Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 260/QĐ-UBND Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2016 trên địa bàn tỉnh Thái Bình

Số hiệu 260/QĐ-UBND
Ngày ban hành 28/01/2016
Ngày có hiệu lực 28/01/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Bình
Người ký Phạm Văn Xuyên
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
THÁI BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 260/QĐ-UBND

Thái Bình, ngày 28 tháng 01 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2016

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Kế hoạch số 64/KH-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình về triển khai Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân từ năm 2012-2016 trên địa bàn tỉnh Thái Bình;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 13/TTr-STP ngày 18 tháng 01 năm 2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Thái Bình năm 2016.

Điều 2. Giao Sở Tư pháp - Cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện kế hoạch này; định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp; Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, các đoàn thể của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. 


Nơi nhận:

- Như Điều 3;
- HĐPHPBGDPL Chính phủ;
- Bộ Tư pháp;
- Vụ PBGDPL, Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND t
nh;
- Cổng Thông tin Điện tử tỉnh;
- Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình;
- Báo Thái Bình;
- Lưu: VT, NC
.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Văn Xuyên

 

KẾ HOẠCH

PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2016
(Ban hành kèm theo Quyết định số
260/QĐ-UBND ngày 28 tháng 01 năm 2016 của Chủ tịch y ban nhân dân tnh)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.

1. Mục đích.

- Nhằm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, trách nhiệm của các cấp, các ngành, đoàn thể và tạo chuyển biến mạnh mẽ ý thức chấp hành pháp luật của mọi tầng lớp nhân dân, góp phần ngăn ngừa và hạn chế vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương;

- Xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp để nâng cao vai trò, trách nhiệm, tính chủ động của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể và địa phương tham gia công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật làm cho hoạt động này ngày càng đi vào nền nếp, có hiệu quả;

- Nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động của bộ máy nhà nước, phục vụ kịp thời nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thông qua công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức;

- Tập trung tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở khu vực nông thôn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

2. Yêu cầu.

- Công tác phổ biến giáo dục pháp luật cần được tiến hành thường xuyên, liên tục và đồng bộ giúp cho cán bộ, nhân dân trên địa bàn tỉnh hiu biết và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật;

- Nâng cao chất lượng công tác phổ biến giáo dục pháp luật; đảm bảo hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với đối tượng, địa bàn, tăng cường hoạt động kiểm tra, đánh giá hiệu quả;

- Đổi mới hình thức phổ biến giáo dục pháp luật, áp dụng mô hình phổ biến pháp luật mới, có hiệu quả trong thực tiễn, hướng công tác phổ biến giáo dục pháp luật về cơ sở;

- Gắn giáo dục pháp luật với giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, giáo dục văn hóa và bồi dưỡng, rèn luyện ý thức tự nguyện, tự giác tìm hiểu, chấp hành pháp luật trong cán bộ, công chức và mọi tng lớp nhân dân.

II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT.

[...]