Quyết định 266/QĐ-BTP năm 2015 về Quy chế tiếp công dân của Bộ Tư pháp

Số hiệu 266/QĐ-BTP
Ngày ban hành 05/02/2015
Ngày có hiệu lực 05/02/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Tư pháp
Người ký Hà Hùng Cường
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ TƯ PHÁP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 266/QĐ-BTP

Hà Nội, ngày 05 tháng 02 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ TIẾP CÔNG DÂN CỦA BỘ TƯ PHÁP

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Luật Tiếp công dân ngày 25 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân;

Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Xét đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tiếp công dân của Bộ Tư pháp.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 3960/QĐ-BTP ngày 26 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy chế tiếp công dân của Bộ Tư pháp.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Phó TTgCP Nguyễn Xuân Phúc (để b/c);
- Ban Nội chính TW (để phối hợp);
- Văn phòng Quốc hội (để phối hợp);
- Văn phòng Chính phủ (để phối hợp);
- Thanh tra Chính phủ (để phối hợp);
- Các Thứ trưởng (để chỉ đạo thực hiện);
- Báo PLVN, Cổng TTĐT BTP (để đưa tin);
- Lưu: VT, TTR (2b).

BỘ TRƯỞNG




Hà Hùng Cường

 

QUY CHẾ

TIẾP CÔNG DÂN CỦA BỘ TƯ PHÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 266/QĐ-BTP ngày 05 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Bộ Tư pháp.

Việc tiếp đại diện của cơ quan, tổ chức đến khiếu nại, kiến nghị, phản ánh, tiếp người nước ngoài đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được thực hiện như đối với tiếp công dân.

2. Quy chế này được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân hoặc được giao nhiệm vụ tiếp công dân.

Điều 2. Mục đích của việc tiếp công dân

1. Đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân về các vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ để xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.

2. Giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật.

Chương II

TỔ CHỨC TIẾP CÔNG DÂN

Điều 3. Trách nhiệm tiếp công dân

[...]