Quyết định 2813/QĐ-BKHCN năm 2018 về phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2025: “Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0” do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Số hiệu | 2813/QĐ-BKHCN |
Ngày ban hành | 27/09/2018 |
Ngày có hiệu lực | 27/09/2018 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Bộ Khoa học và Công nghệ |
Người ký | Bùi Thế Duy |
Lĩnh vực | Công nghệ thông tin |
BỘ KHOA HỌC VÀ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2813/QĐ-BKHCN |
Hà Nội, ngày 27 tháng 09 năm 2018 |
BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khoa học và công nghệ;
Căn cứ Nghị định số 95/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4;
Căn cứ Nghị quyết số 138/NQ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ về Hội nghị Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12 năm 2017;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2025: “Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0” (sau đây gọi tắt là Chương trình); Mã số: KC-4.0/19-25.
(Mục tiêu, nội dung, dự kiến sản phẩm và chỉ tiêu đánh giá của Chương trình kèm theo Quyết định này)
Điều 2. Cơ chế quản lý và tài chính của Chương trình được thực hiện theo quy định hiện hành đối với các Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Giám đốc Văn phòng các chương trình trọng điểm cấp nhà nước, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ DỰ KIẾN SẢN PHẨM
CHƯƠNG
TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP QUỐC GIA GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2025: HỖ
TRỢ NGHIÊN CỨU, PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CỦA CÔNG NGHIỆP 4.0; MÃ SỐ:
KC-4.0/19-25
(Kèm theo Quyết định số
2813/QĐ-BKHCN ngày 27 tháng 9 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
1. Nghiên cứu ứng dụng, phát triển và chuyển giao một số công nghệ chủ chốt của công nghiệp 4.0 mà Việt Nam có lợi thế để tạo ra các sản phẩm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh;
2. Hỗ trợ thí điểm đổi mới một số mô hình quản trị, sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp trong một số lĩnh vực chủ chốt theo hướng chuyển đổi số;
1. Nghiên cứu ứng dụng, phát triển và chuyển giao một số công nghệ chủ chốt của công nghiệp 4.0 mà Việt Nam có lợi thế để tạo ra các sản phẩm trong sản xuất - kinh doanh và dịch vụ như: y tế, du lịch, tài chính - ngân hàng, nông nghiệp, công nghiệp chế biến và chế tạo, giáo dục - đào tạo và dạy nghề, giao thông, xây dựng, thông tin - truyền thông, tài nguyên - môi trường, quốc phòng, an ninh;
2. Nghiên cứu ứng dụng một số mô hình quản trị, sản xuất - kinh doanh và giải pháp chuyển đổi số trong quản lý điều hành doanh nghiệp;
3. Xây dựng, triển khai các chính sách thúc đẩy tín dụng đối với doanh nghiệp đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu phát triển, ứng dụng các công nghệ của công nghiệp 4.0.
1. Có ít nhất 30 giải pháp công nghệ được hình thành từ các công nghệ chủ chốt như: Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence), Chuỗi khối (Blockchain), Phân tích dữ liệu lớn (Big data analytic), Internet kết nối vạn vật (Internet of Things), Thế hệ mạng di động thứ 5 (5th Generation), robot, điện toán đám mây (I-cloud)... được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh và dịch vụ như: y tế, du lịch, tài chính - ngân hàng, nông nghiệp, công nghiệp chế biến và chế tạo, giáo dục - đào tạo và dạy nghề, giao thông, xây dựng, thông tin - truyền thông, tài nguyên - môi trường, quốc phòng, an ninh...;
2. Có ít nhất 10 mô hình quản trị, sản xuất, kinh doanh và giải pháp chuyển đổi số trong quản lý điều hành doanh nghiệp;