Quyết định 2898/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt “Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2021-2025”

Số hiệu 2898/QĐ-UBND
Ngày ban hành 16/11/2020
Ngày có hiệu lực 16/11/2020
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Phan Ngọc Thọ
Lĩnh vực Sở hữu trí tuệ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2898/-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 16 tháng 11 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22 tháng 8 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 1395/TTr-SKHCN ngày 09 tháng 11 năm 2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2021 - 2025” với những nội dung chính sau đây:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

a) Tạo sự chuyển biến về nhận thức của các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân về tạo lập, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

b) Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ của tỉnh thông qua việc hỗ trợ tạo lập, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ; trong đó ưu tiên hỗ trợ các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm đặc sản, làng nghề, sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu và dịch vụ gắn với quảng bá văn hóa Huế.

c) Phát triển ứng dụng khoa học công nghệ, phong trào lao động sáng tạo, hỗ trợ các sáng kiến có hiệu quả được ứng dụng vào sản xuất và đời sống nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động.

d) Hình thành hệ thống hỗ trợ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và triển khai hoạt động có hiệu quả nhằm tạo môi trường kinh doanh lành mạnh và thu hút đầu tư.

đ) Xây dựng và phát triển một số thương hiệu mạnh, thương hiệu đặc sản của tỉnh nhằm nâng cao vị thế và sức cạnh tranh cho các sản phẩm của tỉnh nhà.

e) Hỗ trợ đăng ký, khai thác, áp dụng thực tiễn cho các sáng chế, giải pháp hữu ích của tổ chức, cá nhân trên địa bàn.

2. Mc tiêu cthể

a) Tài sản trí tuệ của cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh gia tăng cả về số lượng và chất lượng, trong đó:

- Hỗ trợ hình thành hệ thống quản lý, phát triển nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý cho ít nhất 20 đặc sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Hỗ trợ khai thác, áp dụng vào thực tiễn cho ít nhất 5 sáng chế/giải pháp hữu ích trong đó ưu tiên các sáng chế/giải pháp hữu ích nhằm nâng cao năng suất, chất lượng các đặc sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (kể cả sáng chế của nước ngoài không bảo hộ tại Việt Nam);

- Đáp ứng 100% các đặc sản của địa phương đã bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được hỗ trợ để quảng bá, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường.

b) Tổ chức ít nhất 20 hội thảo chuyên đề, xây dựng ít nhất 30 chuyên đề, phóng sự trên các phương tiện truyền thông, đăng ít nhất 60 bài tuyên truyền về sở hữu trí tuệ trên báo chí và các trang thông tin điện tử địa phương, tổ chức ít nhất 12 lớp đào tạo, tập huấn.

c) Cử đi đào tạo chuyên sâu cho ít nhất 10 lượt cán bộ, công chức chuyên trách về sở hữu trí tuệ tại các cơ quan quản lý nhà nước.

d) Hiệu quả sử dụng quyền sở hữu trí tuệ được nâng cao và gia tăng đáng kể số lượng sản phẩm có hàm lượng sở hữu trí tuệ cao: Hoạt động khai thác, thương mại hóa tài sản trí tuệ được chú trọng, đẩy mạnh; tỷ lệ sáng chế được khai thác thương mại đạt 8 - 10% số sáng chế được cấp văn bằng bảo hộ; số lượng doanh nghiệp sử dụng hiệu quả công cụ sở hữu trí tuệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh tăng đáng kể; thúc đẩy khai thác tài sản trí tuệ được tạo ra từ hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.

đ) Chỉ dẫn địa lý, tri thức truyền thống, bí quyết kỹ thuật, văn hóa dân gian được bảo hộ và khai thác hiệu quả trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

e) Bảo đảm các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với tính chất dân sự của quyền sở hữu trí tuệ; thực hiện xử lý 100% các hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ, chống hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ.

[...]