BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 2783 NN-KHCN/QĐ
|
Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 1997
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH “TIÊU CHUẨN
RỬA ĐẤT MẶN 14 TCN 53 - 1997 - Soát xét lần 1”
BỘ
TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn
cứ Nghị định số 73/CP ngày 01/11/1995 của Chính phủ quy định về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn;
Xét
yêu cầu quản lý kỹ thuật trong toàn ngành;
Theo
đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và CLSP và ông Viện trưởng Viện
Nghiên cứu khoa học và kinh tế thủy lợi,
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1.
Nay ban hành
kèm theo quyết định này tiêu chuẩn ngành: “Tiêu chuẩn rửa đất mặn 14TCN
53-1997-Soát xét lần 1” để áp dụng trong toàn ngành.
Điều 2.
Tiêu chuẩn này
thay thế cho tiêu chuẩn “Tiêu chuẩn rửa đất mặn và chua mặn 14TCN 53-86”.
Điều 3.
Các đơn vị
trong toàn ngành chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Điều 4.
Tiêu chuẩn này
có hiệu lực từ ngày 01/01/1998.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Lưu VP Bộ, Vụ KHCN & CLSP.
|
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Quang Hà
|
TIÊU CHUẨN NGÀNH
14
TCN 53 - 1997
TIÊU CHUẨN RỬA ĐẤT MẶN
Standard to cut down salt in the soil
I. QUY ĐỊNH CHUNG
Tiêu
chuẩn này quy định về loại đất, chất lượng nước, chế độ và kỹ thuật rửa đất mặn
ở ven biển đồng bằng Bắc bộ để trồng lúa. Có thể áp dụng tiêu chuẩn này cho các
vùng khác khi chưa có quy định riêng.
Phụ
lục kèm theo nhằm hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn này đối việc rửa mặn cho một
loại đất, trong một giai đoạn thời vụ cụ thể.
II. TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI ĐẤT ĐỂ RỬA MẶN.
2.1.
Việc phân loại đất phải căn cứ vào
các chỉ tiêu ở bảng 2.1 dưới đây.
Bảng 2.1: Phân loại đất (theo bản đồ nông hóa).
Tên nhóm đất
|
Loại đất
|
Chỉ tiêu phân loại
|
Đất
mặn
|
1-Đất
rất mặn
|
PHkcl
lớn hơn 5,5
TSMT từ 1,0 đến 1,5% TLĐK
|
2-Đất
mặn
|
PHkcl
lớn hơn 5,5
TSMT từ 0,5 đến dưới 1,0% TLĐK
|
Đất
mặn chua
|
3-Đất
rất mặn chua
|
PHkcl
nhỏ hơn 5,5
TSMT từ 1,0 đến dưới 1,5% TLĐK
|
4-
Đất mặn chua
|
PHkcl
nhỏ hơn 5,5
TSMT từ 0,5 đến dưới 1,0% TLĐK
|
Đất
chua mặn
|
5-Đất
rất chua mặn
|
PHkcl
nhỏ hơn 4,5
TSMT từ 0,5 đến dưới 1,0% TLĐK
|
6-Đất
rất chua ít mặn
|
PHkcl
nhỏ hơn 4,5
TSMT từ 0,25 đến dưới 0,5% TLĐK
|
7-Đất
chua ít mặn
|
PHkcl
từ 4,5 đến 5,5
TSMT từ 0,25 đến dưới 0,5% TLĐK
|
Chú
thích các ký hiệu trong bảng 2.1:
-
TSMT: tổng số muối tan
-
TLĐK: trọng lượng đất khô
-
PHkcl: độ chua trao đổi
2.2.
Để thuận tiện trong việc rửa đất mặn,
các loại đất ghi trong bảng 2.1 được sắp xếp thành 2 loại: đất mặn nhiều và đất
mặn trung bình.
(1)
Đất mặn nhiều bao gồm:
-
Đất rất mặn;
-
Đất rất mặn chua;
-
Đất rất chua mặn;
-
Đất rất chua ít mặn.
(2)
Đất mặn trung bình bao gồm:
-
Đất mặn;
-
Đất mặn chua;
-
Đất chua ít mặn.
III. CHẤT LƯỢNG NƯỚC DÙNG ĐỂ RỬA ĐẤT MẶN.
3.1.
Độ mặn quy định trong tiêu chuẩn này
là nồng độ muối NaCl tan trong nước.
3.2.
