Quyết định 2694/QĐ-UBND năm 2014 công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng
Số hiệu | 2694/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 10/12/2014 |
Ngày có hiệu lực | 10/12/2014 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Lâm Đồng |
Người ký | Đoàn Văn Việt |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2694/QĐ-UBND |
Lâm Đồng, ngày 10 tháng 12 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI; THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07 tháng 02 năm 2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới; thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc; UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2694/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
Phần I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI; DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI
TT |
Tên thủ tục hành chính |
1 |
Xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể |
2 |
Xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể |
3 |
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Bắn súng thể thao |
4 |
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Bóng đá |
5 |
Đề nghị Tổng cục Du lịch cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế đối với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đưa khách du lịch ra nước ngoài |
6 |
Đề nghị Tổng cục Du lịch cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế đối với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đưa khách du lịch ra nước ngoài và đưa khách du lịch vào Việt Nam. |
II. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
Đổi tên Thủ tục hành chính: “Đề nghị Tổng cục Du lịch cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế”; Số hồ sơ: T-LDG-151197-TT thành: “Đề nghị Tổng cục Du lịch cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế đối với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đưa khách du lịch vào Việt Nam.
Phần II
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI; THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
I. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI.
1. Xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể
1.1. Trình tự thực hiện:
a) Bước 1: Cá nhân đề nghị xét tặng tự mình hoặc ủy quyền (bằng văn bản) cho cá nhân, tổ chức khác lập hồ sơ đề nghị xét tặng và gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 06 (sáu) bộ hồ sơ tới Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2694/QĐ-UBND |
Lâm Đồng, ngày 10 tháng 12 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI; THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07 tháng 02 năm 2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới; thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc; UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2694/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
Phần I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI; DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI
TT |
Tên thủ tục hành chính |
1 |
Xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể |
2 |
Xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể |
3 |
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Bắn súng thể thao |
4 |
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Bóng đá |
5 |
Đề nghị Tổng cục Du lịch cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế đối với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đưa khách du lịch ra nước ngoài |
6 |
Đề nghị Tổng cục Du lịch cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế đối với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đưa khách du lịch ra nước ngoài và đưa khách du lịch vào Việt Nam. |
II. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
Đổi tên Thủ tục hành chính: “Đề nghị Tổng cục Du lịch cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế”; Số hồ sơ: T-LDG-151197-TT thành: “Đề nghị Tổng cục Du lịch cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế đối với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đưa khách du lịch vào Việt Nam.
Phần II
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI; THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
I. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI.
1. Xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể
1.1. Trình tự thực hiện:
a) Bước 1: Cá nhân đề nghị xét tặng tự mình hoặc ủy quyền (bằng văn bản) cho cá nhân, tổ chức khác lập hồ sơ đề nghị xét tặng và gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 06 (sáu) bộ hồ sơ tới Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
b) Bước 2: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch kiểm tra về tính hợp lệ, đầy đủ của các giấy tờ, tài liệu của hồ sơ theo quy định và trả lời bằng văn bản trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ. Trong trường hợp cần bổ sung, chỉnh sửa các tài liệu có trong hồ sơ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn để cá nhân lập hồ sơ hoặc cá nhân, tổ chức được ủy quyền lập hồ sơ hoàn thiện và nộp lại chậm nhất sau 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản hướng dẫn bổ sung, chỉnh sửa.
c) Bước 3: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Hội đồng cấp tỉnh thực hiện quy trình xét chọn, gửi báo cáo về kết quả xét chọn đến Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ (qua Vụ Thi đua, Khen thưởng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và thông báo bằng văn bản kết quả xét chọn đến cá nhân đã gửi hồ sơ đề nghị.
d) Bước 4: Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ thực hiện quy trình xét chọn, gửi báo cáo về kết quả xét chọn đến Hội đồng cấp Nhà nước và thông báo bằng văn bản kết quả xét chọn tới Hội đồng cấp tỉnh đã gửi hồ sơ.
e) Bước 5: Hội đồng cấp Nhà nước thực hiện quy trình xét chọn, hoàn chỉnh hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ (qua Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương) xem xét, trình Chủ tịch nước quyết định phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”; gửi báo cáo xét chọn đến Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương; thông báo bằng văn bản kết quả xét chọn tới Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ.
g) Bước 6: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ công bố Quyết định phong tặng và trao danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” của Chủ tịch nước.
1.2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a. Thành phần hồ sơ:
- Bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” (Mẫu số 2 ban hành kèm theo Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 25/6/2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể);
- Các tài liệu chứng minh tri thức, kỹ năng và những đóng góp đối với sự nghiệp bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể gồm: Băng đĩa hình, ảnh mô tả tri thức và kỹ năng đang nắm giữ; bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng nhận hoặc quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, giải thưởng, bằng khen và các tài liệu khác liên quan.
b. Số lượng hồ sơ: 06 (sáu) bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết: Căn cứ theo Kế hoạch xét tặng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch nước.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Cơ quan phối hợp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
1.8. Lệ phí: Không.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” (Mẫu số 2 ban hành kèm theo Nghị định số 62/2014/NĐ-TTg ngày 25/6/2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể).
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương;
- Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống; tâm huyết, tận tụy với nghề, được đồng nghiệp và quần chúng mến mộ, kính trọng; đào tạo được cá nhân đang tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể;
- Có tài năng nghề nghiệp đặc biệt xuất sắc, có cống hiến to lớn, tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên cả nước, thể hiện ở việc nắm giữ kỹ năng, bí quyết thực hành di sản văn hóa phi vật thể, có thành tích, giải thưởng, sản phẩm tinh thần hoặc vật chất có giá trị cao về lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, thẩm mỹ, kỹ thuật;
- Có thời gian hoạt động trong nghề từ 15 năm trở lên.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH 12 ngày 18 tháng 6 năm 2009. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng số 39/2013/QH13 ngày 16 tháng 11 năm 2013. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2014.
- Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định về xét tặng (Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Có hiệu lực thi hành từ ngày 07 tháng 8 năm 2014.
Ảnh CMTND Cỡ 4 x 6 cm |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BẢN
KHAI THÀNH TÍCH ĐỀ NGHỊ (Độ dài không quá 05 trang khổ A4) |
I. SƠ YẾU LÝ LỊCH
1. Họ và tên (khai sinh):.................................. Nam, Nữ:...................................................
2. Tên gọi khác (nếu có):....................................................................................................
3. Ngày, tháng, năm sinh:...................................................................................................
4. Dân tộc:...........................................................................................................................
5. Nguyên quán:..................................................................................................................
............................................................................................................................................
6. Hộ khẩu thường trú:........................................................................................................
............................................................................................................................................
7. Tên di sản văn hóa phi vật thể nắm giữ:.........................................................................
............................................................................................................................................
8. Năm bắt đầu thực hành di sản văn hóa phi vật thể.........................................................
9. Điện thoại nhà riêng:.................................... Di động:.....................................................
10. Địa chỉ liên hệ:...............................................................................................................
............................................................................................................................................
11. Người liên hệ khi cần:....................................................................................................
.............................................................................................................................................
................................................................... Điện thoại:........................................................
