyển dụng,
thực hiện Đề án và dự kiến nhân sự Ban Giám đốc Trung tâm trình Bộ xem xét, quyết
định.
- Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính phối hợp với
các đơn vị có liên quan Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp, Cục Quản lý công sản
xây dựng quy chế quản lý tài chính; Quy chế quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại
Trung tâm trình Bộ ban hành (qua Vụ KH-TC)
- Vụ Kế hoạch tài chính chủ trì phối hợp với Trường
Bồi dưỡng cán bộ tài chính rà soát nhu cầu mua sắm, trang bị tài sản Trung tâm;
xây dựng dự toán và phân bổ dự toán kinh phí cho hoạt động theo thực tế và yêu
cầu hoạt động Trung tâm.
- Các Tổng cục trực thuộc Bộ: Xây dựng kế hoạch đào
tạo bồi dưỡng và nhu cầu đào tạo bồi dưỡng công chức tại khu vực Miền Trung để
gửi Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho
Ngành tại Miền Trung./.