Độ mặn của nước dùng để rửa đất mặn
phải đạt dưới 1 gam trong một lít nước. Đối với vùng đất mặn nhiều, khan hiếm
nguồn nước hoặc nước ở cuối hệ thống thủy lợi bị nhiễm mặn thì độ mặn của nước
rửa cho phép dưới 1,5 gam trong 1 lít; có thể tăng lượng nước rửa và số lần
rửa.
IV. TIÊU CHUẨN MẶT RUỘNG VÀ KÊNH MƯƠNG MẶT RUỘNG ĐỐI
VỚI VIỆC RỬA ĐẤT MẶN.
4.1.
Đồng ruộng trước khi rửa mặn nên được
san phẳng, độ chênh cao độ mặt ruộng so với cao độ trung bình của thửa ruộng
không nên quá 3 cm.
4.2.
Kênh mương mặt ruộng đối với công tác
rửa mặn cần tuân theo hướng dẫn dưới đây:
4.2.1.
Đối với hệ thống tưới tiêu mặt ruộng
riêng biệt.
4.2.1.1.
Sơ đồ bố trí mặt bằng và mặt cắt hệ
thống tưới tiêu mặt ruộng riêng biệt cần tuân theo sơ đồ H4.1 và các mặt cắt
theo hình H4.2 và H4.3:
H4.1: Sơ đồ tưới tiêu mặt ruộng riêng biệt.
Chú
thích:
H4.2: Mặt cắt ngang kênh tiêu mặt ruộng (cắt a-a).
H4.3: Mặt cắt ngang kênh tưới mặt ruộng (cắt b-b).
4.2.1.2. Các thông số kỹ thuật của hệ thống kênh tưới tiêu mặt
ruộng riêng biệt cần tuân theo tiêu chuẩn ở bảng 4.1:
Bảng 4.1: Các thông số kỹ thuật tưới tiêu riêng biệt.
Ký hiệu
|
Đơn vị
|
Loại đất
|
Mặn nhiều
|
Mặn trung bình
|
L
|
m
|
300
|
400
|
B
|
m
|
50
|
75
|
H
|
m
|
1-1,2
|
1-1,2
|
b1
|
m
|
0,3
|
0,4
|
b2
|
m
|
0,2
|
0,3
|
h1
|
m
|
0,4
|
0,4
|
h2
|
m
|
0,4
|
0,5
|
m
|
|
1-1,25
|
1-1,25
|
Ghi
chú: Độ dốc đáy kênh thông thường có thể lấy bằng 0 (i=0), hoặc theo chỉ dẫn
của thiết kế.
4.2.2.
Đối với hệ thống tưới tiêu mặt ruộng
kết hợp.
4.2.2.1. Sơ đồ bố trí mặt bằng và mặt cắt hệ thống tưới tiêu
mặt ruộng kết hợp cần tuân theo sơ đồ H4.4 và mặt cắt theo hình H4.5:
H4.5: Mặt cắt ngang kênh tưới tiêu kết hợp mặt ruộng
(cắt a-a)
4.2.2.2. Các thông số kỹ thuật của hệ thống kênh tưới tiêu mặt
ruộng riêng biệt cần tuân theo tiêu chuẩn ở bảng 4.2:
Bảng 4.2: Các thông số kỹ thuật tưới tiêu kết hợp
Ký hiệu
|
Đơn vị
|
Loại đất
|
Mặn nhiều
|
Mặn trung bình
|
L
|
m
|
300
|
400
|
B
|
m
|
75
|
100
|
H
|
m
|
0,8-1,0
|
0,8-1,0
|
b
|
m
|
0,3
|
0,4
|
h
|
m
|
0,4
|
0,4
|
m
|
|
0,75-1,00
|
0,75-1,00
|
Ghi
chú: độ đốc đáy kênh tưới tiêu
mặt ruộng có thể lấy bằng 0 (i=0), hoặc theo chỉ dẫn của thiết kế.
V. TIÊU CHUẨN VÀ CHẾ ĐỘ RỬA ĐẤT MẶN NHIỀU VÀ ĐẤT MẶN
TRUNG BÌNH.
Tiêu
chuẩn và chế độ rửa đất mặn phải tuân theo các quy định cụ thể sau đây:
5.1. Đối với đất mặn nhiều, tiêu chuẩn và chế độ rửa mặn
theo các thời vụ khác nhau cần phải tuân theo bảng 5.1 và bảng 5.2.
Bảng 5.1: Chế độ rửa vụ Chiêm xuân.