12. Số lượng học trò đã truyền dạy được:..........................................................................
13. Học trò tiêu biểu:
Họ và tên:............................................................................................................................
Ngày tháng năm sinh:.........................................................................................................
Địa chỉ:................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Điện thoại nhà riêng:........................................ Di động:....................................................
II. QUÁ TRÌNH HỌC NGHỀ VÀ THAM GIA THỰC HÀNH DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ:
(Kê khai về quá trình tham gia thực hành di sản văn hóa phi vật thể (Học nghề từ ai, nay còn sống hay đã mất, địa chỉ, điện thoại của người đó (nếu có)); đã thực hành di sản văn hóa phi vật thể đang nắm giữ như thế nào,...)
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
III. TRI THỨC VÀ KỸ NĂNG ĐANG NẮM GIỮ
Mô tả tri thức và kỹ năng đang nắm giữ:...........................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
IV. KHEN THƯỞNG
Kê khai thành tích khen thưởng từ trước đến nay
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
V. KỶ LUẬT
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Tôi cam kết chịu trách nhiệm về tính xác thực của thông tin đã kê khai và thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và di sản văn hóa sau khi được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”./.
……….., ngày …….
tháng …… năm …… |
……….., ngày …….
tháng …… năm …… |
|
|
……….., ngày …….
tháng …… năm …… |
____________________
1 Xác nhận về cư trú, sự tuân thủ luật pháp và các quy định tại nơi cư trú.
2 Sau khi có biên bản lấy ý kiến của cộng đồng dân cư địa phương nơi người đề nghị xét tặng đang cư trú hoặc của Hội nghề nghiệp.
2. Xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể
2.1. Trình tự thực hiện:
a) Bước 1: Cá nhân đề nghị xét tặng tự mình hoặc ủy quyền (bằng văn bản) cho cá nhân, tổ chức khác lập hồ sơ đề nghị xét tặng và gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 06 (sáu) bộ hồ sơ tới Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
b) Bước 2: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch kiểm tra về tính hợp lệ, đầy đủ của các giấy tờ, tài liệu của hồ sơ theo quy định và trả lời bằng văn bản trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ. Trong trường hợp cần bổ sung, chỉnh sửa các tài liệu có trong hồ sơ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn để cá nhân lập hồ sơ hoặc cá nhân, tổ chức được ủy quyền lập hồ sơ hoàn thiện và nộp lại chậm nhất sau 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản hướng dẫn bổ sung, chỉnh sửa.
c) Bước 3: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Hội đồng cấp tỉnh thực hiện quy trình xét chọn, gửi báo cáo về kết quả xét chọn đến Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ (qua Vụ Thi đua, Khen thưởng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và thông báo bằng văn bản kết quả xét chọn đến cá nhân đã gửi hồ sơ đề nghị.
d) Bước 4: Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ thực hiện quy trình xét chọn, gửi báo cáo về kết quả xét chọn đến Hội đồng cấp Nhà nước và thông báo bằng văn bản kết quả xét chọn tới Hội đồng cấp tỉnh đã gửi hồ sơ.
e) Bước 5: Hội đồng cấp Nhà nước thực hiện quy trình xét chọn, hoàn chỉnh hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ (qua Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương) xem xét, trình Chủ tịch nước quyết định phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”; gửi báo cáo xét chọn đến Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương; thông báo bằng văn bản kết quả xét chọn tới Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ.
g) Bước 6: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ công bố Quyết định phong tặng và trao danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” của Chủ tịch nước.
2.2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a. Thành phần hồ sơ:
- Bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” (Mẫu số 1 ban hành kèm theo Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 25/6/2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể);
- Các tài liệu chứng minh tri thức, kỹ năng và những đóng góp đối với sự nghiệp bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể gồm: Băng đĩa hình, ảnh mô tả tri thức và kỹ năng đang nắm giữ; bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng nhận hoặc quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, giải thưởng, bằng khen và các tài liệu khác liên quan.
b. Số lượng hồ sơ: 06 (sáu) bộ.
2.4. Thời hạn giải quyết: Căn cứ theo Kế hoạch xét tặng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch nước.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Cơ quan phối hợp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
2.8. Lệ phí: Không.
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” (Mẫu số 2 ban hành kèm theo Nghị định số 62/2014/NĐ-TTG ngày 25/6/2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể).
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương;
- Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống; tâm huyết, tận tụy với nghề, được đồng nghiệp và quần chúng mến mộ, kính trọng; đào tạo được cá nhân đang tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể;
- Có tài năng nghề nghiệp đặc biệt xuất sắc, có cống hiến to lớn, tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên cả nước, thể hiện ở việc nắm giữ kỹ năng, bí quyết thực hành di sản văn hóa phi vật thể, có thành tích, giải thưởng, sản phẩm tinh thần hoặc vật chất có giá trị cao về lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, thẩm mỹ, kỹ thuật;
- Có thời gian hoạt động trong nghề từ 20 năm trở lên và đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”.
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng số 39/2013/QH13 ngày 16 tháng 11 năm 2013. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2014.
- Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định về xét tặng (Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Có hiệu lực thi hành từ ngày 07 tháng 8 năm 2014.
Ảnh CMTND Cỡ 4 x 6 cm |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BẢN
KHAI THÀNH TÍCH ĐỀ NGHỊ (Độ dài không quá 05 trang khổ A4) |
I. SƠ YẾU LÝ LỊCH
1. Họ và tên (khai sinh):.................................. Nam, Nữ:..................................................
2. Tên gọi khác (nếu có):...................................................................................................
3. Ngày, tháng, năm sinh:..................................................................................................
4. Dân tộc:.........................................................................................................................
5. Nguyên quán:................................................................................................................
..........................................................................................................................................
6. Hộ khẩu thường trú:......................................................................................................
...........................................................................................................................................
7. Tên di sản văn hóa phi vật thể nắm giữ:.......................................................................
...........................................................................................................................................
8. Năm bắt đầu thực hành di sản văn hóa phi vật thể.......................................................
9. Điện thoại nhà riêng:.................................... Di động:...................................................
10. Địa chỉ liên hệ:..............................................................................................................
...........................................................................................................................................
11. Người liên hệ khi cần:...................................................................................................
............................................................................................................................................
................................................................... Điện thoại:.......................................................
12. Số lượng học trò đã truyền dạy được:..........................................................................
13. Học trò tiêu biểu:
Họ và tên:............................................................................................................................
Ngày tháng năm sinh:.........................................................................................................
Địa chỉ:................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Điện thoại nhà riêng: ....................................... Di động:....................................................
II. QUÁ TRÌNH HỌC NGHỀ VÀ THAM GIA THỰC HÀNH DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ:
(Kê khai về quá trình tham gia thực hành di sản văn hóa phi vật thể (Học nghề từ ai, nay còn sống hay đã mất, địa chỉ, điện thoại của người đó (nếu có)); đã thực hành di sản văn hóa phi vật thể đang nắm giữ như thế nào,...)
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
III. TRI THỨC VÀ KỸ NĂNG ĐANG NẮM GIỮ
Mô tả tri thức và kỹ năng đang nắm giữ:.........................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
IV. KHEN THƯỞNG
Kê khai thành tích khen thưởng từ trước đến nay
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
V. KỶ LUẬT
..........................................................................................................................................
