Quyết định 2320/QĐ-UBND phê duyệt Phương án phòng tránh, đối phó bão lũ, công tác giảm nhẹ thiên tai năm 2013 của thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Số hiệu | 2320/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 26/08/2013 |
Ngày có hiệu lực | 26/08/2013 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Định |
Người ký | Trần Thị Thu Hà |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2320/QĐ-UBND |
Bình Định, ngày 26 tháng 8 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN PHÒNG TRÁNH, ĐỐI PHÓ BÃO LŨ, GIẢM NHẸ THIÊN TAI NĂM THÀNH PHỐ QUY NHƠN NĂM 2013
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 08/3/1993 và Pháp lệnh Bổ sung một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 24/8/2000;
Căn cứ Nghị định số 14/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 Quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế phối hợp của Ban Chỉ đạo PCLBTW, Ban Chỉ huy PCLB và TKCN các Bộ, ngành và địa phương;
Xét đề nghị của Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh tại Tờ trình số 197/TTr-PCLB ngày 12/7/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Phương án phòng tránh, đối phó bão lũ, công tác giảm nhẹ thiên tai năm 2013 của thành phố Quy Nhơn với các nội dung chính như sau:
1. Phương án đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân:
Số hộ dân di dời: Tổng số 2.088 hộ/7.848 nhân khẩu nằm trong vùng ven biển, ven đê, vùng trũng, ngập lụt sâu, vùng hạ lưu các hồ chứa nước, nhà đơn sơ không chống chịu được khi gió bão, lụt xảy ra phải di dời.
Trong đó: Phường Bùi Thị Xuân 62 hộ/240 nhân khẩu, phường Đống Đa 89 hộ/385 nhân khẩu, phường Ghềnh Ráng 139 hộ/530 nhân khẩu, phường Hải Cảng 280 hộ/628 nhân khẩu, phường Lê Hồng Phong 117 hộ/499 nhân khẩu, phường Lê Lợi 07 hộ/23 nhân khẩu, phường Ngô Mây 175 hộ/528 nhân khẩu; phường Nhơn Bình 109 hộ/475 nhân khẩu; phường Nhơn Phú 64 hộ/246 nhân khẩu; phường Quang Trung 92 hộ/345 nhân khẩu; phường Trần Hưng Đạo 37 hộ/166 nhân khẩu; phường Thị Nại 72 hộ/332 nhân khẩu; phường Trần Quang Diệu 110 hộ/452 nhân khẩu; xã Nhơn Châu 32 hộ/129 nhân khẩu; xã Phước Mỹ 101 hộ/405 nhân khẩu; xã Nhơn Hải 196 hộ/877 nhân khẩu; xã Nhơn Hội 15 hộ/69 nhân khẩu; xã Nhơn Lý 215 hộ/934 nhân khẩu.
Phương án di dời: Di dời tại chỗ, chuyển đến tạm trú ở các trường học, trường mẫu giáo, trụ sở thôn, khu vực, các nhà kiên cố trong xã, phường; thành lập đội thanh niên xung kích hỗ trợ di dời dân. UBND thành phố Quy Nhơn chỉ đạo các xã, phường có dân phải di dời xác định cụ thể đường, phương tiện, các địa điểm sơ tán đồng thời thông báo cho nhân dân biết và có phương án bố trí các hộ dân cụ thể vào từng vị trí tập kết dân.
2. Phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa nước, các công trình PCLB xung yếu: hồ Long Mỹ (xã Phước Mỹ), đập Phú Xuân, đập Phú Hòa (phường Nhơn Phú), đập Cây Dừa, đập Lạc Trường (phường Nhơn Bình).
- Thành lập Ban Chỉ huy PCLB và TKCN hồ chứa nước; thành lập đội thanh niên xung kích cứu hộ từng công trình; chuẩn bị vật tư, phương tiện cứu hộ tại chỗ.
3. Phương án đảm bảo an toàn các đoạn đê điều xung yếu:
- Tuyến đê Đông phường Nhơn Bình.
- Tuyến đê sông Hà Thanh phường Nhơn Phú.
- Kè chắn sóng xã Nhơn Châu, xã Nhơn Hải.
- Bờ bao dốc cá xã Nhơn Lý.
4. Phương án đảm bảo an toàn cho ngư dân, tàu thuyền: Điều tra, thống kê toàn bộ danh sách cũng như số điện thoại của chủ tàu thuyền trên địa bàn toàn thành phố, phối hợp với Bộ đội Biên phòng để liên lạc với gia đình chủ thuyền, thuyền trưởng khi có thiên tai xảy ra.
5. Phương án đảm bảo an toàn giao thông tại các trọng điểm: Những tuyến đường thường xuyên bị ngập lụt sâu như các đi tuyến đường liên xã, liên thôn tại các xã Ân Hảo Đông, Ân Hảo Tây, Ân Tín, Ân Mỹ, Ân Thạnh.
6. Phương án tổ chức lực lượng xung kích PCLB và TKCN:
- Kiện toàn Ban Chỉ huy PCLB và TKCN từ thành phố cho đến xã, phường do Chủ tịch thành phố, xã, phường, Thủ trưởng các cơ quan làm Trưởng ban.
- Thành lập tổ, đội PCLB và TKCN tại các xã, phường, các công trình trọng điểm với lực lượng nòng cốt là dân quân du kích, thanh niên xung kích và tình nguyện viên Hội Chữ thập đỏ; ngoài ra còn có lực lượng công an, quân đội đứng chân trên địa bàn hỗ trợ để tham gia cứu hộ công trình, di dời dân khi thiên tai xảy ra.
7. Phương án đảm bảo hậu cần: Hướng dẫn và liên hệ ký kết với các đại lý cung cấp thực phẩm, mỳ ăn liền, nước uống, thuốc men đủ dùng cho nhân dân các vùng thường bị thiên tai, sạt lở, lũ, lụt, chia cắt trong thời gian 5 - 7 ngày.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân thành phố Quy Nhơn và Ban Chỉ huy PCLB và TKCN thành phố Quy Nhơn chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện tốt công tác PCLB và TKCN trong phạm vi địa phương mình theo quy định của pháp luật trong cả ba giai đoạn trước, trong và sau khi xảy ra thiên tai bão, lụt; lưu ý các yêu cầu sau:
a. Trước khi thiên tai, bão lụt xảy ra: