ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 2802/QĐ-UBND
|
Khánh Hòa, ngày
07 tháng 11 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA UBND TỈNH KHÁNH HÒA THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH
ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ VỀ ĐỀ ÁN “ĐỔI MỚI CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
CÔNG LẬP, ĐẨY MẠNH XÃ HỘI HÓA MỘT SỐ LOẠI HÌNH DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân & UBND
ngày 26/11/2003;
Căn cứ Thông báo kết luận số 37-TB/TW ngày
26/5/2011 của Bộ Chính trị về Đề án “Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự
nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công”;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại công văn
số 20344/SNV-TCBC ngày 29 tháng 10 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động của
tỉnh Khánh Hòa thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ về Đề án “Đổi mới
cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số
loại hình dịch vụ sự nghiệp công”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, ban, ngành; Chủ
tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình
Khánh Hòa; Tổng biên tập Báo Khánh Hòa và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức,
cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- TT. Tỉnh ủy (b/c);
- TT. HĐND (b/c)
- TT. UBND tỉnh;
- LĐ VP UBND tỉnh;
- Các phòng: VX, TH; NC, XDNĐ;
- Lưu: VT, HP, HB, HN, HLe.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Chiến Thắng
|
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA TỈNH KHÁNH HÒA
THỰC
HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ VỀ ĐỀ ÁN “ĐỔI MỚI CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA
CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP, ĐẨY MẠNH XÃ HỘI HÓA MỘT SỐ LOẠI HÌNH DỊCH VỤ SỰ
NGHIỆP CÔNG”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2802/QĐ-UBND ngày 07/11/2012 của UBND tỉnh)
Phần 1.
MỤC TIÊU
Chương trình này có mục tiêu xác định, phân công và
tổ chức thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ chủ yếu của các cơ quan quản lý
nhà nước trên địa bàn tỉnh nhằm triển khai thực hiện Chương trình hành động của
Chính phủ thực hiện thông báo kết luận của Bộ Chính trị về Đề án “Đổi mới cơ chế
hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại
hình dịch vụ sự nghiệp công” trong thời gian tới với quyết tâm cao hơn, đổi mới
mạnh mẽ, đồng bộ và toàn diện hơn, góp phần thực hiện mục tiêu đến năm 2020 đưa
nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, đời sống vật chất
và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt.
Phần 2.
NHỮNG NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
I. NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ ĐỔI MỚI CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP VÀ ĐẨY MẠNH XÃ HỘI HÓA MỘT SỐ LOẠI HÌNH DỊCH
VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG:
1. Các cơ quan chức năng, các Sở, ban, ngành thuộc
tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục
và vận động nhằm quán triệt sâu rộng, tạo sự thống nhất về nhận thức trong toàn
xã hội, đặc biệt đối với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị-xã hội, các đơn vị sự nghiệp và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
nhà nước về các nội dung và tinh thần của việc đổi mới cơ chế hoạt động của các
đơn vị sự nghiệp công lập và đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự
nghiệp công.
2. Các cơ quan chức năng ở các cấp thuộc tỉnh tham
mưu cho các cấp ủy đảng cùng cấp trong việc ban hành và triển khai các Nghị quyết,
chỉ thị về chủ trương, kế hoạch và biện pháp cụ thể nhằm tạo chuyển biến về tư
tưởng, nâng cao nhận thức của xã hội về sự cần thiết, tính cấp bách của việc đổi
mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập để hướng tới việc cung cấp
tốt hơn dịch vụ cho mọi tầng lớp nhân dân và bảo đảm cho các đối tượng chính
sách xã hội và người nghèo được tiếp cận, hưởng thụ các dịch vụ cơ bản thiết yếu
với chất lượng cao hơn.
II. HOÀN THIỆN THỂ CHẾ BẢO ĐẢM ĐỒNG BỘ CÁC YẾU TỐ
THỰC HIỆN ĐỔI MỚI CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP, ĐẨY MẠNH
XÃ HỘI HÓA MỘT SỐ LOẠI HÌNH DỊCH VỤ CÔNG.
Thực hiện theo những nhiệm vụ được quy định tại
Chương trình hành động của Chính phủ về Đề án “Đổi mới cơ chế hoạt động của các
đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp
công”, cụ thể như sau:
1. Hoàn thiện thể chế về cơ cấu và phương thức đầu
tư của ngân sách nhà nước (NSNN):
1.1. Nhà nước tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, tăng cường
đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất các hoạt động sự nghiệp công cơ bản và thực
hiện cơ cấu lại chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với các hoạt động cung
cấp dịch vụ sự nghiệp công theo hướng:
- NSNN bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên đối
với các đơn vị sự nghiệp công lập được Nhà nước giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ
sự nghiệp công ở các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, vùng đồng bào
dân tộc thiểu số, vùng miền núi, biên giới và hải đảo.