Tôi cam kết chịu trách nhiệm về tính xác thực của thông tin đã kê khai và thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và di sản văn hóa sau khi được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”./.
……….., ngày …….
tháng …… năm …… |
……….., ngày …….
tháng …… năm …… |
|
|
……….., ngày …….
tháng …… năm …… |
____________________
3 Xác nhận về cư trú, sự tuân thủ luật pháp và các quy định tại nơi cư trú.
4 Sau khi có biên bản lấy ý kiến của cộng đồng dân cư địa phương nơi người đề nghị xét tặng đang cư trú hoặc của Hội nghề nghiệp.
3. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Bắn súng thể thao
3.1. Trình tự thực hiện:
a) Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định; nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Công chức tiếp nhận kiểm tra hồ sơ:
- Nộp trực tiếp: Trường hợp hồ sơ đầy đủ viết biên nhận hồ sơ trao cho người nộp; trường hợp thiếu, công chức tiếp nhận phải hướng dẫn cụ thể cho người nộp để bổ sung hồ sơ đầy đủ theo quy định.
- Gửi qua đường bưu điện: Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết biên nhận gửi lại cho người nộp. Trường hợp hồ sơ còn thiếu thì công chức tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản nội dung còn thiếu cần bổ sung, sửa đổi cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy chứng nhận.
b) Bước 2: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển hồ sơ về Phòng Nghiệp vụ Thể dục Thể thao để kiểm tra nội dung hồ sơ, trường hợp hồ sơ không hợp lệ cần chỉnh lý thì thông báo bằng văn bản nội dung còn thiếu cần sửa đổi, bổ sung cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy chứng nhận. Trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm chủ trì phối hợp với cơ quan tài chính và các cơ quan có liên quan của tỉnh kiểm tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp. Kết quả kiểm tra được lập thành văn bản có xác nhận của các cơ quan có tham gia.
c) Bước 3: Căn cứ kết quả kiểm tra các điều kiện theo quy định, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kinh doanh của cơ sở tổ chức hoạt động Bắn súng thể thao. Trường hợp không cấp giấy chứng nhận thì phải có văn bản nêu rõ lý do.
d) Bước 4: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Người đến nhận hồ sơ có trách nhiệm nộp lại biên nhận hồ sơ và nhận kết quả.
Thời gian nộp hồ sơ và trả kết quả: Trong thời giờ làm việc, từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần; trừ các ngày nghỉ theo quy định.
3.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn xin đề nghị cấp giấy chứng nhận;
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh hoạt động của cơ sở hoạt động Bắn súng thể thao.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
3.4. Thời gian giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trong đó:
- Ủy ban nhân dân tỉnh: 03 ngày
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: 04 ngày
3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân
3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng.
3.7. Kết quả thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận
3.8. Lệ phí: không
3.9. Tên mẫu đơn tờ khai: không
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Điều kiện về cơ sở, vật chất, trang thiết bị và cán bộ, nhân viên chuyên môn.
a. Về cơ sở vật chất:
- Có trường bắn phù hợp theo tiêu chuẩn quy định tại Điều 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 11 của Thông tư này.
- Âm thanh, tiếng ồn không vượt quá giới hạn cho phép về tiếng ồn theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Điểm đo âm thanh, tiếng ồn được xác định tại phía ngoài cửa sổ hoặc tường bao quanh trường bắn và cửa ra vào của cơ sở thể thao.
- Súng thể thao phải được đăng ký và cấp giấy phép sử dụng theo quy định của pháp luật.
- Có đồng hồ treo ở hai đầu tuyến bắn.
- Có phòng y tế, có cơ số thuốc và dụng cụ đảm bảo hoạt động sơ cứu ban đầu.
- Có kho cất giữ súng thể thao đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
- Có khu vực kiểm tra trang thiết bị tập luyện và thi đấu.
- Có khu vực thay đồ, gửi quần áo, nhà vệ sinh và khu vực để xe.
- Có sổ theo dõi quá trình sử dụng súng, đạn thể thao;
- Có sổ theo dõi người tham gia tập luyện ghi đầy đủ họ tên, năm sinh, giới tính, nơi cư trú, thời gian tập luyện, chủng loại, nhãn hiệu, số hiệu súng thể thao đang sử dụng.
- Có bảng nội quy, bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
+ Đối tượng được tham gia tập luyện;
+ Quy định giờ tập luyện;
+ Các quy định bảo đảm an toàn khi tập luyện, thi đấu.
- Có bảng hướng dẫn cách sử dụng súng thể thao; bảng trích dẫn quy định của pháp luật về trách nhiệm của vận động viên, huấn luyện viên và các cá nhân có liên quan trong việc sử dụng và bảo quản súng thể thao.
- Đảm bảo thời gian hoạt động, an ninh trật tự, vệ sinh, môi trường, an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.
- Đảm bảo cho người tham gia tập luyện và thi đấu phải có quần áo, giầy, găng tay chuyên dụng theo tiêu chuẩn của Liên đoàn Bắn súng thế giới hoặc Liên đoàn Bắn súng Việt Nam.
b. Điều kiện chuyên môn chung cho trường bắn ngoài trời cự ly 50m và cự ly 25m
- Có tường bao quanh trường bắn dày ít nhất 20cm, chiều cao không thấp hơn mép trên của hàng rào trên không phía trước tuyến bắn để đảm bảo an toàn.
- Có tuyến bia và tuyến bắn song song với nhau, nằm trên cùng độ cao, cứng và bằng phẳng.
- Có bệ bắn nằm sau tuyến bắn; ngăn cách hai bệ bắn bằng màng che, chất liệu trong suốt.
- Hệ thống rào chắn trên không ở phía trước tuyến bắn, được bố trí đảm bảo cho người nằm trên giường bắn hoặc quỳ ở tuyến bắn không nhìn thấy bầu trời.
- Lối đi riêng từ tuyến bắn lên tuyến bia phải có mái che và tường chắn an toàn.
- Khu vực dành cho khán giả ở phía sau tuyến bắn, cách tuyến bắn ít nhất là 5m.
- Bệ bắn và bia phải được đánh số thứ tự, bắt đầu bằng số 01 từ bên trái, các số phải đủ lớn để có thể nhìn rõ bằng mắt thường khi đứng ở tuyến bắn, số lẻ và số chẵn có màu đối nhau, không phản quang, không bị che khuất bởi bóng râm.
c. Điều kiện trường bắn ngoài trời cự ly 50m
- Chiều dài trường bắn không nhỏ hơn 60m (trong đó có ít nhất 45m ngoài trời) được thiết kế gồm 50m + 2m tuyến bia + 5m tuyến bắn + khu vực khán giả; Chiều rộng trường bắn không nhỏ hơn 15m, đảm bảo chứa được không ít hơn 10 bệ bắn.
- Có phễu hoặc tấm chắn đạn đặt sát phía sau bia, làm bằng thép.
- Có máy chạy bia, hoặc tời bia, hoặc cuộn bia dùng để thay bia bắn.
- Giường bắn có chiều dài 2.2m, chiều rộng 0.8m, chiều cao 0.8m hoặc thảm bắn có chiều dài 200cm, chiều rộng 80cm, độ dày không nhỏ hơn 2mm nhưng không lớn hơn 50mm.
