Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 23/QĐ-BNN-TCLN năm 2017 phê duyệt "Quy hoạch chuyển đổi loài cây trồng rừng phục vụ Đề án Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp" do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành

Số hiệu 23/QĐ-BNN-TCLN
Ngày ban hành 04/01/2017
Ngày có hiệu lực 04/01/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Hà Công Tuấn
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 23/QĐ-BNN-TCLN

Hà Nội, ngày 04 tháng 01 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT “QUY HOẠCH CHUYỂN ĐỔI LOÀI CÂY TRỒNG RỪNG PHỤC VỤ ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH LÂM NGHIỆP”

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 199/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006;

Căn cứ Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, về việc phê duyệt “Đề án Tái cơ cấu Ngành Lâm nghiệp”;

Căn cứ Thông tư số 05/TT-BKHĐT ngày 31/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Quyết định số 1349/QĐ-BNN-KH ngày 18/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định về quản lý quy hoạch ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Quy hoạch chuyển đổi loài cây trồng rừng phục vụ Đề án Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp”, với những nội dung chính sau:

1. Quan điểm quy hoạch

- Quy hoạch chuyển đổi loài cây trồng rừng trên cơ sở nhu cầu của thị trường gỗ và lâm sản; phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng vùng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rừng của Việt Nam.

- Quy hoạch chuyển đổi loài cây trồng rừng trên cơ sở gắn kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến lâm sản, hình thành các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung.

- Quy hoạch chuyển đổi loài cây trồng rừng nhằm nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích, tăng nhanh thu nhập cho người làm nghề rừng; đồng thời, đảm bảo hiệu quả về xã hội, môi trường, phát triển lâm nghiệp bền vững.

2. Mục tiêu của dự án

2.1. Mục tiêu chung

Định hướng cho các địa phương xác định loài cây chủ lực để trồng rừng sản xuất, đẩy mạnh việc tái cơ cấu ngành lâm nghiệp trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Giai đoạn 2016 - 2020: Xác định loài cây để trồng 639.000 ha rừng gỗ lớn và gỗ nhỏ sinh trưởng nhanh. Trong đó: trồng rừng gỗ lớn 439.000 ha; trồng gỗ nhỏ sinh trưởng nhanh 200.000 ha;

- Giai đoạn 2021- 2030: Xác định loài cây để trồng 1.122.000 ha rừng gỗ lớn và gỗ nhỏ sinh trưởng nhanh, trong đó: trồng rừng gỗ lớn 912.000 ha, trồng rừng gỗ nhỏ sinh trưởng nhanh 210.000 ha.

(Chi tiết theo phụ biểu 01 đính kèm)

3. Nội dung

3.1. Quy hoạch loài cây trồng rừng

Giai đoạn từ nay đến năm 2030, định hướng loài cây trồng rừng ở 8 vùng sinh thái lâm nghiệp trên phạm vi cả nước gồm 43 loài. Trong đó: cây trồng lấy gỗ 24 loài; cây lâm sản ngoài gỗ và các mục đích khác 19 loài.

(Chi tiết theo phụ biểu 02 đính kèm)

3.2. Quy hoạch diện tích trồng rừng tập trung.

- Giai đoạn 2016-2020: trồng rừng tập trung 439.000 ha, bình quân 87.800 ha/năm. Trong đó:

[...]