Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 2630/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Nai tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông giai đoạn 2013 – 2017

Số hiệu 2630/QĐ-UBND
Ngày ban hành 20/08/2013
Ngày có hiệu lực 20/08/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Nai
Người ký Đinh Quốc Thái
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2630/QĐ-UBND

Đồng Nai, ngày 20 tháng 8 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH TỈNH ĐỒNG NAI THAM GIA GIỮ GÌN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG GIAI ĐOẠN 2013 - 2017

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 2051/QĐ-TTg ngày 24/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông giai đoạn 2013 – 2017;

Xét đề nghị của Ban Thường vụ Tỉnh đoàn được nêu tại Công văn số 634-CV/TĐ ngày 25/6/2013 và Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Công văn số 4130/SGTVT-TD ngày 27/7/2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Nai tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông giai đoạn 2013 – 2017 với các nội dung chính sau đây:

1. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung: Nâng cao hiểu biết, tạo ý thức tự giác chấp hành pháp luật, xây dựng nét văn hoá trong thanh thiếu nhi khi tham gia giao thông. Phát huy vai trò xung kích của Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh và thanh niên Việt Nam trong công tác tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông nhằm góp phần giảm số vụ, số người chết và số người bị thương do tai nạn giao thông.

b) Mục tiêu cụ thể: Đề án được triển khai từ năm 2013 đến năm 2017 phấn đấu đạt

- 100% cơ sở Đoàn đưa nội dung phổ biến pháp luật về giao thông vào các kỳ sinh hoạt định kỳ hàng tháng, quý và năm. Xác định nội dung Đoàn tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông là tiêu chí thi đua hàng năm của các cấp bộ Đoàn; hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông của đoàn viên được đưa vào đánh giá phân loại đoàn viên hàng năm. Đoàn xã, phường, thị trấn có giải pháp để quản lý, giáo dục đối với thanh thiếu nhi vi phạm trật tự an toàn giao thông khi nhận được thông báo vi phạm của cơ quan Công an.

- Cấp tỉnh xây dựng tiêu chí văn hóa giao thông trong thanh niên; ký cam kết 100% đơn vị không có đoàn viên, thanh niên chưa đủ tuổi (dưới 16 tuổi) hoặc không có giấy phép lái xe điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, đội mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn chất lượng khi đi mô tô, xe gắn máy hoặc ngồi sau mô tô, xe gắn máy.

- 100% cơ sở Đoàn ký cam kết không có đoàn viên tham gia cổ vũ đua xe, đua xe trái phép gây mất trật tự công cộng, trật tự an toàn giao thông; không sử dụng rượu, bia, ma túy và những chất kích thích khác mà pháp luật cấm khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

- Cấp tỉnh duy trì hoạt động của Tổng đội Thanh niên tình nguyện an toàn giao thông (TNTN ATGT); cấp huyện xây dựng được ít nhất 01 Đội TNTN ATGT; 100% Đoàn xã, phường, thị trấn có mô hình, đội hình thanh niên, công trình, phần việc tham gia bảo đảm an toàn giao thông.

- 100% Liên đội có các hoạt động tuyên truyền về văn hóa giao thông; thành lập ít nhất 01 Câu lạc bộ măng non tuyên truyền về an toàn giao thông.

- 100% Đoàn các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng, đại học xây dựng mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”; thành lập ít nhất 1 Đội thanh niên tình nguyện giữ gìn an toàn giao thông tại cổng trường vào các giờ cao điểm.

2. Các giải pháp thực hiện:

a) Giải pháp về công tác tuyên truyền, giáo dục; đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Thanh niên với văn hoá giao thông”.

- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền ATGT theo chủ đề cho đối tượng học sinh, sinh viên; thanh niên khu vực đô thị lớn, thanh niên lao động trong các khu công nghiệp, khu vực nhà trọ.

- Xây dựng kế hoạch truyền thông về ATGT bằng các chương trình văn hóa nghệ thuật để nâng cao nhận thức của người dân và thanh thiếu nhi.

- Tổ chức các “Ngày hội thanh niên với văn hóa giao thông”; ra quân tuyên truyền về an toàn giao thông; các cuộc thi tìm hiểu, sân khấu hóa, các sân chơi về an toàn giao thông. Các cuộc thi tìm hiểu về Luật Giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt.

- Các cơ sở Đoàn đưa nội dung phổ biến pháp luật về giao thông và xây dựng văn hóa giao thông vào các kỳ sinh hoạt định kỳ hàng tháng, quý và năm. Thông qua các buổi sinh hoạt chi đoàn, tọa đàm, thảo luận của chi đoàn, chi hội; tổ chức tuyên truyền các tài liệu phổ biến pháp luật về giao thông và xây dựng văn hóa giao thông.

- Tiếp tục tổ chức cho đoàn viên, hội viên, thanh thiếu nhi đăng ký thực hiện tốt các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại địa phương, đơn vị tham gia sinh hoạt, lao động, công tác, học tập.

- Đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn và các trường học phối hợp xây dựng chuyên mục về an toàn giao thông trên hệ thống truyền thanh cơ sở. Phối hợp với Báo Đồng Nai, Báo Lao động Đồng Nai, Đài PTTH Đồng Nai và các Tờ tin của Đoàn thông tin tuyên truyền các nội dung về Luật Giao thông đường bộ; đưa các tin, bài, hình ảnh về các hoạt động của các cấp bộ Đoàn, Hội, Đội, đoàn viên, thanh niên tham gia giữ gìn trật tự ATGT nhằm kịp thời phản ánh các hoạt động lớn, các điển hình thanh niên đồng hành với ATGT.

- Tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ tuyên truyền viên của Đoàn, Hội, Đội về văn hóa giao thông.

- Các cấp bộ đoàn cơ sở tổ chức góp ý cho đoàn viên, thanh niên vi phạm pháp luật hành chính về bảo đảm trật tự an toàn giao thông do cơ quan Công an thông báo về địa phương hoặc tổ chức.

b) Giải pháp về xây dựng, nhân rộng các mô hình, công trình, phần việc của thanh thiếu niên tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

[...]