- Tâm bia cao 75 cm so với mặt bằng bệ bắn.
- Độ chiếu ánh sáng của các bia đảm bảo bằng hoặc lớn hơn 1500 lux.
- Bia bắn đạt tiêu chuẩn của Liên đoàn Bắn súng thế giới hoặc Liên đoàn Bắn súng Việt Nam.
- Bề mặt bệ bắn có chiều dài không nhỏ hơn 2.5m, chiều rộng không nhỏ hơn 1.2m.
d. Điều kiện trường bắn ngoài trời cự ly 25m
- Chiều dài trường bắn không nhỏ hơn 35m (trong đó có ít nhất 12.5m ngoài trời) được thiết kế gồm 25m + 3m tuyến bia + 5m tuyến bắn + khu vực khán giả; 50m + 2m tuyến bia + 5m tuyến bắn + khu vực khán giả; chiều rộng trường bắn không nhỏ hơn 15m, đảm bảo chứa được không ít hơn 2 khung bia.
- Khung bia đạt tiêu chuẩn của Liên đoàn Bắn súng thế giới hoặc Liên đoàn Bắn súng Việt Nam.
- Thùng hoặc phễu chắn đạn đặt song song và cách khung bia 1m về phía sau; sát bề mặt phễu chắn đạn là bảng gắn bia sau.
- Bàn đặt súng đạn có chiều dài bề mặt 60cm, chiều rộng bề mặt 50cm và chiều cao điều chỉnh từ 70cm đến 100cm.
- Lưới chắn vỏ đạn phía trước người bắn có chiều dài là 1.6m và chiều rộng là 1.2m.
- Có thiết bị tính thời gian và điều khiển bia đạt tiêu chuẩn của Liên đoàn Bắn súng thế giới hoặc Liên đoàn Bắn súng Việt Nam.
- Tâm bia cao 1.4m so với mặt bằng bệ bắn.
- Có máy chạy bia, hoặc tời bia, hoặc cuộn bia dùng để thay bia bắn.
- Bia bắn đạt tiêu chuẩn của Liên đoàn Bắn súng thế giới hoặc Liên đoàn Bắn súng Việt Nam.
e. Điều kiện trường bắn trong nhà 10m dành cho súng trường hơi và súng ngắn hơi
- Trường bắn có kích thước mỗi chiều không nhỏ hơn 20m; chiều dài được thiết kế gồm 10m + 5m tuyến bắn + khu vực khán giả; chiều rộng đảm bảo chứa được 10 bệ bắn, mỗi bệ bắn rộng 1m và cách nhau 1m.
- Bàn bắn có chiều cao 80cm, chiều rộng 60cm, dài suốt tuyến bắn, gắn cố định xuống vạch tuyến bắn.
- Ánh sáng trong cả nhà từ 300 lux đến 500 lux; trước mặt bia từ 1000 lux đến 1500 lux.
- Có máy chạy bia, hoặc tời bia, hoặc cuộn bia dùng để thay bia bắn.
- Bia bắn đạt tiêu chuẩn của Liên đoàn Bắn súng thế giới hoặc Liên đoàn Bắn súng Việt Nam.
- Tâm bia ở độ cao 1.4m so với mặt bằng bệ bắn.
f. Điều kiện trường bắn trong nhà 10m bia di động
- Chiều dài trường bắn không nhỏ hơn 20m được thiết kế gồm 10m + 2m tuyến bia + 5m tuyến bắn + khu vực khán giả. Chiều rộng trường bắn không nhỏ hơn 10m, được chia thành 2 khoang riêng biệt, mỗi khoang rộng 3m đủ chứa 1 khung bia.
- Bia bắn, khung bia đạt tiêu chuẩn của Liên đoàn Bắn súng thế giới hoặc Liên đoàn Bắn súng Việt Nam.
- Lối đi từ tuyến bắn lên tuyến bia có vách ngăn an toàn dày ít nhất 2cm, cao ít nhất 2m.
- Bàn bắn có chiều cao 0.8m, đặt cách vạch bắn 10 cm về phía trước
- Ánh sáng chung trong trường bắn từ 300 lux đến 500 lux; trước mặt bia từ 1000 lux đến 1500 lux.
g. Điều kiện trường bắn đĩa bay
- Xây dựng hướng bắn theo hướng phía bắc hoặc đông - bắc.
- Trường bắn có kích thước mỗi chiều không nhỏ hơn 150m.
- Có tường bao quanh trường bắn cao 3m, dày 30cm.
- Lưới an toàn cao 3m đặt ở phía trên tường bao quanh trường bắn.
- Đối với trường bắn Traap: Có hào để đặt máy phóng đĩa và không ít hơn 15 máy phóng đĩa điều khiển bằng điện tử hoặc bằng tay.
- Đối với trường bắn Skeet: Có 02 chòi để đặt máy phóng đĩa; mỗi chòi đặt 01 máy phóng đĩa điều khiển bằng điện tử hoặc bằng tay.
- Đảm bảo chiều dài từ hào phóng đĩa đến vị trí đứng bắn cách nhau không nhỏ hơn 15m.
- Khoảng cách từ vị trí đứng bắn theo hướng bắn đến tường bao quanh không nhỏ hơn 70m.
- Vị trí đứng bắn có diện tích 1m2, phía sau điểm bắn 3m phải có đường di chuyển vị trí cho người bắn.
- Có rào chắn cách ít nhất 7m ở phía sau đường di chuyển chắn giữa khán giả và khu vực bắn.
- Đĩa bắn làm bằng đất có đường kính 10cm.
h. Điều kiện xây dựng trường bắn đạn nhựa
- Trường bắn có kích thước mỗi chiều không nhỏ hơn 100m.
- Tường bao quanh trường bắn cao 3m, dày 30cm, phía trên có lưới an toàn cao 3m.
- Bên trong trường bắn đặt ít nhất 03 ụ bắn bằng một trong các chất liệu: đất, gỗ, nhựa.
i. Điều kiện về cán bộ, nhân viên chuyên môn
- Người đứng đầu cơ sở thể thao hoạt động Bắn súng thể thao phải có trình độ trung cấp thể dục thể thao trở lên hoặc có chứng nhận chuyên môn về bắn súng thể thao do Liên đoàn Bắn súng thế giới hoặc Liên đoàn Bắn súng Việt Nam cấp, có lý lịch rõ ràng và không thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Người chưa thành niên; người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người nghiện ma túy;
+ Người bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử;
+ Người đang bị Toà án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự, cấm cư trú; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; người đang chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà không bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 94 Luật xử lý vi phạm hành chính;
+ Người có tiền án mà chưa được xóa án tích về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội đặc biệt nghiêm trọng; người có tiền án mà chưa được xóa án tích về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người và các tội khác có liên quan trực tiếp tới ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự; người đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính.
- Có huấn luyện viên hoặc người hướng dẫn hoạt động chuyên môn bắn súng bảo đảm một trong các tiêu chuẩn sau:
+ Là huấn luyện viên, hướng dẫn viên thể thao hoặc vận động viên môn Bắn súng có đẳng cấp từ cấp I trở lên;
+ Có bằng cấp về chuyên ngành thể dục thể thao môn Bắn súng từ bậc trung cấp trở lên;
+ Có chứng nhận chuyên môn về bắn súng thể thao do Liên đoàn Bắn súng thế giới hoặc Liên đoàn Bắn súng Việt Nam cấp.
