ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-----
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2672/QĐ-UBND
|
Vĩnh Long, ngày
14 tháng 12 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN “NGÀY PHÁP LUẬT” TẠI CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, ĐỊA PHƯƠNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy bsn
nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Văn bản số 3535/HĐPH ngày 04/10/2010 của
Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ về việc
triển khai thực hiện “Ngày pháp luật”;
Căn cứ Quyết định số 1201/QĐ-UBND ngày 22/7/2008
của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP
của Chính phủ và Chương trình Phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm
2012 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh;
Xét Tờ trình số 905/TTr-STP ngày 26/11/2010 của
Giám đốc Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện “Ngày
pháp luật” tại các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Lấy ngày 26 hàng tháng làm “Ngày pháp luật”. Trường hợp ngày
này trùng với ngày nghỉ thì chuyển sang ngày làm việc kế tiếp.
“Ngày pháp luật” là ngày các cơ quan, đơn vị, địa
phương, cán bộ, nhân dân tập trung tuyên truyền, phổ biến, học tập, tìm hiểu
pháp luật.
Điều 3. Giao Sở Tư pháp – Cơ quan Thường trực Hội đồng Phối hợp công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh hướng dẫn, đôn đốc các sở, ban, ngành,
đoàn thể cấp tỉnh, các cơ quan, đơn vị. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố,
triển khai thực hiện “Ngày pháp luật”; định kỳ tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện
về Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, Thủ
trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp;
- TTTU&HĐND tỉnh (B/c);
- CT, PCT.UBT;
- Vụ PBGDPL Bộ Tư pháp;
- Như Điều 3;
- LĐVP.UBT;
- Các phòng NC;
- Lưu: VT. 2.10.02.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trương Văn Sáu
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN “NGÀY PHÁP LUẬT” TẠI CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, ĐỊA
PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2672/QĐ-UBND ngày 14/12/2010 của Chủ tịch
UBND tỉnh Vĩnh Long)
Thực hiện Chỉ thị số 32/CT/TW ngày
09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật
của cán bộ, nhân dân; Thông báo kết luận số 74-TB/TW ngày 11/5/2007 của Ban Bí
thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, các Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và Kế hoạch số 29-KH/TU ngày
07/01/2004 của Tỉnh ủy, văn bản số 456 CV/TU ngày 19 tháng 5 năm 2008 về việc
chỉ đạo tiếp tục thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật tại địa phương;
Căn cứ văn bản số 3535/HĐPH ngày 04
tháng 10 năm 2010 của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
(HĐPHPBGDPL) của Chính phủ về việc triển khai thực hiện “Ngày pháp luật”.
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long ban hành
Kế hoạch triển khai thực hiện “Ngày pháp luật” với những nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Tiếp tục đổi mới hình thức tuyên
truyền, phổ biến pháp luật theo tinh thần Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của
Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân
dân và Quyết định số 1201/QĐ-UBND ngày 22/7/2008 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc
ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP của Chính phủ và Chương
trình Phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012 của Thủ tướng Chính
phủ trên địa bàn tỉnh;
2. Nhằm phổ biến kịp thời các chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến toàn thể cán bộ, đảng
viên, công chức, viên chức và nhân dân để nắm vững và thực hiện tốt những quy định
của pháp luật;
3. Phát huy tính chủ động, xây dựng
và duy trì thói quen tự giác học tập, tìm hiểu và chấp hành nghiêm chỉnh pháp
luật; nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu quả thực thi công vụ của cán bộ,
công chức, viên chức, góp phần tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật, ổn định
tình hình an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
II. NỘI DUNG, HÌNH
THỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN “NGÀY PHÁP LUẬT”
1. Nội dung:
1.1. Tên gọi của mô hình: “Ngày pháp luật”.
“Ngày pháp luật”, là cách làm mới,
tích cực góp phần đa dạng hóa hình thức PBGDPL để cán bộ, công chức và các tầng
lớp nhân dân tham gia học tập, tìm hiểu pháp luật, hình thành thói quen học tập,
nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân
nhằm đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), góp phần nâng cao
nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa,
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân.
“Ngày pháp luật” được thống nhất triển
khai thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh.
1.2. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn
việc thực hiện “Ngày pháp luật”:
HĐPHPBGDPL tỉnh, thủ trưởng các sở,
ban, ngành đoàn thể tỉnh, UBND huyện, thành phố xây dựng kế hoạch và tổ chức
triển khai thực hiện “Ngày pháp luật” theo nội dung Kế hoạch này, đồng thời, chỉ
đạo các đơn vị cấp dưới xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện “Ngày
pháp luật” trong phạm vi quản lý của mình.
1.3. Chủ thể, quy mô tổ chức, đối
tượng thụ hưởng:
- Chủ thể tổ chức thực hiện: các Sở,
ngành cấp tỉnh (kể cả các tổ chức, đoàn thể và các đơn vị trực thuộc); các huyện,
thành phố, xã, phường, thị trấn và các đơn vị trực thuộc; lực lượng vũ trang
nhân dân, các đơn vị kinh tế v.v…
- Quy mô tổ chức: Căn cứ vào yêu cầu,
nhiệm vụ của công tác PBGDP và tình hình, điều kiện cụ thể của mỗi cơ quan, đơn
vị, tổ chức, đoàn thể, địa phương để thực hiện “Ngày pháp luật” cho phù hợp, có
tính khả thi, dễ thực hiện, có hiệu quả, tránh lãng phí.