- Thay đổi cơ bản phương thức hỗ trợ từ NSNN trong
cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, từng bước chuyển từ việc giao dự toán ngân
sách cho các đơn vị cung cấp dịch vụ sự nghiệp công lập như hiện nay sang thực
hiện phương thức đặt hàng, mua hàng dựa trên cơ sở hệ thống định mức kinh tế -
kỹ thuật và tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng của từng loại hình dịch vụ đơn vị
cung cấp mà không phân biệt cơ sở công lập, ngoài công lập nhằm tạo cạnh tranh
lành mạnh, tạo môi trường thuận lợi, bảo đảm cho các đơn vị sự nghiệp công lập
và ngoài công lập phát triển bình đẳng.
1.2. Nhà nước bảo đảm thực hiện các chính sách hỗ
trợ trực tiếp cho người có công, người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số để được
tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản thiết yếu với chất lượng
ngày càng cao hơn; bảo đảm kinh phí đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, giảng
viên và cán bộ quản lý (hiệu trưởng, hiệu phó) ở các cơ sở đào tạo không phân
biệt cơ sở công lập, ngoài công lập.
2. Hoàn thiện thể chế về cơ chế tài chính đối với
các đơn vị sự nghiệp công lập:
2.1. Tăng cường phân cấp và thực hiện trao quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm cao hơn cho các đơn vị sự nghiệp công lập đồng bộ cả về
tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực, tài chính (từng bước tính đủ giá dịch vụ
và giảm cấp ngân sách) có tính đến đặc điểm từng loại hình đơn vị, khả năng,
nhu cầu thị trường và trình độ quản lý.
2.2. Thực hiện chính sách minh bạch hóa các hoạt động
liên doanh, liên kết của các đơn vị sự nghiệp công lập; khắc phục tình trạng
công – tư lẫn lộn; đổi mới cơ chế phân phối theo hướng vừa đảm bảo quyền lợi của
người lao động vừa có tích lũy để tái đầu tư tăng cường cơ sở vật chất của đơn
vị sự nghiệp công lập
2.3. Thực hiện đổi mới cơ chế tài chính đối với
nhóm các đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công có khả
năng xã hội hóa cao, tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động (các trường đại học,
bệnh viện và một số cơ sở dạy nghề từ sau năm 2015…) theo hướng: Giao quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm đồng bộ cả về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực,
tài chính, tài sản khi cung cấp dịch vụ gắng với nhu cầu của xã hội; được quyết
định thu giá dịch vụ trên cơ sở khung giá tính đủ các chi phí hợp lý, đúng pháp
luật do cấp có thẩm quyền ban hành; được Nhà nước giao vốn, xác định giá trị
tài sản để giao cho đơn vị sự nghiệp công lập theo cơ chế giao vốn cho doanh
nghiệp; được quyền quyết định việc huy động vốn, sử dụng vốn, tàn sản gắn liền
với nhiệm vụ được giao theo quy định để mở rộng việc cung cấp dịch vụ sự nghiệp
công, tự quyết định số người làm việc và trả lương trên cơ sở thang bảng lương
của Nhà nước và hiệu quả, chất lượng công việc.
2.4. Thực hiện và tham gia hoàn thiện chính sách
khuyến khích xã hội hóa; cơ chế quản lý nhà nước về kiểm định chất lượng, cơ chế
giám sát, đánh giá chất lượng.
2.5. Đối với các đơn vị sự nghiệp cung cấp những dịch
vụ thông thường (nhất là các đơn vị sự nghiệp kinh tế): Xây dựng, ban hành và tổ
chức thực hiện cơ chế nhằm tạo điều kiện để chuyển sang hoạt động theo mô hình
doanh nghiệp và sau đó cổ phần hóa theo quy định.
2.6. Thực hiện thí điểm góp vốn cổ phần để thành lập
mới đối với một số đơn vị sự nghiệp công lập, các đơn vị thuộc các tập đoàn, tổng
công ty nhà nước khi tiến hành cổ phần hóa nhưng không thực hiện cổ phần hóa
các đơn vị sự nghiệp công lập độc lập hiện có.
3. Hoàn thiện thể chế về cơ chế tự chủ về thực hiện
nhiệm vụ và tổ chức bộ máy đối với sự nghiệp công lập:
3.1. Tiếp tục đẩy mạnh phân công, phân cấp, giao
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và số
người làm việc cho các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Quy định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu trong quản lý và điều
hành đơn vị sự nghiệp; quy định và thực hiện cơ chế giám sát, kiểm tra trách
nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trong việc thực hiện thẩm
quyền.
3.2. Đổi mới cơ chế quản lý đội ngũ viên chức phải
đảm bảo tính kế thừa và phát triển, thích ứng với việc thực hiện cơ chế tự chủ,
tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập, phù hợp với các quy luật
của nền kinh tế thị trường, bảo đảm tính cạnh tranh với khu vực ngoài công lập
thu hút người có tài năng, có trình độ cao tham gia vào đội ngũ viên chức để
nâng cao chất lượng phục vụ người dân trong các lĩnh vực.
