ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2493/QĐ-UBND
|
Tiền
Giang, ngày 07 tháng 09 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG CÁC
LĨNH VỰC QUẢN LÝ CẠNH TRANH VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA
TỈNH TIỀN GIANG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP
ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định
số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 07/2014/TT-BTP
ngày 24 tháng 02 năm 2014 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn đánh giá tác động của
thủ tục hành chính và rà soát, đánh giá thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 265/QĐ-UBND
ngày 29 tháng 01 năm 2016 của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh về ban hành Kế hoạch rà
soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2016 của các cấp chính quyền trên địa bàn
tỉnh Tiền Giang;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công
Thương,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa 05 thủ tục hành
chính trong các lĩnh vực Quản lý cạnh tranh và An toàn thực phẩm thuộc thẩm quyền
giải quyết của tỉnh Tiền Giang (Phương án
kèm theo).
Điều 2. Giao Sở Công Thương gửi Báo cáo kết quả rà soát,
đánh giá thủ tục hành chính kèm theo phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính
sau khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt về Bộ Công Thương theo quy
định.
Điều 3. Giao Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc
các sở, ngành và đơn vị có liên quan thực hiện Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy
ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Sở Tư pháp và Thủ
trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm soát TTHC, Cục Công tác phía Nam);
- CT, các PCT;
- Sở Tư pháp (Phòng KS.TTHC);
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, NC.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Văn Nghĩa
|
PHƯƠNG ÁN
ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC QUẢN LÝ CẠNH TRANH VÀ AN TOÀN
THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2493/QĐ-UBND ngày 07 tháng 9 năm 2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh Tiền Giang)
1. Lĩnh vực Quản
lý cạnh tranh
Thủ tục Xác nhận
tiếp nhận thông báo hoạt động bán hàng đa cấp
1.1. Nội dung đơn giản hóa: về thành phần hồ sơ
- Trong thành phần hồ sơ có: Bản
sao có xác nhận của doanh
nghiệp các
tài liệu nêu tại Khoản 2, Điều 2 và Khoản 3, Điều 3
của Thông tư số 24/2014/TT-BCT. Không có quy định rõ xác nhận của doanh nghiệp
là như thế nào. Do đó, hiện tại doanh nghiệp bán hàng đa cấp chỉ nộp bản photo có
đóng dấu treo và đóng dấu
giáp lai các tài liệu kèm theo nêu trên.
- Quy định số lượng hồ sơ là 01 bộ
nhưng trong thành phần hồ sơ có: "Bản sao có
xác nhận của doanh nghiệp các tài liệu nêu tại Khoản 2, Điều 2 và Khoản 3, Điều 3 của Thông tư số
24/2014/TT-BCT", Khoản 3, Điều 3 quy định:
"Cấp Giấy chứng nhận đăng ký
hoạt động bán hàng đa cấp
Trường hợp hồ sơ của doanh nghiệp
đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Nghị định số
42/2014/NĐ-CP Cục Quản lý cạnh tranh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo mẫu M-03 của Phụ lục ban
hành kèm theo Thông tư này và giao lại cho doanh nghiệp 01 (một) bản các tài liệu
quy định tại Khoản 5 và Điểm a Khoản 6
Điều 2 Thông tư này có xác nhận của Cục
Quản lý cạnh tranh.
…"
Theo đó Khoản 5 và Điểm a, khoản
6, Điều 2 của Thông tư số 24/2014/TT-BCT quy định như sau:
+ Khoản 5, Điều 2 của Thông tư số
24/2014/TT-BCT:
"02 (hai) bộ tài liệu
liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp, bao gồm:
a) Mẫu
hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
b) Chương trình trả thưởng trong
đó nêu rõ điều kiện và cách thức trả hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác cho người tham gia bán hàng đa cấp;
c) Chương trình đào tạo cơ bản;
d) Quy tắc hoạt động."