Mỗi huấn luyện viên, hướng dẫn viên chuyên môn hướng dẫn tập luyện không nhiều hơn 10 người/đợt.
- Có nhân viên bảo vệ kho, nơi cất giữ súng đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 13 Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BVHTTDL-BCA ngày 18 tháng 10 năm 2013 quy định trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí thể thao trong tập luyện và thi đấu thể thao.
3.11. Căn cứ pháp lý của Thủ tục hành chính:
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006.
- Nghị định số 112/2007/NĐ - CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao.
- Thông tư số số 05/TT - UBTDTT ngày 20 tháng 7 năm 2007 của Ủy ban Thể dục, Thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ - CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao.
- Thông tư số 08/2011/TT - BVHTTDL ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT- UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ - CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2011.
- Thông tư số 06/2014/TT - BVHTTDL ngày 04/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Bắn súng thể thao.
4. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Bóng đá
4.1. Trình tự thực hiện:
a) Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định; nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Công chức tiếp nhận kiểm tra hồ sơ:
- Nộp trực tiếp: Trường hợp hồ sơ đầy đủ viết biên nhận hồ sơ trao cho người nộp; trường hợp thiếu, công chức tiếp nhận phải hướng dẫn cụ thể cho người nộp để bổ sung hồ sơ đầy đủ theo quy định.
- Gửi qua đường bưu điện: Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết biên nhận gửi lại cho người nộp. Trường hợp hồ sơ còn thiếu thì công chức tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản nội dung còn thiếu cần bổ sung, sửa đổi cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy chứng nhận.
b) Bước 2: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển hồ sơ về Phòng Nghiệp vụ Thể dục Thể thao để kiểm tra nội dung hồ sơ, trường hợp hồ sơ không hợp lệ cần chỉnh lý thì thông báo bằng văn bản nội dung còn thiếu cần sửa đổi, bổ sung cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy chứng nhận. Trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm chủ trì phối hợp với cơ quan tài chính và các cơ quan có liên quan của tỉnh kiểm tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp. Kết quả kiểm tra được lập thành văn bản có xác nhận của các cơ quan có tham gia.
c) Bước 3: Căn cứ kết quả kiểm tra các điều kiện theo quy định, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kinh doanh của cơ sở tổ chức hoạt động Bóng đá. Trường hợp không cấp giấy chứng nhận thì phải có văn bản nêu rõ lý do.
d) Bước 4: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Người đến nhận hồ sơ có trách nhiệm nộp lại biên nhận hồ sơ và nhận kết quả.
Thời gian nộp hồ sơ và trả kết quả: Trong thời giờ làm việc, từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần; trừ các ngày nghỉ theo quy định.
4.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện
4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn xin đề nghị cấp giấy chứng nhận;
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh hoạt động của cơ sở hoạt động Bóng đá.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4.4. Thời gian giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trong đó:
- Ủy ban nhân dân tỉnh: 03 ngày
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: 04 ngày
4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân
4.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng.
4.7. Kết quả thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận
4.8. Lệ phí: không
4.9. Tên mẫu đơn tờ khai: không
4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Điều kiện về cơ sở, vật chất, trang thiết bị và cán bộ, nhân viên chuyên môn.
a) Về cơ sở vật chất:
- Diện tích sân tập luyện đảm bảo mật độ tối thiểu 25m2/người, nếu có tường tập sút cầu môn thì kích thước tối thiểu của tường có chiều rộng 5m, chiều cao 2,5m và phải được làm bằng vật liệu bền chắc. Diện tích sân thi đấu đảm bảo kích thước theo quy định của Luật thi đấu bóng đá.
Sân tập luyện và thi đấu bóng đá phải đảm bảo khoảng cách xung quanh an toàn, không có chướng ngại vật, khoảng cách tối thiểu từ đường biên của sân đến hàng rào hoặc sân liền kề là 2,5m.
- Mặt sân bằng phẳng và được làm bằng một trong các chất liệu cỏ tự nhiên, cỏ nhân tạo, đất nền, sàn gỗ, chất dẻo tổng hợp hoặc cát mịn không lẫn đá dăm.
- Trên sân cỏ đầy đủ các đường kẻ biên ngang, biên dọc, đường tròn trung tâm, khu cấm địa và các điểm đá phạt.
- Khung cầu môn đảm bảo kích thước theo quy định của Luật thi đấu bóng đá được làm bằng một trong các chất liệu sắt, gỗ hoặc chất dẻo tổng hợp.
- Sân bóng đá liền kề nhà ở, công trình công cộng, đường giao thông phải có hàng rào cao tối thiểu 3m bao quanh sân.
- Tập luyện, thi đấu buổi tối phải đảm bảo ánh sáng tối thiểu 150 lux.
- Sân phải có nội quy hoạt động với các nội dung cơ bản sau:
+ Sử dụng trang phục thể thao khi tập luyện, thi đấu;
+ Chấp hành đầy đủ hướng dẫn của Ban quản lý sân;
+ Giao tiếp văn minh, lịch sự, không được có hành vi gây gổ, mất đoàn kết;
+ Không uống rượu, bia, hút thuốc trong sân;
+ Không được mang các vật cứng, sắc, nhọn có thể gây thương tích vào sân;
+ Không tụ tập tổ chức đánh bạc và các tệ nạn xã hội khác;
+ Thời gian hoạt động.
- Có tủ thuốc, dụng cụ y tế đáp ứng sơ cứu ban đầu.
- Có khu vực vệ sinh, thay trang phục và để xe.
- Đảm bảo vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và phòng chống cháy nổ theo quy định.
- Các hình ảnh, bảng biển quảng cáo sử dụng trên sân phải tuân thủ quy định của pháp luật.
b. Điều kiện về nhân viên chuyên môn
Cơ sở thể dục thể thao tổ chức hoạt động hướng dẫn tập luyện bóng đá phải có người hướng dẫn có trình độ chuyên môn bóng đá đảm bảo một trong các tiêu chuẩn quy định tại Điểm 1 Mục I Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20 tháng 7 năm 2007 của Ủy ban Thể dục thể thao hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao.
4.11. Căn cứ pháp lý của Thủ tục hành chính:
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006.
- Nghị định số 112/2007/NĐ - CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao.
- Thông tư số 05/TT - UBTDTT ngày 20 tháng 7 năm 2007 của Ủy ban Thể dục, Thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ - CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao.
- Thông tư số 08/2011/TT - BVHTTDL ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT- UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ - CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục,thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2011.
- Thông tư số 12/2012/TT-BVHTTDL ngày 10/12/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định điều kiện hoạt động của cơ sở tổ chức hoạt động Bóng đá.
5. Thủ tục Đề nghị Tổng cục Du lịch cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế đối với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đưa khách du lịch ra nước ngoài
5.1. Trình tự thực hiện:
a) Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định, nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường Bưu điện đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng - số 20 Trần Phú, Phường 3, Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
b) Bước 2: Công chức tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ:
- Nộp trực tiếp: Trường hợp hồ sơ đầy đủ viết biên nhận hồ sơ trao cho người nộp; trường hợp thiếu, phải hướng dẫn cụ thể cho người nộp bổ sung hồ sơ đầy đủ theo quy định.