Biện pháp - Tổng mức rửa
|
Kỹ thuật làm đất
|
Những thời kỳ rửa mặn
|
Mức rửa mỗi lần (m3/ha)
|
Mực nước tương ứng (cm)
|
Số ngày ngâm ruộng (ngày-đêm)
|
Tự chẩy 4000m3/ha
|
Làm ải
|
Ngả
ải
|
1500
|
15
|
3-5
|
Lúa
bén chân
|
700
|
7
|
3-5
|
Đầu
đẻ nhánh
|
600
|
6
|
3-5
|
Lúa
đẻ rộ
|
600
|
6
|
3-5
|
Cuối
đẻ đứng cái
|
600
|
6
|
3-5
|
Làm dầm
|
Cầy
bừa vỡ
|
1200
|
12
|
3-5
|
Lúa
bén chân
|
800
|
8
|
3-5
|
Đầu
đẻ nhánh
|
800
|
8
|
3-5
|
Lúa
đẻ rộ
|
600
|
6
|
3-5
|
Cuối
đẻ đứng cái
|
600
|
6
|
3-5
|
Trạm bơm 3500m3/ha
|
Làm ải
|
Ngả
ải
|
1500
|
15
|
3-5
|
Lúa
bén chân
|
800
|
8
|
5-7
|
Đầu
đẻ nhánh
|
600
|
6
|
5-7
|
Lúa
đẻ rộ
|
600
|
6
|
5-7
|
Làm dầm
|
Cầy
bừa vỡ
|
1200
|
12
|
3-5
|
Lúa
bén chân
|
800
|
8
|
5-7
|
Đầu
đẻ nhánh
|
800
|
8
|
5-7
|
Lúa
đẻ rộ
|
700
|
7
|
5-7
|
Bảng 5.2: Chế độ rửa vụ Mùa
Biện pháp - Tổng mức rửa
|
Những thời kỳ rửa mặn
|
Mức rửa mỗi lần (m3/ha)
|
Mực nước tương ứng (cm)
|
Số ngày ngâm ruộng (ngày-đêm)
|
Tự chẩy 3000m3/ha
|
Cầy
bừa vỡ
|
1500
|
15
|
3-5
|
Lúa
bén chân
|
800
|
8
|
3-5
|
Lúa
đẻ nhánh
|
700
|
7
|
3-5
|
Trạm bơm 2500m3/ha
|
Cầy
bừa vỡ
|
1200
|
12
|
5-7
|
Lúa
bén chân
|
700
|
7
|
5-7
|
Lúa
đẻ nhánh
|
600
|
6
|
5-7
|
5.2. Đối với đất mặn trung bình, tiêu chuẩn và chế độ rửa
mặn theo các thời vụ khác nhau cần phải tuân theo bảng 5.3 và bảng 5.4.
Bảng 5.3: Chế độ rửa vụ Chiêm xuân.
Biện pháp - Tổng mức rửa
|
Kỹ thuật làm đất
|
Những thời kỳ rửa mặn
|
Mức rửa mỗi lần (m3/ha)
|
Mực nước tương ứng (cm)
|
Số ngày ngâm ruộng (ngày-đêm)
|
Tự chẩy 3000m3/ha
|
Làm ải
|
Ngả
ải
|
1200
|
12
|
3-5
|
Lúa
bén chân
|
600
|
6
|
3-5
|
Đầu
đẻ nhánh
|
600
|
6
|
3-5
|
Lúa
đẻ rộ
|
600
|
6
|
3-5
|
Làm dầm
|
Cầy
bừa vỡ
|
1000
|
10
|
3-5
|
Lúa
bén chân
|
700
|
7
|
3-5
|
Đầu
đẻ nhánh
|
700
|
7
|
3-5
|
Lúa
đẻ rộ
|
600
|
6
|
3-5
|
Trạm bơm 2500m3/ha
|
Làm ải
|
Ngả
ải
|
1200
|
12
|
3-5
|
Lúa
bén chân
|
700
|
7
|
5-7
|
Lúa
đẻ rộ
|
600
|
6
|
5-7
|
Làm dầm
|
Cầy
bừa vỡ
|
1000
|
10
|
5-7
|
Lúa
bén chân
|
800
|
8
|
5-7
|
Lúa
đẻ rộ
|
700
|
7
|
5-7
|
Bảng 5.4: Chế độ rửa vụ Mùa
Biện pháp - Tổng mức rửa
|
Những thời kỳ rửa mặn
|
Mức rửa mỗi lần (m3/ha)
|
Mực nước tương ứng (cm)
|
Số ngày ngâm ruộng (ngày-đêm)
|
Tự chẩy 2000m3/ha
|
Cầy
bừa vỡ
|
1000
|
10
|
3-5
|
Lúa
bén chân
|
500
|
5
|
3-5
|
Lúa
đẻ nhánh
|
500
|
5
|
3-5
|
Trạm bơm 1500m3/ha
|
Cầy
bừa vỡ
|
1000
|
10
|
5-7
|
Lúa
bén chân
|
500
|
5
|
5-7
|
PHỤ LỤC
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN TIÊU
CHUẨN RỬA MẶN
I.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Căn
cứ vào hiện trạng đất đai, nguồn nước, biện pháp tưới tiêu v.v… các cơ quan
quản lý và khai thác công trình thủy lợi: công ty, xí nghiệp, trạm, cụm v.v….
