Quyết định 2306/QĐ-BTP năm 2023 về Kế hoạch triển khai Chương trình hành động quốc gia hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam giai đoạn 2023-2027 của Bộ Tư pháp

Số hiệu 2306/QĐ-BTP
Ngày ban hành 02/10/2023
Ngày có hiệu lực 02/10/2023
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Tư pháp
Người ký Trần Tiến Dũng
Lĩnh vực Thương mại,Bộ máy hành chính

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2306/QĐ-BTP

Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT NHẰM THÚC ĐẨY THỰC HÀNH KINH DOANH CÓ TRÁCH NHIỆM TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2023-2027 CỦA BỘ TƯ PHÁP

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 98/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023;

Căn cứ Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 14 tháng 7 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động quốc gia hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam giai đoạn 2023-2027;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai Chương trình hành động quốc gia hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam giai đoạn 2023-2027 của Bộ Tư pháp.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3 (để t/h);
- Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang (để b/c);
- Các bộ, cơ quan ngang bộ (để p/h);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (để p/h);
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng (để biết);
- Cổng TTĐT Bộ Tư pháp (để đăng tải);
- Lưu: VT, Vụ PLDSKT (PLDS, Hằng).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Tiến Dũng

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT NHẰM THÚC ĐẨY THỰC HÀNH KINH DOANH CÓ TRÁCH NHIỆM TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2023-2027 CỦA BỘ TƯ PHÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2306/QĐ-BTP ngày 02 tháng 10 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Nâng cao nhận thức, năng lực của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng về thực hành kinh doanh có trách nhiệm, góp phần thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.

b) Nghiên cứu, đề xuất và hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam; bảo đảm Nhà nước ban hành chính sách và pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm phù hợp với các cam kết quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên, triển khai hiệu quả Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

c) Nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam để phát huy các mặt tích cực và giảm thiểu các mặt tiêu cực của các hoạt động kinh doanh đối với xã hội, môi trường, qua đó góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam.

d) Bảo đảm thúc đẩy các doanh nghiệp tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm và khuyến khích các doanh nghiệp thực hành kinh doanh có trách nhiệm trên mức quy định của pháp luật, qua đó góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

d) Nghiên cứu, hoàn thiện các chế tài để xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam.

2. Yêu cầu

a) Cụ thể hóa đầy đủ các nhiệm vụ của Bộ Tư pháp trên cơ sở bám sát quan điểm chỉ đạo, mục đích và nhiệm vụ, giải pháp được nêu trong Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 14/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động quốc gia hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam giai đoạn 2023-2027.

b) Các nhiệm vụ được xác định phải bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình thực hiện và bảo đảm tính khả thi.

[...]