- Gửi qua đường Bưu điện: Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết biên nhận gửi lại cho người nộp. Trường hợp hồ sơ còn thiếu thì thông báo bằng văn bản nội dung còn thiếu cần bổ sung, sửa đổi.
c) Bước 3: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính chuyển hồ sơ về Phòng Nghiệp Du lịch để thẩm định hồ sơ. Nếu hồ sơ đảm bảo đủ tiêu chuẩn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm tờ trình và chuyển hồ sơ đến Tổng cục Du lịch xem xét cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp. Đối với hồ sơ chưa đảm bảo đủ tiêu chuẩn quy định, Sở có thông báo những yêu cầu cần bổ sung, chỉnh sửa.
d) Bước 4: Nếu hồ sơ được chuyển đến Tổng cục Du lịch, doanh nghiệp sẽ được Sở thông báo. Thủ tục liên thông còn lại do Tổng cục Du lịch giải quyết trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kết quả cuối cùng do Tổng cục Du lịch trả cho doanh nghiệp.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Trong giờ làm việc, từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần; trừ ngày nghỉ theo quy định.
5.2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế (theo mẫu);
- Bản sao giấy đăng ký kinh doanh;
- Phương án kinh doanh lữ hành (theo mẫu);
- Chương trình du lịch cho khách quốc tế;
- Bản sao thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hợp đồng lao động của hướng dẫn viên với doanh nghiệp lữ hành;
+ Giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế.
b) Số lượng hồ sơ: 02 (bộ)
5.4. Thời gian giải quyết: Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
5.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng.
5.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Tờ trình.
5.8. Lệ phí: Theo quy định của thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tổng cục Du lịch.
5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế (Mẫu 27) - Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL;
- Phương án kinh doanh lữ hành (Mẫu 28) - Thông tư số 07/2011/TT- BVHTTDL;
- Bản kê khai thời gian hoạt động trong lĩnh vực lữ hành của người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành hoặc Giấy tờ xác nhận kinh nghiệm làm việc của người điều hành trong lĩnh vực lữ hành (Phụ lục 4) - Thông tư 89/2008/TT- BVHTTDL.
5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh lữ hành phải thành lập doanh nghiệp;
- Có tiền ký quỹ kinh doanh lữ hành là 500.000.000 đồng;
- Có ít nhất ba hướng dẫn viên được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế;
- Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế phải có thời gian ít nhất bốn năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành.
+ Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành gồm các đối tượng: giám đốc, phó giám đốc doanh nghiệp lữ hành hoặc người đứng đầu đơn vị trực thuộc doanh nghiệp lữ hành chuyên kinh doanh lữ hành.
+ Thời gian làm việc trong lĩnh vực lữ hành của người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành được xác định bằng tổng thời gian trực tiếp làm việc trong các lĩnh vực sau: quản lý hoạt động lữ hành; hướng dẫn du lịch; quảng bá xúc tiến du lịch; xây dựng và điều hành chương trình du lịch; nghiên cứu, giảng dạy về lữ hành, hướng dẫn du lịch.
5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005;
- Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch.
- Thông tư số 89/2008/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch về kinh doanh lữ hành, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam, hướng dẫn du lịch và xúc tiến du lịch.
- Thông tư số 48/2010/TT-BTC ngày 12 tháng 4 năm 2010 hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, cấp giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam, cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch, cấp giấy chứng nhận thuyết minh viên.
- Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL ngày 07 tháng 6 năm 2011 sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Thông tư số 03/2002/TT-NHNN ngày 05 tháng 4 năm 2002 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về quản lý tiền ký quỹ của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.
- Nghị định số 180/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch.
6. Thủ tục đề nghị Tổng cục Du lịch cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế đối với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đưa khách du lịch ra nước ngoài và đưa khách du lịch vào Việt Nam
6.1. Trình tự thực hiện:
a) Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định, nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường Bưu điện đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng - số 20 Trần Phú, Phường 3, Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
b) Bước 2: Công chức tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ:
- Nộp trực tiếp: Trường hợp hồ sơ đầy đủ viết biên nhận hồ sơ trao cho người nộp; trường hợp thiếu, phải hướng dẫn cụ thể cho người nộp bổ sung hồ sơ đầy đủ theo quy định.
- Gửi qua đường Bưu điện: Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết biên nhận gửi lại cho người nộp. Trường hợp hồ sơ còn thiếu thì thông báo bằng văn bản nội dung còn thiếu cần bổ sung, sửa đổi.
c) Bước 3: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính chuyển hồ sơ về Phòng Nghiệp Du lịch để thẩm định hồ sơ. Nếu hồ sơ đảm bảo đủ tiêu chuẩn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm tờ trình và chuyển hồ sơ đến Tổng cục Du lịch xem xét cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp. Đối với hồ sơ chưa đảm bảo đủ tiêu chuẩn quy định, Sở có thông báo những yêu cầu cần bổ sung, chỉnh sửa.
d) Bước 4: Nếu hồ sơ được chuyển đến Tổng cục Du lịch, doanh nghiệp sẽ được Sở thông báo. Thủ tục liên thông còn lại do Tổng cục Du lịch giải quyết trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kết quả cuối cùng do Tổng cục Du lịch trả cho doanh nghiệp.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Trong giờ làm việc, từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần; trừ ngày nghỉ theo quy định.
6.2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
6.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế (theo mẫu);
- Bản sao giấy đăng ký kinh doanh;
- Phương án kinh doanh lữ hành (theo mẫu);
- Chương trình du lịch cho khách quốc tế;
- Bản sao thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hợp đồng lao động của hướng dẫn viên với doanh nghiệp lữ hành;
+ Giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế.
b) Số lượng hồ sơ: 02 (bộ)
6.4. Thời gian giải quyết: Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
6.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
6.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng.
6.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Tờ trình.
6.8. Lệ phí: Theo quy định của thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tổng cục Du lịch.
6.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế (Mẫu 27) - Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL;
- Phương án kinh doanh lữ hành (Mẫu 28) - Thông tư số 07/2011/TT- BVHTTDL;
- Bản kê khai thời gian hoạt động trong lĩnh vực lữ hành của người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành hoặc Giấy tờ xác nhận kinh nghiệm làm việc của người điều hành trong lĩnh vực lữ hành (Phụ lục 4) - Thông tư 89/2008/TT- BVHTTDL.
6.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh lữ hành phải thành lập doanh nghiệp;
- Có tiền ký quỹ kinh doanh lữ hành là 500.000.000 đồng;
- Có ít nhất ba hướng dẫn viên được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế;
- Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế phải có thời gian ít nhất bốn năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành.
+ Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành gồm các đối tượng: giám đốc, phó giám đốc doanh nghiệp lữ hành hoặc người đứng đầu đơn vị trực thuộc doanh nghiệp lữ hành chuyên kinh doanh lữ hành.