có trách nhiệm lập và điều hành kế hoạch tưới tiêu (trong đó có tiêu chuẩn rửa
mặn) theo từng vụ phù hợp với lịch trình sản xuất của từng khu vực dùng nước
khép kín. Kế hoạch này phải gửi đến các cơ sở sản xuất trước thời vụ.
Đơn
vị sản xuất là các đơn vị dùng nước như: xã, hợp tác xã v.v… phối hợp với các
cơ quan quản lý nước hướng dẫn đội thủy nông và các hộ nông dân thực hiện tiêu
chuẩn rửa mặn và tưới tiêu theo kế hoạch chung của vùng, kiến nghị những điểm
phát sinh và hướng khắc phục.
II.
THỰC HIỆN TIÊU CHUẨN RỬA MẶN ĐỒNG BỘ VỚI QUY TRÌNH SẢN XUẤT TRÊN ĐỒNG RUỘNG
Tất
cả các công việc: làm đất, tưới tiêu nước, gieo cấy, làm cỏ, bón phân, phòng trừ
sâu bệnh ... phải tạo thành một quy trình sản xuất khép kín trên đồng ruộng; phải
bố trí một cách hợp lý việc thực hiện tiêu chuẩn rửa mặn vào lịch trình sản
xuất; không làm ảnh hưởng đến thời vụ, thời gian, chồng chéo, hạn chế tác dụng
của các khâu khác.
Ví
dụ cụ thể: Rửa mặn cho đất mặn nhiều, vụ Chiêm xuân.
+
Tổng mức rửa: 4000m3/ha
+ Số
lần rửa: 5 lần
+ Kỹ
thuật làm đất: Phơi ải.
Trình
tự được thực hiện như sau:
-
Rửa lần 1: Ngả ải, sau khi cầy bừa
vỡ, đưa nước vào ruộng đạt mức 15 cm, ngâm từ 3 đến 5 ngày đêm rồi tháo bỏ hết
nước cũ, đưa nước mới vào dưỡng ruộng
Bón lót phân chuồng, cầy bừa kỹ, bón lót đạm lân và
gieo cấy.
-
Rửa lần 2: Sau khi cấy 10 đến 15 ngày
(thời kỳ lúa bén chân), làm cỏ, sục bùn đợt 1, sau đó lấy nước vào đạt mức bình
quân 7 cm, ngâm từ 3 đến 5 ngày đêm rồi tháo hết nước cũ, lấy nước vào dưỡng
lúa, bón thúc đợt 1.
-
Rửa lần 3: Sau rửa lần 2 từ 10 đến 15
ngày là thời kỳ đầu đẻ nhánh, làm cỏ sục bùn đợt 3, lấy nước vào ruộng đạt bình
quân 6 cm; ngâm từ 3 đến 5 ngày đêm, tháo hết nước cũ, lấy nước mới vào dưỡng
lúa, bón thúc đợt 2.
-
Rửa lần 4: Sau lần rửa 3 từ 10 đến 15
ngày là thời kỳ lúa đẻ rộ, làm cỏ sục bùn đợt 3, lấy nước vào ruộng đạt mức
bình quân 6 cm, ngâm từ 3 đến 5 ngày đêm, tháo hết nước cũ, lấy nước mới vào
dưỡng lúa.
-
Rửa lần 5: Thay nước sau lần rửa 4,
là thời kỳ lúa đứng cái, lấy nước vào ruộng đạt mức bình quân 6 cm; ngâm từ 3
đến 5 ngày đêm, tháo hết nước cũ, lấy nước mới vào dưỡng lúa, bón đón dòng.
Phun thuốc trừ sâu bệnh vào sau các lần rửa.
III.