+ Điểm a, Khoản 6, Điều 2 của Thông
tư số 24/2014/TT-BCT:
"02 (hai) bản danh mục
hàng hóa bao gồm các thông tin: chủng loại, xuất xứ, quy cách đóng gói, giá bán (cho người tham gia bán hàng đa cấp và cho khách hàng) và số
điểm thưởng quy đổi của hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp;"
Đối với các thành phần hồ sơ này doanh nghiệp phải nộp 02 bộ nên mâu thuẫn với quy định số
lượng hồ sơ phải nộp là 01 bộ. Do đó đề nghị quy định doanh nghiệp chỉ nộp 01 bộ
đối với các thành phần hồ nêu trên.
1.2. Kiến nghị thực thi:
- Bãi bỏ Thông tư số 24/2014/TT-BCT
quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 42/2014/NĐ-CP về quản lý hoạt động
bán hàng đa cấp.
- Sửa đổi, bổ sung Nghị định số
42/2014/NĐ-CP ngày 14/5/2014 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp cho phù hợp với Điều 14 của Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật năm 2015.
- Đề nghị quy định
cụ thể "bản sao có xác nhận của doanh nghiệp" là: bản sao y bản chính
của doanh nghiệp hoặc bản photo có đóng dấu treo và dấu giáp lai của doanh nghiệp.
- Đề nghị giảm
còn 01 bộ với tất cả các thành phần hồ sơ nêu trên.
Bên cạnh đó, đề nghị khi quy định
thành phần hồ sơ chỉ nên quy định trong điều khoản, không nên viện dẫn nhiều lần
qua các điều khoản, gây khó khăn cho tổ chức,
cá nhân khi nghiên cứu thực hiện.
1.3. Lợi ích của phương án đơn giản
hóa:
- Đảm bảo thống nhất về quy định
trong thành phần hồ sơ, cắt giảm chi phí thực hiện thủ tục hành chính cho doanh
nghiệp.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 20.897.640 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 15.209.370 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 5.668.270 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 27,22%
Nội dung đơn giản hóa không thuộc
thẩm quyền của UBND tỉnh.
II. Lĩnh vực An
toàn thực phẩm
Thủ tục Cấp Giấy chứng nhận đủ điều
kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh
doanh thực phẩm do Sở Công Thương thực hiện
Thủ tục Cấp Giấy chứng nhận đủ điều
kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm do Sở Công Thương thực
hiện
Thủ tục Cấp lại Giấy chứng nhận đủ
điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở
kinh doanh thực phẩm do Sở Công Thương thực
hiện
Thủ tục Cấp lại Giấy chứng nhận đủ
điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm do Sở Công Thương thực hiện
2.1. Nội dung đơn giản hóa
Về thành phần hồ sơ: Theo quy định tại
Điểm b, Khoản 1, Điều 4 của Thông tư số 58/2014/TT-BCT quy định hồ sơ nộp có
thành phần "Giấy chứng nhận đăng ký
kinh
doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản
sao có xác nhận của cơ sở)" nhưng theo quy định tại
Điều 29 (Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) của Luật Doanh
nghiệp năm 2014 thì Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì không có nội dung
ngành, nghề kinh doanh.
Do đó, đề nghị sửa đổi lại quy định
trên yêu cầu cá nhân, tổ chức phải nộp là: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.
Lý do: phù hợp với quy định tại Điều 29
của Luật Doanh nghiệp năm 2014.
2.2. Kiến nghị thực thi
Bãi bỏ Thông tư số 58/2014/TT-BCT
ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương về
quy định cấp, thu hồi
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều
kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.
Xây dựng Nghị định về quy định cấp,
thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương cho phù hợp với Điều 14 của Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật năm 2015.
2.3. Lợi ích của phương án đơn giản
hóa
Đảm bảo phù hợp với Luật Doanh nghiệp
năm 2014, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm
2015.
Nội dung đơn giản hóa không thuộc thẩm quyền của UBND
tỉnh.