+ Thời gian làm việc trong lĩnh vực lữ hành của người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành được xác định bằng tổng thời gian trực tiếp làm việc trong các lĩnh vực sau: quản lý hoạt động lữ hành; hướng dẫn du lịch; quảng bá xúc tiến du lịch; xây dựng và điều hành chương trình du lịch; nghiên cứu, giảng dạy về lữ hành, hướng dẫn du lịch.
6.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005;
- Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch.
- Thông tư số 89/2008/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch về kinh doanh lữ hành, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam, hướng dẫn du lịch và xúc tiến du lịch.
- Thông tư số 48/2010/TT-BTC ngày 12 tháng 4 năm 2010 hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, cấp giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam, cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch, cấp giấy chứng nhận thuyết minh viên.
- Thông tư số 03/2002/TT-NHNN ngày 05 tháng 4 năm 2002 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về quản lý tiền ký quỹ của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.
- Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL ngày 07 tháng 6 năm 2011 sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Nghị định số 180/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch.
TÊN
CƠ QUAN, TỔ CHỨC ĐỀ
NGHỊ CẤP PHÉP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
………………, ngày ……… tháng …….. năm ………. |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH LỮ HÀNH QUỐC TẾ
Kính gửi: |
- Tổng cục Du lịch |
1. Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa):.....................................................................
Tên giao dịch:...................................................................................................................
Tên viết tắt:.......................................................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính:.....................................................................................................
Điện thoại:............................................... - Fax:...............................................................
Website:............................................... - Email:...............................................................
3. Họ tên người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:............................................
Giới tính:........................................ Chức danh:..............................................................
Sinh ngày:……./………../…………Dân tộc:………………Quốc tịch:................................
Giấy chứng minh thư nhân dân (hoặc hộ chiếu) số :.......................................................
Ngày cấp: ……./………../…………Nơi cấp:.....................................................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:......................................................................................
Chỗ ở hiện tại:...................................................................................................................
4. Tên, địa chỉ chi nhánh:..................................................................................................
5. Tên, địa chỉ văn phòng đại diện:...................................................................................
6. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Số:............................................................................. nơi cấp: …………….. cấp lần đầu ngày... tháng... năm... đăng ký thay đổi lần thứ ……… ngày ……tháng.... năm………………………………………………………
7. Tài khoản ký quỹ số…………………………..tại ngân hàng.......................................................
9. Đăng ký phạm vi kinh doanh lữ hành:
Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam;
Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài;
Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.
10. Căn cứ vào các quy định hiện hành, kính đề nghị Tổng cục Du lịch cấp, giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp.
11. Cam kết:
Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về kinh doanh lữ hành và quy định của pháp luật liên quan.
Chúng tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế./.
|
ĐẠI
DIỆN |
TÊN
CƠ QUAN, TỔ CHỨC ĐỀ
NGHỊ CẤP PHÉP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
………………, ngày ……… tháng …….. năm ………. |
PHƯƠNG ÁN KINH DOANH LỮ HÀNH
1. Phạm vi kinh doanh lữ hành
2. Kế hoạch kinh doanh trong ba năm đầu
a. Thị trường mục tiêu theo phạm vi kinh doanh;
b. Loại hình du lịch dự kiến phục vụ khách;
c. Biện pháp đảm bảo trật tự, an ninh, an toàn cho khách du lịch trong quá trình thực hiện chương trình du lịch;
d. Biện pháp bảo vệ môi trường, bản sắc văn hóa và thuần phong mỹ tục của dân tộc khi thực hiện chương trình du lịch.
3. Tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh
- Sơ đồ bộ máy tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các bộ phận cấu thành;
- Số lượng cán bộ, nhân viên trong đó tỷ lệ cán bộ, nhân viên có nghiệp vụ lữ hành;
- Số lượng và danh sách hướng dẫn viên đã có thẻ hướng dẫn viên du lịch;
- Số thẻ của hướng dẫn viên. Ngày tháng năm cấp. Nơi cấp.
4. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh (trang thiết bị văn phòng, phương tiện vận chuyển và các trang thiết bị khác)
5. Dự kiến kết quả kinh doanh trong ba năm đầu
- Lượng khách (chia theo đối tượng khách):
- Doanh thu:
- Lợi nhuận trước thuế:
- Lợi nhuận ròng (sau thuế):
- Nộp ngân sách:
|
ĐẠI
DIỆN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------
BẢN KÊ KHAI
Thời gian hoạt động trong lĩnh vực lữ hành của người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành
Họ và tên:............................................................................................................................
Sinh ngày:.................................................... tại..................................................................
Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) số:.................................................................
Ngày cấp............................................. nơi cấp...................................................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:........................................................................................
Chỗ ở hiện tại:....................................................................................................................
Đã có quá trình làm việc trong lĩnh vực lữ hành như sau:
Thời gian |
Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp |
Chức vụ |
Nhiệm vụ công tác |
Từ…………đến…….. |
|
|
|
Từ…………đến…….. |
|
|
|
Từ…………đến…….. |
|
|
|
Trong thời gian làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên tôi đã nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của đơn vị và pháp luật.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và trung thực của lời khai trên.
XÁC
NHẬN CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC,
DOANH NGHIỆP NƠI NGƯỜI ĐỀ NGHỊ ĐÃ/ĐANG LÀM
VIỆC |
……….. ngày tháng
năm………. |
Ghi chú:
- Trường hợp cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đã giải thể, người đã sử dụng lao động có thể xác nhận thời gian làm việc cho người đề nghị nhưng phải có chứng thực của cơ quan, chính quyền nơi người đã sử dụng lao động đang công tác hoặc sinh sống.
- Trường hợp có một hoặc một số giấy tờ hợp pháp chứng minh thời gian làm việc trong lĩnh vực lữ hành sau thì không cần phải có xác nhận của cơ quan:
+ Hợp đồng lao động
+ Quyết định thôi việc
+ Bảo hiểm xã hội
II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
1. Thủ tục: Đề nghị Tổng cục Du lịch cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế đối với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đưa khách du lịch vào Việt Nam
1.1. Trình tự thực hiện:
a) Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định, nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường Bưu điện đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng - Số 20 Trần Phú, Phường 3, Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
b) Bước 2: Công chức tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ:
- Nộp trực tiếp: Trường hợp hồ sơ đầy đủ viết biên nhận hồ sơ trao cho người nộp; trường hợp thiếu, phải hướng dẫn cụ thể cho người nộp bổ sung hồ sơ đầy đủ theo quy định.
- Gửi qua đường Bưu điện: Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết biên nhận gửi lại cho người nộp. Trường hợp hồ sơ còn thiếu thì thông báo bằng văn bản nội dung còn thiếu cần bổ sung, sửa đổi.
c) Bước 3: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính chuyển hồ sơ về Phòng Nghiệp Du lịch để thẩm định hồ sơ. Nếu hồ sơ đảm bảo đủ tiêu chuẩn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm tờ trình và chuyển hồ sơ đến Tổng cục Du lịch xem xét cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp. Đối với hồ sơ chưa đảm bảo đủ tiêu chuẩn quy định, Sở có thông báo những yêu cầu cần bổ sung, chỉnh sửa.
d) Bước 4: Nếu hồ sơ được chuyển đến Tổng cục Du lịch, doanh nghiệp sẽ được Sở thông báo. Thủ tục liên thông còn lại do Tổng cục Du lịch giải quyết trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kết quả cuối cùng do Tổng cục Du lịch trả cho doanh nghiệp.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Trong giờ làm việc, từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần; trừ ngày nghỉ theo quy định.