RỬA MẶN TRONG VỤ MÙA
Vụ
Mùa thường mưa bão thất thường, hay gây lũ lụt; vì vậy kế hoạch rửa mặn phải
hết sức linh hoạt theo thời tiết, tranh thủ lấy nước phù sa vào các lần rửa;
phải tận dụng nước mưa để dã mặn, ép mặn. Việc trữ nước mưa để ngâm ruộng phải
theo quy định sau:
- Ở
thời kỳ lúa bén chân có thể cho phép ngập một nửa cây lúa không quá 5 ngày đêm.
- Ở
thời kỳ đẻ nhánh và đứng cái có thể cho phép ngập một nửa cây lúa không quá 4
ngày đêm.
IV.
TƯỚI DƯỠNG LÚA.
Ngoài
thời gian thực hiện rửa mặn, việc tưới dưỡng lúa có tác dụng hạn chế độ tái
nhiễm của đất đai. Các công thức tưới được áp dụng cụ thể là:
a.
Đối với nhóm lúa cây thấp:
-
Giai đoạn từ cấy đến đẻ nhánh: tưới nông 3-6 cm
-
Tưới sâu hãm đẻ 10 - 15 cm trong 5 - 7 ngày đêm
- Từ
đứng cái đến chắc xanh: tưới vừa từ 6 - 9 cm
b.
Đối với nhóm lúa cây cao:
- Giai
đoạn từ cấy đến cuối đẻ nhánh: tưới vừa từ 6 - 9 cm
-
Tưới sâu hãm đẻ 15 - 20 cm trong 5 - 7 ngày đêm.
- Từ
đứng cái đến chắc xanh: tưới vừa 6 - 9 cm
V.
TIÊU, THÁO NƯỚC RỬA
Nước
rửa được tiêu theo 2 hướng: Một phần tiêu ngầm ra mương tiêu và một phần tiêu
ngang trên mặt ruộng.
-
Tiêu ngầm:
Trong
thời gian ngâm ruộng mương tiêu phải được rút cạn thường xuyên nếu tiêu bằng
máy bơm và rút cạn gián đoạn theo chân triều nếu tiêu bằng tự chẩy. Ngoài thời
gian tiêu nước rửa, phải tiếp tục rút nước tiêu khi điều kiện cho phép.
-
Tiêu mặt:
Nếu không
ảnh hưởng đến lịch trình sản xuất và mương tiêu còn rút được nước thì thời gian
ngâm ruộng theo giới hạn trên. Nếu mương tiêu không rút được nước hoặc rút
không triệt để thì thời gian ngâm ruộng phải thực hiện ở giới hạn dưới.
Ví
dụ: Số ngày ngâm ruộng là 3 - 5 ngày đêm thì:
- 3
ngày đêm là giới hạn dưới;
- 5
ngày đêm là giới hạn trên.
VI.
CHẤT LƯỢNG NƯỚC DÙNG ĐỂ RỬA.
Nhìn
chung độ mặn của nước rửa phải dưới 1 gam trong 1 lít nước, riêng đối với vùng
đất mặn nhiều, nguồn nước khan hiếm, hoặc cuối hệ thống thủy lợi bị nhiễm mặn
thì độ mặn của nước rửa cho phép có thể dưới 1,5 gam trong 1 lít nước, nhưng
mức rửa nên tăng lên tương ứng. Độ mặn của nước được đo bằng phương pháp phân
giải Nitơrat bạc với máy đo độ mặn hiện trường hoặc thí nghiệm trong phòng.
VII.
BÓN VÔI BỘT.
Đối
với đất có độ chua PHkcl nhỏ hơn 4,5 thì khi cầy bừa vỡ phải bón vôi bột, lượng
vôi bón từ 10 đến 15 kg trên 1 sào bắc bộ (360 m2).
VIII.
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI.
Hàng
năm khi kết thúc sản xuất vụ Mùa, cần kiểm tra đánh giá lại đất đai để vận dụng
tiêu chuẩn rửa đất mặn tiếp theo cho phù hợp.
Phương pháp kiểm tra:
-
Kiểm tra trực tiếp trên đồng ruộng bằng máy đo hiện trường theo 2 chỉ tiêu: độ
mặn và độ PH. Các điểm đo phải mang tính đại diện, đo trực tiếp ở nước ngầm
trong ruộng hoặc rút dung dịch từ đất.
-
Nơi nào không có máy đo thì dùng phương pháp quan trắc định tính: nhận xét quá
trình sinh trưởng và năng xuất từ 2 vụ Chiêm và Mùa liên tiếp, kết hợp với mầu
sắc, cấu tượng của đất đai.