- Đối tượng thụ hưởng: “Ngày pháp luật”
được tổ chức cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người sử dụng
lao động, cán bộ, chiến sỹ các lực lượng vũ trang nhân dân, đoàn viên, hội viên
các tổ chức, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân, trong đó ưu tiên tập trung cho
đội ngũ cán bộ, công chức.
2. Hình thức triển
khai:
Căn cứ vào đặc thù, điều kiện (hoặc kế
hoạch công tác) các sở, ngành, đoàn thể, địa phương chủ động lựa chọn hình thức
triển khai “Ngày pháp luật” phù hợp. Có thể lựa chọn một trong số các hình thức
sau:
- Tổ chức học tập, quán triệt văn bản
pháp luật tập trung có báo cáo viên pháp luật tham gia giới thiệu về các nội
dung pháp luật;
- Sưu tầm tài liệu pháp luật để tự
nghiên cứu (đề cương giới thiệu luật, văn bản pháp luật, sách, báo, tờ bướm, tờ
gấp pháp luật …);
- Tổ chức tọa đàm, giao lưu, trao đổi
thảo luận về các nội dung pháp luật;
- Tổ chức học tập pháp luật thông qua
việc nghiên cứu tài liệu tại tủ sách pháp luật;
- Nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật qua
các phương tiện thông tin đại chúng;
- Lồng ghép việc phổ biến văn bản
pháp luật với việc tổ chức nội dung sinh hoạt khác của cơ quan, đơn vị, địa
phương với thời lượng, thời gian thích hợp.
- Các hình thức phù hợp khác.
Nội dung sinh hoạt trong “Ngày pháp
luật” cần gắn và phục vụ việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan,
đơn vị, địa phương, tập trung vào các văn bản pháp luật mới ban hành, các văn bản
hướng dẫn, chỉ đạo có liên quan thiết thực đến phạm vi quản lý, lĩnh vực hoạt động
công tác của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.
3.4. Thời gian tổ chức:
“Ngày pháp luật” được tổ chức định kỳ
mỗi tháng một lần, bắt đầu từ tháng 01/2011.
3.5. Kinh phí thực hiện:
Kinh phí thực hiện được bố trí trong
ngân sách hàng năm theo phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành và huy động từ sự
đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của
pháp luật.
Giao Sở Tài chính bố trí kinh phí cho
HĐPHPBGDPL tỉnh, các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, đoàn
thể các cấp dành khoản kinh phí cần thiết trong nguồn kinh phí được duyệt hàng
năm bảo đảm cho việc thực hiện “Ngày pháp luật” tại cơ quan, đơn vị theo các nội
dung chi được hướng dẫn trong Nghị quyết số của HĐND tỉnh).
III. PHÂN CÔNG
TRÁCH NHIỆM VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN:
1. Trách nhiệm của Hội đồng
PHPBGDPL tỉnh:
- Phối hợp với cơ quan Tư pháp tổ chức
triển khai thực hiện “Ngày pháp luật”; Bố trí phân công một bộ phận hoặc cán bộ
có trách nhiệm trực tiếp tổ chức triển khai, theo dõi, kiểm tra, sơ kết, báo
cáo đánh giá việc triển khai “Ngày pháp luật” của cơ quan, đơn vị, huyện, thành
phố, xã, phường, thị trấn trong phạm vi toàn tỉnh;
- Phát động thi đua, khen thưởng các
tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện “Ngày pháp luật”;
Đề xuất các cơ quan, đơn vị, địa phương chỉ đạo, xây dựng thang điểm thi đua
hàng năm có nội dung tổ chức sinh hoạt “Ngày pháp luật”.
2. Trách nhiệm của Sở Tư pháp:
Sở Tư pháp – Cơ quan thường trực
HĐPHPBGDPL tỉnh có trách nhiệm:
- Tổ chức triển khai thực hiện “Ngày
pháp luật” cho lực lượng báo cáo viên pháp luật (cán bộ pháp chế) các sở,
ngành, tổ chức, đoàn thể cấp tỉnh, HĐPHPBGDPL các huyện, thành phố, thường xuyên
theo dõi, đôn đốc, tổ chức kiểm tra việc triển khai thực hiện “Ngày pháp luật”
trên địa bàn toàn tỉnh;
- Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện
“Ngày pháp luật” (kỷ luật, kỷ cương trong bộ máy nhà nước, trong xã hội, bảo đảm
trật tự an toàn xã hội, ý thức chủ động tìm hiểu pháp luật và thói quen chấp
hành pháp luật trong cán bộ, nhân dân, những chuyển biến tích cực của xã hội,
những cách làm hay, có tính sáng tạo và hiệu quả cần được nhân rộng, những khó
khăn, hạn chế và đề xuất biện pháp tháo gỡ, giải quyết kịp thời).
3. Thời gian triển khai thực hiện:
- Trong tháng 12 năm 2010, Thủ trưởng các sở, ban,
ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố ban hành Kế hoạch và tổ chức
thực hiện “Ngày pháp luật” kịp thời tại sở, ban, ngành, đoàn thể, huyện, thành
phố và hàng quí báo cáo kết quả thực hiện về Thường trực HĐPHPBGDPL tỉnh (Sở Tư
pháp) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện “Ngày pháp luật” tại
các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình triển khai
thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương báo cáo Ủy
ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tư pháp-Cơ quan Thường trực Hội đồng Phối hợp công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh) để được hướng dẫn, xử lý kịp thời./.