4. Hoàn thiện thể chế về cơ chế đặt hàng, mua hàng,
giao nhiệm vụ cung ứng dịch vụ sự nghiệp công:
4.1. Xây dựng và ban hành hệ thống định mức kinh tế
- kỹ thuật và tiêu chí, tiêu chuẩn của từng loại hình dịch vụ sự nghiệp công để
làm căn cứ đặt hàng, giao nhiệm vụ theo hướng dẫn của cấp trên.
4.2. Đổi mới cơ chế tính giá đặt hàng sản phẩm, dịch
vụ sự nghiệp công; Nhà nước quy định giá hoặc khung giá sản phẩm, dịch vụ đối với
các loại dịch vụ cơ bản, có vai trò thiết yếu đối với xã hội, từng bước tính
đúng, tính đủ các chi phí hợp lý trong giá dịch vụ sự nghiệp, phù hợp với thị
trường và khả năng của Ngân sách nhà nước, thực hiện có lộ trình việc xóa bỏ
bao cấp qua giá, phí dịch vụ nhằm tăng tính cạnh tranh và bảo đảm lợi ích của
các đơn vị cung ứng dịch vụ sự nghiệp công.
5. Hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh việc thực hiện
chính sách khuyến khích xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công:
Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện và tháo gỡ các khó khăn,
vướng mắc trong việc xã hội hóa nhất là các chính sách ưu đãi về đất đai, thuế,
tín dụng nhằm khuyến khích, huy động các thành phần kinh tế trong và ngoài nước
tích cực tham gia đầu tư phát triển dịch vụ sự nghiệp công.
6. Tăng cường hoàn thiện các công cụ quản lý và vai
trò kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động cung
cấp dịch vụ công nhằm hướng tới việc cung cấp tốt hơn dịch vụ cho mọi tầng lớp
nhân dân, phát huy các yếu tố tích cực, hạn chế các mặt trái của cơ chế thị trường.
Đổi mới cơ chế hoạt động của của đơn vị sự nghiệp công phải gắn liền với cải
cách thủ tục hành chính. Hiện đại hóa, tin học hóa, ứng dụng công nghệ thông
tin trong mọi hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
Phần 3.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trên cơ sở những nhiệm vụ, nội dung công việc chủ
yếu trong Chương trình hành động này, căn cứ chức năng, nhiệm vụ đã được phân
công, lãnh đạo các Sở, ban, ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố cụ thể hóa thành các nhiệm vụ trong kế hoạch công tác hàng năm.
2. Trên cơ sở các cơ chế, chính sách dự kiến tổ chức
thực hiện, giao:
2.1. Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế,
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông, Khoa học và
Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Sở, ban, ngành có liên quan theo
nhiệm vụ được giao (theo phụ lục đính kèm); tổ chức triển khai thực hiện có hiệu
quả nội dung chương trình hành động của tỉnh; xây dựng, ban hành và thực hiện
theo cơ chế thị trường gắn với chính sách hoạt động hợp lý đối với người có
công, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn và đồng bào dân tộc thiểu số; thực
hiện đổi mới cơ chế tài chính đối với các lĩnh vực sự nghiệp công theo hướng
tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị gắn với cơ chế đặt
hàng giao nhiệm vụ cụ thể.
2.2. Trong năm 2012-2013, Sở Tài chính, và các Sở,
ban, ngành có liên quan tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức đánh giá mô hình hoạt động của các đơn vị
sự nghiệp đã tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên trong thời gian qua,
trên cơ sở đó xây dựng đề án thực hiện thí điểm tự chủ kinh phí hoạt động, đề
xuất các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho đơn vị thực hiện tốt cơ chế
tự chủ.
- Lựa chọn danh sách các đơn vị trực thuộc có thể
tham gia thí điểm thực hiện đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính như sau:
+ Thí điểm thực hiện đặt hàng cung ứng dịch vụ đối
với các loại hình dịch vụ ít có khả năng xã hội hóa nhưng Nhà nước có nhu cầu sử
dụng và xã hội chưa có khả năng đáp ứng.
+ Thí điểm thực hiện giao quyền tự chủ hoạt động kết
hợp với tự chủ tài chính cao trên cơ sở thí điểm thực hiện điều chỉnh cơ chế
thu chi tài chính để bù đắp đủ chi phí hoạt động thường xuyên (từng bước tính đủ
giá dịch vụ và giảm trợ cấp ngân sách), đa dạng hóa các nguồn thu.
3. Trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình
hành động này, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể của Chương
trình, các Sở, ngành, địa phương chủ động phối hợp với Sở Tài chính báo cáo Ủy
ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
4. Giám đốc Sở Tài chính căn cứ chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn được giao, theo dõi, đôn đốc các Sở, ban, ngành, địa phương triển
khai thực hiện Chương trình hành động này; định kỳ báo cáo, kiến nghị Ủy ban
nhân dân tỉnh các biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm Chương trình được thực hiện
hiệu quả và đồng bộ./.