Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Quyết định 242/QĐ-QLCL năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Thanh tra, Pháp chế do Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản ban hành

Số hiệu 242/QĐ-QLCL
Ngày ban hành 30/06/2014
Ngày có hiệu lực 30/06/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
Người ký Nguyễn Như Tiệp
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 242 /QĐ-QLCL

Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA PHÒNG THANH TRA, PHÁP CHẾ

CỤC TRƯỞNG CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN

Căn cứ Quyết định số 670/QĐ-BNN-TCCB ngày 04/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản;

Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Cục và Trưởng phòng Thanh tra, Pháp chế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Vị trí và chức năng

Phòng Thanh tra, Pháp chế là tổ chức thuộc Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản, thực hiện chức năng tham mưu giúp Cục trưởng thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành, công tác pháp chế và công tác phòng chống tham nhũng trong phạm vi quản lý nhà nước của Cục.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Trình Cục trưởng kế hoạch hàng năm của Cục về công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; công tác pháp chế; công tác phòng chống tham nhũng; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi lĩnh vực quản lý nhà nước của Cục để trình Bộ trưởng phê duyệt và chủ trì phối hợp với các phòng, đơn vị thuộc Cục tổ chức thực hiện.

2. Về công tác thanh tra chuyên ngành:

a) Tham mưu về công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục;

b) Đầu mối trong công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo;

c) Tham mưu giúp Cục trưởng về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực được giao;

d) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Cục trưởng;

đ) Trình Cục trưởng kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc hủy bỏ những quy định trái với văn bản quy phạm pháp luật được phát hiện thông qua hoạt động thanh tra chuyên ngành;

e) Phối hợp với Thanh tra Bộ đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản cho công chức được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành;

g) Tổng hợp, báo cáo Bộ kết quả công tác thanh tra chuyên ngành và công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

3. Về công tác pháp chế:

a) Chủ trì hoặc phối hợp, tham gia soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật; góp ý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Cục trưởng;

b) Chủ trì rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Cục; đề xuất phương án xử lý những quy phạm pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, trái pháp luật hoặc không còn phù hợp;

c) Thẩm định dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản cá biệt có chứa quy phạm pháp luật trước khi trình ban hành;

d) Thực hiện phổ biến, tuyên truyền các văn bản pháp luật về lĩnh vực thanh tra chuyên ngành và các lĩnh vực khác khi được giao;

đ) Chủ trì thực hiện và tổng kết, đánh giá công tác kiểm tra, theo dõi tình hình thi hành pháp luật, thực hiện pháp luật trong phạm vi lĩnh vực quản lý nhà nước của Cục;

e) Tổng hợp, báo cáo Bộ kết quả công tác pháp chế theo quy định.

4. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác bồi thường của Nhà nước trong phạm vi lĩnh vực quản lý nhà nước của Cục.

5. Giúp Cục trưởng thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng.

6. Quản lý cán bộ, công chức, hồ sơ, tài sản và các nguồn lực khác được giao theo quy định.

[...]