Quyết định 2895/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt dự án “Xây dựng mô hình chuỗi liên kết phát triển thị trường sản xuất và tiêu thụ nhãn" trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Số hiệu 2895/QĐ-UBND
Ngày ban hành 30/12/2019
Ngày có hiệu lực 30/12/2019
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hưng Yên
Người ký Bùi Thế Cử
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2895/QĐ-UBND

Hưng Yên, ngày 30 tháng 12 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN “XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHUỖI LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NHÃN” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 98/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát trin hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phm nông nghiệp và các nguồn huy động hợp pháp khác;

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng; số 23/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 về việc phê duyệt Đán “Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020”; số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;

Căn cứ Quyết định số 1091/QĐ-UBND ngày 09/5/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt đề cương và dự toán đề án “Xây dựng mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp”;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 1780/TTr-SCT ngày 27/12/2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt dự án “Xây dựng mô hình chuỗi liên kết phát triển thị trường sản xuất và tiêu thụ nhãn trên địa bàn tỉnh” thuộc đề án “Xây dựng mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp” với các nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu xây dựng mô hình thí điểm

1.1. Mục tiêu chung

Nghiên cứu, xây dựng mô hình thí điểm tiêu thụ nhãn và cung ứng vật tư nông nghiệp tại những vùng sản xuất nhãn tập trung. Nâng cao chất lượng sản phẩm nhãn từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, theo đó: Sản phm do người dân làm ra đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng đồng đều, giá cả hợp lý đảm bảo có lợi nhuận; doanh nghiệp ổn định nguyên liệu đầu vào với cht lượng cao, tạo sản phẩm xuất khẩu và tiêu thụ trong nước có thế cạnh tranh; phát huy thế mạnh của hợp tác xã nông nghiệp qua vai trò làm cầu nối thu mua nhãn và cung ứng vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Xây dựng mô hình thí điểm liên kết giữa người dân với hp tác xã và doanh nghiệp qua hoạt động tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp để nhân rộng cho các sản phẩm nông sản khác, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế địa phương.

1.2. Mục tiêu cụ thể

- Xây dựng mô hình chuỗi liên kết phát triển thị trường sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ nhãn thành mô hình liên kết giữa Doanh nghiệp - Hợp tác xã - Nông dân ổn định, bền vững, hiệu quả trên cơ sở mối liên kết giữa các thành viên trong mô hình về kế hoạch sản xuất, nguyên tắc giao nhận sản phẩm, nâng cao uy tín thương hiệu.

- Kết hợp hài hòa lợi ích giữa các chủ thể trong Mô hình đảm bảo sản xuất lượng hàng hóa có định hướng theo nhu cầu thị trường và phù hợp với những điều kiện tự nhiên và xã hội địa phương.

2. Phương án xây dựng mô hình thí điểm

2.1. Chủ thể tham gia mô hình

a) Doanh nghiệp

- Doanh nghiệp được lựa chọn là: Công ty cổ phần Kim Chính có trụ sở tại đường 37, khu Tiền Trung, phường Ái Quốc, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương; ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm nông sản và Công ty cphần Dịch vụ thương mại tng hợp Vincommerce (thuộc tập đoàn Masan) tại số 72 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh; ngành nghề hoạt động chính là kinh doanh thương mại.

- Nhiệm vụ của doanh nghiệp:

+ Dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm phù hợp với khả năng tiêu thụ của Doanh nghiệp, phối hợp với HTX, hộ nông dân xác định sản lượng nhãn để hợp đồng sản xuất. Đồng thời, thông báo cho HTX và nông dân biết nhu cầu thu mua nguyên liệu đký kết hợp đồng tiêu thụ nhãn và giữ đúng các cam kết trong hợp đồng.

+ Phối hợp với các cơ quan chức năng tiếp tục triển khai, mở rộng các dự án sản xuất nhãn theo tiêu chuẩn VietGAP và tiến tới tiêu chuẩn Global GAP đến các hộ nông dân.

+ Giữ vững các thị trường tiêu thụ hiện tại, khai thác thêm một số thị trường tiềm năng thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại của tỉnh, Bộ Công Thương tổ chức hàng năm. Nâng cao chất lượng phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa để phát triển ngày càng cao số lượng sản xut cũng như nhu cầu thu mua nguyên liệu ngày càng tăng.

+ Hợp tác với các công ty sản xuất và kinh doanh vật tư nông nghiệp có uy tín đcung cấp cho nông dân phân bón có chất lượng cao với giá cả hợp lý, ưu đãi và hỗ trợ kỹ thuật trong sử dụng phân bón và chăm sóc nhãn cho nông dân.

b) Hợp tác xã

[...]