2.2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế (theo mẫu);
- Bản sao giấy đăng ký kinh doanh;
- Phương án kinh doanh lữ hành (theo mẫu);
- Chương trình du lịch cho khách quốc tế;
- Bản sao thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hợp đồng lao động của hướng dẫn viên với doanh nghiệp lữ hành;
+ Giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế.
b) Số lượng hồ sơ: 02 (bộ)
2.4. Thời gian giải quyết: Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng.
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Tờ trình.
2.8. Lệ phí: Theo quy định của thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tổng cục Du lịch.
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế (Mẫu 27) - Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL;
- Phương án kinh doanh lữ hành (Mẫu 28) - Thông tư số 07/2011/TT- BVHTTDL;
- Bản kê khai thời gian hoạt động trong lĩnh vực lữ hành của người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành hoặc Giấy tờ xác nhận kinh nghiệm làm việc của người điều hành trong lĩnh vực lữ hành (Phụ lục 4) - Thông tư 89/2008/TT- BVHTTDL.
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh lữ hành phải thành lập doanh nghiệp;
- Có tiền ký quỹ kinh doanh lữ hành là 250.000.000 đồng;
- Có ít nhất ba hướng dẫn viên được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế;
- Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế phải có thời gian ít nhất bốn năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành.
+ Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành gồm các đối tượng: giám đốc, phó giám đốc doanh nghiệp lữ hành hoặc người đứng đầu đơn vị trực thuộc doanh nghiệp lữ hành chuyên kinh doanh lữ hành.
+ Thời gian làm việc trong lĩnh vực lữ hành của người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành được xác định bằng tổng thời gian trực tiếp làm việc trong các lĩnh vực sau: quản lý hoạt động lữ hành; hướng dẫn du lịch; quảng bá xúc tiến du lịch; xây dựng và điều hành chương trình du lịch; nghiên cứu, giảng dạy về lữ hành, hướng dẫn du lịch.
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005;
- Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch.
- Thông tư số 89/2008/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch về kinh doanh lữ hành, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam, hướng dẫn du lịch và xúc tiến du lịch.
- Thông tư số 48/2010/TT-BTC ngày 12 tháng 4 năm 2010 hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, cấp giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam, cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch, cấp giấy chứng nhận thuyết minh viên.
- Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL ngày 07 tháng 6 năm 2011 sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Nghị định số 180/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch.
TÊN
CƠ QUAN, TỔ CHỨC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
……………., ngày…...tháng…….năm………. |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH LỮ HÀNH QUỐC TẾ
Kính gửi: |
- Tổng cục Du lịch |
1. Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa):.....................................................................
Tên giao dịch:....................................................................................................................
Tên viết tắt:........................................................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính:.......................................................................................................
Điện thoại:............................................... - Fax:................................................................
Website:............................................... - Email:.................................................................
3. Họ tên người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:..............................................
Giới tính:........................................ Chức danh:.................................................................
Sinh ngày:……./………/……….Dân tộc:……… Quốc tịch:................................................
Giấy chứng minh thư nhân dân (hoặc hộ chiếu) số :.........................................................
Ngày cấp: ……./………/……….Nơi cấp:............................................................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:
Chỗ ở hiện tại:.....................................................................................................................
4. Tên, địa chỉ chi nhánh:....................................................................................................
5. Tên, địa chỉ văn phòng đại diện:.....................................................................................
6. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Số:............................................................................. nơi cấp:…………………… cấp lần đầu ngày... tháng... năm... đăng ký thay đổi lần thứ ……..ngày ………tháng.... năm
7. Tài khoản ký quỹ số…………………tại ngân hàng...........................................................
9. Đăng ký phạm vi kinh doanh lữ hành:
Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam;
Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài;
Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.
10. Căn cứ vào các quy định hiện hành, kính đề nghị Tổng cục Du lịch cấp, giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp.
11. Cam kết:
Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về kinh doanh lữ hành và quy định của pháp luật liên quan.
Chúng tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế./.
|
ĐẠI
DIỆN |
TÊN
CƠ QUAN, TỔ CHỨC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
……………., ngày…...tháng…….năm………. |
PHƯƠNG ÁN KINH DOANH LỮ HÀNH
1. Phạm vi kinh doanh lữ hành
2. Kế hoạch kinh doanh trong ba năm đầu
a. Thị trường mục tiêu theo phạm vi kinh doanh;
b. Loại hình du lịch dự kiến phục vụ khách;
c. Biện pháp đảm bảo trật tự, an ninh, an toàn cho khách du lịch trong quá trình thực hiện chương trình du lịch;
d. Biện pháp bảo vệ môi trường, bản sắc văn hóa và thuần phong mỹ tục của dân tộc khi thực hiện chương trình du lịch.
3. Tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh
- Sơ đồ bộ máy tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các bộ phận cấu thành;
- Số lượng cán bộ, nhân viên trong đó tỷ lệ cán bộ, nhân viên có nghiệp vụ lữ hành;
- Số lượng và danh sách hướng dẫn viên đã có thẻ hướng dẫn viên du lịch;
- Số thẻ của hướng dẫn viên. Ngày tháng năm cấp. Nơi cấp.
4. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh (trang thiết bị văn phòng, phương tiện vận chuyển và các trang thiết bị khác)
5. Dự kiến kết quả kinh doanh trong ba năm đầu
- Lượng khách (chia theo đối tượng khách):
- Doanh thu:
- Lợi nhuận trước thuế:
- Lợi nhuận ròng (sau thuế):
- Nộp ngân sách:
|
ĐẠI
DIỆN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------
BẢN KÊ KHAI
Thời gian hoạt động trong lĩnh vực lữ hành của người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành
Họ và tên:.........................................................................................................................
Sinh ngày:.................................................... tại...............................................................
Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) số:..............................................................
Ngày cấp............................................. nơi cấp................................................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:.....................................................................................
Chỗ ở hiện tại:.................................................................................................................
Đã có quá trình làm việc trong lĩnh vực lữ hành như sau:
Thời gian |
Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp |
Chức vụ |
Nhiệm vụ công tác |
Từ…………..đến………. |
|
|
|
Từ…………..đến………. |
|
|
|
Từ…………..đến………. |
|
|
|
Trong thời gian làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên tôi đã nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của đơn vị và pháp luật.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và trung thực của lời khai trên.
XÁC
NHẬN CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, |
………..ngày .... tháng…….năm.......... |
Ghi chú:
- Trường hợp cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đã giải thể, người đã sử dụng lao động có thể xác nhận thời gian làm việc cho người đề nghị nhưng phải có chứng thực của cơ quan, chính quyền nơi người đã sử dụng lao động đang công tác hoặc sinh sống.
- Trường hợp có một hoặc một số giấy tờ hợp pháp chứng minh thời gian làm việc trong lĩnh vực lữ hành sau thì không cần phải có xác nhận của cơ quan:
+ Hợp đồng lao động
+ Quyết định thôi việc
+ Bảo hiểm xã hội